Biện pháp Chẩn đoán tâm lý
04/01/2013
Bảo vệ trẻ em: Cuộc chiến không có kết thúc
07/01/2013
Biện pháp Chẩn đoán tâm lý
04/01/2013
Bảo vệ trẻ em: Cuộc chiến không có kết thúc
07/01/2013

Ông Sebastian Kneipp là cha đẻ của phương pháp điều trị bằng nước ( còn gọi là Thủy Trị liệu ) ở Đức đã cho biết “Nếu sử dụng đúng đắn giữa nước và thảo dược đều có thể chữa trị được tất cả bệnh”

 

Lịch sử của phương pháp điều trị bằng nước

Phương pháp trị liệu bằng nước có lịch sử lâu dài như lịch sử loài ngoài, nước là nguồn sự sống và tinh thần của con người từ thời sơ sinh. Ai Cập đã áp dụng phương pháp kết hợp nước và thảo dược trị liệu từ hàng ngàn năm cho các bậc Đế Vương, mãi tới thế kỷ 5 trước CN, Thuỷ liệu pháp mới được Châu Âu sử dụng để trị liệu.

Nhân vật sáng lập và phát huy Thủy liệu pháp tại Châu Âu là Cha con Haen, bác sĩ – chuyên gia trị liệu bằng phương pháp tự nhiên vào thế kỷ 17. BS Sigemonte Haen (1664-1742) tuy được công nhận là người sáng lập cách trị liệu bằng nước nhưng tới người con trai cuả ông là Jone.Hane phát triển lên bằng nhiều hình thức khác nhau, thuỷ liệu pháp mới được pháp huy rộng rãi. Hai cha con đã xây dựng các phương pháp trị liệu như tắm bồn, tắm xối, tắm và ngâm hay uống nước đề bảo vệ sức khoẻ..v.v.

Winsionze.Polisniz (1799-1851) là người đã thể nghiệm bằng bản thân và khẳng định công dụng của phương pháp Thuỷ liệu. Ông đã dùng liệu pháp như tắm nước lạnh để tăng cường sức đề kháng , đồng thời phát minh ra các liệu pháp tắm khá  như chà thân, xông hơi để làm đổ mồ hôi và uống nhiều nước.

Tiêu biều nhất là linh mục Xebastian.Khonaipu (1821-1897) ông có những đột phá trọng đại về mặt thuỷ liệu, ông đã hoàn thiện và phát triển các phương trị liệu từ Haen và Polismiz. Ông sáng lập ra học viện và trung tâm Thuỷ liệu Khonaipu. Mãi đến ngày nay, vẫn có sử dụng hàng trăm phương pháp thuỷ liệu kinh điển được sử dụng và áp dụng tại khu điều dưỡng Khonaipu.Các liệu pháp dùng nước được vận dụng dưới nhiều hình thức khác nhau , để có thể hỗ trợ điều trị các bệnh chứng như:

Xơ cứng động mạch, trúng gió, xuất huyết não, phong thấp, di ứng sau tai nạn chấn thương, bệnh trĩ, bệnh tiểu đường, béo phì, suy yếu thể lực, kiệt sức, mất ngủ, căng thẳngg tinh thần, táo bón, cao huyết áp hay huyết áp thấp, tê liệt thần kinh, bại liệt trẻ em, tâm thần phần liệt, nối loạn tiêu hoá, bệnh nấm ngoài da..v..v..

Ngoài ra còn giúp Loại bỏ cholesterol, chống ung thư, làm chậm quá trình lão hoá, phục hồi sức khoẻ, tăng cường tuần hoàn máu, làm sạch và mịn da,  làm chậm quá trình da lão hoá kích thích sản sinh collagen,..v.v.

Nếu ta biết cách kết hợp đúng đắn sẽ mang đến cho ta những kế quả y hoc về thể xác lẫn tinh thần trị liệu rất tốt

Phương pháp “thủy trị liệu” được xếp vào một trong nhiều phương pháp nằm trong “bộ sưu tập” điều trị bệnh, bao gồm: vật lý trị liệu; hoạt động trị liệu; ngôn ngữ trị liệu; điện trị liệu; tâm lý trị liệu và thủy trị liệu. Thủy trị liệu bao gồm thủy trị liệu ướt cho bệnh nhi; thủy trị liệu ướt, thủy trị liệu khô cho người lớn. Với thủy trị liệu ướt, là dùng lực tác động của nước để massage, điều hòa hệ thống tuần hoàn cho mạch máu, thần kinh của cơ thể, có tác dụng giảm đau, tạo cho bệnh nhân cảm giác sảng khoái, phục hồi sức khỏe… Phương pháp này thường áp dụng cho các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp… và cho trẻ em bị bại não (có tác dụng làm giảm sự gồng cứng ở bệnh nhi, do bệnh nhi bị bại não thường xuất hiện những cơn gồng cứng… Vì thế, khi xuống hồ tập những bài tập dưới nước sẽ giúp giảm tình trạng gồng cứng đó).

Trong trường hợp gia đình có điều kiện có thể dùng một hồ bơi ( bơm hơi) có đường kính từ 1m2 – 1m4. Cao khoảng 60cm. Khi tập cho trẻ, ta có thể cho trẻ vào trong hồ nước, bố mẹ ngồi bên ngoài đỡ  nhẹ bệnh nhi để cho bé tự vận động trong nước; hay cho trẻ bại não bị yếu nửa người bên trái cầm phao (cầm bên tay phải) và để tay, chân bên trái của trẻ tự vận động trong nước; hoặc cho trẻ lượn qua lại trong nước… Nhờ tác động của sức nước sẽ tạo sự vận động mềm mại, giảm tình trạng gồng cứng cho bệnh nhi.  

Ta cũng có thể dùng bốn tắm có hệ thống thủy lực tạo ra những dòng nước xoáy để giúp cho trẻ thư giãn – Ngoài ra , mỗi tuần hay 2 tuần 1 lần có thể đưa trẻ đến hồ bơi cho trẻ vùng vẫy khoảng 30 phút một lần, sau đó cho trẻ nghỉ ngơi rồi  tiếp tục 3 lần như thế trong một buổi đi bơi ( hay ngâm nước ). Khi cho trẻ xuống hồ ta có thể đứng hai bên để đỡ trẻ ( hoặc cho mặc áo phao ) và dùng các động tác kéo chân trẻ ra rồi lại gập lại, kéo ra ( giống như tập bơi ) .

Sau khi tắm dưới nước ( trong hồ bơi hay bồn tắm ) ta nên thực hiện việc  xoa bóp cho trẻ, chà xát dọc theo cột sống nhằm kích thích hệ thần kinh vận động cho trẻ và giúp trẻ thư giản hoàn toàn !

CvTl. Lê Khanh

TT. Rồng Việt Education


Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý