Những biện pháp giúp trẻ phát triển nhân cách
30/05/2014
Những kỹ năng sống mà trẻ cần biêt
02/06/2014
Những biện pháp giúp trẻ phát triển nhân cách
30/05/2014
Những kỹ năng sống mà trẻ cần biêt
02/06/2014

Tính nhút nhát của nhiều trẻ em là một trong những rào cản lớn khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cá bạn tại trường học cũng như trong các mối quan hệ, giao tiếp xã hội. Vậy muốn giúp con mình bớt nhút nhát, bố mẹ cần làm gì ?

 

Hãy tìm ra những việc trẻ muốn làm và có thể làm tốt.

Điều này sẽ xây dựng sự tự tin. Trẻ cũng sẽ có nhiều điều để nói hơn. Và thậm chí còn tốt hơn nếu bạn tìm việc cho trẻ làm cùng với những trẻ khác. Đừng bắt buộc trẻ làm điều gì, nhưng cũng đừng tạo điều kiện để trẻ dễ dàng giải quyết được công việc.

Hãy chủ ý tạo nên một vài tình huống xã hội để trẻ học hỏi kinh nghiệm.

Bắt đầu với những tình huống dễ rồi khó dần. Ví dụ, cho trẻ xem phim với một người bạn thì rất dễ dàng – chúng ngồi trong bóng tối và không phải nói gì với nhau. Lúc đó chúng có thể vui vẻ cùng nhau.

Hãy bắt đầu với những hoạt động quen thuộc với một ít người.

Khi trẻ đã có được sự tự tin trong việc tồn tại và tương tác với những người khác thì hãy tạo những tình huống nhiều thách thức hơn. Luôn đặt những tình huống đó ở mức độ mà trẻ sẽ vượt qua thành công, và bạn tránh đi khi mọi việc đang tiến triển tốt.

Hãy tạo những tình huống xã hội xoay quanh những việc trẻ thích làm.

Ví dụ nếu trẻ thích chơi game thì hãy mời bạn đến chơi cùng. Hãy bắt đầu là một bạn rồi lần tiếp theo mời hai hoặc ba. Những đứa trẻ sẽ thích thảo luận và chơi với nhau.

Kể lại những tình huống mà trẻ đã gặp

Khi đến lúc trẻ phải gặp gỡ với những người lớn, hãy nói với họ về những cuộc phiêu lưu gần đây nhất của con bạn lúc chơi game. Hãy để trẻ sửa một vài chi tiết trong câu chuyện của bạn. Hy vọng rằng, trẻ sẽ bị thu hút và bắt đầu đưa ra một vài ý kiến. Bạn thậm chí còn có thể gợi ý trước với những người lớn về những điều sẽ hỏi trẻ.



Nếu trẻ không trả lời, đừng cố bắt buộc và cũng đừng giải thích hộ trẻ.

Hãy để trẻ có quyền quyết định nói hay không. Trẻ sẽ phải tự xoay xở với quyết định của mình. Sẽ dễ dàng hơn cho trẻ nếu bạn thử lôi kéo trẻ vào câu chuyện. Bạn có thể hỏi trẻ một câu hỏi mở về trò chơi, đại loại như là “làm thế nào mà bạn A lại thua thế nhỉ ?”. Đừng làm trẻ lúng túng khi hỏi những câu hỏi có-không và đừng nói những điều khó hiểu hoặc những chủ đề trẻ không thích nghe.

Hãy tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện tự nhiên và vui vẻ

Sẽ mất một ít thời gian, nhưng con trai bạn sẽ tìm thấy sự tự tin khi nói và ở cùng người lạ. Dần dần, trẻ sẽ nắm lấy nhiều cơ hội hơn và nói về những điều trẻ không biết rõ lắm. Nếu bạn giúp trẻ nói chuyện một cách vui vẻ thì trẻ sẽ nói thường xuyên hơn. Ngược lại, nếu vô tình gây khó cho trẻ thì trẻ sẽ ít nói hơn.

Đừng phê bình hay dán nhãn trẻ nhút nhát

Cuối cùng, đừng bảo trẻ là “nhút nhát”. Trẻ nghe bạn nói điều này càng nhiều thì sẽ càng tin rằng mình nhút nhát và không thể thay đổi được. Sẽ đến lúc trẻ thậm chí còn dùng chính điều này để biện minh “Con không thể làm điều đó được, con nhút nhát lắm”. Thay vào đó, bạn hãy nhấn mạnh vào những ưu điểm của trẻ: sự hoà nhã, tốt bụng, lịch thiệp…

Điều này có thể mất thời gian, nhưng nếu bạn lạc quan và quả quyết thì con bạn rồi sẽ vượt qua thôi.


SONG KHUÊ

( Internet )

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý