Danh mục: Bài viết nổi bật

  • Nói xấu trên mạng là tâm lý bình thường của tuổi teen

    Nói xấu trên mạng là tâm lý bình thường của tuổi teen

    Theo các nhà tâm lý, kết nhóm, thích phán xét là tâm lý điển hình ở tuổi teen, người lớn cần hành xử sao để các em phục.

    Sự việc 7 học trò lớp 10 tại một trường THPT ở Thanh Hóa vừa bị phạt do lập nhóm trên Facebook nói xấu thầy cô và nhà trường đang gây xôn xao dư luận.

    Lãnh đạo trường cho biết, ngày 1/10, khi thu giữ điện thoại của một nữ sinh, cô giáo vô tình thấy cuộc nói chuyện của nhóm học sinh trên Facebook, nói xấu thầy cô, nhà trường. Khi việc vỡ lở, các em không ăn năn. Nhà trường đã buộc thôi học một năm đối với ba học sinh, bốn em khác bị đuổi học một tuần.

    Trước sự việc này, nhiều nhà tâm lý, giáo dục cho rằng hành vi của học trò là sai nhưng cha mẹ, thầy cô cần dựa vào tâm lý lứa tuổi để hiểu, khoan dung và uốn nắn các em thay vì trừng phạt khắc nghiệt.

    Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ trị liệu tâm lý Phạm Thị Thúy, TP HCM, cho biết, trong khi trẻ cấp một thường thần tượng bố mẹ, thầy cô, các em cuối cấp 3 đã suy nghĩ theo nhiều chiều và biết cảm thông thì trẻ ‘lỡ cỡ’ ở cấp 2 và đầu cấp 3 lại thích phán xét người lớn. Các em luôn nhìn nhận mọi việc theo hướng chỉ có đúng, sai, tốt, xấu và muốn chứng tỏ khả năng suy nghĩ độc lập, khác biệt. Người lớn không chuẩn mực là trẻ thể hiện thái độ thiếu tôn trọng ngay.

    Trẻ ngày nay còn được tiếp cận với thông tin đa dạng hơn thế hệ trước. Các em rất cá tính, có nhiều hiểu biết hơn nên càng hay đưa ra phán xét. Trẻ sẽ chỉ nể khi người lớn đúng chứ không khuất phục trước sự dọa dẫm, trừng phạt. Vì thế, trong giáo dục trẻ ở tuổi này, điều quan trọng nhất là người lớn gương mẫu và thống nhất giữa lời nói với việc làm.

    Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho rằng, hiểu được đặc điểm tâm lý, người lớn nên tạo cơ hội cho trẻ bày tỏ để hiểu nguyên nhân các em nói xấu, hướng trẻ tới hành vi đúng, hơn là lập tức “trị tội”.

    Cùng quan điểm này, tiến sĩ tâm lý Trần Thành Nam, chủ nhiệm khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng, hành vi nói xấu, xúc phạm người khác là sai nhưng khi đưa ra hình phạt, cần tính tới 3 yếu tố: Thứ nhất, việc phạt đó có giữ được sự tôn trọng dành cho trẻ, thứ hai, nó có hợp lý với mức độ vi phạm và cuối cùng, biện pháp ấy có liên quan đến hành vi trẻ thực hiện để từ đó trẻ có cơ hội học hỏi, nhận ra sai lầm và sửa đổi tốt lên.

    Theo tiến sĩ Nam, lật ngược vấn đề, với học trò nói xấu thầy cô trên mạng, khi bị cho thôi học, các em có nhận ra mình sai? Nếu không, rõ ràng mục tiêu giáo dục không đạt được. Trẻ chịu hình phạt khắc nghiệt có thể cảm thấy không công bằng, sinh ra oán hận, thậm chí có nguy cơ thực hiện hành vi trả đũa.

    Nhà tâm lý giáo dục cho rằng, thay vì làm thế, người lớn nên giúp trẻ nhận ra mình sai, tự nguyện chấp nhận mức độ phạt phù hợp.

    “Nếu là tôi, tôi sẽ nhìn lại bản thân xem liệu mình có làm điều gì khiến các em hiểu lầm, từ đó giải thích để các em hiểu đúng, cho trẻ có thời gian suy nghĩ và cơ hội thay đổi”, tiến sĩ Nam nói.

    Theo chuyên gia Lê Khanh, Phòng tư vấn tâm lý – gia đình – trẻ em (TP HCM), việc phê phán, chỉ trích người khác là tâm lý chung của con người, cả người lớn. Vì thế, không thể cấm đoán mà chỉ nên góp ý với trẻ trao đổi ý kiến bằng ngôn từ thích hợp. Còn các cách trừng phạt chỉ cho thấy sự bế tắc trong giáo dục, có thể đẩy trẻ vào con đường chống đối, có hành vi lấy mạnh bắt nạt yếu.

    ‘Người lớn hay dọa hơn dạy trẻ’

    Theo tiến sĩ Trần Thành Nam, nhiều người vẫn thích dạy trẻ bằng những mệnh lệnh, thiếu sự gần gũi, chia sẻ. Cả bố mẹ và thầy cô cần thay đổi quan niệm về việc sử dụng hình phạt.

    Ngoài ra, theo ông Nam, kỹ năng sử dụng mạng xã hội cần được đưa vào giáo dục cả ở nhà lẫn ở trường. Xã hội ảo thực chất cũng giống như xã hội thực nhưng mang tính nặc danh hơn – vì thế nhiều người rất thoải mái đưa ý kiến và dễ thể hiện sự thiếu tôn trọng hơn so với khi gặp trực tiếp. Người lớn cần dạy trẻ rằng những phát ngôn trên mạng có thể ảnh hưởng tới tâm lý người khác và có những nguy cơ thế nào cho mình.

    Đồng tình, tiến sĩ Phạm Thị Thúy bày tỏ chính cha mẹ, thầy cô cần hiểu rằng, mạng xã hội là kênh giao tiếp mạnh mẽ thời nay và việc trẻ sử dụng mạng là xu hướng không thể cưỡng lại.

    “Nếu cấm, trẻ có thể sử dụng lén lút, và khi đó càng nguy hiểm hơn. Thay vì dọa trẻ mạng nguy hiểm lắm, hãy hướng dẫn con biết ứng xử phù hợp trên Facebook khi đến tuổi dùng (thường là trên 13 tuổi), có ý thức trách nhiệm về điều mình đăng…”, bà Thúy chia sẻ.

    Theo nhà tâm lý Lê Khanh, để trẻ bớt nhiễm thói xấu chỉ trích người khác, điều quan trọng nhất là bố mẹ phải làm gương. Đừng nói xấu sau lưng ai (ít nhất là trước mặt con) và tập cho con 2 việc: Biết xin lỗi khi làm sai và biết thể hiện điều khiến mình không hài lòng bằng cách nói đúng mực.

    “Tôi luôn nói với phụ huynh cần tư vấn rằng hãy tin vào con mình và làm sao để con tin vào bố mẹ, có như thế mới giúp trẻ có được niềm tin vào cuộc sống, tin vào bản thân và vượt lên trên các vấn nạn của xã hội. Chừng nào đứa trẻ tự tin vào bản thân và còn tin vào những điều tốt đẹp thì chừng đó sẽ không đáng lo cho tương lai của con”, chuyên gia Lê Khanh nói.

    Vương Linh

    VN EXPRESS – 01/11/2018

  • Đưa con vào khóa tu mùa hè, cha mẹ cần nhớ điều này

    Đưa con vào khóa tu mùa hè, cha mẹ cần nhớ điều này

    GiadinhNet – Hè đến, nhiều bậc phụ huynh cho con vào những khóa tu tại các chùa, thiền viện những mong con có kỳ nghỉ hè bổ ích, có thể rèn luyện đạo đức… Cùng với đó, có những trẻ dù không muốn vẫn bị cha mẹ “ép buộc” tham gia. Liệu điều này có mang lại ý nghĩa thực sự cho trẻ?

    Hè đến đưa con đi tu

    Ngoài các lớp kỹ năng sống, kỳ nghỉ quân đội, gửi con đến các chùa học các phép tắc từ khóa tu là cách nhiều phụ huynh nghĩ đến khi tìm hiểu các hoạt động cho con mùa hè. Trước đây, các khóa tu mùa hè thường do các chùa, thiền viện tự tổ chức với quy mô nhỏ, nhưng gần đây nhiều trung tâm kỹ năng sống cũng kết hợp với các chùa để mở rộng lên đến vài trăm trẻ một mùa.

    Bên cạnh những em nhỏ hào hứng, không ít trẻ nhỏ tham gia các khóa tu mùa hè là do bố mẹ “ép buộc” để tách khỏi cuộc sống công nghệ, Internet trong một thời gian ngắn, có thể là muốn con được học Phật pháp để chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa cuộc sống, trân trọng những gì đang có… Vì vậy, trong suốt quá trình được học và rèn luyện tại chùa, có trẻ có những thái độ và hành vi tiêu cực, nhiều khi còn tỏ ra bức xúc với nội quy, bài giảng trong khóa học. Nhất là những trẻ chưa từng được giới thiệu về nếp sống ở chùa, chưa từng được ăn chay hoặc chưa từng xa cha mẹ bao giờ đã khóc vì nhớ nhà, vì lạ chỗ, không được ngủ thoải mái như ở nhà, đòi về giữa khóa…

    Việc ép con theo các khóa tu có nên hay không? Chuyên gia tâm lý Lê Khanh, Giám đốc Cty Giáo dục KidsTime Bình Thạnh (TP HCM) cho biết, mỗi trẻ đều có những tính cách, nhu cầu và sở thích khác nhau. Những hoạt động tập thể, các trò chơi trông rất vui vẻ cùng với các bài giảng về đạo đức rất sinh động cũng có thể thích hợp với trẻ này, nhưng lại làm cho trẻ khác không vui.

    Với những trẻ có tính thiên về hướng nội, thích các hoạt động cá nhân, không thích kết bạn nhiều và cũng không thích tham gia các hoạt động chung thì các hoạt động trong các khóa tu hay các khóa sinh hoạt kỹ năng sống đông người, đòi hỏi một sự tham gia tích cực là không phù hợp. Nếu để ý quan sát, chúng ta sẽ thấy không thiếu trẻ chỉ đóng vai trò quan sát, thụ động nhìn các bạn đang ồn ào tham gia các hoạt động một cách vui vẻ. Nếu có yêu cầu hay khuyến khích thì trẻ cũng chỉ tham gia một cách miễn cưỡng.

    Điều đáng nói là chính các trẻ này lại được, hay buộc phải tham gia các khóa tu vì cha mẹ kỳ vọng rằng, với các hoạt động tích cực này, trẻ sẽ trở nên linh hoạt, tích cực hơn. Điều đó là hoàn toàn không thể. Ngược lại, những trẻ quá năng động, hoạt động cười đùa luôn tay luôn chân, các buổi ngồi nghe giảng pháp có khi kéo dài hơn tiếng đồng hồ lại làm trẻ bức bối, nghe các câu chữ từ tai này chạy qua tai kia và vì ngồi không yên thân, nên lại ngọ nguậy khều người trước, chọc người sau… gây phiền hà cho các bạn chung quanh. Cũng có khi, trẻ sẽ tụ lại một nhóm, khều móc, nghịch ngợm khi các sư thầy nói bên trên và dĩ nhiên là không có điều gì tốt đẹp lọt vào tai.

    Vì thế, cha mẹ cần phải hiểu rõ tính cách, nhu cầu, sở thích của trẻ để đừng vô tình làm mất đi sự hứng thú trong mùa hè – mùa mà trẻ có quyền nghỉ ngơi, giải trí theo sở thích của mình. Nên hỏi ý kiến trẻ trước khi quyết định chọn khóa học, rèn luyện mùa hè. Tránh cho trẻ sự ức chế tâm lý, thậm chí phản kháng lại cha mẹ vì cảm giác bị ép buộc, bị bỏ rơi. Phụ huynh cũng không nên giao phó hẳn cho nhà chùa trong trường hợp trẻ hư. Hãy trao đổi trực tiếp với sư trụ trì, hoặc ban tổ chức khóa tu hè về trường hợp trẻ để có sự phối hợp một cách tốt nhất với nhà chùa trong việc quản lý, giáo dục.

    Nếu trẻ không phản đối và đồng ý tham gia, cha mẹ cũng cần nhắc nhở trước một số nguyên tắc ứng xử trong đám đông, bạn bè cùng trang lứa. Nhất là trong các hoạt động như ăn uống, nghỉ ngơi giữa các khóa học, phải lưu ý trẻ cách giao tiếp với những người phục vụ, thường là các bác, các cô dì tham gia làm công quả trong chùa. Họ không phải là những người có bổn phận phục vụ như trong các nhà nghỉ, khách sạn mà có trách nhiệm dọn dẹp mọi thứ do mình bày ra.

    Đừng quá kỳ vọng vào sự “đột biến”

    Mục đích chung của các khóa học tu mùa hè cũng như các lớp kỹ năng sống là để cho các bạn trẻ nhận biết ý nghĩa các giá trị sống, phát triển các kỹ năng sống một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, nếu phụ huynh thực sự hiểu biết về việc hình thành và phát triển các kỹ năng sống như thế nào hãy nên rèn luyện cho trẻ ngay tại gia đình.

    Không phải là vì các khóa tu hay rèn luyện kỹ năng ở nhà chùa không tốt mà vì chỉ với một vài ngày tập trung nghe giảng về các điều hay lẽ phải hầu như chỉ giúp cho trẻ hiểu hơn, cảm nhận một cách xúc động để có thể ứa nước mắt về những gì được gọi là sai trái mà mình đã nghĩ, đã làm cho bố mẹ, thầy cô, bạn bè mình phiền lòng. Cũng không thiếu những trẻ tự hứa với lòng là mình sẽ thay đổi. Thế nhưng, kỹ năng không thể có trong vài ngày, sự cải thiện cũng không thể hình thành chỉ bằng lời hứa với bản thân.

    Khóa tu mùa hè hay bất kỳ một khóa học về kỹ năng sống nào đều chỉ là những hạt mầm được gieo vào tâm hồn trẻ, nếu không có sự chăm chút tưới tắm hàng ngày bằng chính các hoạt động thường xuyên tại gia đình và trong cách cư xử một cách tốt đẹp giữa bố mẹ và con, những hạt mầm ấy dần dần sẽ “lụi tàn”.

    Ngoài ra, điều quan trọng nhất là phải cho trẻ hiểu rằng những giá trị tốt đẹp của khóa tu chỉ có thể ghi nhớ và phát triển qua các hoạt động hàng ngày tại gia đình. Trẻ sẽ được nghe, được hướng dẫn và có thể được tham gia một số hoạt động để phát triển những giá trị tốt đẹp bên trong, thì trách nhiệm của cha mẹ là phải hỏi han, nhắc nhở, khích lệ và duy trì những điều trẻ đã nhận được. Có thể chỉ là một vài hành vi nho nhỏ, vài câu chào hỏi đơn giản, một số câu chuyện mà trẻ cảm động hay những kỷ niệm vui, nhưng nếu được khơi gợi đúng cách cũng sẽ triển nở thành những thói quen tốt.

    Đồng thời, cũng đừng nên quá kỳ vọng vào sự “đột biến” để có thể đòi hỏi trẻ những trách nhiệm mà trước đây các em chưa hề được rèn tập. Như thế, các khóa tu cũng như các khóa huấn luyện kỹ năng sống sẽ góp một phần vào việc giúp trẻ dần dần trở nên tốt đẹp hơn.

    Phương Thuận

  • Các bác sĩ Thần kinh & Chuyên viên Tâm Lý nổi tiếng tại TP.HCM

    Các bác sĩ Thần kinh & Chuyên viên Tâm Lý nổi tiếng tại TP.HCM

    Những trục trặc về tâm lý như căng thẳng, mất ngủ, không kiểm soát được hành vi, lời nói… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, ngay khi nghi ngờ mình hoặc người thân gặp rắc rồi về tâm lý, tâm thần, bạn nên sắp xếp đến các địa chỉ bác sĩ khám tâm lý giỏi dưới đây để được tư vấn tâm lý, điều trị phù hợp.

    Chuyên viên tâm lý, bác sĩ khám tâm lý, tâm thần nào giỏi đang là câu hỏi rất được quan tâm của cộng đồng. Chỉ cần lên mạng gõ các cụm từ “trung tâm tư vấn tâm lý” hoặc “bác sĩ tâm lý giỏi”, bạn sẽ nhận được rất nhiều đáp án và càng trở nên hoang mang bởi không biết hư thực thế nào giữa “muôn hình vạn trạng” câu trả lời. Nhằm giải tỏa băn khoăn của bạn, chúng tôi đã tiến hành thẩm định, khảo sát và sang lọc kỹ lưỡng để tìm ra các địa chỉ bác sĩ khám tâm lý, chuyên viên tâm lý giỏi ở TP. HCM dưới đây, bạn có thể tham khảo và tìm đến chuyên gia phù hợp.

    Bác sĩ Thần kinh

    1. TS.BS Vũ Anh Nhị

    Trưởng bộ môn Thần Kinh tại Đại học Y dược Tp.HCM, Chủ tịch Hội Thần kinh học Tp.HCM, Phó Chủ tịch Hội Thần Kinh Việt Nam. Bác sĩ Nhị đang công tác tại 2 bệnh viện là Đại học Y dược Tp.HCM  và Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác rất giỏi trong điều trị các bệnh như tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ, thần kinh cơ, nhược cơ hoặc mất ngủ, stress, động kinh, trầm cảm…

    Địa chỉ: 273/16 Tô Hiến Thành, P. 13, Q. 10

    Giờ khám: Từ 17-19h các ngày từ thứ 2- 6, riêng sáng Chủ nhật từ 7h- 11h (thứ 7 nghỉ)

    Điện thoại: (08) 3863 0323 (chỉ nhận điện thoại từ 16h đến 19h)

    Lưu ý: Hiện tại phòng khám chỉ cho lấy số khám bệnh trong ngày và phải đến trước vài tiếng để lấy số thứ tự trước giờ khám chứ không lấy số qua điện thoại. Phòng khám tương đối đông bệnh nhân, nên nếu muốn khám sớm bạn hãy đến trước khoảng 1-2 tiếng nhé!

    1. TS.BS Lê Văn Thành

    Chủ tịch hội thần kinh Tp.HCM, Trưởng bộ môn Thần Kinh trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội Phòng chống Tai biến Mạch máu Não Việt Nam. Hiện ông cũng đang công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy.
    Địa chỉ: 247 Đào Duy Từ, Phường 7, Quận 10, Tp.HCM
    Giờ khám: 7h30 – 12h30 các ngày trong tuần

    1. TS.BS Nguyễn Thi Hùng

    Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học Tp.HCM, Chủ tịch Hội Đau Tp.HCM; Trưởng bộ môn Thần kinh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bác sĩ cấp cao chuyên khoa Thần kinh và là Phó Giám đốc Y khoa – Bệnh viện FV.
    Địa chỉ: 163/62 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM
    Giờ khám: 18h – 20h từ thứ 2 đến thứ 6; thứ 7 và chủ nhật nghỉ
    Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Thi Hùng còn khám bệnh vào các ngày thứ 3, 5, 7 từ 8h đến 12h tại Bệnh viện FV

    1. BS Lê Quốc Nam : Phòng khám tâm lý y khoa – tâm thần kinh Quốc Nam

    Bác sĩ Lê Quốc Nam từng công tác tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM và thường được mời trả lời tư vấn trên các báo đài nên bạn có thể yên tâm về chuyên môn và khả năng điều trị các rắc rối về tâm lý, tâm thần của bác.

    Hiện phòng khám của BS Nam khám và chữa các bệnh thần kinh và rối loạn tâm lý ở người lớn và trẻ em như mất ngủ, lo âu, stress, trầm cảm, rối loạn ăn uống, mộng du, đái dầm, trẻ ít giao tiếp…

    Lưu ý: Nếu bạn đi khám lần đầu tiên thì nên đến khám trước giờ đóng cửa ít nhất 1 tiếng để bác sĩ có đủ thời gian khám.

    Địa chỉ: 5/35 (số cũ 3/16A ) Nơ Trang Long, P. 7, Q. Bình Thạnh

    Điện thoại: (08) 3510 3074 – Di động: 0903 887 413

    Website: www.suckhoetamthan.net

    Thời gian khám: Thứ 2-7: 8h00 – 11h00 và 14h00 – 19h00; Chủ nhật và ngày lễ nghỉ.

     Chuyên Viên tư vấn tâm lý

    1. TS Huỳnh Văn Sơn

    Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc Tinh thần Ý Tưởng Việt,

    225/11 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, Tp.HCM

    1. TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

    Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM. Giảng dạy bậc đại học về các chuyên ngành Tâm lý học Lứa tuổi, Tâm lý học Sư phạm, Tâm lý học Xã hội, Tâm lý học Giao tiếp…
    Trung tâm Đào tạo Bản lĩnh sống Sư Tử Trẻ,

    Tầng 5, tòa nhà Hà Đô, số 20, Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

     

     

    1. Chuyên gia tâm lý Lê KhanhPhòng khám Tâm lý Gia đình và Trẻ em –

         Công ty Giáo Dục Kids Time Chi nhánh Bình Thạnh.

    Chuyên gia tâm lý Lê Khanh đã từng tu nghiệp về Tâm lý lâm sàng trẻ em tại Pháp và được đào tạo về trị liệu hệ thống gia đình tại Đại học Catholique Louvain APSY (Bỉ) .

    Đã  xuất bản nhiều quyển sách hay như: Trẻ Tự Kỷ – Những thiên thần bất hạnh ,Mẹ ơi tại sao Tập I, II , Tự Làm đồ chơi đơn giản , Những đứa trẻ rắc rối , 201 Câu hỏi thường gặp dành cho Cha Mẹ TrẻKhám Phá trẻ em qua nét vẽNhững Quy Tắc để con có cuộc sống Hạnh PhúcPhòng tránh và can thiệp sớm rối nhiễu tâm lý trẻ em – NXB Phụ Nữ 2010- Nói không với Game OnlineKhởi đầu Thành công khi con vào lớp Một Hướng nghiệp từ thủa còn thơ …nên bạn có thể tin tưởng vào chuyên môn của ông. Bác được nhận xét là khá nhẹ nhàng và nhiệt tình với người bệnh.

    Địa chỉ: 174 Lê Quang Định, P. 14, Q. Bình Thạnh

    Điện thoại: (08) 38432526  – 0913.946.086

    Thời gian tư vấn: Các buổi chiều từ 16h – 20h mỗi ngày từ thứ 2-thứ 7, Chủ Nhật khám buổi sáng từ 9h – 11h .

    4. Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên  – Phòng Tâm Lý Trị Liệu – Bệnh viện Nhân Dân 115

    là chuyên viên tâm lý tại trường chuyên biệt Ước Mơ, Q. 10; Trung tâm tư vấn tâm lý – giáo dục – thể chất  cho tổng đài 08.1080); chuyên viên tâm lý trị liệu, tham vấn tâm lý tại Bệnh viện Nhân dân 115; hỗ trợ tâm lý cho trẻ tự kỷ, tham vấn cho tổng đài 08.1088, đặc biệt là hỗ trợ về tâm lý thanh niên công nhân trên địa bàn TP. HCM.

    Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, P. 12, Q. 10

    Lưu ý: Đến khám trực tiếp từ thứ 2 đến hết buổi sáng 7 hoặc đặt lịch hẹn trước qua số điện thoại: (08) 3868 3496

     5. ThS Tâm lý Tô Nhi A

    Chị  đang công tác Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Tp.HCM. Đồng thời cũng là Uỷ Viên Ban chấp hành TW Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam và Cố vấn Trung tâm Đào tạo Bản lĩnh sống Sư Tử Trẻ.

     

     

     

    6.  Chuyên Gia Tâm Lý  Lý Thị Mai – Công ty Tâm Lý Học Ứng Dụng

    là chuyên gia tâm lý trên rất nhiều báo, đài và các buổi nói chuyện chuyên đề tâm lý. Cô cũng là tác giả của bộ sách Tâm lý và Kỹ năng sống “Cùng Xây Mái Ấm” mới xuất bản gần đây. Nhiều chị em phụ nữ được cô tư vấn nhận xét về cô là nói chuyện có lý có tình và rất thuyết phục.

    Lưu ý: Do lịch làm việc bận rộn nên nếu muốn được cô tư vấn tâm lý, bạn phải gọi điện đặt lịch trước, phí tư vấn hơi cao khoảng 15 nghìn/phút.

    Ngoài cách liên lạc đến văn phòng đăng ký dịch vụ tư vấn, các bạn có thể gọi vào các đài sau để đăng ký. Nếu được kết nối sẽ được tư vấn miễn phí: Đài VOH – Chương trình Trò chuyện đêm khuya: Tư vấn trực tiếp từ 22h-23h tối thứ 6 hàng tuần. Số điện thoại: (08) 3910 1101 (Giờ đăng ký trước: 21h-22h); Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương – Chương trình tư vấn Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình: Tư vấn trực tiếp vào 11h30 trưa thứ 5 cách tuần. Số điện thoại: 0650 3836 246

    Địa chỉ công ty: 313/14 Nguyễn Trọng Tuyển, P. 10, Q. Phú Nhuận

    Điện thoại: (08) 8450 6263

    7. Chuyên viên tâm lý Vũ Cẩm Vân – Khoa Tâm lý BV Đại học Y Dược

    thường thăm khám vào chiều thứ 4 (15h30 đến 16h30) tại Khoa Tâm lý, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Chị cũng tham gia nhiều buổi nói chuyện chuyên đề về kỹ năng làm cha mẹ cũng như các vấn đề trong đời sống tình yêu – hôn nhân – gia đình. Chuyên viên tâm lý Cẩm Vân rất giàu kinh nghiệm và luôn được người bệnh tin cậy. Chị thường nhận được lời mời từ báo, đài để trả lời các vấn đề tâm lý liên quan đến hôn nhân gia đình, sức khỏe tâm lý trẻ em.

    8. Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ – Phòng Khám Nhi Đồng TP HCM

    Chi tham gia vào rất nhiều các buổi nói chuyện chuyên đề về làm cha mẹ. Chị cũng là người có duyên với báo, đài khi thường xuyên xuất hiện tư vấn trên các mặt báo và nhận được sự quan tâm của nhiều bậc cha mẹ cũng như các bạn thanh thiếu niên.

    Chị cũng là tác giả của nhiều đầu sách viết về kinh nghiệm và bí quyết nuôi dạy con, gồm: Tuổi dậy thì, không gì phải sợ!; Cùng con trưởng thành; Nói chuyện giới tính không khó!;…

    Không chỉ được biết đến với vai trò một chuyên gia tâm lý, chị còn là huấn luyện viên yoga và thiền, nhà sáng lập Trung tâm yoga và thiền Tâm Lý Trẻ, nhiều năm kinh nghiệm sử dụng yoga và thiền trong trị liệu tâm lý cho người lớn và trẻ em.

    Địa chỉ: 31 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q. 1

    Điện thoại: (08) 3822 0662

    Lưu ý: Thường thạc sĩ Minh Huệ sẽ khám tại phòng khám vào sáng thứ 5 và sáng thứ 7 hàng tuần. Tuy nhiên, lịch khám có thể thay đổi. Do đó, trước khi đưa bé đến khám, bạn nên xem lại lịch khám gần nhất để không đến sai ngày. Xem lịch khám tại website: http://nhidongthanhpho.com/Lich-lam-viec.html

    Trên đây là các địa chỉ bác sĩ khám tâm lý, chuyên viên tâm lý giỏi, nhận được rất nhiều lời khen của người bệnh tại TP.HCM. Hy vọng rằng những địa chỉ uy tín này sẽ giúp bạn và người thân có thêm nhiều chọn lựa và đỡ ngỡ ngàng khi phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến tâm lý, tâm thần như rối loạn lo âu, stress, mất ngủ kéo dài, trầm cảm sau sinh,…

    Tổng hợp các trang web .

  • Khoe Con Trên Mạng

    Khoe Con Trên Mạng

    Giadinh.net : Những ngày gần đây, mạng XH tràn ngập hình ảnh bảng điiểm của HS được các bậc cha mẹ đăng tải. Đằng sau việc khoe thành tích này, các bậc cha mẹ đã vô tình hại con mà không hay.

    Trẻ gánh nhiều áp lực

    Con có một bảng điểm đẹp sau một năm học là thành quả khiến không chỉ các con mà cả bố mẹ vui mừng. Nhiều cha mẹ vì vậy muốn đăng lên mạng đơn giản để chia sẻ niềm tự hào cùng nhiều người. Ngay các nghệ sỹ nổi tiếng cũng chẳng nằm ngoài tâm lý ấy.

    Mới đây ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã chia sẻ bảng thành tích của con trai nuôi của mình. Đi kèm với bảng thành tích học tập của con trai với điểm số các môn như: Tiếng Việt, Toán, khoa học, Lịch sử và Địa lý cuối năm học đạt điểm tối đa 10 điểm này, Mr Đàm viết: “Không nói thách nhé! Hai con tôi rất ngoan, hiền lành, đạo đức, ý thức, lễ phép, học giỏi, viết chữ đẹp, không đua đòi, tình cảm, có gout, tự lập, khiêm nhường, thật thà, không ỷ lại vào sự nổi tiếng của ba. Dễ thương không mọi người?”. Dòng chia ngay sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều bình luận khen ngợi, đánh giá…

    Sau những dòng trạng thái “khoe” ấy là những nỗi niềm của các bậc phụ huynh. Không chỉ là khen ngợi con học giỏi, điểm cao quá, có phụ huynh khi nhìn bảng điểm của “con nhà người ta” liền vào coment kể lể việc học tập không bằng của con mình, than thở điểm số của con hay con vẫn được điểm như kỳ trước mà chẳng hơn…

    Trước vấn đề này, CVTL Lê Khanh, Cty GD KidsTime – Chi nhánh Bình Thạnh (TP HCM) cho rằng, tâm lý của các bậc cha mẹ là “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Có thể nói, người Việt là một trong những dân tộc coi trọng việc học của con vào bậc nhất. Không có gì hãnh diện cho bằng có một đứa con học giỏi và đạt được nhiều thành tích qua bảng điểm hay Giấy khen. Vì thế việc khoe Giấy khen, bảng điểm của con trên FB có thể xem là một “nhu cầu” tất yếu, không có gì sai.

    Đa phần các bậc cha mẹ thường nghĩ “tích cực” đấy là động lực thúc đẩy con cố gắng hơn. Tuy nhiên, điều ta đạt được là thỏa mãn lòng tự ái của bố mẹ, cùng với sự hãnh diện. Nhưng về phần con, phải chăng trẻ cũng thế ? Sau những giấy phút thăng hoa vì những lời khen, những nút like có cánh, thì điều đó đã vô tình tạo nên những áp lực nguy hại:

    + Thứ nhất: Ảo tưởng về sự giỏi giang và thông minh của con, để đưa ra những yêu cầu có khi cao hơn cả năng lực thực tế của trẻ.

    + Thứ hai: Tạo ra áp lực học tập lên trẻ, các em lại tiếp tục phải vùi đầu vào việc học để duy trì hay phấn đấu giữ được thứ hạng cao, đồng thời cũng hình thành tính kiêu ngạo ở trẻ. Có thể, sẽ có lúc trẻ sụt hạng và những chấn thương tâm lý có thể đến với trẻ vì sự thất bại này.

    + Thứ ba: Tạo nên tâm lý ganh tỵ một cách vô thức của các bậc cha mẹ khác. Và họ sẽ dùng sự thành công của các bạn này, tạo áp lực lên đứa con “kém cỏi” của mình, mới chỉ là học sinh tiên tiến hay trung bình trong lớp.

    Đồng quan điểm, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cũng cho rằng, không chỉ riêng trong lĩnh vực học tập, mà hầu như bất cứ một thành tích nào cũng có thể là cái cớ để bố mẹ khoe con trên mạng xã hội. Điều này giống như “con dao hai lưỡi”.

    Đưa bảng điểm trên mạng không có giá trị giáo dục hay động viên. Không phải đứa trẻ nào cũng thích việc bố mẹ đăng tải thông tin cá nhân của mình lên mạng. Có em ngại, xấu hổ không thích khen nhiều, không muốn nhiều người biết. Có những trường hợp mặc cảm, bị bạn bè trêu chọc…

    Chê bai và ngay cả lời khen vì điểm cao ít nhiều cũng tạo ra áp lực không đáng có với trẻ. Chúng có thể hình thành trong các con tiềm thức việc học nặng vì điểm số. Từ đó các con lao vào học, đánh đổi rất nhiều thứ chỉ với mục đích đạt điểm số thật cao để vui lòng cha mẹ. Khi không đạt, trẻ thường tìm cách nói dối, che giấu và hậu quả khôn lường. Thực tế đã có nhiều trường hợp không chịu nổi áp lực phải giữ bằng được danh hiệu học sinh giỏi hay xuất sắc ấy mà trở nên căng thẳng đến mức trầm cảm. Do vậy, nếu có đưa chỉ chia sẻ thông tin kết quả học tập với người thân ở xa hoặc giấu danh tính, trường lớp của trẻ.

    Cần cân bằng giữa học và trau dồi kỹ năng sống

    Chuyên viên tâm lý Lê Khanh cho rằng, với nhiều trẻ, học giỏi chưa phải là sẽ thành công nếu không có những kỹ năng sống đi kèm. Mà một trong những kỹ năng sống quan trọng, đó là khả năng kiểm soát cảm xúc. Những học sinh muốn đạt được thành tích cao, ngoài những “thông minh vốn sẵn tính trời” thì còn lại đều phải cố gắng hết sức, phải đầu tư rất nhiều thời gian vào việc học. Đó là một sự đầu tư thiếu cân bằng, không hài hòa giữa học tập, vui chơi và làm việc nhà.

    “Hơn nữa, áp lực học tập lại làm cho các em trở nên dễ căng thẳng, mệt mỏi và khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Đây chính là điều “lợi bất cập hại” nếu phải tập trung quá nhiều vào việc học, phải thường xuyên nỗ lực để đạt đến những số điểm tròn trịa, để rồi khi bước vào lứa tuổi dậy thì hay trưởng thành thì lại kiệt sức hay chỉ biết học mà không biết sống. Đặc biệt là sống với sự ổn định về tâm lý cũng như thể chất. Điều rất cần thiết cho tương lai”, chuyên viên tâm lý Lê Khanh nói.

    Theo chuyên gia Nguyễn An Chất, một đứa trẻ đạt điểm cao khi học tập không đồng nghĩa và chắc chắn có được thành công sau này hơn các bạn điểm kém. Sai lầm nhiều gia đình hiện gặp phải là chỉ muốn con đạt thành tích trong học tập mà không quan tâm đến việc phát triển nhân cách hay kỹ năng sống cho trẻ.

    Trước những áp lực đến từ cuộc sống, các em như những con gà công nghiệp, ngơ ngác với danh hiệu học sinh giỏi, xuất sắc nhưng lại thiếu hụt kỹ năng sống. Khi gặp vấn đề các em hầu như không biết đối phó, hóa giải ra sao. Điều này, đòi hỏi phụ huynh phải biết cân bằng giữa việc học kiến thức với trau dồi các giá trị sống, kỹ năng sống.

    Phương Thuận

    Giadinh.net.vn

    Trên nguyên tắc nếu đăng hình hay những thông tin cá nhân của trẻ mà chưa được sự đồng ý của con thì có thể bị phạt. Nhưng ở nước ta, cha mẹ vẫn xem con như một “tài sản riêng tư” và dĩ nhiên là rất “quý báu”, nên có nhiều người khoe con cũng giống như khoe nhà, khoe xe, khoe các sản phẩm do mình làm ra! Và họ lấy làm buồn cười vì những quy định có mục đích là bảo vệ và tôn trọng đứa trẻ. Họ nghĩ rằng: Con của tôi thì tôi có quyền khoe, cũng như có quyền… đánh. Mà họ không nghĩ đến như nguy cơ và cạm bẫy trên mạng xã hội cho đến khi nó xảy ra với con mình.

    (CVTL Lê Khanh)

     

  • Học sinh treo cổ tự tử trong lớp học: Biểu hiện “báo động” nào bị bỏ qua?

    Học sinh treo cổ tự tử trong lớp học: Biểu hiện “báo động” nào bị bỏ qua?

    Chuyên gia Lê Khanh nhận định, học sinh tự tử có thể bắt nguồn từ những lý do khác nhau và bố mẹ thường bỏ qua những biểu hiện “báo động” từ những thay đổi trong hành vi, cách sống.

    Hàng loạt vụ học sinh tự tử xảy ra, mới nhất là vụ một học sinh nữ đã treo cổ tự tử trong lớp học tại trường THCS Tân Lâm (Thạch Tân, Thạch Hà) khiến nhiều bậc phụ huynh, hoang mang lo lắng.

    Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia tâm lý Lê Khanh, Giám đốc chi nhánh công ty Giáo dục Kidstime tại TP.HCM nhận định: “Việc một người  phải chọn giải pháp tự kết liễu đời mình, nhất là với các em học sinh, đã cho thấy một sự gãy đổ nặng nề về nhận thức trong tâm hồn với rất nhiều lý do khác nhau – từ việc chạy trốn những thử thách trong cuộc sống mà các em không đủ sức đối diện cho đến việc xem đó là một hành vi “trả thù” với những người đã đè nén, áp bức một cách bất công mà các em không thể chống lại”…

    Cũng theo lý giải của chuyên gia Lê Khanh, chúng ta thường cho rằng, các em là những kẻ yếu đuối hay hèn nhát, không đủ dũng khí hay sự kiên nhẫn… Có khi lại cho rằng đó là một hành động thiếu suy nghĩ, nông nổi do không có kỹ năng sống. Tuy nhiên, cần phải  xem xét từng trường hợp, với những nguyên nhân khác nhau từ bên ngoài thì có khi lại thấy rằng việc hủy hoại bản thân lại là một điều tất yếu. Chính vì thế, đó sẽ là một tiếng chuông báo động về sự ô nhiễm “môi trường tâm lý” mà các em nói riêng, các học sinh của chúng ta nói chung hiện nay đang phải gánh chịu.

    Liên quan đến thực trạng một số trường hợp học sinh có học lực giỏi và được đánh giá không phải chịu nhiều áp lực từ việc học cũng tìm đến cái chết khiến dư luận hoang mang, chuyên gia tâm lý Lê Khanh đánh giá: “Trong số các em đi tìm cái chết, ở đây có khi là sự giải thoát hay trốn chạy thực tế… thì yếu tố học giỏi lại không đồng nghĩa với năng lực chịu đựng cao. Đôi khi chính vì sự học giỏi đó lại tạo ra những áp lực từ gia đình và từ chính bản thân, đã tạo ra những nội kết ngày càng nặng nề hơn khiến cho các em không đủ sức chịu đựng. Ban đầu, chỉ là những rối nhiễu tâm lý như cáu gắt, chống đối… dần dần đến mức trầm cảm, tự cô lập, bỏ ăn, mất ngủ… mà vẫn chưa nhận được sự quan tâm của gia đình và cuối cùng là một cái chết đã được báo trước.

    Mỗi cái chết đều có thể bắt nguồn từ những lý do khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố chung chính là những biểu hiện “báo động” mà người thân cần phải lưu ý từ những thay đổi trong hành vi, cách sống. Sự lo âu, mất ngủ hoặc thái độ dửng dưng  trước các tác động của người thân kèm theo các rối nhiễu tâm lý. Vì thế, không nên chờ “nước đến chân mới nhảy” mà cần phải có những biện pháp phòng ngừa”.

    Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, biện pháp phòng ngừa tốt nhất đơn giản ở 4 từ “tử tế – kiên quyết- yêu thương và tôn trọng”. Tử tế chứ không bảo bọc  – kiên quyết chứ không áp đặt – yêu thương chứ không đòi hỏi và tôn trọng chứ không nuông chiều.

    Ngoài ra, không chỉ là gia đình mà nhà trường còn phải có những biện pháp cụ thể về việc xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, quan tâm đến hoạt động tư vấn tâm lý học đường một cách hợp lý, không chạy theo những thành tích ảo, không tạo điều kiện cho bạo lực học đường phát sinh nhiều hơn. Chỉ như thế, những cái chết, đôi khi chỉ vì những nguyên nhân rất… đơn giản sẽ không còn là những nỗi đau cho gia đình và những mất mát cho xã hội.

    Trước đó, báo Người Đưa Tin đã đưa tin, vào khoảng 8h ngày 3/1, các học sinh lớp 7A, trường THCS Tân Lâm đến phòng Tin học để học. Khi quay trở lại lớp, các em bàng hoàng phát hiện em L. đã tử vong trong tư thế treo cổ tại cửa sổ và có để lại thư tuyệt mệnh. Sự việc khiến các học sinh gào khóc ầm ĩ. Nghe thấy vậy, các thầy giáo đã chạy đến và nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng. Ngay sau đó, công an có mặt phong tỏa hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc.

    Hương Lan

    ( Báo Người Đưa Tin )

  • Có nên thuê con làm việc nhà ?

    Có nên thuê con làm việc nhà ?

    GiadinhNet – Nhiều cha mẹ hiện có thói quen dùng tiền để thưởng cho con trong mọi việc, từ học tập đến làm việc nhà… với suy nghĩ rằng, con sẽ biết phụ giúp bố mẹ công việc nhà và có động lực phấn đấu học tập. Liệu rằng dùng tiền “thuê” con như vậy có phải là đúng, dưới đây là lời khuyên của chuyên gia.

     

    “Thuê” con làm việc nhà, học tập

    Mới đây trên mạng xã hội lan truyền “bảng báo giá việc nhà” của một phụ huynh. Theo phụ huynh này, cậu con trai đã tích lũy được món tiền kha khá nhờ “lao động công ích ở nhà” và người mẹ lo sợ mình sẽ “mất khả năng thanh toán”. Theo “bảng báo giá” mọi công việc đều được trả công từng hạng mục như rửa bát, cắm cơm, dọn phòng, lấy đồ giúp… mất 20.000 đồng; đi siêu thị, phơi quần áo mất 30.000 đồng; học sinh giỏi kì I được 1 triệu đồng, kì II được 2 triệu…

    Cách làm này được anh chị áp dụng là hình thức cho con trai tiết kiệm. Người mẹ chia sẻ, từ khi có bảng giá, cu cậu ý thức hẳn, ăn xong tự rửa bát, đồ dùng tự dọn vì nếu ba mẹ cất giúp thì con phải trả tiền. Tiền công ngày nào được thanh toán ngày đấy để nhét lợn. Ngoài ra, cậu còn có thể ứng trước để làm tròn số tiền. Nếu hôm nay thu được 110.000 đồng, cu cậu sẽ xin ứng trước 40.000 đồng để thành 150.000 đồng.

    Câu chuyện này đang gây nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng. Cũng có người tỏ ý đồng tình, cho rằng cách này dạy con lao động và biết quý trọng lao động. Không ít người lại phản đối vì cách làm hoàn toàn sai bởi nó khiến con trẻ không nhìn thấy nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với gia đình. Cũng có ý kiến cho rằng, điều này hình thành tính sòng phẳng, tất cả mọi cái làm cho nhau dù là người thân đều được quy đổi ra tiền.

    Đây không phải chuyện cá biệt bởi hiện có nhiều cha mẹ vẫn áp dụng cách này để thưởng cho con, song không phải ai cũng nhận được cái kết hoàn hảo. Anh Dũng (ở Hà Nội) cũng dùng tiền làm phần thưởng hy vọng đó sẽ là động lực để con phấn đấu học hành, tham gia vào công việc nhà. Vì vậy, từ nhỏ mỗi khi sai con làm việc gì dù rất nhỏ như quét nhà, dọn mâm bát hay thậm chí “dụ” con đi học, đi tắm… vợ chồng anh cũng lấy “tiền thưởng” làm động lực cho con. Khi bố mẹ anh biết chuyện cũng đã khuyên vợ chồng anh nên chấm dứt tuyệt đối cái việc thuê tiền cho con như vậy, nhưng anh chị gạt đi bảo: “Mỗi tháng mất một chút tiền để con siêng năng và chịu khó học chẳng đi đâu thiệt. Tiền mình bỏ sức ra mới kiếm được sẽ biết tiếc và không đòi mua lung tung nữa”.

    Đến giờ, khi con đã học cấp 2, cháu vẫn luôn đòi tiền mỗi khi làm việc nhà, học bài bởi nếu không có tiền, nhất định cháu không chịu làm. Anh Dũng chia sẻ, trước cháu rất chỉn chu nhưng gần đây mọi chuyện lại đâu vào đấy, cậu con trai của anh bắt đầu chểnh mảng trở lại. Không chỉ vậy, vợ chồng anh còn phát hiện con tìm mọi cách giấu không cho bố mẹ xem vở khi bị điểm kém. Anh chị đã rất vất vả để uốn lại con.

    Trẻ sẽ sống thực dụng

    Chuyên gia tâm lý Lê Khanh (Giám đốc Cty Giáo dục KIDSTIME Bình Thạnh, TP HCM) cho biết, có nhiều người trong các mối quan hệ xã hội, rất giỏi trong việc sử dụng sức mạnh của đồng tiền vì nghĩ tiền có thể khiến cho bất kỳ ai chấp nhận làm bất cứ điều gì, kể cả những điều họ không muốn. Từ đó, họ đã vận dụng luôn vào trong các mối quan hệ tại gia đình mình và sử dụng việc “thuê mướn” con thay vì sai bảo, hay nhờ cậy con của mình qua các bảng báo giá hay các mức phí trả công cho con từng vụ việc.

    Ngay cả với việc học tập của con, nhiều người cũng thích “treo thưởng” bằng tiền để thay cho những lời khích lệ, khen thưởng sáo rỗng không có giá trị thực tiễn. Đứa con cũng sẽ nỗ lực học tập hơn nhờ sức đẩy của đồng tiền. Tuy vậy, thưởng tiền khi con làm việc nhà hay đạt điểm cao thường mang tính tiêu cực hơn là tích cực.

    Trước mắt, việc làm này sẽ có hiệu quả khi trẻ tích cực làm việc hơn và sự đáp ứng ngay của con. Thế nhưng, đó là sự “lợi bất cập hại” khi bố mẹ vô tình lấy đi những giá trị tinh thần trong quan hệ gia đình, để thay vào đó các giá trị thực tiễn thường chỉ diễn ra trong các mối quan hệ xã hội. Khi bố mẹ ra giá với các “dịch vụ lao động” tại gia đình thì điều đạt được là kết quả như việc thuê mướn người ngoài (thường thì rẻ hơn).

    Có thể mọi người cho rằng, đó là sự công bằng khi trả công cho con, nhưng vô hình chung khiến đứa con lớn lên với cái tính thực dụng. Trẻ sẽ mất đi một giá trị hạnh phúc trong cuộc sống, đó là cái cảm nhận “được là người có ích cho người khác” hay niềm hãnh diện được người khác tôn trọng, bởi vì lúc đó trẻ sẽ có thể làm bất cứ điều gì miễn là được trả giá “sòng phẳng”. Đôi khi chính cha mẹ một mai khi về già, không còn đủ năng lực kiếm tiền để “trả công” cho con, sẽ mong đợi được gì ở đứa con mà bất cứ điều gì cũng phải trả công tương xứng? Hơn nữa, làm như vậy trẻ sẽ không nhận thức được những việc đó (việc nhà hay học tập) là trách nhiệm của mình, không tự giác làm.

    Theo nhà tâm lý, có nhiều cách khác tích cực để bố mẹ khuyến khích con làm việc nhà hay học tập. Thực tế, trẻ rất thích làm mọi việc nhưng thường không được như ý người lớn. Và bố mẹ sẽ chọn hoặc làm thay con hay tìm cách nào đó (trong đó có thưởng) để ép con làm theo ý mình.

    Trẻ sẽ vui vẻ làm việc nếu bố mẹ cũng làm việc. Trẻ sẽ không mệt mỏi, làm việc một cách vui vẻ nhẹ nhàng nếu trẻ được tập luyện cho làm việc nhà từ nhỏ, từ những việc đơn giản để dần dần trở nên một thói quen chứ không phải là những mệnh lệnh ngẫu hứng và kèm theo sự phê phán.

    Trẻ cũng được khen thưởng, khích lệ nhưng thay vì chỉ là những đồng tiền vô cảm, mà có thể đó sẽ là một sự tán thưởng, hay một món quà mà trẻ được tùy chọn vào trong dịp đi chơi cuối tuần. Bố mẹ cũng có thể thưởng tiền, nhưng đó là để đáp ứng một nhu cầu nào đó của trẻ chứ không đơn thuần là một sự trao đổi “tiền trao cháo múc” .

    “Chính sự quan tâm, hỏi han, cùng làm và chia sẻ công việc nhà của con với cha mẹ, những phần thưởng phù hợp với nhu cầu và tính cách của trẻ – mới là những “giá trị tích cực và hiệu quả” để giúp con phát triển. Không nên để trẻ trở thành một con người thực dụng, chỉ biết có “tiền” và những quyền lợi vật chất cho bản thân, con người phải biết yêu thương và tôn trọng những giá trị lao động mà con cái và cha mẹ đã cùng nhau xây dựng trong một cái “tổ ấm” được gọi là gia đình”, chuyên gia Lê Khanh khuyên.

    “Sự quan tâm, cùng làm và chia sẻ công việc nhà của con với cha mẹ, những phần thưởng phù hợp với nhu cầu và tính cách của trẻ – mới là những “giá trị tích cực và hiệu quả” để giúp con phát triển. Không nên để trẻ trở thành một con người thực dụng, chỉ biết có “tiền” và những quyền lợi vật chất cho bản thân, con người phải biết yêu thương và tôn trọng những giá trị lao động mà cha mẹ và con cái đã cùng nhau xây dựng trong một cái “tổ ấm” được gọi là gia đình”.

    Chuyên gia tâm lý Lê Khanh

    PHƯƠNG THUẬN

    ( Báo điện tử Gia Đình & Xã Hội )

  • Nghệ thuật bị hắt hủi và những điều khôn lường.

    Nghệ thuật bị hắt hủi và những điều khôn lường.

    TTCT- Trẻ em ngày càng có ít cơ hội tiếp cận nghệ thuật ở trường học và tại nhà – điều này sẽ để lại những hậu quả lâu dài.

    Trẻ MG Do Thái và Á Rập vẽ tranh trong trường song ngữ đầu tiên ở Jerusalem.

    “Ik ben ik” (Tôi là tôi) – là chủ đề lớp học khi con trai tôi bắt đầu đi học mẫu giáo tại Hà Lan cách đây hai năm. Nó đã vẽ chân dung mình, với chỉ hàm răng dưới và ba sợi tóc trên đầu. “Tóc khó vẽ lắm” – sau đó nó kể với tôi.

    Nó cũng miêu tả cuộc sống gia đình: ngôi nhà nhấp nhô và nằm nghiêng bên bờ kênh, cha nó và tôi đứng bên cạnh một con mèo không phải của chúng tôi, em gái đứng bên cạnh nó, trong khi chị gái – kẻ thù của nó lúc đó – lại không có mặt.

    Đó là vài nét thực tế đầu tiên chúng tôi có được về những trải nghiệm và sự ý thức về bản thân của con trai mình, vừa sâu sắc, vừa thú vị.

    Các tác phẩm nghệ thuật của ba đứa nhóc giăng khắp nhà. Chẳng hạn, chân dung của bé gái thứ hai với mái tóc đỏ thẫm vẽ bằng những nét sọc rộng, cùng con mắt thứ ba mà nó coi là mắt thần, được đóng khung và treo ngay ngắn trong phòng khách; hay bức tường phòng ngủ của cậu con trai thể hiện phác họa hình một chú hươu cao cổ.

    Chúng thích thú với việc chia sẻ những gì chúng không viết ra được qua những nét vẽ nguệch ngoạc.

    Một tỏ bày bản thân quan trọng 

    Nhiều bằng chứng cho thấy hội họa có những lợi ích phát triển đáng kể cho trẻ nhỏ. Hội họa tạo cho chúng không gian để diễn đạt những điều chúng nghĩ, qua đó, trẻ có thể phóng đại những gì quan trọng với bản thân, hoặc thể hiện những ý tưởng chúng không thể diễn tả được bằng lời.

    Thông qua nghệ thuật, trẻ nhỏ bộc lộ và mô tả các quan điểm của mình về bản thân, về thế giới và vị trí của chúng trong đó.

    Vai trò của hội họa trong việc tăng cường phát triển cho trẻ thời thơ ấu đã được ghi nhận kể từ khi giáo dục nghệ thuật bắt đầu trở thành một phần của chương trình giảng dạy tại các trường công lập ở các bang nước Mỹ vào năm 1870.

    Một nghiên cứu trên diện rộng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa những nét vẽ nguệch ngoạc của trẻ mầm non với giai đoạn khởi đầu học đọc và ngôn ngữ viết của chúng.

    Theo một phân tích của các giáo sư Susan Steffani và Paula M. Selvester của Trường đại học California State, Chico, hội họa cũng tạo tiền đề cho những thành công của trẻ trong các lĩnh vực khác, bao gồm cả việc lĩnh hội và suy luận về toán học.

    Nhìn chung, việc được tiếp xúc với nghệ thuật trong trường học đem lại lợi ích lâu dài về học tập và xã hội cho trẻ em, đặc biệt đối với những trẻ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

    Một nghiên cứu về nghệ thuật năm 2012 của Quỹ tài trợ nghệ thuật quốc gia (National Endowment for the Arts) tại Mỹ cho thấy những học sinh thuộc gia đình thu nhập thấp học lớp 8 được tiếp xúc nhiều với nghệ thuật có nhiều khả năng đạt điểm cao và vào đại học hơn những bạn bè ít được tiếp xúc.

    Nhưng theo một nghiên cứu mới được các thanh tra trường học Hà Lan tiến hành tại chính nước này, khoảng thời gian trẻ em dành cho việc vẽ bằng tay ở trong và ngoài trường đang liên tục giảm dần.

    Nghiên cứu cũng cho thấy các tác phẩm nghệ thuật của trẻ đã giảm đáng kể về cả chất lượng và mức độ phức tạp kể từ một nghiên cứu tương tự được thực hiện cách đây 20 năm.

    Dự án này, tập trung vào trẻ từ 11 – 12 tuổi, xác định các xu hướng tương tự với những trẻ ở Mỹ, nhằm tìm hiểu kỹ hơn về hiệu quả của giáo dục nghệ thuật, bao gồm không chỉ hội họa mà còn cả âm nhạc, sân khấu và khiêu vũ.

    Trong hai lĩnh vực nhạc – họa, người thực hiện nghiên cứu nhận thấy sự suy giảm chất lượng trong các tác phẩm của học sinh.

    Xu hướng này có thể mang lại những hậu quả lớn hơn đối với sự thành công của các học sinh trong tương lai, bởi theo tạp chí trực tuyến The Conversation, “hội họa có thể được kết hợp với việc học bằng nhiều cách như tương tác hình ảnh, tư duy phản biện, tổ chức và trình bày thông tin và phương thức giao tiếp khác giúp vượt qua những rào cản về ngôn ngữ”.

    Là một phần của nghiên cứu tại Hà Lan, các học sinh được giao hai bài tập vẽ và được đánh giá về khả năng phát triển và kết hợp các ý tưởng, thực nghiệm và nỗ lực thuyết trình theo chặng.

    Các bức tranh cho thấy ít có sự gắn kết (nghĩa là các sự vật bị tách rời chứ không liên quan với nhau) và ít chi tiết hơn so với những gì các học sinh đã thể hiện trong nghiên cứu được tiến hành 20 năm trước đây.

    Theo các nhà nghiên cứu, nhiều thay đổi đã tác động tới các kết quả này. Tương tự số liệu của Mỹ, số giờ giáo dục nghệ thuật ở các trường tiểu học tại Hà Lan đã giảm và ngày càng có ít giáo viên chuyên dạy nghệ thuật hơn.

    Theo phát thanh viên Đài RTL của Hà Lan, việc chuẩn bị giáo viên chuyên dạy nghệ thuật không phải là “ưu tiên tại các trường sư phạm”.

    Công nghệ được chào đón, nghệ thuật bị tranh chỗ 

    Nhưng những biến đổi xã hội và tiến bộ kỹ thuật cũng là những yếu tố ảnh hưởng, ông Rafael Van Crimpen – giám đốc Học viện Breitner (Amsterdam) – phát biểu với dutchnews.nl rằng ngày nay, các trường học đang chào đón công nghệ số thay cho nghệ thuật và sáng tạo.

    “Trẻ em sẽ vẽ tốt hơn nếu chúng có nhiều thời gian cho việc đó – Van Crimpen nói – Giáo dục đang thay đổi theo thời gian và điều này được phản ánh trong các bức vẽ của chúng.

    Và tất nhiên, kỹ thuật số hóa có tác động”. Cũng có thể thấy rõ những xu hướng này ở Mỹ với nhiều lớp học thậm chí dựa vào công nghệ để dạy nghệ thuật.

    Folkert Haanstra – giáo sư giảng dạy nghệ thuật, một trong những cố vấn trong nghiên cứu tại Hà Lan – cho biết tác động của việc số hóa thể hiện rõ nhất ở bên ngoài lớp học, nơi trẻ em dành nhiều thời gian cho công nghệ hơn là hội họa, do đó chúng ít được thực hành hơn.

    Ông nói: “Hơn nữa, chất lượng hình ảnh kỹ thuật số được tạo ra trên các thiết bị điện tử có lẽ đáp ứng tốt hơn và chuyên nghiệp hơn so với các bản vẽ tay”.

    Việc ưu ái công nghệ như một phương tiện học tập nói chung cũng làm giảm tầm quan trọng của nghệ thuật thủ công.

    Theo các nhà nghiên cứu Shirley Brice Heath và Elisabeth Soep: “Khi nhà trường giảm ngân sách và các cơ hội việc làm đòi hỏi kiến thức về công nghệ và các kỹ năng liên quan, nghệ thuật dễ trở thành môn học tự chọn hoặc bị loại bỏ”.

    Brice Heath, nhà nhân loại học chuyên về ngôn ngữ và Soep, một chuyên gia về đàm luận của giới trẻ và nền văn hóa truyền thông kỹ thuật số, cho rằng nghệ thuật thậm chí còn dễ bị cắt giảm hơn các chương trình không phải là môn học.

    Nghịch lý là môn nghệ thuật thử thách học sinh thông qua việc kiểm tra giới hạn khả năng tưởng tượng và sáng tạo một cách toàn diện hơn so với các hoạt động được bảo vệ khác.

    “Tất cả các học sinh tập vẽ, đặc biệt học sinh nhỏ tuổi, phải đối mặt với những rủi ro đa dạng hơn so với học sinh tham gia những hoạt động khác, như bóng rổ hoặc hội đồng học sinh trường học – hai chương trình ít người nghi ngờ hoặc đánh giá thấp”.

    Ý kiến “nghệ thuật là một môn học được ưu tiên thấp hơn trong trường học” không phải là mới. Năm 1993, New York Times đã đưa tin việc cắt giảm ngân sách trong các trường học đặt nghệ thuật vào tình thế nguy hiểm, và hậu quả này quá dễ dàng được coi là phải chấp nhận.

    Cũng theo New York Times, “giáo dục nghệ thuật, từ lâu bị chối bỏ như một môn phụ, đang dần biến mất khỏi cuộc sống của học sinh – đặc biệt là các học sinh đô thị nghèo.

    Mặc dù các nghệ sĩ cũng như các nhà giáo dục tranh luận rằng trẻ em không được học nghệ thuật cũng kém cỏi như những đứa trẻ không học toán, ý kiến của họ vẫn không hề được lưu tâm trong khi các trường học vẫn phải đấu tranh với việc cắt giảm ngân sách”.

    Các chương trình nghệ thuật trong và ngoài trường học liên tục có nguy cơ bị cắt giảm. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos thậm chí còn đề xuất giảm ngân sách giáo dục liên bang thêm 9 tỉ USD, trong đó cắt giảm chương trình giáo dục nghệ thuật 27 triệu đôla.

    Trong khi việc ưu tiên cho nghệ thuật trong các trường công giảm đi và sự tương tác kỹ thuật số thế chỗ cho thời gian học vẽ của học sinh, tác động có thể sâu sắc hơn chúng ta nghĩ.

    Như W. G. Whitford đã viết trong bài “Lược sử về giáo dục nghệ thuật ở Hoa Kỳ” năm 1923: “Không có nghệ thuật sẽ để lại một sự thiếu sót không gì có thể thay thế.

    Thông qua mối tương quan và hợp tác hiệu quả, tác phẩm nghệ thuật trở thành sự trợ giúp, một sự kết nối giữa tất cả các môn học và làm cho mọi bài tập tại trường trở nên thú vị và có giá trị hơn”.

    (Zac Herman 
chuyển ngữ từ The Atlantic)

    Nguồn : Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 23/7/2017

  • Làm gì khi con suy sụp tinh thần khi biết được điểm thi

    Làm gì khi con suy sụp tinh thần khi biết được điểm thi

    GiadinhNet – Vào đại học hiện không còn là cánh cửa duy nhất để bước vào đời nhưng vẫn không ít những bạn trẻ chỉ vì không có tên trong danh sách một trường nào đó, đã suy sụp tâm lý nặng nề thậm chí tìm đến cái chết

    “Sốc” khi biết điểm thi

    Những ngày vừa qua, em Nguyễn Minh Hùng (ở Hà Nội) đã rất sốc sau khi biết điểm thi của mình. Hùng thi ban B, gia đình rất kỳ vọng vì nhiều năm liền em đạt học sinh giỏi. Thi xong THPT Quốc gia, Hùng chắc chắn mình được khoảng 8 điểm mỗi môn. Vậy mà vừa rồi có kết quả, khi tra điểm xong Hùng suy sụp hoàn toàn và không tin được vào mắt mình khi tổng điểm của em chỉ đạt đủ điểm sàn.

    Sau khi biết điểm, bố mẹ không hỏi han nói chuyện khiến Hùng càng buồn. Bản thân Hùng ăn uống qua loa xong lên phòng nhốt mình nằm khóc, không dám ra ngoài, tài khoản Facebook cũng khóa để tránh câu hỏi từ bạn bè. “Thật sự em cảm thấy mình kém cỏi và hoàn toàn suy sụp, chẳng thấy tương lai đâu nữa. Điểm thấp cơ hội vào đại học của em là rất khó. Ai cũng nói mang tiếng học giỏi mà cuối cùng chỉ làm được như thế”, Hùng buồn bã nói.

    Hàng năm sau khi có kết quả thi đại học, các bệnh viện như: Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, Bệnh viện tâm thần Trung ương 1… lại tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị sang chấn tâm lý do thất bại trong thi cử. Bị trầm cảm và mắc chứng rối loạn tâm thần do áp lực học hành, thi cử đang trở thành vấn đề đáng báo động đối với học sinh, sinh viên.

    Đau lòng hơn trong những kỳ thi trước đã có nhiều em lựa chọn cái chết sau khi biết điểm thi, trượt đại học. Như em Đ.T.Tr (SN 1999) ở Bình Phước đã gieo mình xuống sông tự tử vì áp lực học tập. Trước đó, nữ sinh lớp 11 đã để lại 5 lá thư tuyệt mệnh được viết gửi cho bố mẹ, chị gái và bạn thân trong cặp sách…

    Đừng tạo áp lực

    Chuyên gia tâm lý Lê Khanh (Cty Giáo dục Kidstime Bình Thạnh TPHCM) cho rằng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự suy sụp chính là sự thiếu tự tin vào bản thân, thiếu khả năng làm chủ cảm xúc và đôi khi, sau thời gian tập trung ôn thi, đã không chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe để đến ngày thi lại không còn sức lực.

    Ngược lại, cũng có những bạn trẻ quá tự tin vào năng lực, kiến thức của mình, tự đặt ra những kỳ vọng khi thi, cho rằng chắc chắn mình phải thi đậu với thứ hạng cao, mà quên mất các kỹ thuật thi theo hình thức trắc nghiệm, không biết phân phối thời gian, tập trung năng lực giải đáp ngay cả những câu khó, để cuối cùng không đủ thời gian làm bài và khi thất bại thì lại rơi xuống hố sâu tuyệt vọng vì bất mãn với chính mình.

    Tuy nhiên, nếu chỉ vì nguyên nhân này thì chưa hẳn đã có thể dẫn đến cái chết cho các em. Chính sự kỳ vọng quá nhiều của bố mẹ, gia đình đã tạo ra một áp lực không hề nhẹ lên tâm lý các em. Đặc biệt là với những gia đình mà bố mẹ là những nhà trí thức, có học vị hay địa vị cao trong xã hội. Họ không chấp nhận được một đứa con thi rớt ngay từ kỳ thi tốt nghiệp. Điều mà đối với họ như một sự đương nhiên, khi con đánh mất đi sự kỳ vọng của gia đình, khi cánh cửa đại học đóng lại trước mắt thì hầu như với họ không còn con đường nào khác. Họ không thể chấp nhận việc bố mẹ là kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ, giáo sư… mà con lại trở thành công nhân, dù là công nhân bậc cao đi nữa.

    Những gia đình nông dân, cũng có khi đặt quá nhiều mong chờ vào con, đã hy sinh rất nhiều công sức, tiền của cho con ăn học cũng có thể đem đến những áp lực với con. Đặc biệt, ở các vùng nông thôn miền Bắc, nơi việc học là một điều vô cùng quan trọng, chỉ cần tốt nghiệp là đủ có cớ để mở tiệc ăn mừng, mời bà con làng xóm đến để… khoe. Như vậy, áp lực đến từ gia đình và đến từ những người xung quanh trong họ hàng, thôn xóm cũng là một áp lực nặng nề đưa đến sự sụp đổ của một “kẻ thất bại”.

    Để tránh tình trạng này, chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, ngay từ khi còn là học sinh cấp 2, 3 các em đã phải rèn luyện cho mình sự tự tin vào bản thân. Ở đây, sự tác động của gia đình là không hề nhỏ để xây dựng sự tự tin, nhận biết giá trị bản thân của các em.

    Bố mẹ không nên quá chú trọng đến việc bắt con phải học ngày học đêm, phải trở thành học sinh giỏi mà quên đi sự rèn luyện thân thể, quên đi sự gắn kết với gia đình, tham gia các hoạt động trong nhà. Những chuyện tưởng là nhỏ nhặt nhưng lại có giá trị góp phần to lớn vào việc phát triển kỹ năng sống cho con, để chính những yếu tố tích cực ấy sẽ giúp các em biết vượt qua những thất bại, với tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản”.

    Ngoài ra, việc đặt nhiều kỳ vọng vào con, mà không để ý đến tính cách, năng lực và sở thích để biết hướng con vào các môn học mà các em có hứng thú, biết tổ chức việc học cùng sự nghỉ ngơi, giải trí thích hợp sẽ khiến cho các em không đủ sức từ thể chất đến tinh thần để vượt qua những thách thức. Việc quan tâm đến khả năng, sở thích và biết hướng điều đó vào trong việc học tập sẽ đem đến những tư duy tích cực cho các em và không tạo nên cho các em những áp lực không hợp lý.

    Cha mẹ nên nghĩ rằng, bằng cấp chỉ là một điều kiện cần mà chưa đủ. Chính những hoạt động phù hợp với khả năng của các em mới là điều quan trọng giúp các em thành công trong việc định hướng cho tương lai.

    Bởi vậy khi con điểm thấp, trượt đại học, cha mẹ nên chấp nhận kết quả. Hãy là chỗ dựa vững chắc để con có thể vượt qua. Con sẽ cảm thấy được an ủi phần nào với đơn giản là những cái ôm chặt, lời động viên, sự an ủi của bố mẹ…

    Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh

    PHƯƠNG THUẬN ( Báo Gia Đình & Xã hội )

  • Biểu hiện các loại hình trí thông minh của trẻ

    Biểu hiện các loại hình trí thông minh của trẻ

    1.Trí thông minh ngôn ngữ

    Những bé sở hữu loại hình trí thông minh này thường có sự yêu thích đặc biệt với từ ngữ. Bé có khả năng ghi nhớ tốt sự kiện, đọc nhanh, viết nhanh hơn những trẻ khác.

    Trẻ có thể học tập thông qua ngôn ngữ, lời nói
    – Nhạy cảm với ngữ nghĩa, nhịp điệu, âm thanh của các từ
    – Bé thích thú với việc kể chuyện và viết lách.
    – Thích đọc, thơ ca, truyện cười và thích thú khi chơi với các trò đố chữ, giải đáp các câu đố.

    Cha mẹ nên làm gì?
    – Hãy cùng đọc với con của bạn
    – Hãy lắng nghe con của bạn một cách chăm chú về những câu hỏi, những trải nghiệm của chúng
    – Khuyến khích con bạn kể cho bạn nghe những câu chuyện mà chúng vừa đọc hoặc chia sẻ với bạn.
    – Cho trẻ cơ hội đọc sách và thường đưa trẻ đến nhà sách.
    – Cho trẻ tham gia viết báo tường của lớp.

    2. Trí thông minh suy luận, tư duy

    Biểu hiện thường gặp ở những bé có khả năng về logic, toán học là khả năng tính toán và suy nghĩ logic. Những trò chơi yêu thích của bé thường thiên về những con số, đồ chơi xếp hình khối, lắp ghép…Trẻ có thể học tập thông qua phân tích logic, toán học (logical)

    – Thích chơi các trò chơi liên quan đến các con số, trò chơi ghép hình, làm các thử nghiệm.

    Có kỹ năng lập luận tốt và biết đặt các câu hỏi có tính logic.
    – Thích các trật tự và những chỉ dẫn tuần tự từng bước.

    Cha mẹ nên làm gì?
    – Hãy để cho trẻ được làm các thí nghiệm/ thử nghiệm
    – Chỉ cho con bạn cách sử dụng máy tính (calculator) máy tính bảng ( với trẻ trên 5 tuổi )
    – Chơi các loại cờ như cờ vua, cờ tướng, carô, …
    – Yêu cầu trẻ giải các bài toán mẫu cho lớp xem.
    – Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng những sự vật mà chúng quan sát được có thể sắp xếp theo nhóm về màu sắc, hình dáng hay các đặc điểm khác.
    – Hãy cùng bé chơi trò chơi xếp đồ vật thành các nhóm có đặc tính tương tự nhau và cụ thể hóa bằng cách giúp bé tạo ra những đồ thị, vẽ trên giấy hình ảnh các món vật dụng đó. Tiến xa hơn nữa, bạn hãy cùng trẻ thảo luận về nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

    3. Trí thông minh không gian, thị giác

    Loại hình trí thông minh không gian thường biểu hiện ở những bé thích thú với việc tìm đường trong mê cung, các mô hình kiến trúc, đồ chơi lắp ghép, xếp hình. Bé có khả năng cảm nhận, nhìn nhận mọi việc ở nhiều góc độ khác nhau, và đặc biệt “nhạy cảm” với những chi tiết trực quan cụ thể.

    Trẻ có thể học tập thông qua thị giác, hình ảnh (visual)
    – Thích tạo ra các hoa văn, hình vẽ và cần có sự kích thích về thị giác.

    – Hay mơ mộng
    – Có năng khiếu về nghệ thuật.

    Cha mẹ nên làm gì?
    – Hướng dẫn trẻ tập quan sát các hiện tượng xung quanh từ những sự vật đơn giản như những bông hoa mọc sau vườn khi bạn đi dạo cùng chúng hay những đồ chơi khi thả trong bồn tắm sẽ nổi hay chìm.
    – Hãy khuyến khích trẻ sử dụng hết các giác quan khi quan sát sự vật cũng như đứng từ nhiều góc độ khác nhau, khoảng cách để quan sát chúng. Sau đó, bạn hãy đưa ra những câu hỏi: Con thấy nó màu gì, nó có mùi gì, nó kêu như thế nào?

    4. Trí thông minh âm nhạc, thính giác

    Không cần thiết phải biểu hiện bằng khả năng ca hay hát giỏi, những bé sở hữu trí thông minh về âm nhạc có khả năng ghi nhớ và bắt chước giai điệu rất nhanh. Bé rất thích thú với âm thanh, và thường xuyên nhún nhảy theo nhạc.

    Bé là người có thể học tập thông qua âm nhạc (musical)
    – Thích chơi các nhạc cụ, thích hát hò, gõ trống
    – Thích các âm thanh như giọng nói, âm thanh tự nhiên, âm thanh từ nhạc cụ
    – Học dễ dàng hơn nếu có bật nhạc hoặc có các vật gì đó gõ nhịp, nhớ bài học tốt hơn nếu được nghe và được học bằng việc đọc thành lời.

    Cha mẹ nên làm gì?
    – Cho phép con bạn lựa chọn các bản nhạc tại cửa hàng bán băng đĩa nhạc
    – Khuyến khích trẻ hát theo hoặc vỗ tay theo nhịp điệu một bản nhạc.
    – Nếu có thể, cho trẻ tham gia vào các buổi học âm nhạc.

    – Cho trẻ có cơ hội được đi tham dự các buổi trình diễn âm nhạc hay hòa nhạc.
    – Cho trẻ cùng tham gia và hướng dẫn các bạn trong lớp hát một bài, hoặc tham gia đội văn nghệ.

    5. Trí thông minh vận động

     Xuất hiện ở những bé hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, leo trèo. Những bé có khả nặng vận động tốt thường biết đi sớm hơn, khả năng cầm nắm, điều khiển hoạt động cơ thể cũng tốt hơn.

    Trẻ có thể học tập thông qua vận động (physical)
    – Bé khỏe mạnh và năng động.
    – Thích đóng kịch, khiêu vũ, thể hiện bản thân với những hành động và chuyển động của cơ thể.
    – Học tập thông qua các chuyển động của cơ thể và thông qua việc chạm vào và cảm giác về sự vật.
    – Sử dụng các chuyển động, cử chỉ, điệu bộ và các biểu hiện cơ thể để học hỏi và giải quyết vấn đề.
    Cha mẹ nên làm gì?
    – Cho trẻ tham gia vào các hoạt động khiêu vũ, đóng kịch, thể thao.
    – Cung cấp các hoạt động thực nghiệm lôi cuốn.
    – Đi bộ, chạy bộ, chơi tennis, đạp xe,…cùng gia đình.
    – Giáo viên thể dục có thể nhờ trẻ làm các động tác thể dục mẫu cho cả lớp.

    6. Trí thông minh tương tác

    Trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này thường có khả năng giao tiếp tốt, nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi vấn đề. Mẹ sẽ nhận thấy bé có khả năng hòa nhập và tương tác khá tốt với mọi người, thậm chí với những người lần đầu gặp mặt.

    Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động hướng ngoại (extrovert)
    – Trẻ là người thích giao tiếp xã hội.
    – Có thể “đọc” được các cảm xúc và cách cư xử của người khác.
    – Là nhà lãnh đạo xuất sắc và thích tham gia đội nhóm.
    – Có thể giúp đỡ bạn cùng tuổi và làm việc hợp tác với những người khác.

    Cha mẹ nên làm gì?
    – Chơi những trò chơi gia đình.
    – Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động nhóm.
    – Khuyến khích thảo luận và giải quyết vấn đề.
    – Giao cho trẻ vai trò quản lý nhóm khi chia nhóm học tập trong lớp.

    7. Trí thông minh nội tâm

    Trẻ có trí thông minh nội tâm hay còn gọi là năng lực tự nhận biết bản thân thường hiểu rõ cảm xúc của bản thân và có thể biểu đạt mong muốn của mình thông qua nhiều cách diễn đạt cảm xúc khác nhau.

    Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động hướng nội (introvert)
    – Thích làm việc độc lập
    – Biết tự động viên, khuyến khích bản thân và thích các hoạt động một mình.
    – Thường tách ra và không đi theo xu hướng của đám đông.
    – Có khả năng hiểu cảm xúc, động lực và tâm trạng của mình.

    Cha mẹ nên làm gì?
    – Cho trẻ có thời gian làm việc và chơi một mình.
    – Yêu cầu trẻ hãy tạo ra vài thứ gì đó cho toàn gia đình để trẻ có cơ hội làm việc mình thích.
    – Khuyến khích trẻ lưu giữ nhật ký hoặc các ghi chép hàng ngày.

    8. Trí thông minh tự nhiên

    Với loại hình trí thông minh này, bé sẽ thể hiện sự thích thú của mình với những loại động – thực vật tự nhiên, sự thay đổi thời tiết, khí hậu… Ngay từ nhỏ, bé cưng đã có thể ghi nhớ và nhận dạng rất nhiều loài cây cối, và động vật khác nhau.

    Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động thực tế (existential).
    – Thích quan sát, tò mò về các hiện tượng xung quanh
    – Thích thử nghiệm các hoạt động mới mẻ.
    – Có khả năng thích ứng tốt với những môi trường khác nhau

    Cha mẹ nên làm gì?
    – Mở rộng hiểu biết về các hiện tượng khoa học cho trẻ bằng cách quan sát những hiện tượng tương tự như thế trong cuộc sống và trong tự nhiên.
    – Bạn hãy giúp trẻ lặp lại những thí nghiệm nhưng thay đổi đi các yếu tố tác động, ví dụ như bạn hãy cho trẻ quan sát cây sẽ phát triển ra sao dưới ánh sáng của bóng đèn điện?
    – Trước khi thay đổi các điều kiện tác động đó thì bạn hãy hướng dẫn trẻ tập phán đoán trước điều gì sẽ xảy ra trước khi thử nghiệm.

    Với những năng lực rất cơ bản này, bạn hãy theo dõi xem trẻ có thích những chủ đề mà bạn hương dẫn không? Thường xuyên đọc sách báo về khoa học để cho trẻ được tìm hiểu thêm những lĩnh vực mà chúng quan tâm, có thể giúp trẻ phát triển trí thông minh theo đúng thế mạnh của chúng.  

    @INTERNET