Giúp con Hạnh Phúc
17/06/2012
Bàn về Tiếng Việt
17/06/2012
Giúp con Hạnh Phúc
17/06/2012
Bàn về Tiếng Việt
17/06/2012

 Trẻ em được ví như một tờ giấy trắng, rất dễ tiếp thu những điều xảy ra ở môi trường xung quanh. Nhưng, làm thế nào để bạn có thể đảm bảo rằng con bạn chỉ tiếp thu những điều đúng, hơn là những điều xấu?

Theo Kompas, không có cách nào khác, ngoài việc luôn luôn có hành vi cư xử tốt trước mặt con, và tất nhiên kể cả khi con không ở bên bạn. Bởi vì kể cả khi trẻ chưa biết nói chăng nữa, trẻ cũng rất giỏi bắt chước chỉ từ sự quan sát hành vi của bạn. Vì vậy, trước khi bạn nói ra điều gì, hãy lưu ý 12 điều quan trọng trẻ em học được từ hành vi của bạn.


1.Nói năng thô lỗ Khi con bạn chào bố mình bằng biệt danh mà bạn hay gọi chồng bạn, trông có vẻ buồn cười. Nhưng sẽ thế nào nếu những lời nói thô lỗ của bạn được con nhắc lại? Con nhỏ có thể không quan tâm đến thái độ của bạn, nhưng tai con chủ động lắng nghe bất cứ điều gì bạn nói. Đừng ngạc nhiên nếu con đột nhiên nói tục trước mặt bà ngoại, hoặc bắt chước những gì bạn nói xấu hàng xóm ngay trước mặt họ!


2. Tình cảm yêu thương Cách tốt nhất để dạy con cách thể hiện tình yêu thương là đưa ví dụ từ chính hành vi của bạn từ khi con còn nhỏ. Chứng tỏ rằng bạn là người phụ nữ quan tâm đến gia đình, người thầy, người dân yếu thế, thậm chí đối với cả vật nuôi của bạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em nhận được sự chăm sóc yêu thương đầy đủ phát triển nhanh cả về nhận thức và thể chất.


3. Hành vi Hãy cho con bạn thấy những ví dụ ngọt ngào trong cư xử của bạn khi gia đình quây quần tại bàn ăn tối, đến thăm nhà một người bạn, hoặc bất cứ nơi nào để con có thể tiếp thu những điều tốt nhất. Giải thích những từ mà trẻ nên sử dụng, chẳng hạn như “vui lòng” và “cảm ơn”, hoặc xin lỗi khi mắc sai lầm…


4. Chia sẻ “Đó là của con!” Đó là những từ bé thường thốt ra khi ai đó hỏi xin đồ ăn hoặc mượn đồ chơi của bé, và thường là bé từ chối. Bạn có thể dạy cho con bạn sự chia sẻ yêu thương bằng việc chưa đồ ăn hoặc đồ chơi của mình với bạn bè, và sau đó giải thích tại sao bạn đã làm việc đó. Khuyến khích các thói quen chia sẻ khi trẻ ở nhà và ở trường, và khen ngợi khi trẻ thực hiện các hành vi đó.


5. Ăn uống lành mạnh Rất không công bằng nếu bạn tập cho trẻ ăn rau quả, còn bạn thì thoả thích ăn thịt viên, bánh kẹo, sô-cô-la hoặc kem. Thói quen ăn uống của trẻ em thực sự được thừa hưởng từ cha mẹ và thậm chí cả khẩu vị của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, hãy cố gắng cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh cho trẻ và cùng ăn với trẻ. Thể hiện cảm xúc khi mô tả các món ăn ngon, hấp dẫn để thu hút trẻ.



6. Tự tin Tạo sự tự tin cho trẻ bằng cách duy trì sự tự tin của bạn. Thậm chí nếu bạn thuộc kiểu người hay cười nhạo bản thân cũng hãy cố gắng tránh việc chỉ trích chính mình khi đứng trước gương, lo lắng về trọng lượng cơ thể, hoặc khi bạn gây ra lỗi lầm gì. Khi con bạn lớn lên với hình ảnh chính bản thân trẻ khỏe mạnh, trẻ sẽ có thể vượt qua nhiều trở ngại trong cuộc sống trong tình yêu, nghề nghiệp… Hãy khen ngợi đức tính tốt, những thành công và tiến bộ của con. Như vậy, trẻ sẽ rất tự hào và sẽ phát huy những gì tốt mà trẻ thực hiện.


7. Tôn trọng bản thân Trẻ em cần được dạy dỗ về tính quảng đại và chia sẻ, nhưng điều không kém quan trọng là để chỉ cho họ thấy làm thế nào để thiết lập ranh giới đối với bản thân họ. Chẳng hạn, nếu bạn quá ngoan ngoãn và tuân theo mệnh lệnh của người khác, đứa trẻ sẽ học theo tính cách này của bạn. Từ thái độ của bạn, đứa trẻ có thể phát triển thành một người luôn luôn đầu hàng và không bao giờ có được những gì trẻ muốn.


8. Tôn trọng người khác Ngược lại với điều trên, trẻ cũng sẽ học từ bạn cách tôn trọng người khác như thế nào. Ngay khi bước vào mẫu giáo, cháu đã có thái độ mỉa mai và có thể khiến bạn bè trẻ ngại gần làm bạn với trẻ. Vì vậy, khi nói về những điều xấu, hãy chắc chắn rằng con bạn không ở cạnh đó.


9. Sự bao dung Nếu bạn thường xuyên coi thường văn hóa của cá nhân khác, con bạn sẽ bắt chước những thói quen của bạn. Rất khó dạy con về sự bao dung, nhưng có những điều bạn có thể làm để cho trẻ có thể tôn trọng sự khác biệt. Ví dụ, hỏi con suy nghĩ thế nào về những người bạn thường mặc quần áo cũ. Giải thích lý do tại sao bạn của con có thói quen ăn uống, mặc quần áo khác với con… Chỉ ra những việc nhỏ như thế sẽ giúp trẻ hiểu được vấn đề lớn hơn khi trẻ ngày càng lớn lên.


10. Chăm sóc môi trường Sự huỷ hoại môi trường ngày càng nghiêm trọng diễn ra hiện nay khiến thế giới lo ngại, điều đó sẽ thế nào khi trẻ lớn lên? Do đó, dạy cho trẻ luôn luôn quan tâm đến môi trường từ khi còn nhỏ là điều rất cần thiết. Bạn có thể cung cấp nhiều ví dụ nhỏ như bỏ rác vào thùng rác, tắt đèn hoặc TV khi không sử dụng, hoặc trồng cây xanh… Cho trẻ biết hệ quả gì sẽ xảy ra khi người ta xả rác ra môi trường xung quanh.


11. Đọc sách Nếu bạn muốn con bạn thích đọc sách, tất nhiên bạn cũng phải bắt đầu với thói quen này của bạn. Hãy đưa sách hay tạp chí về nhà và bắt đầu thói quen đọc sách mỗi ngày. Đọc truyện cho trẻ trước khi ngủ, đưa trẻ vào thư viện hoặc hiệu sách để lựa chọn những cuốn sách yêu thích của trẻ. Ngoài việc làm cho trẻ thích đọc hơn, bạn cũng tạo được mối quan hệ chặt chẽ với con mình.


12. Đánh giá cao nghệ thuật Nếu bạn là một người yêu nghệ thuật, hoặc muốn tôn trọng nghệ thuật, hãy khuyến khích con bạn xem biểu diễn, triển lãm nghệ thuật… Mang trẻ đến bảo tàng hoặc xem kịch… Các bức tranh trên tường nhà cũng là ví dụ cho trẻ để có những hiểu biết nhất định về nghệ thuật. Cho trẻ nghe âm nhạc có chất lượng, và giành cho trẻ xem những chương trình truyền hình mang tính giáo dục.

Hoàng Đặng

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý