Để trẻ tập trung trong việc học ? không khó !
06/02/2013
Đôi điều về Games Online
12/02/2013
Để trẻ tập trung trong việc học ? không khó !
06/02/2013
Đôi điều về Games Online
12/02/2013

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục con em, là phải hiểu rõ về khả năng, tính chất và những mong ước của các em. Từ đó, các bậc cha mẹ mới có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp.

            Để có thể biết được một cách khách quan về khả năng nhận thức, các bậc cha mẹ phải nhờ đến những nhà chuyên môn về tâm lý giáo dục, tìm hiểu các em qua những trắc nghiệm (Test), mà phổ biến nhất các Test về trí thông minh, hay Test để đánh giá Chỉ số Thông Minh (IQ) và tính cách cũng như nhận thức của trẻ qua hình vẽ, đặc biệt là hình vẽ người.

 

TEST VẼ HÌNH NGƯỜI

Trong lĩnh vực tâm lý phát triển, việc tìm hiểu hình vẽ của trẻ em, đặc biệt là hình vẽ người và gia đình, không phải là điều mới mẻ gì. Ngay từ năm 1887, Corrado Ricci là một nhà phê bình hội họa đã phát hiện các ý nghĩa bao hàm trong các hình vẽ về con người của các em. Sau đó là các công trình nghiên cứu của: Sully (1895) Kerschensteiner (1905), Levinstein (1905), Katzaroff (1909 – 1910 ) và Luquet (1913).

Các hình vẽ người có thể dùng để đo trình độ phát triển hoặc mức thành thục về trí khôn của trẻ. Nhà tâm lý Goodenough cho ra đời bản trắc nghiệm đầu tiên nhằm đánh giá một cách có hệ thống những hình vẽ của trẻ em bằng phương pháp chấm điểm. Harris (1963) chỉnh lý và mở rộng phương pháp này ,sau này được gọi là test Goodenough – Harris. Buck (1948) đã triển khai các hệ thống chấm điểm để ước tính chỉ số IQ từ các hình vẽ người và tiếp theo sau đó, nhà tâm lý Koppitz (1968) cũng đã xây dựng những hệ thống chấm điểm các HVN nhằm xác định chỉ số IQ cho các trẻ từ 5 – 11 tuổi, trên thực tế thì hệ thống này cũng rất tốt cho các trẻ chưa đến tuổi học.

Tuy nhiên, việc đánh giá trí khôn của trẻ không chỉ đơn thuần là thông qua một sự kiểm tra duy nhất mà nên xem đây chỉ là bước đầu trong việc tìm hiểu. Còn để hiểu rõ hơn về khả năng, tính chất của trẻ, cần phải có một quá trình tiếp cận tương đối dài với sự cộng tác của nhiều người (Cha mẹ – thầy cô – các chuyên viên tâm lý – xã hội) trong một thời gian thích hợp cho từng trẻ.

Đánh giá Trí khôn Trẻ 

Một trong những công cụ có giá trị để đánh giá các trẻ đến tuổi học là test Hình vẽ người Thiếu của Gesell, test này là một phần của phương pháp đánh giá về phát triển và ứng xử mà Ilg Ames đã trình bày (1978). Hình vẽ người cũng là một phần của test phân loại phát triển Denver, do Frankenburg Dodds (1975) xây dựng để phát hiện những rối nhiễu về phát triển ở trẻ nhỏ từ khi sinh đến 5 tuổi.

Theo Dillard Landsman (1968) có thể đánh giá khả năng học tập của trẻ thông qua một công cụ gọi là THANG XÁC ĐỊNH SỚM EVANSTON (Evanston Early Idetification Scale – EEIS ) Có 10 Item (Mỗi Item thiếu sẽ cho điểm) với điểm khác nhau:

Tóc 1đ – Mắt 2đ – Mũi 2đ – Miệng 3đ – Cánh tay 2 đ – Bàn tay 2đ – Cẳng chân 1 đ – Bàn chân 2đ – Thân mình 4 đ, vị trí các bộ phận như cổ 2 đ.

Kết quả sẽ cho biết, nếu một trẻ đạt điểm số trung bình cao, đó là trẻ cần phải có sự chăm sóc riêng (hay đó là trẻ kém thông minh).

Wagner (1980) cũng đã nghiên cứu các hình vẽ người của các trẻ em gặp khó khăn trong học tập và đã thấy những dấu hiệu yếu kém về bản thân.

Ông chia ra làm 4 loại:

*      Loại 1: Chưa thành thục về phát triển: Hình vẽ các em giống như của những trẻ nhỏ tuổi hơn.

*      Loại 2: Có Khuynh hướng hung tính hay thụ động: Các hình vẽ người bé nhỏ hoặc rất linh tinh, sôi động.

*      Loại 3: Thực thể Các hình vẽ người chỉ vẽ phác sơ sài, có nhiều khoảng trống đã đánh bóng cho kín.

*      Loại 4: Lố lăng, kỳ dị Các hình vẽ người thường mất cân đối, có các chi tiết phụ lạ lùng hoặc các chi tiết phóng to.

Trong đa số các hệ thống chấm điểm, mỗi chỉ báo phát triển có trên hình được một điểm. Tổng số điểm sẽ chỉ rõ thứ bậc tương đối của một đứa trẻ này so với các trẻ khác. Một điều kỳ lạ là người lớn không thể nào vẽ giống được các trẻ từ 3 – 5 tuổi (theo Leichtman – 1979) tuy nhiên có khả năng vẽ giống các trẻ từ 5 – 10 tuổi (theo Arkell – 1976).


Tiến hành việc đánh giá:

            Trắc nghiệm vẽ hình người thường được tiến hành đối với trẻ từ 3 đến 14, bởi vì dưới lứa tuổi này thì hình vẽ của các em rất đơn giản và mơ hồ, rất khó nhận ra đó là hình người vì phần lớn chỉ là những đường nét vòng vèo, còn trên 14 tuổi trẻ đã có khả năng bắt chước hay có tập vẽ, nên những hình vẽ người thường có nét rập khuôn hay cường điệu, chỉ có thể đánh giá về tính cách chứ không dùng để đánh giá trí thông minh.

            Chúng ta sẽ để trước mặt trẻ một vài tờ giấy khổ A4 – một cây viết chì, không nhất thiết phải có gôm (tẩy) trừ khi trẻ yêu cầu. Chúng ta đề nghị trẻ vẽ một hình người, nếu trẻ cảm thấy khó khăn hay khó hình dung, ta có thể gợi ý : Con có thể vẽ bố, mẹ, anh chị, bạn vv.v. con vẽ sao cũng được… Nếu trẻ vẫn còn ngần ngại thì ta có thể yêu cầu trẻ vẽ một cái nhà, một cái cây ăn trái ( cũng là một loại Test vẽ hình ) qua đó, trẻ sẽ có được sự khởi động cần thiết để vẽ hình người một cách thoải mái hơn.

Khi trẻ ngưng vẽ, ta sẽ hỏi : Con vẽ xong chưa ? khi trẻ xác nhận là đã vẽ xong lúc đó ta mới lấy và tiến hành việc chấm điểm, không phê bình về bức vẽ đẹp hay xấu.

Việc đánh giá IQ cho trẻ qua Hình vẽ người, chúng ta có thể tiến hành qua 2 hình thức :

Đánh giá tổng quát:

3 tuổi: Bắt đầu vẽ hình người, thường chỉ là một vòng tròn có hai ( hay nhiều hơn) các nét gạch tượng trưng cho tay – chân.

4 tuổi: Trong hình tròn có 2 chấm là 2 con mắt, có thể có thêm một cái gạch là mũi hay miệng.

5 tuổi: Bắt đầu có thân người qua một hình chữ nhật phía dưới hình tròn là cái đầu, cũng có thể là một vòng tròn thứ hai. Có mắt mũi và có thể có tóc.

6 tuổi: Có thêm 2 tay và 2 chân – cái đầu có thể được gắn trên thân mình bằng cái cổ.

Từ lứa tuổi này trở lên, ta có thể bắt đầu chấm điểm các chi tiết hiện hữu, từ đó có thể tính ra chỉ số IQ cho các em:

Nhà tâm lý F. Goodenough đưa ra một cách chấm điểm khá chi tiết và đầy đủ. Cứ mỗi chi tiết xuất hiện, ta sẽ cho 1 điểm và tổng cộng là 52 điểm.

Các chi tiết :

  1. Có đầu ( một vòng tròn nhỏ gắn trên một hình khác lớn hơn ở phía dưới ) – 1 đ
  2. Có 2 chân ( Nếu có 1 chân mà có 2 bàn chân gắn vào cũng được ) – 1đ
  3. Có 2 cánh tay ( Nếu chỉ có 1 gạch như ngón tay thì không tính ) – 1 đ
  4. Có thân mình ( Bất kể là hình tròn hay vuông, chữ nhật, que củi …) – 1đ
  5. Chiều dài của thân mình dài hơn chiều ngang ( hình oval cũng được ) – 1đ
  6. Hai vai vẽ rõ ràng ( nếu thân mình là hình tròn hay oval thì không tính ) – 1đ
  7. Tay và chân dính vào một điểm nào đó của thân mình – 1đ
  8. Tay và chân dính vào đúng chỗ ( Nếu vai không rõ thì tay phải ở chỗ của 2 vai) – 1đ
  9. Có cổ ( không kể dài hay ngắn ) – 1đ
  10. Cổ được vẽ đúng vị trí – 1đ
  11. Có mắt, một hay hai mắt ( chỉ cần 2 chấm hay khoanh tròn là đủ ) – 1đ
  12. Có mũi ( chỉ cần một gạch dọc ở giữa 2 mắt ) – 1đ
  13. Có miệng ( chỉ cần 1 vạch ngang ) – 1đ
  14. Mũi và miệng được vẽ bằng hai vạch, miệng thấy rõ môi – 1đ
  15. Có lỗ mũi ( hốc mũi ) -1 đ
  16. Có tóc ( chỉ vài nét vạch bất cứ phía nào trên đầu cũng được ) – 1đ
  17. Tóc vẽ đúng chỗ ( trên nửa vòng đầu ) – 1đ
  18. Có quần áo ( biểu hiện bằng những cái nút áo – hay những cái vạch ngang )
  19. Có 2 thứ y phục ( vạch ngang ở giữa bụng chia ra áo và quần hay váy ) – 1đ
  20. Có áo hay quần ( tượng trưng bằng các vạch ngang hay hình túi, cúc áo ..)không thấy thân mình đằng sau biểu hiện bằng tay áo và ống quần. – 1đ
  21. Các phụ trang được vẽ khá rõ như nón, giày dép, áo, cà vạt, thắt lưng… – 1đ
  22. Bộ đồ biểu hiện nghề nghiệp ( công nhân hay bộ đội) – 1đ
  23. Có ngón tay : Hai bàn tay đều có ngón tay – 1đ
  24. Ngón tay đủ số: Mỗi bàn tay phải có 5 ngón. Nếu chỉ vẽ một bàn tay cũng thế.- 1đ
  25. Cánh tay và ngón tay vẽ đúng: Chiều dài lớn hơn chiều ngang – 1đ
  26. Có sự phân biệt giữa ngón cái và các ngón khác – nếu ngón cái và ngón út vẽ ngắn hơn các ngón kia cũng được 1 điểm – 1đ
  27. Hai bàn tay được vẽ rõ ràng, phân biệt với cánh tay – 1đ
  28. Hai cánh tay ráp khớp với vai, hoặc có khớp nơi cùi chỏ, hoặc cả hai. – 1d
  29. Chân có khớp ở đầu gối, ở háng hay cả 2 nơi này – 1đ
  30. Tỷ lệ của đầu: Đầu không lớn quá ½ thân hình. Không nhỏ hơn 1/10 thân hình.- 1đ
  31. Cánh tay dài bằng thân hình hay dài hơn một chút nhưng không dài quá thân mình – 1đ
  32. Chân không ngắn hơn thân hình và cũng không dài quá 2 lần thân hình. 1đ
  33. Bàn chân và cẳng chân phải có độ dài khác nhau, chiều dài bàn chân phải gấp đôi độ dày của bàn chân, nhưng không quá ngắn. 1đ
  34. Hai chân và 2 cánh tay có kích thước đúng – 1đ
  35. Có vẽ gót chân – 1đ
  36. Phối hợp vận động chung cho cả thân mình bằng nét vẽ bao quanh – 1đ
  37. Có sự phối hợp vận động các khớp – 1đ
  38. Đầu quay nhìn về một hướng ( phải hay trái ) 1d
  39. Có dạng đang bước đi – 1đ
  40. Tay hoặc chân hay cả hai giơ lên – 1đ
  41. Có sự bộc lộ cảm xúc nơi khuôn mặt ( cười hay khóc ) – 1đ
  42. Có vẽ lỗ tai – 1đ
  43. Lỗ tai cân đối và đúng vị trí – 1đ
  44. Có các chi tiết ở mắt: Có lông nheo hay lông mày hoặc cả hai – 1đ
  45. Chiều dài của mắt dài hơn chiều ngang ( Mắt không phải là một cái chấm ) – 1đ
  46. Có chi tiết trong mắt, có con ngươi rõ ràng – 1đ
  47. Có vẽ cằm và trán – 1đ
  48. Cằm vẽ phân biệt với môi dưới – 1đ
  49. Vẽ hình người quay về một phía, có thể chấp nhận việc thấy thân người qua quần áo, vị trí tay chân không chính xác – 1đ
  50. Hình vẽ nhìn về một phía mà không có sự lệch lạc – 1đ

 

CÁCH CHẤM ĐIỂM :

Chỉ chấm điểm các chi tiết, không đánh giá đẹp hay xấu. Mỗi chi tiết ( theo các điểm trên) được 01 điểm sau đó cộng thêm 2 điểm thưởng. Như vậy, tối thiểu trẻ phải được 3 điểm và tối đa là 52 điểm. Sau đó ta đối chiếu với Bảng chuẩn để tính ra tuổi trí tuệ ( hay tuổi tâm lý – tuổi khôn)

TUỔI

ĐIỂM

TUỔI

ĐIỂM

3

4

5

6

7

8

03

06

10

14

18

22

9

10

11

12

13

14

26

30

34

38

42

48

 

Trẻ 3 tuổi được 3 điểm là trí khôn trung bình, trẻ 4 tuổi phải đạt 6 điểm,8 tuổi phải đạt 22 điểm mới được xem là trung bình. Nếu trẻ 8 tuổi có số điểm kém hơn, chỉ được 19 hay 18 điểm thì tuổi khôn bằng trẻ 7 tuổi.

Sau khi xác định được tuổi khôn dựa trên việc đối chiếu với điểm trong Bảng chuẩn. Ta có thể tính IQ theo công thức sau :

IQ = Tuổi khôn chia cho tuổi thực nhân cho 100 .

Ví dụ : Trẻ 10 tuổi làm Test được 26 điểm , như vậy tuổi khôn là 9 tuổi

Ta lấy 9/10 X 100 = 90 – IQ của trẻ là 90 thấp hơn mức trung bình 100 là 10 điểm.

Mức phát triển của trẻ là được đánh giá từ 90 – 110 , dưới 90 là khờ, trên 110 là thông minh – còn dưới 50 là Chậm khôn ( không có khả năng học tập) .

Tuy nhiên, việc đánh giá IQ chỉ có giá trị tương đối, mang tính tham khảo chủ yếu để phát hiện những khó khăn của trẻ và phải được tiến hành trong tình trạng đứa trẻ bình tĩnh và khỏe mạnh.

Cv,Tl Lê Khanh

Trung tâm TVTL – ĐTKN Rồng Việt Vũng Tàu

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý