Nhu cầu căn bản của trẻ bị xâm phạm bởi người lớn
05/08/2013
Giúp trẻ phát triển sự tự tin
13/09/2013
Nhu cầu căn bản của trẻ bị xâm phạm bởi người lớn
05/08/2013
Giúp trẻ phát triển sự tự tin
13/09/2013

Theo Tổ chức Thế giới về giáo dục trẻ nhỏ ở giai đoạn đầu đời  (World Organisation for Early Childhood Education), hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Theo đó, đồ chơi là công cụ để trẻ sử dụng và phát triển các khía cạnh khác nhau của nhân cách, trí tuệ, sức khỏe và giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh. Đồ chơi ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ được chia làm ba nhóm: đồ chơi phát triển thể chất, đồ chơi phát triển trí tuệ và đồ chơi phát triển cảm xúc.

Buckmister Fuller, một nhà giáo dục học nổi tiếng thế giới cho rằng “Tất cả các trẻ em khi sinh ra đều đã là những thiên tài và chúng ta đã hủy hoại 80% khả năng thiên tài này trong vòng 6 năm đầu đời của trẻ”.

Nhiều nghiên cứu cũng nhìn nhận rằng trẻ học ngôn ngữ tốt nhất trong vòng hai năm đầu đời và sử dụng ngôn ngữ thành thạo trong vòng ba đến bốn năm sau. Chính vì vậy, chúng ta nên hướng dẫn cho trẻ tiếp xúc với môi trường ngôn ngữ ( ngôn ngữ mẹ đẻ) từ sớm. Quá trình tiếp nhận này sẽ đến với chúng một cách tự nhiên, nhất là khi được thông qua việc chơi đồ chơi nhằm phát triển khả năng giao tiếp mỗi ngày

Ví dụ như thay vì mua cho trẻ búp bê, robot đắt tiền, tùy theo độ tuổi mà cha mẹ có thể mua trẻ đồ chơi phát triển trí tuệ như: xếp hình, cắt dán, tô màu, vẽ, đồ chơi phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước, so sánh phân loại con vật, đồ vật theo đặc điểm, suy luận nếu… thì…hay suy luận nhân quả, v.v. Đặc điểm hữu ích của những loại đồ chơi kích hoạt trí tuệ này là thay vì đưa cho trẻ một “sản phẩm đã hoàn thành”, đồ chơi trí tuệ này đòi hỏi trẻ phải hoàn thành sản phẩm từ những công cụ, thành phần cơ bản nhất. Chẳng hạn như một bộ xếp hình khối tuy chỉ bao gồm những thanh gỗ chữ nhật, tam giác, vuông tròn nhưng qua tay trẻ có thể biến thành ngôi nhà, vườn thú, con vật, cây cỏ tùy theo trí tưởng tượng của trẻ.


Ngoài việc thúc đẩy sự phát triển các nơ-ron thần kinh của trẻ, chơi với đồ chơi còn giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, sự khéo léo trong các vận động tinh, và đặc biệt là sự tự tin, ham học hỏi của trẻ, chống lại sức ì thường thấy khi trẻ chơi đồ chơi “không có chiều sâu”.

Hơn nữa về phương diện giải phẫu học, giáo sư về Nhi đồng học Glenn Doman đã cho biết: “cấu trúc và chức năng các tế bào não rất đặc biệt, chúng được thiết kế theo kiểu là nếu chúng ta càng sử dụng chúng nhiều thì chúng càng phát triển. Còn ngược lại nếu chúng ta không sử dụng chúng thì dần dần chúng sẽ mất chức năng và sự kết nối nhanh nhạy vốn có”.

Điều này có nghĩa là trong những giai đoạn đầu đời của trẻ, nếu trí tuệ chúng càng được kích thích một cách tích cực thì trí thông minh của chúng sẽ càng được phát triển. Còn ngược lại, sự phát triển này sẽ dần chậm lại, bị mai một và kết quả là trí thông minh của bị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau này. “SỬ DỤNG HOẶC LÀ MẤT”, cơ cấu hoạt động của các hệ thống thần kinh trẻ em là như vậy đó.

Nói tóm lại, đồ chơi không chỉ đơn thuần là những đồ vật giúp trẻ vui chơi, giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian của mình mà còn là công cụ để trẻ học hỏi, khám phá và phát triển.

Theo PICNICTOY

                                                                                           

 

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý