Trẻ trầm cảm nếu thiếu vui chơi
20/12/2011Lớp kỹ năng sống dành cho trẻ
22/12/2011“Chứng gì vậy?” hẳn bạn cũng chưa bao giờ nghe. Theo chuyên môn, nó được gọi là chứng bứt tóc (trichotillomania), một chứng không phải là hiếm.
Các nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 1 tới 2% học sinh trung học mắc chứng này ở một lúc nào đó trong cuộc sống. Chúng ta thường ít tưởng tượng ra nó cho đến khi chúng ta chứng kiến trực tiếp; còn không chúng ta thường cho rằng đó là sự lạ đời, ngay cả khi chúng ta được người đó thuật lại đã có một thời họ bị chứng ấy.
Tuy nhiên, khi chúng ta phát hiện ra rằng chứng bứt tóc không phải vần đề hiếm, và khi chúng ta hỏi họ chính những người đã có thời hoặc đang mắc chứng này, chúng ta sẽ thấy rằng mặc dù triệu chứng ấy gây khó chịu nhưng họ không thể ngừng được. Họ chỉ là những con người bình thường phải chiến đấu với một thói quen có thể trở thành một rối loạn có tính chất gây khó chịu.
Chứng bứt tóc là một hiện tượng thuộc tâm lý. Lý do nó được đề cập ở đây ngoài việc nó không phải là tình trạng hiếm như người ta tưởng, mà còn vì nó là một tình trạng mà nhiều người còn che đậy vì mắc cở Thực ra thì nó đâu phải do bạn có điếu gì xấu, khác thường; cũng chẳng phải bạn bị chứng bệnh gì như chứng viêm da. Nó là một vấn đề về tâm lý có thể chữa trị được.
Có một thời người ta cho rằng những người bị chứng run là bị ám ảnh bởi tà ma. Một số người khổ sở hoặc chỉ muốn chết đi vì bị chứng run rẩy, hay ít ra là không dám đi đâu ra khỏi nhà. Giờ thì chúng ta biết rằng những chứng run rẩy ấy là do các tình trạng về sinh học như bệnh parkinson (bệnh liệt rung), hay do các mức bất thường của các ion nào đó trong dòng máu, hoặc các xáo trộn về chuyển hoá. Những chứng run mà chúng ta chưa xác định được nguyên nhân thì chúng ta gọi là tự phát (idiopathich), điều mà một vị giáo sư đã nói, nó có nghĩa là thầy thuốc thì ngốc còn bệnh nhân thì thảm hại, nhưng chúng ta không nên cho là do tà ma.
Chúng ta thường nghĩ chứng bứt tóc như một tình trạng tâm lý riêng biệt, một dạng khổ dâm hay sự tự huỷ hoại. Những cách giải thích tâm lý này chẳng mấy khác với cách gán cho là bị ta mà. Hầu hết những nỗ lực chữa trị chứng bứt tóc chỉ dựa vào phương pháp tâm lý đều thất bại. Gần đây, việc đưa thêm các phương pháp trị liệu dựa trên hành vi kết hợp với thuốc mang hiệu quả hơn.
Mặc dù chúng ta chưa biết nguyên nhân của chứng bứt tóc nhưng phần lớn nó có yếu tố di truyền. Hầu như những người mắc chứng này có tiền sử gia đình mắc tật máy cơ hay giật cơ (tíc) cùng các thói quen khác như tật cắn móng tay hay tật bẻ đốt ngón tay, hoặc có các triệu chứng của một tình trạng rối loạn có xu hướng gây ám ảnh ở một mức độ nào đó. Đôi khi có người có cảm giác ngứa ngáy dưới tóc. Khi họ bứt tóc, họ cảm thấy dễ chịu giống như việc gãi ngứa. Nó không giống như khi một cảm thấy phải bứt tóc nhằm tuân theo một đòi hỏi vô thức nào đó. Chúng ta không biết chắc vì sao những người này bứt tóc của họ, nhưng dứt khoát không thể có là do tà ma.
Bứt tóc chỗ nào lại là chuyện khác. Nghiên cứu cho thấy rằng 67% bệnh nhân bứt tóc ở vùng da đầu, 22% dứt lông mi, 8% dứt lông mày, 2% dứt lông ở mặt, 2% dứt lông mu, và thường là vô thức, nhất là lúc họ đang làm một việc phụ gì khác như khi đang xem truyền hình, đọc sách báo, nói điện thoại, nằm không trên giường, hoặc lái xe.
Chứng bứt tóc không giống như thói quen chơi với tóc như việc xoắn tóc, hay vuốt vuốt tóc qua một bên. Những thói quen này thường gặp nhưng không đáng quan tâm. Còn chứng bứt tóc thường đi kèm những thói tật tâm lý nào đó có liên quan với cơ thể, như tật bẻ các đốt ngón ta, cắn móng tay, hay bặm môi.
Khi chúng ta hiểu rõ hơn về bộ não, rõ ràng chúng ta sẽ hiểu điều kiện này rõ hơn. Cách điều trị không dùng thuốc bao gồm liệu pháp tâm lý soi rọi nhận thức bên trong ( trị liệu phân tâm) , nhất là khi có các vấn đề khác của cuộc sống cần quan tâm. Hướng trị liệu tâm lý thường dùng là liệu pháp hành vi hay nhận thức. Liệu pháp hành vi giúp người ấy bỏ thói bứt tóc. Liệu pháp nhận thức thường được dùng để chữa trị phạm vi rộng hơn, từ chứng nghiện ngập cho đến trầm cảm, khi dùng chữa trị chứng bứt tóc cũng cho thấy có hiệu quả, người bệnh thay thế những ý tưởng “tiêu cực” bằng những ý tưởng “tích cực”.
Đỗ Thị Lệ Hằng và Lê Thu Hiền (Sưu tầm)