Vấn đề về tư duy logic ở trẻ kém chú ý
15/03/201410 yếu tố xấu ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em
30/03/2014Việc mua đồ chơi cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi khiến nhiều phụ huynh đau đầu: Đồ chơi đơn điệu, đắt tiền và nhất làm trẻ sẽ mau chán. Xin bầy các mẹ một mẹo rất đơn giản : Hãy tạo những rổ châu báu cho trẻ chơi – Một kiểu đồ chơi tương tác mà trẻ sẽ không biết chán.
Có lẽ khái niệm “rổ châu báu” (treasure basket) còn xa lạ với nhiều phụ huynh. Nhưng nếu vào Google và gõ từ “ treasure basket” lập tức hơn 6 triệu kết quả hiện ra, đủ để thấy mức độ phổ biến của cụm từ này ở ..ngoài Việt Nam. Mà cũng có thể bạn đang có những rổ châu báu cho con tại nhà mà bạn không biết chúng là châu báu đó thôi !
Rổ châu báu là gì ?
Rổ châu báu được các chuyên gia về chăm sóc trẻ em sử dụng nhiều thập kỷ nay như một phương pháp dạy trẻ nhỏ cách chọn lựa, chạm, nếm và cảm nhận. Đây là một ý tưởng cực kỳ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để lôi cuốn những đôi mắt, đôi tai và cái miệng xinh xắn – Làm giàu kinh nghiệm cho trẻ về những đồ vật chung quanh mình, kích thích sự tìm tòi, suy nghĩ và kỹ năng chơi độc lập.
Khi nào nên giới thiệu Rổ châu báu cho trẻ ?
Trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi đều thích những niềm vui mà rổ châu báu mang lại, miễn nó chứa những đồ vật phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Em bé 3 tháng tuổi sẽ thích có một cái chai để lăn qua lăn lại ( Với các hạt lóng lánh phát ra tiếng động ở bên trong ) Trong khi em bé 8 thánh tuổi lại thích một cái đánh trứng để trẻ đập vào cái chén hoặc một trái thông khô. Thời điểm để trẻ chơi rổ châu báu cũng cần phải lưu ý, vì khi trẻ mệt, đang đói hay buồn ngủ thì có rổ gì cũng không thú hút được.
Rổ Châu Báu các loại
Đến lúc này thì hẳn là các bạn phát hiện ra rồi, rổ Châu Báu thật ra chẳng có tý tẹo nào các viên ngọc hay kim cương, mà chỉ là bất cứ thứ gì trẻ chơi được và được cho vào rổ để lập tức biến thành châu báu đối với các em mà thôi.
Bởi thế không có gì đơn giản hơn là việc làm một Rổ Châu Báu cho con. Các bạn có thể “thu gom” những thứ có trong nhà và trong một thời gian ngắn, sẽ tạo được một trong những rổ châu báu sau:
- Rổ Nhà Bếp : Nhà bếp luôn là niềm khoái cảm vô bờ đối với những đôi mắt và đôi tai bé nhỏ : Chảo cũ, muỗng, thìa nhỏ, cọ quét màu bánh, cái đánh trứng, khăn lau, lọ mứt hay chai lọ đã qua sử dụng để bạn cho vào đó một số vật nhỏ tạo ra tiếng động vui tai.
- Rổ Thiên nhiên: Trái thông, vỏ cây, cỏ , đá, vỏ sò, khúc gỗ, hạt dẻ…. là những chất liệu mà khi còn nhỏ, trẻ nào cũng thích cầm nắm, còn khi lớn lên thì đó lại là những công cụ làm tăng sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Rổ Thức ăn: Các loại trái cây, bánh mì, bánh quy bẻ nhỏ để cho bé chọn lựa và so sánh.
- Rổ Mềm : Các cuộn len nhỏ, bọt biển, các loại đồ chơi nhựa mềm, bàn chải mềm, vải nhung… Hay để cho trẻ chạm, nắn bóp để cảm nhận sự khác nhau của các loại vật liệu trong tay và trên da của bé.
- Rổ Hành Động: Rất thích hợp với các bé 2.3 tuổi. Đặc biệt la 2khi bé ở trong giai đoạn thích bắt chước và chơi giả vờ như gọi điện thoại, giả vờ làm đầu bếp, pha trà và ăn uống với các món đồ chơi công cụ gia đình.
- Rổ tiếng ồn: Trẻ em thích nghe và cũng thích phát ra tiếng ồn. Điều này làm thỏa mãn các giác quan và làm cho trẻ hài lòng khi có thể trải nghiệm được những tiếng ồn thú vị, đặc biệt khi nó do chính trẻ gây ra. Chuông nhỏ, chùm chìa khóa, các chai lọ với những hạt sỏi, viên bi , hạt đậu đen ở bên trong…
- Rổ màu sắc: Bé nhỏ dưới 12 tháng sẽ rất thích nhìn những màu sắc đối lập nhau như đỏ, đen và trắng.. Trong khi bé lớn hơn sẽ thích thú với 7 sắc cầu vồng ! Hãy thu thập các loại vật liệu, vải vóc, ruy băng, thiệp, các đồ chơi nhỏ và bền chắc, cột tóc, vòng nhựa… có màu sắc khác nhau để tạo nên rổ Màu Sắc cho bé nhé.
- Rổ Tổng hợp: Bất kỳ vật dụng gia đình nào có chất liệu an toàn và màu sắc bắt mắt. Bàn chải đánh răng, con vịt bằng cao su, trái bóng mềm, lược chai đầu… càng nhiều đồ vật và nhiều kết cấu đối lập nhau càng tốt. Hoặc bất kỳ một thứ nào trong những cái rổ kể trên.
Ngoài ra, bạn nên nhớ các nguyên tắc sau :
– Luôn để mắt đến bé khi bé chơi với rổ châu báu.
– Bổ sung những món đồ phù hợp với độ tuổi của con
– Kiểm tra thường xuyên các đồ vật trong rổ châu báu để bảo đảm chúng sạch sẽ, an toàn và không gây tổn thương cho con.
THU HOÀI
( Báo Thanh Niên 15/3/2014)