Các giai đoạn phát triển giác quan của trẻ nhỏ
25/04/2015Con tôi đã bị đánh hội đồng như thế nào ?
27/04/2015Các nhà nghiên cứu cho rằng chứng tự kỷ đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, những chuyện dân gian và văn học cổ đại đã mô tả những nhân vật có dấu hiệu tự kỷ.
1. Những mốc nhận thức về Chứng tự kỷ trên thế giới
– Năm 1943, bác sĩ tâm thần người Mỹ Leo Kanner lần đầu tiên mô tả chứng tự kỷ và tách biệt người mắc chứng tự kỷ ra khỏi nhóm bệnh nhân thần kinh.
– Khoảng năm 1950, thuyết “Bà mẹ tủ lạnh” do nhà tâm lý học trẻ em Bruno Bettelheim truyền bá, đã kết tội cha mẹ lạnh lùng là nguyên nhân làm trẻ em bị tự kỷ.
– Năm 1964, Bernard Rimland, một nhà khoa học có con tự kỷ đã viết nhiều công trình khoa học khẳng định tự kỷ là một rối loạn sinh học, không phải là một chứng bệnh về cảm xúc. Thuyết Bà mẹ tủ lạnh đã sụp đổ dần trên thế giới.
– Năm 2007, Liên Hợp Quốc phát động Ngày thế giới Nhận thức Chứng tự kỷ 2/4.
– Năm 2009, tổng thống Mỹ Obama phát biểu khẳng định chứng tự kỷ là một trong ba vấn đề y tế nổi cộm (bệnh tim, ung thư và chứng tự kỷ).
2. Hành động của một số Quốc gia
– Mỹ: đi đầu trong những nghiên cứu về tự kỷ và những chính sách tích cực dành cho người tự kỷ.
– Canada: Chi trả bây giờ hay sau này? Quyết định đầu tư cho những nghiên cứu và những dịch vụ can thiệp sớm, họ đã đem lại sự tiến bộ cho trẻ nhỏ tự kỷ và bớt đi gánh nặng tài chính trong tương lai khi người tự kỷ trưởng thành.
– Nhật Bản: Hỗ trợ toàn diện cho người tự kỷ cho đến cuối đời: học tập lúc
nhỏ, việc làm, nhà xã hội khi trưởng thành. Truyền thông về tự kỷ rất mạnh mẽ: báo chí, truyện tranh, phim truyền hình…
– Thái lan: Tự kỷ được khẳng định là khuyết tật trong Luật về người khuyết tật và được miễn phí hoàn toàn các dịch vụ chăm sóc giáo dục đến hết bậc đại học.
– Brunei, Philipine, Malaysia: Chính phủ, các tổ chức xã hội và người dân đều quan tâm đến người khuyết tật và người tự kỷ: mở các trung tâm can thiệp, giáo dục nhận thức cộng đồng, hỗ trợ việc làm, thúc đẩy nghiên cứu chuyên môn…
3. Chứng tự kỷ ở Việt Nam
– Từ khoảng những năm 90, việc chẩn đoán tự kỷ mới bắt đầu được thực hiện tại các bệnh viện Nhi ở Hà nội và TP Hồ Chí Minh.
– Năm 2002 Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội được thành lập. Từ đó đến nay nhiều địa phương cũng bắt đầu có những nhóm phụ huynh. Đây là nơi khởi xướng nhiều hoạt động chuyên môn và sự kiện thay đổi nhận thức cộng đồng.
– 8/2013 Bộ Lao động thương binh & Xã hội mở Hội thảo về tự kỷ. Hội thảo đã công nhận sự ra đời của Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam (VAN).
– 2014: Bộ Lao động thương binh & Xã hội mở Hội thảo thảo luận về chính sách cho người tự kỷ.
4. Một số sai lầm thường gặp trong truyền thông về chứng tự kỷ ở VN
– Tự kỷ do cha mẹ nuôi dạy không tốt
– Những cú sốc tâm lý, hoặc hoàn cảnh khắc nghiệt, hay mặc cảm tự ti v.v… có thể sinh ra chứng tự kỷ
– Tự kỷ là “bệnh”: tự kỷ là khuyết tật, là một rối loạn sinh học ngay từ những năm đầu đời. Cần gọi Chứng tự kỷ hoặc Khuyết tật tự kỷ, không gọi là bệnh tự kỷ
– Tự kỷ chữa khỏi được
– Thông tin vội vàng về những liệu pháp chưa được kiểm chứng:
Hậu quả của thông tin sai:
+ Tổn thương cho cha mẹ
+ Làm cộng đồng không nhận thức đúng về chứng tự kỷ, dẫn đến thiếu cảm thông chia sẻ
+ Kém thúc đẩy các nghiên cứu chuyên môn và hoach định chính sách cho tự kỷ
+ Làm rối thông tin
– Một số khó khăn đối với nhà báo khi truyền thông về chứng tự kỷ
+ Thiếu thông tin và hỗn loạn thông tin trên mạng
+ Thiếu các chuyên gia về tự kỷ
+ Cha mẹ trẻ tự kỷ mặc cảm, khó tiếp xúc
+ Chứng tự kỷ quá phức tạp, và hiện còn nhiều quan điểm tranh cãi trong giới chuyên môn
ThS Trần Thị Hoa Mai
Học viện Báo chí và Tuyên truyền