SỐNG CHUNG VỚI LŨ
03/09/2021
CẦN HIỂU RÕ VẤN ĐỀ THỦ DÂM Ở TRẺ EM
16/10/2021
SỐNG CHUNG VỚI LŨ
03/09/2021
CẦN HIỂU RÕ VẤN ĐỀ THỦ DÂM Ở TRẺ EM
16/10/2021

Có thể thấy rằng sức khỏe tâm lý có một vai trò không kém quan trọng như những liều Vaccine phòng ngừa Covid  – Từ chỗ coi thường cô nàng Covid đỏng đánh, cách ly một cái là xẹp liền như đợt đầu năm 2020. Cho đến khi, bất chấp các kiểu cách ly, bất chấp hàng rào kiên cố, bất chấp ngoáy mũi liên tục … Con số tử vong vẫn tăng vọt, con số FO nhảy lên 3 rồi 4 con số … thì người dân mới hoảng sợ, lo lắng  và bám vào một niềm hy vọng hơi bị thổi phồnglà phải Tiêm chủng . Bởi vì thực sự vaccine chỉ có khả năng giảm nhẹ nguy cơ tử vong nếu tiêm đúng và đủ , nhưng cũng có những người đã tiêm 2 mũi mà vẫn ..lên đường như thường.

Thế rồi, sau khi hết cách chứ không phải hết dịch – thì chính quyền phải mở cửa , và lập tức hàng chục ngàn người dân thành phố, bất chấp gian khổ, hiểm nguy lên đường về quê tránh dịch ngay và luôn !  Họ đi trốn con Covid sao ? Không đâu, họ đi trốn cái cảm giác bị vây hãm, bị đè nén, bị bỏ rơi và bất lực trước cái đói nghèo, bất lực trước tình trạng lây nhiễm mà không hiểu tại sao ! Họ lên đường từ bỏ nơi họ đã bám víu để kiếm sống bao lâu nay cho dù được hứa hẹn hỗ trợ, được tiêm Vaccine … Nhưng họ vẫn đi, không ngại đường xa, mưa gió, đói khát … từ đi bộ, đạp xe cho đến cả nhà chất chồng lên chiếc xe máy mà có vất ngoài đường chắc cũng ít ai thèm lấy để về quê cho bằng được!

Tất cả chỉ vì sự khủng hoảng vào niềm tin, vào những lời hứa hẹn, và vì sự mất quân bằng tâm lý dẫn đến sự sợ hãi  ! Cái nỗi sợ bì đè nén, bị làm cho trầm trọng hơn trở thành một nỗi ám ảnh mà chỉ có sự rời bỏ, chạy trốn mới có thể giải thoát cho họ . Thế còn những người chấp nhận ở lại thì sao ? và cả những người sinh sống ở thành phố, không có quê để mà chạy về thì sao ?

Dĩ nhiên, là đâu phải ai cũng sợ hay stress , đó chính là nhờ nội lực hay cái sức khỏe tâm lý trong mỗi con người.  nhất là khi vẫn có cái ăn, cái mặc, vẫn có 1 ngôi nhà an toàn để ở, và quan trọng nhất là vẫn có việc để làm và biết được những biện pháp nâng cao sức khỏe tâm lý! Chính những điều đó, chứng tỏ được sự hiện hữu của con người , cho họ thấy là họ vẫn còn là người hữu ích cho bản thân và cho những người xung quanh.  Vì thế, việc giãn cách, bị giam lỏng ở nhà , ngoài cái được duy nhất là giúp cho người dân cảm thấy an toàn và giảm bớt tình trạng lây lan trong cộng đồng, thì nó là liều thuốc độc hủy hoại sự tự tin, năng lực và cảm xúc của con người một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.

Các nhà chuyên môn về Y tế, dịch Tễ học và sức khỏe tâm thần đều thấy rằng, chính khả năng đề kháng của cơ thể mới là loại “ thuốc” phòng chống hiệu quả virus Covid – 19. Còn các loại vaccine thì tất cả nhà sản xuất cũng không ai dám khẳng định là nó hiệu quả trên 90% trong việc chống lây nhiễm, mà phải dựa vào nhiều yếu tố khác – chủ yếu là 5 K . Thực ra, 5 K đúng là có hiệu quả phòng chống thật, nhưng đó là trên lý thuyết thôi. Không có bất cứ một quốc gia nào, một địa phương nào có thể áp dụng một cách hoàn toàn 5 cái chữ K này !  Từ chiếc khẩu trang cho đến khoản cách, không thể nào giữ được an toàn theo đúng lý thuyết đề ra ! Chính vì vậy mới bùng nổ sự lây lan cho dù có xiết hết cỡ việc giãn cách XH.

