Khi giao con cho người giúp việc
11/11/2015
Chương trình Hướng Dẫn Giáo Viên
18/11/2015
Khi giao con cho người giúp việc
11/11/2015
Chương trình Hướng Dẫn Giáo Viên
18/11/2015

Một lần nữa, ngày 20/11 – ngày Nhà Giáo Việt Nam lại đến, và cũng thêm một lần nữa, những người làm công tác giáo dục trẻ đặc biệt , nhất là trong lĩnh vực Giáo dục hòa nhập được nhắc đến với một hoạt động giao lưu để chia sẻ tâm trạng.

Thông qua buổi giao lưu được tổ chức ngày 14/11/ 2015 do sở Giáo dục TP.HCM tổ chức , các thầy cô và những nhà quản lý hoạt động giáo dục đặc biệt có cơ hội bầy tỏ tâm tư, và họ đã chia sẻ gì :

Ngoài việc yêu mến, hy sinh thì người thầy phải có trái tim nhân hậu mới có thể dạy được những em đặc biệt này” – “…giáo viên dạy trẻ hòa nhập chưa có đãi ngộ phù hợp. Nhiều giáo viên bỏ tiền túi đi học nghiệp vụ, phải dạy 4-6 trẻ hòa nhập nhưng chỉ được tính mức trợ cấp tối đa theo 2 em vì quy định của Bộ” —“khó khăn lớn nhất trong việc dạy hòa nhập là nhiều phụ huynh không thể chấp nhận việc con mình là trẻ khuyết tật.

Như vậy có 3 ý kiến nêu ra : Cần dạy bằng tình thương, cần có chính sách đãi ngộ và cần có sự hiểu biết của phụ huynh. Cả ba điều này không sai, nhưng điều cần nhất cho một giáo viên, nhất là giáo viên dạy trẻ đặc biệt là sự am hiểu về các kỹ thuật, phương pháp tác động trong một lĩnh vực không đơn giản, và nhất là cần có sự am hiểu đúng đắn về các nhu cầu, năng lực của trẻ cũng chưa được xem trọng, thì chắc chắn việc giáo dục hòa nhập sẽ còn rất lâu mới đạt được kết quả như cái tên gọi của nó.

Đó là tâm tư, còn bây giờ là kiến thức – Một lần nữa, dù các yếu tố tạo nên tình trạng Tự kỷ đã được phổ biến rất nhiều, rất rộng trên các phương tiện truyền thông và trong các tài liệu giáo dục. Nhưng hãy nghe một nhà quản lý chuyên môn, đã được đào tạo “bài bản” nói gì về trẻ tự kỷ : “ trẻ bị tự kỷ. Nguyên nhân là do các em không được cha mẹ quan tâm, phần vì trẻ tập trung vào tivi và các thiết bị điện tử quá nhiều thay vì giao tiếp với người khác. ( HT. Trường TQT. Q.5 )” vẫn chỉ là một quan niệm “cũ rích” lạc hậu, được “truyền tụng” từ “đời này sang đời kia” về nguyên nhân của tình trạng tự kỷ. Mà đây là sự hiểu biết của một nhà lãnh đạo, quản lý một trường Hòa nhập !



 

Đó là kiến thức của Hiệu Trưởng, còn đây là kiến thức của một giáo viên : “ Trong giáo dục trẻ khuyết tật, việc phát hiện và can thiệp sớm rất quan trọng vì 0-3 tuổi là “giai đoạn phát triển vàng” của trẻ. “Khi phát hiện trẻ có vấn đề, người làm giáo dục nên khéo léo tư vấn phụ huynh vì đây có thể là cú sốc lớn đối với họ. Trẻ cần được thăm khám và đưa ra phương hướng giáo dục phù hợp” ( GV trường chuyên biệt AD, 17 năm nghề ) Vẫn chỉ là yêu cầu phụ huynh phải hiểu biết và đưa con đi can thiệp sớm – Trong “giai đoạn vàng” , nhưng đó chỉ là một khởi đầu, còn sau khi đã phát hiện, đã đưa vào trường chuyên biệt, thì mục đích và phương pháp tác động tại các cơ sở này cho các em ra sao ? Đó mới là điều cần có ở một giáo viên đầy kinh nghiệm . Ngoài ra, cũng giáo viên này đã chia sẻ như sau : “ nữ sinh 13 tuổi. Khi phát hiện cô học trò bỗng dưng ít nói, buồn rầu và thu mình lại, cô nhiều lần hỏi han thì biết cha mẹ em đã ly dị. Trong lúc say rượu, người cha hãm hại con mình. Bé gái học được một tháng thì nghỉ ở nhà, mặc những động viên của cô giáo. “Từ một cô bé vui tươi, hồn nhiên bỗng trở thành người vô thức, em khiến tôi cứ ám ảnh mãi”, Đây không phải là trẻ đặc biệt, đưa ra tâm sự trong một buổi nói về giáo dục hòa nhập , có thể gọi là lạc đề. Hơn nữa, khi gọi tình trạng “trầm cảm”   vì bị lạm dụng tình dục bởi người thân, mà gọi là người vô thức , thì không biết vị GV này có được những kiến thức về tâm bệnh lý trẻ em như thế nào, mà đây cũng là một kiến thức bắt buộc phải có của một giáo viên chuyên biệt.

Cuối cùng, sau khi lắng nghe các tâm tư của các GV và nhà quản lý, thì ông Giám đốc sở hứa hẹn những gì : “ Về chính sách hỗ trợ giáo viên, ông Sơn cho biết đã tham mưu cho UBND thành phố xây dựng chế độ trợ cấp phù hợp hơn. Sở cũng có chính sách hỗ trợ các thầy cô học thêm về nghiệp vụ .” Cũng chỉ nhấn mạnh vào việc trợ cấp, hỗ trợ kinh phí …” Mà không hề nhìn ra những lỗ thủng lớn trong lĩnh vực Giáo dục hòa nhập hiện nay, những lỗ thủng về kiến thức, trình độ, về phương pháp đào tạo mà chính những người trong cuộc, những người giàu kinh nghiệm nhất đã bộc lộ.

Điều đó cho thấy, Từ lứa học trò đầu tiên năm 2001-2002, hiện trường đã nhận hàng nghìn học sinh chuyên biệt..” Nghĩa là đến nay, việc giáo dục hòa nhập cho trẻ ( ở cấp độ Tiểu học ) đã tiến hành được gần 15 năm, mà cho đến nay, những phương pháp chuyên môn về giáo dục hòa nhập ( dạy gì – học gì ) vẫn còn ở …một nơi xa lắm !  Và kiến thức chuyên môn thì từ quản lý đến GV vẫn còn những lỗ thủng không biết vá làm sao và ai có quyền ..vá !

Mỗi năm một lần, các Giáo viên nói chung và giáo viên đặc biệt ( trong GD Chuyên biệt và Hòa Nhập ) lại được nhắc đến, được chia sẻ tâm tư, nói cho đỡ…buồn rồi sau đó, ai về nhà nấy, tiến trình giáo dục hòa nhập vẫn cứ loay hoay với tình thương và trách nhiệm, mà không hề nghĩ rằng : Nhiệt tình với thiếu hiểu biết đôi khi là phá hoại. Hàng nghìn HS học hòa nhập, và trong số đó đã có bao nhiêu trẻ hòa nhập thực sự, hay cũng chỉ có những tiến bộ nhất định rồi lại tiếp tục phải dựa vào sự chăm sóc của gia đình sau một thời gian…hòa nhập !

Lê Khanh

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý