Nghĩ về Tình trạng Tăng Động – Kém chú ý
23/04/2011
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ em
24/04/2011
Nghĩ về Tình trạng Tăng Động – Kém chú ý
23/04/2011
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ em
24/04/2011

Chẩn đoán những dấu hiệu rối loạn về ngôn ngữ và hành vi của một đứa trẻ để biết đó là tình trạng gì là điều không đơn giản, cần phải có sự thăm khám, xem xét về nhiều mặt….

 

CÁC DẤU HIỆU CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ

 

Chẩn đoán một đứa trẻ có hội chứng tự kỷ là điều không đơn giản, vì tình trạng Tự Kỷ không có trẻ nào giống trẻ nào, và các mức độ nặng – nhẹ cũng rất khác nhau do ảnh hưởng của nhiều tác động từ cá tính và môi trường. Để có thể giúp cho các phụ huynh xác định được tình trạng con mình, chúng tôi giới thiệu các dấu hiệu chẩn đoán dưới đây, nhưng để xác định, nên có sự thăm khám trực tiếp với các nhà chuyên môn có kinh nghiệm.

 

Cách đánh giá : 1 ( Thường xuyên) 2 ( thỉnh thoảng) 3 ( rất ít khi)

 

A. Quan h xã hi :

1. Không biết nhìn theo hướng chỉ tay của người lớn vào một vật, thường chỉ nhìn vào bàn tay của người chỉ.
2. Không chỉ tay của mình vào vật muốn lấy, mà nắm tay người khác kéo đến tận nơi.
3. Không trả lời, không có phản ứng khi có người gọi tên mình.
4. Thiếu những dấu hiệu bằng điệu bộ
5. Không biết bắt chước

     

     

    B. Khả năng phát âm:

    1. Chậm phát âm: Không biết nói bi bô, líu lo.
    2. Không có khả năng bắt chước các tiếng kêu, lời nói của người lớn
    3. Phát âm những tiếng kỳ lạ, không đúng với tình huống.
    4. Ngôn ngữ chậm trễ và hay lập lại lời người lớn
    5. Trả lời không đúng câu hỏi, ngữ pháp lộn xộn, cụt lủn

       

       

      C. Sở thích và hành vi:

      1. Có những sở thích kỳ lạ , thích các món đồ bình thường: Bao giấy, đồng xu, sợi dây…
      2. Quá nhạy cảm với môi trường xung quanh
      3. Hay tự đánh mình khi khó chịu, căng thẳng và cũng hay tấn công người khác.
      4. Có một số hành vi lập đi lập lại ( thích sắp xếo các vật dụng theo một thứ tự nhất định)
      5. Khó hay không chấp nhận những sự thay đổi trong cuộc sống.

         

        D. Khả năng vận động – chơi đùa:

        1. Không có khả năng chơi đùa với các bạn cùng lứa
        2. Không có khả năng tưởng tượng hay thích ứng trong các trò chơi sắm vai
        3. Thường chỉ chơi một mình.
        4. Hay đi nhún nhảy, đi trên các đầu ngón chân
        5. Thường xuyên kích động, lăng xăng khó ở yên một chỗ.

           

          E. Các vấn đề về cơ thể

          1. Thường thức rất khuya, khó ngủ, ngủ không yên giấc
          2. Ăn uống khó, chỉ thích ăn một vài món, ăn ít khi chịu nhai kỹ
          3. Không bộc lộc những cảm xúc vui, buồn một các rõ ràng
          4. Thiếu sự phản ứng cần thiết trước những nguy cơ như cháy nổ, nước sôi.  Không ý thức về sự  nguy hiểm đến bản thân.
          5. Rất ghét sự tiếp xúc, đụng chạm của người khác đến người của mình hoặc ngược lại, quá gắn bó, đeo bám.

             

             

              F. Các vấn đề về Cảm xúc :

              1. Hay có những cơn giận dữ, kích động quá mức không kềm chế được
              2. Không thích bộ lộ diễn tả những niềm vui hay sự bằng lòng ( thờ ơ )
              3. Khi đứng trước gương, nhìn vào mình một cách thờ ơ hoặc lại tỏ ra quá quan tâm như vặn vẹo, ôm hôn
              4. Hay tỏ ra băn khoăn, bối rối, lo sợ
              5. Thiếu ý thức về thời gian

               

              Trẻ cần có ít nhất 2/3 các dấu hiệu trên và nhất là phải có :

               

              NĂM DẤU HIỆU CƠ BẢN

               

              1./ Sống khép kín, không có khả năng giao tiếp ( không nhìn người lạ -tỏ ra thờ ơ với hoàn cảnh xung quanh)

              2./ Dễ Bùng nổ( vì sợ, giận, buồn..)

              3./ Ngôn ngữ kém phát triển, chậm, nói không đúng tình huống

              4./ Lặp đi lặp lại trong hành vi và ngôn ngữ

              5./ Hành vi lạ kỳ như đi nhún nhảy, xoay tròn, đưa tay ve vẩy trước mặt

               

              Chúng ta có thể xác định được tình trạng tự kỷ, nhưng đề đánh giá mức độ nặng hay nhẹ, cần có một thăm khám trực tiếp. Sau đó cần có sự kết hợp chặt chẽ với  chuyên gia để đưa ra một Chương trình trị liệu Cá nhân, mang tính chuyên biệt cho từng trẻ.

               

              CvTl. LÊ KHANH

               

              Lê Khanh
              Lê Khanh
              Chuyên gia tâm lý