Nhịp điêu sinh học trong giấc ngủ trẻ thơ
05/06/2012
Cùng con vào bếp
06/06/2012
Nhịp điêu sinh học trong giấc ngủ trẻ thơ
05/06/2012
Cùng con vào bếp
06/06/2012

Trong việc điều trị các loại bệnh, con người đã khám phá ra rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng tựu trung là dựa vào ba yếu tố chính : Sử dụng năng lực bản thân, sử dụng công cụ và sử dụng các loại chất liệu hoá học và thiên nhiên.

Trong mỗi yếu tố, đều có những nguyên lý nền tảng, để từ đó xuất phát ra nhiều kỹ thuật khác nhau.Chúng ta hãy tìm hiểu một nguyên lý nền tảng cho nhiều kỹ thuật trị liệu không dùng thuốc.

PHẢN XẠ THẦN KINH –

NỀN TẢNG CHO NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU KHÔNG DÙNG THUỐC

Đại cương về phản xạ thần kinh

Môn phản xạ thần kinh chữa trị bằng cách xoa bóp, day, ấn, rung mạnh, hay hơ một số huyệt riêng hay toàn bộ một số khu vực trên mặt, bàn tay, hay bàn chân. Vì những khu vực phản xạ thần kinh trên mặt hay bàn chân có liên hệ mật thiết đến những cơ quan khác nhau trong cơ thể, việc làm này sẽ gây ra ảnh hưởng tốt đến các cơ quan đó và dùng để chẩn đoán và chữa trị bệnh. Phản xạ thần kinh giúp cho bệnh nhân chóng khỏi bằng cách kích thích để tiết ra endorphins từ não bộ, một loại thuốc giảm đau tự nhiên, rất dịu và hiệu quả hơn hẳn morphine. Chữ endorphin ghép từ hai chữ endogenous và morphine có nghĩa là thuốc morphine từ bên trong cơ thể tạo ra.
Phản xạ thần kinh giúp điều hòa và quân bình thần kinh hệ, thông các tuyến giáp trạng, và làm tan các cặn dơ trong máu gây ra do hậu quả của sự rối loạn của các cơ quan bài tiết.

Quá trình hình thành

Cách chữa trị tương tự như các môn phản xạ thần kinh đã có hàng ngàn năm và được áp dụng tại Ai Cập, Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam. Trên khắp thế giới và căn cứ vào quá trình lịch sử của nhân loại, phản xạ thần kinh được khám phá và gây dựng lại nhiều lần tại nhiều quốc gia do những vị lương y quan tâm đến sức khoẻ cộng đồng dân chúng. Những tài liệu khảo cổ tìm thấy ở Ai Cập (2300 năm truớc Thiên Chúa), Trung Hoa (2700 năm truớc Thiên Chúa), cho thấy phản xạ thần kinh đã được áp dụng trong thời cổ đại này. Phản xạ thần kinh bắt đầu len lỏi vào các quốc gia Tây phương vào thế kỷ 19 qua các quá trình khảo cứu về hệ thần kinh và sự phản xạ.

Đầu thế kỷ 20, một bác sĩ Hoa Kỳ tên William Fitzgerald đề nghị dùng đồ hình bàn chân để chẩn đoán và trị bệnh. Ông chia cơ thể con người ra mười phần và đặt tên cho những khu vực trên lòng bàn chân ông cho là hình phản chiếu của mỗi phần cơ thể kể trên. Ông đề nghị chữa bệnh bằng cách bấm hay bóp nhẹ nơi bàn chân tại vùng phản chiếu để giảm đau cho các phần liên hệ cần chữa trị. Trong thập niên 1930, Eunice Ingham, theo ngành y tá và hướng dẫn thể dục, tiếp tục khai triển các đồ hình bàn chân này để có thêm các huyệt đạo. Kể từ đó, môn đồ hình phản chiếu lên lòng bàn chân được đổi tên là phản xạ học. Đồ hình dùng trong môn phản xạ học là những đồ hình cho thấy vùng phản chiếu của cơ thể trên bàn chân. Chân phải liên quan đến phần bên phải của cơ thể, và chân trái liên quan đến phần bên trái.

Các nguyên lý của phản xạ học hiện đại

Các chuyên viên phản xạ học hiện đại đều theo phương pháp của Ingham, hay những thủ pháp tương tự của Laura Norman. Các chuyên viên hành nghề xoa bóp chữa bệnh, hướng dẫn thể dục, hay nghề y tá có thể dùng thêm phản xạ học để công việc trị liệu được hiệu quả hơn.
Trong thập niên 1980, tại Việt Nam một chuyên viên về châm cứu là ông Bùi Quốc Châu đã giới thiệu một môn phản xạ học mới mà ông đặt tên là Diện Chẩn Điều Khiển Liệu pháp, dựa trên việc tìm ra hơn 500 điểm phản xạ trên gương mặt gọi là huyệt đạo. Vì gương mặt ở sát bên não bộ và tủy sống, việc trị liệu có hiệu quả rất cao và đạt được kết quả nhanh chóng.

Ông Châu đã dựa vào một số các yếu tố trong ngôn ngữ Việt nam để xây dựng những lý luận của mình như mặt người thường gọi là gương mặt. Chữ gương hàm ý sự phản chiếu của hình bóng cơ thể lên khuôn mặt, vì thế căn cứ trên sự phản chiếu của các bộ phận trên gương mặt cũng như các nguyên lý về đồng ứng, đồng dạng giữa các bộ phận để đưa ra các kỹ thuậtchữa bệnh không dùng thuốc mà chỉ tác động bằng các dụng cụ đặc thù trong môn Diện Chẩn. Phương pháp này được phổ biến từ những năm 1980 tại Việt Nam và bắt đầu được giới thiệu Tại Nga, Cu Ba sau đó là tại Pháp, Tây Ban Nha trong thập niên 1990 . Đến thập niên 2010 bắt đầu được giới thiệu Tại Australia, Nhật Bản và Hoa Kỳ.


Giá trị và hiệu quả

Nhiều khoa học gia Tây phương nghiên cứu phản xạ học và đã chứng minh được bằng phương pháp khoa học sự hiệu quả của môn này khi áp dụng vào công việc chữa trị rất nhiều bệnh khó chữa mà không cần phải dùng đến thuốc men.

Đông y, châm cứu, và phản xạ thần kinh được coi là thuốc ngoại lai trong phạm vi y học Tây phương. Một vị bác sĩ Tây y có thể không biết tí gì về lãnh vực thuốc ngoại lai này vì môn học này không được giảng dạy và thực tập trong các bệnh viện Tây y. Hơn nữa các bác sĩ Tây y không được khuyến khích tìm hiểu hay học hỏi các phương pháp chữa bệnh không dùng đến thuốc tây. Sự việc này có rất nhiều lý do đằng sau, nhưng đa số đều không phải vì lợi ích sức khoẻ của người bệnh.

Ngày nay các bác sĩ Tây y đã rất chuyên môn trong từng chuyên khoa về y học, nhưng điều đó đôi khi lại làm cho ông ta và chỉ hiểu cách chữa trị của một phần nào đó trong cơ thể mà quên đi không chữa trị gốc bệnh.

Tây y vô cùng hiệu quả trong việc giải phẫu hay chữa khẩn cấp, nhưng có rất nhiều thiếu sót trong việc gìn giữ sức khoẻ về lâu về dài.Ngoài ra, dù thuốc tây có dược tính mãnh liệt, nhưng vẫn có rất nhiều bệnh trị bằng thuốc tây hoàn toàn vô hiệu. Trái lại, những bệnh này có thể chữa khỏi bằng việc dùng dược thảo Đông y hay xoa bóp và dùng các phương pháp phản xạ thần kinh. Ngược lại, dược thảo Đông y và phản xạ thần kinh không thể nào đóng vai trò giải phẫu và cấp cứu trong các bệnh viện Tây y. Ngoài ra cũng vẫn có nhiều bệnh tật không chữa được, tất cả mọi phương pháp điều trị đều bó tay.

 

Nguyên lý cơ bản:

Một sự thật rất quan trọng nhưng vô cùng đơn giản mà chúng ta cần hiểu là Hệ thống miễn nhiễm của người bệnh phải có đủ sức đề kháng để chiến thắng căn bệnh của mình. Việc làm của bác sĩ chẳng qua chỉ là giúp hệ thống miễn nhiễm của người bệnh có đủ phương tiện để tự chiến đấu. Nếu người bác sĩ không làm tròn việc đó vì bất cứ lý do gì, bệnh tật cuối cùng sẽ thắng, và người bệnh sẽ xa lìa thế gian này không sớm thì muộn.

Việc dùng thuốc hay không dùng thuốc đều cần phải tập trung vào việc gia tăng sức đề kháng của cơ thể và một điều quan trọng là chính người bệnh phải tin vào điều này. Đó là giá trị cơ bản chứ không phải là năng lực của thuốc men hay của người chữa bệnh mà đôi khi được tôn sùng quá mức cần thiết.

 

SONG KHUÊ ( Sưu Tầm)

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý