Phân biệt vùng miền – Gốc ở đâu ra ?
27/07/2012
Chọn mua sách cho con
02/08/2012
Phân biệt vùng miền – Gốc ở đâu ra ?
27/07/2012
Chọn mua sách cho con
02/08/2012

“Trẻ em phải được chơi” là tiêu đề bài viết trên tờ The New Republic, với những so sánh và phân tích thú vị giữa giáo dục Mỹ và Phần Lan, mà ở đó, vẫn còn nhiều điều các nhà cải cách Mỹ phải học hỏi..

   Trong khi đang theo dõi giờ giải lao bên ngoài trường trung học công lập Kallahti nằm ở phía đông thủ đô Helsinki vào một ngày lạnh giá tháng 4, tôi hỏi hiệu trưởng  liệu các em học sinh có ra ngoài vui chơi trong tiết trời lạnh như thế này không.

Thầy Timo Heikkinen bảo các em vẫn ra ngoài sân chơi bình thường. Sau đó, tôi lại hỏi, nếu trời rất rất lạnh thì các em có ra chơi nữa không. Thầy Heikkinen cười nói:“Nếu nhiệt độ âm 15 độ và trời gió to, có lẽ là không, nhưng nếu không phải như thế thì chắc là có”. “Bọn trẻ sẽ không thể học nếu chúng không được vui chơi.Trẻ em phải được vui chơi”.

Học sinh có nhiều giờ nghỉ lao hơn 

 So với nước Mỹ và nhiều quốc gia công nghiệp, Phần Lan đã tiến hành cải cách giáo dục theo kiểu hoàn toàn khác – dựa trên giáo trình mang tính cân bằng và chuyên nghiệp hóa, chứ không phải dựa trên các bài kiểm tra. Giáo viên ở Phần Lan cho phép học sinh có nhiều giờ nghỉ lao hơn so với Mỹ. Ở Phần Lan, các em trường THCS được nghỉ giảo lao trung bình 75 phút một ngày, trong khi đó ở Mỹ, thời gian nghỉ trung bình là 27 phút. Tuy nhiên, trẻ em Phần Lan lại được học nhiều về nghề thủ công, thiết kế trang trí, học hỏi nhiều hơn trong công việc, tiêu chuẩn giáo viên khắt khe hơn, lương giáo viên cao hơn và điều kiện làm việc hấp dẫn hơn.

Nỗ lực của Phần Lan đã được đền đáp: vào tháng 12/2009, với lần thứ 4 liên tiếp, giành số điểm xuất sắc trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, chương trình kiểm tra khả năng đọc, môn toán và khoa học tổ chức 3 năm một lần. Trong khi đó, Mỹ đứng ở giữa bảng xếp hạng. Tổng thống Obama đã vạch ra kế hoạch cải cách giáo dục công lập, bao gồm phân bổ trợ cấp cạnh tranh, nâng thang điểm các bài kiểm tra, và đánh giá giáo viên gắn với thành tích của học sinh.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều mà các nhà cải cách Mỹ phải học hỏi các chuyên gia giáo dục Phần Lan, và cả phần còn lại của thế giới về những thứ khác xa những bài kiểm tra, hình thức quản lý và đánh giá cứng nhắc.

Một lớp học ở Phần Lan

Câu chuyện từ bình thường lên xuất sắc

Không phải các trường học ở Phần Lan trước đây đều xuất sắc. Vào những năm 1960, các trường này chỉ ở mức bình thường. Nhưng mọi sự thay đổi vào năm 1971 chính phủ đã nhận định rằng, quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên thì phải hiện đại hóa nền kinh tế, và chỉ có thể làm được điều đó bằng cải thiện chất lượng trường học. Theo đó, chính phủ đã tán thành việc giảm số lượng học sinh trong lớp học, tăng lương, và bắt buộc tất cả các giáo viên trước năm 1979 phải hoàn thành chương trình thạc sỹ.

Hiện nay, nghề giáo ở Phần Lan đang là nghề nghiệp đáng mơ ước mà chỉ 1/10 ứng cử viên của 8 chương trình đào tạo thạc sỹ trong cả nước được lựa chọn. Ngược lại ở Mỹ,SV tốt nghiệp ĐH có thể trở thành giáo viên mà không cần phải có bằng thạc sỹ.

Thêm vào đó, giáo viên ở Phần Lan có mức lương cao hơn hẳn. Giáo viên cấp 3 với 15 năm giảng dạy có mức lương bằng 102 % thu nhập của những người tốt nghiệp ĐH làm những ngành nghề khác. Ngược lại, ở Mỹ, lương giáo viên chỉ bằng 65%.

Phần Lan không quản lý trường học thành các tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận, không phát tiền thưởng hay tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên và trường học theo kết quả kiểm tra. Họ đã sử dụng các chiến lược kinh doanh một cách tài tình. Họ chiến thắng trong cuộc đua tài bằng cách biến việc dạy học trở thành công việc thú vị, lôi cuốn.

Bằng việc lựa chọn hiệu trưởng, giám thị, và người đề ra chính sách ngay trong đội ngũ giáo dục thay vì tìm kiếm bên ngoài, có thể ví, các nhà lãnh đạo Phần Lan đã lấy một trang trong cuốn truyện dày – giống như sử gia kinh doanh Alfred Chandler nói: “nuôi dưỡng nhân tài từ bên trong”.

Tôi đã phỏng vấn nhiều quan chức của Bộ Giáo dục Phần Lan, ban giáo dục quốc gia, Hội đồng đánh giá giáo dục và Phòng Giáo dục Helsinki thì tất cả đều từng làm giáo viên ít nhất 4 năm.
Hệ thống giáo dục của Phần Lan cũng rất khác biệt. Ví dụ, các lớp khoa học – bộ môn mà học sinh Phần Lan đã thể hiện rất tốt trong chương trình đánh giá PISA – từ lớp 7 đến lớp 9 nhiều nhất là 16 em, do đó các em có thể làm thí nghiệm vào mỗi buổi học. Và các em từ lớp 1 đến lớp 9 sẽ có 4 đến 7 tiết mỗi tuần học các lớp nghệ thuật, âm nhạc, nấu ăn, làm mộc, dệt may và làm sản phầm bằng kim loại. Các em có không gian thiên nhiên cho các tiết học toán, khoa học, nuôi dưỡng các kĩ năng hợp tác và thầy cô dạy cho các em biết tôn trọng những người kiếm sống bằng chính sức lực của mình.

Có lẽ, điều đáng chú ý nhất tạo nên một Phần Lan với nền giáo dục độc đáo chính là việc nước này đã chủ trương đi ngược lại phong trào tiêu chuẩn hóa đang thịnh hành hiện nay.

Vào những năm 1990, trong khi các quốc gia khác trên thế giới áp dụng hình thức kiểm tra theo tiêu chuẩn nặng nề, cứng nhắc thì Phần Lan lại cho rằng, như thế sẽ tiêu tốn quá nhiều thời gian để hướng dẫn, tốn nhiều tiền bạc cho quá trình xây dựng, coi thi, chấm điểm và sẽ tạo ra nhiều căng thẳng.

Đối với những bài kiểm tra được chuẩn hóa, Phần Lan chỉ kiểm tra với một nhóm nhỏ học sinh. Họ tin tưởng giáo viên đến mức đã giải tán ban thanh tra vào năm1991. Các giáo viên tự thiết kế bài giảng, sử dụng giáo trình quốc gia như sách hướng dẫn, chứ không phải như bản thiết kế chi tiết và giành khoảng 80% thời gian hướng dẫn lớp tương tự như giáo viên Mỹ. Ngược lại, họ có đủ thời gian để lên kế hoạch bài giảng và cộng tác với đồng nghiệp.

Lý do duy nhất mà học sinh Phần Lan phải làm bài thi được tiêu chuẩn hóa là khi hoàn thành bậc trung học và mong muốn vào đại học.Sức khỏe thể chất, tinh thần của học sinh cũng được các trường học hết sức quan tâm. Từ năm 1985, các em không phải phân lớp theo khả năng cho đến lớp 10. Hơn nữa, từ năm 1991, Phần Lan cũng quyết định xóa bỏ việc giữ các em yếu kém ở lại lớp, vì việc này làm các em xấu hổ, nhụt chí.

Cộng đồng kinh doanh Phần Lan và các thành viên bảo thủ trong nghị viện chỉ trích quyết định xóa bỏ việc thanh tra vì cho rằng đây chính là sự xoàng xĩnh, qua loa trong giáo dục. Nhưng họ đã không thể lên tiếng khi PISA 2000 công bố kết quả. “PISA chính là món quà may mắn cho các nhà giáo dục Phần Lan,” ông Kari Louhivuori, hiệu trưởng Trường trung học công lập Kirkkojärvi ở Espoo, người bắt đầu sự nghiệp giảng dạy vào năm1974, nói. “Chúng tôi đã không nhận được sự ủng hộ từ nhiều thế lực bảo thủ và chúng tôi cần đến sự công nhận từ bên ngoài cho hướng đi mới đã lựa chọn”.

Louhivuori thừa nhận, một số hình thức kiểm tra là hoàn toàn cần thiết, nhưng những bài kiểm tra thường xuyên thì không. Thêm vào đó, hiện nay, đã có những minh chứng rõ ràng về những lợi ích kinh tế mà cải cách giáo dục Phần Lan mang lại, đặc biệt là trong thành phần kinh tế kỹ thuật cao, tiêu biểu như Nokia trong lĩnh vực viễn thông, Orion trong ngành y dược, Polar trong theo dõi nhịp tim, Vaisala trong đo lường khí tượng và VTI sử dụng trong máy đo gia tốc.. Đó chính là kết quả của một hệ thống giáo dục tôn trọng giá trị con người và biết đặt niềm tin vào người dân của mình .

Lê Khoa ( ST )

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý