Phương pháp tổ chức trò chơi
06/02/2014
Bảo vệ con em mình như thế nào ?
17/02/2014
Phương pháp tổ chức trò chơi
06/02/2014
Bảo vệ con em mình như thế nào ?
17/02/2014

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giỏi ngoại ngữ là một lợi thế. Nhiều phụ huynh muốn trang bị cho con vốn ngoại ngữ vững chắc, nhưng còn băn khoăn không biết nên cho con học ngoại ngữ từ lứa tuổi nào..

. hoặc chần chừ vì có thông tin rằng, trẻ học song ngữ sớm thường gặp khó khăn trong giao tiếp…

Độ tuổi lý tưởng để trẻ học ngôn ngữ thứ 2?

Ngôn ngữ thấm dần vào trẻ khi chúng nghe người khác nói chuyện và được nói chuyện với những người xung quanh. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ càng nhỏ tuổi thì khả năng tiếp thu ngôn ngữ càng tốt. Giai đoạn học tập tốt nhất là từ 3 – 10 tuổi vì não phát triển tốt nhất trong 10 năm đầu tiên của cuộc đời, do đó việc dạy nhạc, ngôn ngữ và những kỹ năng cuộc sống khác sẽ dễ dàng hơn trong những năm tháng đầu đời này. Nếu phụ huynh bỏ qua giai đoạn học ngoại ngữ một cách dễ dàng của trẻ ở lứa tuổi thiếu nhi thì quả là một sự lãng phí lớn.

Tuy nhiên với những năm tháng đầu đời của trẻ (dưới 3 tuổi), ưu tiên số 1 vẫn là việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ. Chỉ khi nào bé đã phát triển tốt về phát âm tiếng mẹ đẻ và có một vốn từ ngữ nhất định thì lúc đó mới nên nghĩ đến việc hướng dẫn thêm cho bé một ngôn ngữ thứ hai. Theo các chuyên gia giáo dục, khi trẻ từ 3 – 5 tuổi, các bậc phụ huynh đã có thể nghĩ tới việc dạy ngoại ngữ cho con, nhưng không nên gò ép chúng vào những giờ học cứng nhắc. Trong việc học ngoại ngữ ở giai đoạn này thì việc nuôi dưỡng hứng thú cho trẻ là điều quan trọng nhất. Nếu phụ huynh quyết định cho con đi học ngoại ngữ ngay từ lứa tuổi này, thì cần phải tìm nơi hội tụ các điều kiện thích hợp như: chương trình giảng dạy phù hợp với lứa tuổi, thời gian học đều đặn, trình độ ngoại ngữ và sư phạm của giáo viên tốt…Điều quan trọng nhất là sự hứng thú, nếu trẻ không có năng lực để tiếp nhận một cách vui vẻ thì không nên ép buộc.

Thời gian để trẻ học ngôn ngữ thứ 2?

Khả năng vận dụng ngôn ngữ thứ 2 một cách trôi chảy phụ thuộc và môi trường, nhận thức và tiếp thu của mỗi trẻ. Vì vậy, nếu trẻ không đạt được như mong đợi của bạn từ những ngày đầu tiên thì bạn cũng không nên quá thất vọng mà ép trẻ học cật lực. Trẻ cần thời gian làm quen và bắt nhịp với ngôn ngữ mới trong một vài tuần, thậm chí hơn nữa mới có thể nắm bắt được. Chúng ta cũng không nên bỏ qua nhu cầu giải trí và phát triển các kỹ năng khác của trẻ.


Trẻ học song ngữ có khả năng giao tiếp hơn những trẻ khác?

Một số trẻ có khả năng giao tiếp tốt trước khi học ngôn ngữ thứ 2, một số khác thì sau đó sẽ phát triển được khả năng này, và cũng có những trẻ dù khả năng học ngoại ngữ khá tốt nhưng vẫn không phát triển được khả năng giao tiếp.. Điều này hoàn toàn không liên quan đến việc trẻ học ngôn ngữ thứ 2. Khả năng đó là vốn có trong mỗi đứa trẻ cũng như màu tóc hay màu mắt…Đó là những tố chất bẩm sinh.

Trẻ học song ngữ biết ít từ vựng hơn trẻ khác?

Trẻ em song ngữ hoàn toàn có thể có vốn từ vựng tốt ở cả 2 ngôn ngữ (mặc dù thường là nhiều hơn ở ngôn ngữ được kiểm soát tốt hơn). Trẻ tiếp cận cả 2 ngôn ngữ và bỏ qua việc ưu tiên thứ hạng, chính vì vậy, trẻ sẽ học được vốn từ vựng phong phú nếu chúng có đam mê với ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu việc học ngoại ngữ, thì điều cần quan tâm không phải là khả năng biết nhiều từ vựng mà là khả năng nghe và nhất là khả năng phát âm của trẻ.

Trẻ học song ngữ dễ bị nói lắp, mắc chứng khó đọc và gặp thất bại nhiều hơn ở trường học?

Điều này là hoàn toàn vô lý. Trong quá trình tiếp cận ngôn ngữ mới, trẻ sẽ trải qua giai đoạn pha trộn ngôn ngữ nên có thể trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt. nhưng đây không phải là dấu hiệu của chứng khó diễn đạt hay khó đọc. Theo thời gian và sự hiểu biết rõ hơn về ngôn ngữ, những sai sót đó sẽ bị xóa bỏ.

Tình trạng nói lắp không liên quan đến việc học ngoại ngữ mà thường do các yếu tố tâm lý cùng với khả năng phát âm hạn chế của trẻ. Cũng có khi do khả năng nắm bắt các nội dung của câu nói chưa tốt, do đó trẻ phải lắp bắp để có đủ thời gian suy nghĩ và hình thành được các từ vựng trong đầu.

Lê Khoa ( Tổng hợp )

 

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý