Giúp trẻ Tự kỷ phát triển ngôn ngữ
28/05/2014Phát triển tính tự tin
30/05/2014Phát triển ngôn ngữ là một giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ sau khi đã phát triển về giác quan và vận động. Nhưng có nhiều trẻ bị chậm nói do nhiều yếu tố khác nhau.
Dưới đây là một số thắc mắc tiêu biểu :
- 1.Con tôi 31 tháng tuổi vẫn chưa biết nói. Như vậy có đáng lo không. Tôi nên đưa con đến đâu để khám và chữa cho cháu. Nguyen Ngoc My Dung
TRẢ LỜI :
Trẻ em bắt đầu phát triển ngôn ngữ sau giai đoạn phát triển về giác quan và vận động từ 12 tháng tuổi trở lên. Tùy theo mức độ phát triển vận động và khả năng giao tiếp nghe và hiểu, mà các bé có sự phát triển về ngôn ngữ khác nhau, giao động từ 15 tháng đến 24 tháng là đã có thể nói được những câu đơn giản. Bé 31 tháng mà chưa biết nói, có thể do tình trạng chậm phát triển về trí tuệ hoặc có yếu tố tăng động – giảm chú ý khiến bé không tập trung để bắt chước ngôn ngữ từ bố mẹ. Việc cho trẻ xem TV nhiều, ít trò chuyện, giao tiếp với bé trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng nói của bé. Chị cần cho bé đi khám ở các khoa tâm lý của các bệnh viện, hay tốt hơn là đến các trung tâm tư vấn tâm lý trẻ em để các chuyên viên chẩn đoán xem tình trạng chậm nói của bé là do đâu. Từ đó mới có những biện pháp can thiệp, tập nói cho bé tại gia đình phù hợp vì mỗi bé đều có các mức độ chậm nói khác nhau, do những yếu tố khác nhau, nên các biện pháp can thiệp cũng không hoàn toàn giống nhau được, việc tập luyện sẽ kéo dài, cần có sự kiên trì và những biện pháp tác động phù hợp Chị không nên chậm trễ, vì càng lớn, khả năng phát âm của bé càng khó khăn hơn.
Thắc mắc về giao tiếp ứng xử
- 2.Con gái tôi 6 tuổi, cháu khá ngoan, ở nhà nói nhiều nhưng ra ngoài rất nhút nhát. Gần đây, tôi lo lắng khi thấy cháu rất hay hát vài câu của người lớn như “Em yêu anh nhiều lắm”, “Anh ơi, anh có nhớ em”… Cháu cũng rất thích xem các phim truyền hình dài tập về chuyện tình yêu… Đưa con đi học, tôi thấy mỗi khi gặp bạn trai nào cùng lớp, cháu thường rất hí hửng gọi to tên, chẳng hạn “Nam Hưng ơi” nhưng không thấy gọi bạn gái bao giờ. Ở nhà, cháu rất thích đóng vai vợ chồng, người yêu với bạn khác, thậm chí có cậu em họ kém tuổi tới chơi, cháu cũng bảo em đóng vai chồng, gọi em là anh, mình xưng em, rồi đóng cảnh “vợ đi làm, chào chồng”, chồng đi đón vợ, vợ dặn chồng mua sữa cho con… Tôi không biết những biểu hiện của con có gì đáng lo không và tôi có cần điều chỉnh không, điều chỉnh như thế nào? Cảm ơn chuyên gia.
TRẢ LỜI
Trẻ em thường hay bắt chước ngôn ngữ, hành vi của những người lớn hoặc từ phim ảnh, nhất là trong hoạt động giao tiếp. Ở đây, có những yếu tố cho thấy bé là người đa cảm và thiếu tự tin, Ngoài ra việc thích xem các truyện phim truyền hình dài tập cũng là một lý do khiến bé bị “nhiễm”, điều này có khả năng là do việc cùng xem với mẹ các bộ phim này trong một thời gian dài trở thành thói quen. Những biểu hiện tình cảm mang tính”người lớn” ở đây chỉ là dấu hiệu cho thấy bé cần được quan tâm nhiều hơn về các hoạt động xây dựng tính tự tin và tăng cường hơn về khả năng giao tiếp. Trong độ tuổi này, trẻ cũng đã có ý thức về phái tính và có xu hướng thích “để ý” đến các bạn khác phái do sự tò mò, đây là nhu cầu bình thường nhưng ở cháu lại bộc lộ khá rõ, điều này cũng cho thấy cháu có nhu cầu giao tiếp cao, chị nên tạo điều kiện và khuyến khích cháu tham gia các hoạt động ngoại khóa để cháu có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn bè hơn và hạn chế từ từ việc cho cháu xem các câu chuyện tình cảm trên TV.
Con trai tôi gần 2 tuổi. Cháu đã nói được nhiều từ và một số câu ngắn 3-4 từ. Lúc trước cháu khá dễ bảo, nói là nghe, nhưng gần đây thì rất ương bướng. Cháu đã thích cái gì thì đòi bằng được, nếu không được hoặc bị người lớn bắt dừng việc gì cháu đang thích, cháu sẽ gào khóc rất ác liệt. Lúc đó, nếu mắng hay đánh, cháu càng khóc và rất lâu thôi. Bố cháu nói kệ, cứ để cháu khóc và muốn thật nghiêm (có lúc đánh, nếu cháu lỳ lợm), vì sợ chiều con sẽ hư, nhưng tôi thấy cách trên có vẻ không ổn. Thường những lúc đó, tôi giả vờ không có chuyện gì xảy ra, cố tình đánh lạc hướng sự chú ý của cháu thì cháu sẽ nhanh nín hơn. Tôi không biết cách của mình có đúng không. Chúng tôi nên dạy dỗ cháu như thế nào thì thích hợp?
TRẢ LỜI
Thông thường trong giai đoạn này, trẻ chưa có ý thức về “quyền sở hữu” và những giới hạn cần thiết , vì thế rất dễ có phản ứng đòi hỏi những nhu cầu ngày càng tăng. Trong việc này, việc đánh mắng là vô ích, vì đánh mắng là chúng ta đã thể hiện một hình thức “thống trị” bằng sức mạnh, trẻ sẽ có thể chịu thua ban đầu, nhưng sau đó thì cần một sự đánh mắng mạnh bạo hơn, ta sẽ thấy có sự gia tăng trong chuyện “đối đầu” ! Việc chị giả vờ không quan tâm và cố tình đánh lạc hướng cũng là một biện pháp tốt, có thể áp dụng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, về lâu dài thì ngay trong các hoạt động bình thường, chúng ta cũng cần thiết lập các giới hạn, ăn có giờ, chơi có giờ … thì khi cần dừng một hoạt động gì, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn vì tất cả đều có giới hạn, sẽ giúp trẻ dần dần hình thành thói quen có chừng mực. Như vậy, khi đối diện với những đòi hỏi của trẻ, như muốn một món đồ chơi, chúng ta sẽ cho cháu có quyền lựa chọn 1 trong 2 món đồ chơi do chúng ta đưa ra, đó là giới hạn, trẻ không thể đòi món đồ chơi quá tầm. Với việc dừng một hoạt động, thì chúng ta cần phải báo trước cho trẻ một thời gian ngắn, sau đó sẽ đưa ra một hoạt động khác cùng với bé để thay thế. Còn việc bé gào khóc, thì cứ để cho bé khóc và cương quyết không đáp ứng nhu cầu của bé kể cả sau khi bé đã nín. Chỉ cần giữ cho bé đừng có những hành vi quá khích thôi.
Cv.Tl Lê Khanh
Email : [email protected]