Vì thế, khi ý thức được là không thể dựa vào khẩu trang, dựa vào khoảng cách..thì thế giới chấp nhận sống chung với nàng Covid, chỉ tập trung vào việc tiêm ngừa  và điều trị cho người bệnh nặng để giảm tỷ lệ tử vong . Nhưng phải chăng vaccine sẽ bảo vệ chúng ta ? Không, vaccine chỉ hạn chế nguy cơ tử vong và đúng hơn là nó góp phần tích cực vào việc tạo kháng thể và gia tăng NIỀM TIN vào sự an toàn cho bản thân , Hay nói khác đi là nó làm gia tăng sức khỏe tâm lý cho mọi người . Họ Tin là đã chích ngừa thì sẽ không bị lây , nếu có lây cũng không bị nặng, nếu có nặng cũng không bị ..chết. Thực tế chứng minh điều đó, nhưng cũng không thiếu trường hợp không tiêm vaccine vẫn không sao, mà tiêm 2 thậm chí là 3 mũi vẵn lăn đùng ra về với ông bà !

Có thể nói là Đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại to lớn về xã hội, tình cảm và sức khỏe cộng đồng. Nó làm gián đoạn cuộc sống thường nhật, làm dấy nên nỗi căng thẳng, sợ sệt và hoang mang về những mất mát, cả về sức khỏe và thu nhập, chưa kể đến việc bị giãn cách đã góp phần tích cực làm suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể.  Người ta đã thống kê trên 900 bệnh nhân cho thấy sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính , thì có đến 26% bị trầm cảm, 22% bị rối loạn lo âu và 17% có các triệu chứng strss sau sang chấn . Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì đa phần người mắc Covid – 19 đều ở thể nhẹ.  Các nhà chuyên môn cũng thấy rằng – chính hoạt động giãn cách xã hội, tách con người ra khỏi những sinh hoạt bình thường đã có ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tâm lý của mọi người.

Chúng ta thấy rõ – sự nguy hiểm của Covid – 19 không nằm ở mức độ lây nhiễm, mà nó nguy hiểm vì sự coi thường giá trị của sự đề kháng của cơ thể và không chú trọng đến giá trị của sức khỏe tâm lý qua những biện pháp phòng chống thiếu khoa học !

TS.BS Mauricio J. Castaldelli-Maia, là  nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, khoa dịch tễ trường y tế công cộng Mailman, ĐH Columbia phát biểu trên tạp chí y khoa Medscape: “Chúng tôi thấy các triệu chứng trầm cảm, lo âu, stress sau sang chấn có mức độ rất nặng trên lâm sàng ở những người nhiễm bệnh nhẹ”. Ông cho rằng những triệu chứng này một phần là do thời gian dài bị phong tỏa trong không gian chật hẹp điển hình của những thành phố lớn, dù có ở chung với gia đình.  Bác sĩ Vivian Pender, chủ tịch Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association – APA) và là giáo sư tâm thần học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Weill Cornell, thành phố New York trả lời với tạp chí y khoa Medscape rằng việc giãn cách xã hội có thể ảnh hưởng to lớn đến những người sống phụ thuộc nhiều vào các mối liên kết và quan hệ xã hội.

Hơn bao giờ hết – định nghĩa về con người là một sinh vật xã hội lại có sự xác định rõ rệt đến như thế ! Con người cần không gian sống chưa đủ, mà còn cần đến những mối quan hệ xã hội lành mạnh và nhất là niềm tin vào lòng nhân ái , vào những bàn tay nâng đỡ của cộng đồng xung quanh.  Vậy thì làm sao để đạt được sự quân bằng tâm lý ? Bảo vệ được sức khỏe tâm thần ?

Có 5 điều cần nhớ : 1/ Làm việc có mục tiêu  2/ Biết giúp đỡ người khác – 3/ Xây dựng mối quan hệ XH lành mạnh – 4/ Có những thú vui, giải trí để giữ nụ cười – 5/ Kiểm soát cảm xúc , không quá vui – buồn và tức giận.   Bí quyết ở đây là TÂM PHẢI TĨNH – THÂN PHẢI ĐỘNG !

Nó đơn giản thôi, nhưng không phải ai cũng giữ được và cũng đừng nghĩ rằng phải tỏ ra bình thản trước những biến động xã hội chung quanh là tốt – bởi vì đó là sự tránh né những cảm xúc đích thực và che dấu những khó chịu trong lòng.  Hãy chia sẻ và bộc lộ cảm xúc một cách chân thực đúng với suy nghĩ của mình, nhưng đừng để mất niềm vui và sự tin tưởng . Chúng ta có thể không tin tưởng xã hội, nhưng hãy tin vào chính mình và những người thân chung quanh. Đó là sức mạnh của niềm tin, để có thể đạt được sự Cân bằng Tâm lý..

CVTL LÊ KHANH

 

 

 

 

 

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý