Phương pháp tâm vận động
18/04/2011
Cha mẹ hạnh phúc
19/04/2011
Phương pháp tâm vận động
18/04/2011
Cha mẹ hạnh phúc
19/04/2011

Để tổ chức  hoạt động Tâm vận Động, chúng ta nên có một căn phòng có hai không gian rõ rệt và bất biến. Không gian thứ nhất dành cho những sinh hoạt vận động và cảm giác.(Không gian động) , không gian thứ hai dành…

Những dụng cụ cần thiết:

Để tổ chức  hoạt động Tâm vận Động, chúng ta nên có một căn phòng có hai không gian rõ rệt và bất biến. Không gian thứ nhất dành cho những sinh hoạt vận động và cảm giác.(Không gian động) , không gian thứ hai dành cho những sinh hoạt hội hoạ, tạo hình và xây dựng ( không gian tĩnh)

Trong không gian động, trẻ cần có những tấm nệm lớn và dầy, những dụng cụ chắc chắn như bàn, ghế , những tấm khăn trùm, giây thừng, thảm trải sàn, ghế dài, đường hầm (làm bằng các thùng carton hay một ống vải bọc trong các vòng nhựa cứng có dạng như lò xo), những khối vuông bằng mốp (đủ cứng để chất lên nhau, đủ mềm để không gây đau cho trẻ), những nhạc cụ để gõ như trống, xyclophone, chũm chọe…

Tuỳ theo mức độ và khả năng chơi của trẻ, chúng ta có thể thêm: Các vòng tròn lớn, nhỏ (bằng mây) những bao cát ( hay bao đậu ) nhỏ, những trái banh lớn, nhỏ và những thau (xô nhựa) có kích thước khác nhau.

Trong không gian tĩnh, trẻ có 3 loại dụng cụ sau :

–          Những tấm hình bằng gỗ có nhiều cỡ khác nhau

–          Giấy, bút chì đen và bút chì màu (màu cây và màu sáp) có thể thêm cọ và màu vẽ ( bột và nước)

–          Đất sét công nghiệp và một số khuôn, dụng cụ để nặn.

Cách thức tổ chức thời gian:

Một buổi sinh hoạt Tâm vận Động kéo dài độ 1giờ 30 phút. Thời gian sinh hoạt được chia làm 3 giai đoạn khác nhau:

–          Giai đoạn sinh hoạt vận động.

–          Giai đoạn sinh hoạt qua các câu chuyện kể

–          Giai đoạn sinh hoạt tạo hình

Ngoài ra còn có nghi thức đón chào và nghi thức kết thúc, vì một buổi sinh hoạt Tâm Vận động cần rõ ràng về thời gian và không gian, một giờ giấc ổn định và một phòng ốc trật tự sẽ làm cho trẻ em thoải mái và thư giãn.

Khi vào phòng, trẻ sẽ ngồi trên các ghế dài, đối diện với những “núi đồi” làm bằng các tấm nệm, các khối mốp…. Sau đó các em sẽ được hướng dẫn để nói tên của mình  và bắt đầu tham gia các trò chơi vận động, qua đó sẽ có những hình thức  như té ngã – chỗi dậy, tạo cân bằng – mất cân bằng … Biến mất và tái hiện, ném liệng các chiếc gối …

Sau khoản 15 – 30 phút, trẻ sẽ có cảm giác thoải mái, đạt được sự vui thích, lúc bấy giờ tùy theo trình độ sinh hoạt và cảm nhận, chúng ta có thể thay đổi dụng cụ và tổ chức nhiều vị trí sinh hoạt khác nhau, trẻ sẽ đạt được kinh nghiệm vui thích và kinh nghiệm giải tỏa những xung năng của mình.

Sau giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu tổ chức những trò chơi xây dựng với những khối vuông bằng mốp ( hoặc bằng mút bọc simili). Chúng ta chia làm 2 khu vực, một dành cho những công trình trẻ xây lên và muốn giữ lại, một dành cho những trò chơi xây lên để phá huỷ, giúp cho trẻ có “mọi quyền năng” phá huỷ một cách vui thích.

Trong iai đoạn này, chuyên viên tâm vận động nếu được sự đồng ý ( bằng thái độ ) của trẻ, có thể tham gia vào các hoạt đông vui đùa – đặc biệt là các hoạt động “đóng vai” mà trong đó, đứa trẻ có thể là người “tấn công” dưới hình thức một con quái vật, một phù thuỷ, ông kẹ, còn chuyên viên tâm vận động sẽ là người bị tấn công – ông có thể bị “cắn, xé, bắn chết, ném xuống nước” …. Nhưng điểm độc đáo là người chuyên viên có thể đổi vai một cách bất ngờ ( nếu ông nhận thấy là cần phải làm như vậy ) để trở thành kẻ tấn công . Dĩ nhiên là chuyên viên cầ “nhắc nhở” trẻ để không quá chìm đắm vào những vai trò, mà làm đau hay tổn thương người khác cũng như chính mình : “chỉ là chơi thôi !  Đây là một giai đoạn có những tác động và tạo ra những âm hưởng lớn lao đến những vấn đề của đứa trẻ, vì thế người chuyên viên phải được đào tạo kỹ lưỡng mới có thể “làm chủ” được giai đoạn này, nếu không thì hoạt động tâm vận động chỉ còn là một hoạt động vui chơi đơn thuần mà thôi.

Sau giai đoạn này, chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn sinh hoạt bằng các câu chuyện kể, nói đến những nhân vật hay những con vật đã được trẻ em trình bầy và diễn xuất trong các trò chơi của mình. Tùy theo phản ứng của trẻ: Biết lắng nghe hay đứng ngồi không yên, tỏ ra thờ ơ trước sự yêu cầu mà chúng ta có thể đánh giá mức phát triển và tiếp nhận của trẻ, để có được nhữn đáp ứng phù hợp.

Sau khoảng 10 – 15 phút, chúng ta sẽ chuyển sang không gian tạo hình, bao gồm những hoạt động như tô, vẽ, nặn đất màu… Trong loại sinh hoạt này, trẻ phóng chiếu qua những hình vẽ, những con vật bằng đất nặn những gì mà mình muốn bầy tỏ hay muốn giải tỏa, qua đó trẻ sẽ có được khả năng hình dung, tưởng tượng cũng như “trút bỏ” được những lo lắng. Người chuyên viên phải có kiến thức và kinh nghiệm để “đọc được” những thông điệp có khi được diễn tả bằng những hình vẽ rất thô sơ hay bí hiểm của trẻ.

Cuối cùng, chúng ta đề nghị trẻ kể lại những hoạt động, trò chơi mà trẻ đã trải qua. Dần dần, qua từng buổi sinh hoạt tâm vận động, trẻ sẽ có khả năng phân biệt được giữa thực tế của sự vật và thế nào là mơ mộng trong nội tâm.

Sau đó, chúng ta cùng trẻ hát một vài bài để kết thúc buổi sinh hoạt. Có thể nói, tâm vận động là một hoạt động trị liệu tâm lý qua trò chơi và hình vẽ, giúp trẻ đạt được những điều mà những phương pháp giáo dục bình thường khó đạt được. Tuy nhiên, để đem lại kết quả, không phải là điều đơn giản mà cần có những kỹ thuật và kinh nghiệm, cũng như sự kiên nhẫn và linh hoạt của một chuyên viên được đào tạo kỹ lưỡng về phương pháp này. Trong phạm vi gia đình, phụ huynh cũng có thể vận dụng, nhưng cần có sự phối hợp và trao đổi thường xuyên với các chuyên gia.

CvTL. LÊ  KHANH

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý