Giá trị của nhận thức giữa thày thuốc và bệnh nhân
25/12/2012
Câu chuyện đêm Giáng Sinh
28/12/2012
Giá trị của nhận thức giữa thày thuốc và bệnh nhân
25/12/2012
Câu chuyện đêm Giáng Sinh
28/12/2012

Hysterie ( Bệnh vờ)  là một tình trạng thường gặp ở trẻ em từ 4 tuổi trở lên, có đặc điểm là biểu hiện ra ngoài bằng rất nhiều triệu chứng khác nhau, giống đủ loại, một cách vắn tắt, hysterie là những biểu hiện giống đủ loại bệnh nhưng không giống một bệnh nào.

Hysterie có thể xuất hiện thành những cơn bộc phát với những vận động thất thường như co giật, cười nói huyên thuyên, khóc lóc, ngất xỉu… Những cơn này có đặc tính là:

  • Không xảy ra một mình.
  • Không mất ý thức.
  • Thường xảy ra lặp đi lặp lại.
  • Có trường hợp xảy ra cơn hysterie tập thể trong trẻ em, dân gian gọi là “bệnh điên lây”.

 

Các biểu hiện lâm sàng:

Các cơn hysterie thể co giật đơn thuần:

Thường gặp ở trẻ lớn, xuất hiện sau một cảm giác khó chịu báo trước, có người chứng kiến, bất kỳ ở nơi nào (nhưng không gây nguy hiểm), trẻ thường nằm quỵ xuống đất một cách khá mềm mại và thận trọng, do đó không thể có thương tích, hiếm khi xảy ra mất ý thức hoàn toàn.

Sau đấy là những tiếng kêu la và những vận động không mang tính chất động kinh, không đái ra quần, không cắn lưỡi, mắt nhắm nhưng tích cực chống lại khi ta vạch mắt.

Sau vài phút trẻ tỉnh lại, than vãn điều gì đó hoặc đôi khi khóc nhưng không bao giờ mù mờ ý thức.

Cơn giả ngất:

Cơn ngất xỉu xuất hiện khi có người chứng kiến: sau vài biểu hiện khó chịu, có các dấu hiệu tim mạch giống như trong các cơn ngất thực sự : Trẻ có tình trạng tái xanh xám, xuất mồ hôi lạnh, xây xẩm. Nhưng  mạch huyết áp bình thường. Sau khi xỉu thường từ từ  tỉnh dậy.

Nếu không chứng kiến, khó phân biệt với cơn ngất thực sự do sự suy yếu của hệ thần kinh thực vật.

Cần chẩn đoán phân biệt với các cơn ngất thực sự, các cơn động kinh thực vật, các cơn khóc nấc, hay giận dữ của trẻ trái tính mang tính chất phản ứng ngay.

 

Các chứng hysterie chuyển hoán khác:

Ở trẻ em có tất cả các biểu hiện thực thể có thể nhận thấy trong lĩnh vực của hệ thần kinh giao tiếp và có tên là hysterie chuyển hoán.

Rối loạn vận động:

+ Liệt mềm hay co cứng: liệt một chi, hai chi, nửa người.

+ Rối loạn tư thế như rối loạn trương lực tư thế, thân gập ra đằng trước hoặc ra sau, vẹo cổ, co gấp ngón tay thành hình vuốt (hội chứng Wolkmann).

+ Những vận động bất thường như run, các vận động múa giật đều có thể xảy ra nhưng có diện mạo hài hước.

+ Những rối loạn thăng bằng và dáng đi thường xảy ra và ít khi thành hệ thống hoặc dưới dạng đi khập khiễng, chếnh choáng…

Điều cần lưu ý là không có các phản xạ bệnh lý về thần kinh và những lệch lạc rõ nét về triệu chứng.

 Các rối loạn về cảm giác và giác quan:

+ Chứng tê hoàn toàn ít khi gặp ở trẻ em, chứng gia tăng cảm giác đau hay giảm cảm giác, dị ứng cũng vậy.

+ Về thính giác: giảm nghe, điếc một bên hoặc hai bên nhưng nếu đo thính lực thì sẽ không có dấu hiệu khách quan nào.

+ Về thị giác rất đa dạng: Quáng mắt; Nhìn nhỏ hóa to hoặc ngược lại; Thu hẹp thị trường ngoại vi.

Trong các trường hợp trên, phản xạ đồng tử, vận động nhãn cầu và đáy mắt bình thường.

+ Chứng câm là rối loạn chức năng nặng nhất trong hysterie trẻ em, mang tính chất hoàn toàn hoặc chọn lọc do xúc cảm và chỉ nhất thời hoặc kéo dài.

+ Có thể gặp chứng vụng viết, vụng đọc nhưng khi cho đọc nhiều lần thì mất đi.

 Các rối loạn nội tạng:

 Có rất nhiều và khó đánh giá, cần được khám, phân tích kỹ.

+ Về hô hấp: Khó phát âm, nghẹt thở, cơn giả suyễn.

+ Về tiết niệu: Đau bàng quang, đái nhiều lần (thường là ở trẻ trai), đôi khi bí đái.

+ Về tiêu hóa: Khó nuốt (gần với chứng hòn cổ điển trong hysterie), buồn nôn, nôn, nấc, một vài chứng đau bụng lầm dẫn đến phẫu thuật ruột thừa, rối loạn bài tiết phân.


 

Các tiêu chuẩn chẩn đoán về các biểu hiện hysterie:

– Có một số  yếu tố tâm lý (cảm xúc) làm khởi phát.

– Diện mạo ly kỳ của các rối loạn.

– Tính chất không điển hình và lệch lạc về mặt triệu chứng học.

– Người bệnh không lo lắng về các triệu chứng của họ.

– Tính chất dễ thay đổi của các rối loạn và tính chất chữa khỏi bằng cách ly và ám thị.

– Cuối cùng là những bộc lộ phụ rút ra từ vô thức .

 

Nhân cách của trẻ hysterie:

Nhân cách của trẻ hysterie bao gồm một số điểm sau đây:

– Tăng cảm xúc, dễ bị ám thị.

– Tính đóng kịch, phóng đại các tư thế, các cảm xúc.

– Sự hứng khởi tượng trưng và có Sự phụ thuộc về tình cảm.

– Khuynh hướng bịa chuyện, bày đặt, hoang tưởng.

Tuy nhiên cần hết sức thận trọng, phân tích tỉ mỉ để khỏi nhầm với nhân cách thông thường của từng lứa tuổi.

Điều cần nhắc lại là ở trẻ em, nhân cách đang hình thành, đang ở xu thế phát triển, không giống như người lớn.

 

Điều trị:

– Liệu pháp hóa dược không tỏ ra có hiệu nghiệm.

– Cách ly để cắt đứt các ảnh hưởng gia đình và các bộc lộ phụ.

– Giới hạn những chẩn đoán đến mức tối thiểu để tránh cho trẻ tin chắc là bị một căn bệnh thực sự hoặc thực thể.

– Tiến hành liệu pháp tâm lý cá nhân.

– Làm cho bố mẹ hiểu bản chất, nguyên nhân của bệnh để cùng phối hợp điều trị cũng như dự phòng.


Nguồn : Trung Tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em N-T

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý