Giúp trẻ phát triển khả năng tập trung
01/11/2014Cho trẻ đọc sách điện tử – nên hay không ?
01/11/2014Với những người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa – Generalized anxiety disorder (GAD), họ đều phải trải qua nỗi xúc cảm lo âu và căng thẳng quá mức, mặc dù thực tế có rất ít hoặc không có vấn đề gì nghiêm trọng cả.Họ hay dự đoán các sự kiện bất trắc và quan tâm thái quá về các vấn đề sức khỏe, tiền bạc, gia đình hoặc khó khăn trong công việc và sinh hoạt thường ngày.
Khi mức độ lo âu vừa phải, bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa có thể bảo đảm chức năng xã hội và giữ một vị trí công tác bình thường. Nhưng nếu lo lắng nghiêm trọng thì người bệnh sẽ gặp nhiều trở ngại, thậm chí khó mà làm được các hoạt động hằng ngày đơn giản nhất.
I/ Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?
Là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu và có đặc điểm cơ bản là sự lo âu lan tỏa và dai dẳng, đồng thời không giới hạn và nổi bật trong bất cứ tình huống đặc biệt nào. Triệu chứng thể chất thường đi kèm với rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm bất an, dễ mệt mỏi, run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, khó chịu ở vùng bụng, khó nuốt, buồn nôn, tình tình cáu kỉnh. Tuy nhiên, cần thấy được sự khác nhau giữa lo âu thong thường và lo âu bệnh lý. Khi cảm thấy lo âu rất nhiều mà không do một nguyên nhân rõ rệt, không còn khả năng kiểm soát bản thân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày thì đó là bệnh lý. Cần phân biệt rối loạn lo âu lan tỏa với các rối loạn lo âu khác vì chúng thường có một số điểm chung dễ gây nhầm lẫn. Ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ chuyên biệt đều có đặc điểm chung là tình huống gây lo âu cụ thể trong một hoặc một nhóm hoàn cảnh, đối tượng nhất định. Trong khi đó, rối loạn lo âu lan tỏa không nằm trong một tình huống cụ thể nào. Cái tên “lan tỏa” của nó cũng bắt nguồn từ tính chất này. Bệnh còn có tên khác là rối loạn lo âu toàn thể.
II/ Nguyên nhân của chứng rối loạn lo âu lan tỏa :
Trong thực tế, nhiều người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa vẫn cho rằng bệnh chứng của mình bắt đầu từ thời thơ ấu, nhưng vẫn có thể mắc bệnh ở tuổi trưởng thành. Bệnh có thể lien quan đến các hóa chất trong não, được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh như Gamma aminobutyric acid (GABA, Serotonin và Norepinephrine. Cũng giống như các chứng rối loạn tâm thần kinh khác, căn nguyên của chứng rối loạn lo âu lan tỏa vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân có khả năng là một sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, môi trường sống, sinh hoạt, nhân cách sống, …
III/ Các rối loạn tâm thần :
Ở đối tượng mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát thì trầm cảm (trầm uất) là bệnh tâm thần thường kết hợp nhất (xảy ra gần 2/3 các trường hợp). Qua các nghiên cứu trong thời gian mới đây nhất cho thấy, ở trẻ sinh đôi có xu hướng chung với các yếu tố di truyền của cả hai rối loạn tâm thần kinh (lo âu lan tỏa và chứng tâm thần trầm uất). Ngoài ra, một báo cáo mới đây có nêu ra một khác biệt di truyền vận chuyển hóa chất serotonin cho phép góp phần ở các đối tượng mắc cả 2 bệnh lý có tính tâm thần kinh này. Theo một thống kê ở Hoa Kỳ của dự án National Comorbidity Survey (Một dự án chuyên nghiên cứu thống kê về các rối loạn tâm thần kinh ở người Mỹ) thì có 60% người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm lo âu, trong đó có 20% là rối loạn lo âu tổng quát và 10% là bị rối loạn hoảng sợ. Về mặt dịch tễ học, bệnh chứng rối loạn lo âu lan tỏa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường phát sinh vào tuổi 24. Phụ nữ dễ mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa cao hơn 2 lần so với nam giới. Một khi chẳng may mắc bệnh, phải điều trị đến khi khỏi hẳn, tránh cho bệnh tiến triển mạn tính, có tỷ lệ phục hồi thấp, tỷ lệ bệnh tái phát không đáng kể.
IV/ Và những nguy cơ gây bệnh :
- Tình trạng căng thẳng thần kinh (stress) dồn dập trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày là căn nguyên gây khởi phát sự lo lắng thái quá mà sinh ra lo âu quá mức, đưa đến rối loạn lo âu tổng quát.
- Tuổi thơ bất hạnh : Ở bệnh nhân, khi còn thơ gặp nhiều bất hạnh, nhiều nghịch cảnh sẽ có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát.
- Do bệnh tật : Bệnh nhân bị hoang mang về sự tồn tại của bản thân do mắc phải bệnh tật nghiêm trọng, lo lắng cho tương lai.
- Nhân cách sống : Ngoài ra, một số rối loạn nhân cách có giới hạn ranh giới có thể thấy cùng với chứng rối loạn lo âu tổng quát. Một số dạng nhân cách nào đó dễ gây ra chứng rối loạn lo âu lan tỏa – Những người không đạt được nhu cầu về mặt tâm lý cũng là căn nguyên của chứng rối loạn lo âu lan tỏa.
- Do di truyền : Chứng rối loạn lo âu lan tỏa đã được chứng minh cũng có khả năng là có căn nguyên với yếu tố di truyền, vì vậy thường xảy ra ở những thành viên cùng huyết thống.
V/ Các biểu hiện ban đầu cần được quan tâm :
Tình trạng lo âu cùng các triệu chứng thể chất có khả năng gây khó khăn đáng kể hay suy giảm các hoạt động xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vực quan trọng khác. Lo âu không do các hoạt động sinh lý của chất hóa học như ma túy hay các bệnh lý tổng quát khác như hoạt động thái quá của tuyến giáp trạng gây ra và không xảy ra trong chứng rối loạn khí sắc, chứng rối loạn tâm thần kinh, rối loạn lo âu lan tỏa.
Lo âu nhiều kéo dài ít nhất là 7 tháng về các sự kiện hay hoạt động xảy ra thường ngày. Khó khăn trong việc kiểm soát sự lo âu, lo lắng kết hợp với 3 trong 6 dấu hiệu triệu chứng như sau (Với trẻ con chỉ cần 1 dấu hiệu) : Tình trạng bồn chồn, kích thích, rối loạn giấc ngủ. Đồng thời, các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác buồn nôn, nôn và đau bụng kinh niên, căng cơ, tâm trí khó tập trung, cảm thấy đầu óc trống rỗng.
VI/ Phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa :
Sử dụng dược phẩm đối với chứng rối loạn lo âu lan tỏa chỉ là thứ yếu, không cần thiết. Tuy vậy, thực tế là việc dùng thuốc cũng có thể cần đối với lý do các triệu chứng lo lắng trở nên quá rõ nét dù đã thực hiện mọi liệu pháp tâm lý thuần túy.
- Dược phẩm Chẹn Béta [β] với công năng chữa trị các triệu chứng thể chất.
- Dược phẩm có công năng chống lo âu thường được dùng trong liệu phát chống rối loạn lo âu lan tỏa thuộc nhóm Alprazolam (biệt dược Xanax), nhóm Chlordiazepoxide (Biệt dược Librium), nhóm Clonazepam (Biệt dược Klonopin), nhóm Diazepam (Biệt dược Ativan), … Trên đây là các nhóm thuốc có tác dụng chống lo âu nhưng không được dùng kéo dài vì chúng có khả năng gây nghiện và khi dùng thuốc, các triệu chứng dễ bị tái phát.
- Đối với chứng trầm cảm đi kèm với chứng rối loạn lo âu lan tỏa, một số nhóm dược phẩm sau đây thường được sử dụng : Nhóm Fluoxetine (biệt dược Prozac), nhóm Paroxetine (biệt dược Paxil), nhóm Imipramine (biệt dược Tofranil), nhóm Venlafaxine (biệt dược Effexor), nhóm Escitalopram (biệt dược Lexapro) và nhóm Duloxetine (biệt dược Cymbalta), … Các nhóm dược phẩm này có ưu điểm là không gây nghiện hay tái phát triệu chứng. Tuy vậy, chúng không có hiệu quả ngay mà phải qua vài tuần để cải thiện và phát huy công năng.
BS , NGUYỄN Ý ĐỨC