Danh mục: Bài viết nổi bật

  • 6 mặt trái bất ngờ của việc quá thông minh

    6 mặt trái bất ngờ của việc quá thông minh

    Có lẽ đa số người ta nghĩ rằng cuộc đời sẽ dễ dàng, hạnh phúc và thỏa mãn hơn nếu chúng ta thông minh và có chỉ số IQ cao hơn. Nhưng có phải là như vậy?

    Câu hỏi “Khi nào thì trí thông minh trở thành lời nguyền?” trên Quora đã nhận được hơn 100 câu trả lời từ người đọc khắp thế giới. Họ chia sẻ về mọi thứ, từ việc kì vọng cao không tưởng của người khác đối với người thông minh, cho tới vấn đề dễ bị cho là kẻ ba hoa khoác lác.

    Dưới đây là 6 câu trả lời đáng suy ngẫm nhất từ Quora:

    Bạn thường suy nghĩ thay vì cảm nhận

    Người dùng Quora tên Marcus Geduld nói rằng anh ta thường hiểu rất rõ cảm xúc của mình và có thể chia sẻ với mọi người về điều đó – nhưng anh không bao giờ cảm thấy giải tỏa sau khi nói ra.

    “Đây là một vấn đề thường gặp đối với người thông minh, đặc biệt là người giỏi ăn nói. Họ dùng từ ngữ như một kiểu đánh lạc hướng, đặc biệt hiệu quả khi một số điều họ nói lại là đúng. Người ăn nói kém hơn thì hay dùng đến ngôn ngữ cơ thể. Họ la hét, đấm đá, chạy, khóc, hay nhảy quẫng lên vì vui…Tôi đã giải thích. Và khi nói xong, mọi thứ tôi đã giải thích vẫn còn vướng mắc ở bên trong, chỉ là chúng giờ đã có một cái nhãn ở bên ngoài.”

    Chia sẻ của Geduld làm nổi rõ sự khác biệt giữa kĩ năng tư duy và kĩ năng cảm xúc.

    Các nhà tâm lý chưa thể khẳng định 2 yếu tố này có liên quan với nhau như thế nào, nhưng một vài nghiên cứu cho thấy trí thông minh cảm xúc cao có thể bù trừ cho khả năng tư duy kém, ít ra là trong môi trường làm việc. Nói cách khác, dường như những người siêu thông minh thì không cần dựa vào kĩ năng cảm xúc để giải quyết vấn đề.

    Người ta thường kỳ vọng bạn đạt thành tích cao

    “Người ta tự động kỳ vọng rằng bạn sẽ dẫn đầu, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào,” người dùng Roshna Nazir cho biết. “Bạn chẳng có ai để chia sẻ về những khuyết điểm hay nỗi bất an.”

    Ngoài ra, bạn hoảng sợ về những điều có thể xảy ra nếu thành tích không được như kỳ vọng.

    “Điều làm bạn phải quá cẩn trọng, đó là bạn không dám mạo hiểm bởi vì lo sợ về viễn cảnh thua cuộc,” Saurabh Mehta viết.

    Trong bản tóm gọn quyển sách “Cha mẹ thông minh cho nuôi dạy con thông minh” đăng trên trang PsychologyToday, tác giả viết rằng thời điểm cha mẹ lo lắng nhất về thành tích của con cái là khi chúng thông minh và đã đang học tốt ở trường.

    “Đôi khi, điều này có thể làm họ quá tập trung vào thành tích chứ không phải cá nhân đứa trẻ,” tác giả viết.

    Bạn có thể không hiểu giá trị của nỗ lực

    Theo một vài người dùng Quora, người thông minh cảm thấy họ có thể xoay xở mà không phải nỗ lực nhiều như những người khác. Nhưng IQ cao không phải lúc nào cũng dẫn thẳng đến kết quả mỹ mãn, và người cực kỳ thông minh có thể không bao giờ học được tính kiên trì cần thiết của thành công.

    Người dùng Kent Fung viết, “Trí thông minh trở thành vấn đề khi những người sở hữu nó từ bé đã phát hiện ra rằng họ không cần phải nỗ lực như những người khác để theo kịp lớp học, và vì vậy không bao giờ rèn luyện được đạo đức làm việc mạnh mẽ.”

    Một nghiên cứu cho thấy, sự ngay thẳng và tận tâm thực ra tỷ lệ nghịch với một vài loại trí thông minh nhất định. Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng những người cực kỳ thông minh có thể cảm thấy rằng họ không cần phải làm việc chăm chỉ đến vậy để đạt được mục tiêu.

    Người ta khó chịu khi bạn cứ “sửa lưng” họ trong cuộc trò chuyện

    Khi bạn biết ai đó vừa nói gì sai, thật khó để cưỡng lại mong muốn sửa sai cho họ.

    Nhưng bạn phải cực kỳ nhạy cảm, vì người ta có thể cảm thấy xấu hổ hay cảm thấy bị xúc phạm vì lời nói của bạn, tức là tình hữu nghị giữa đôi bên đang bị đặt vào nguy hiểm.

    Thông minh có thể trở thành phiền phức, người dùng Raxit Karramreddy nói, “Khi bạn cứ sửa sai người khác cho đến lúc họ không đi chơi hay nói chuyện với bạn nữa.”

    Bạn có xu hướng suy nghĩ quá nhiều

    Bạn có thể trở nên ủy mị khi cứ cố tìm ý nghĩa trong mọi khái niệm và trải nghiệm cuộc sống. “Bạn nhận ra rằng nền văn minh này đang suy tàn và chẳng có gì là có ý nghĩa cả. Bạn đi tìm câu trả lời và điều đó làm bạn phát điên,” Akash Ladha viết.

    Quả là vậy, một nghiên cứu sâu rộng năm 2015 cho thấy trí thông minh về mặt ngôn ngữ thực sự có liên quan tới nỗi lo lắng và sự suy tư.

    Từ quan điểm thực dụng, tất cả những sự tồn lưu đó làm cho người thông minh không thể ra quyết định. Người dùng Tirthankar Chakraborty viết: “Khi hiểu những suy tư có thể xảy ra khi bạn phải quyết định, đặc biệt là xu hướng phân tích quá kỹ về kết quả, bạn có thể không bao giờ ra quyết định được.”

    Bạn hiểu mình không hiểu nhiều đến mức nào

    Là người siêu thông minh cũng đồng nghĩa với việc hiểu được giới hạn của tư duy. Dù có cố gắng thế nào thì bạn cũng không thể học hay hiểu tất cả mọi thứ.

    Người dùng Mike Farkas đã viết: “Trí thông minh là một lời nguyền khi… bạn càng biết nhiều, bạn càng cảm thấy mình biết ít đi.”

    Quan điểm này làm gợi nhớ lại nghiên cứu kinh điển của Justin Kruger và David Dunning, rằng bạn càng ít thông minh thì sẽ càng đánh giá quá cao khả năng tư duy của bản thân – và ngược lại.

    Ví dụ, trong một thí nghiệm, những sinh viên thuộc nhóm 1/4 điểm thấp nhất trong một bài kiểm tra LSAT hiệu chỉnh, đã đánh giá quá cao số câu hỏi họ làm đúng tới gần 50%. Trong khi những học sinh thuộc nhóm 1/4 điểm cao nhất lại đánh giá quá thấp số câu hỏi họ trả lời đúng.

    Theo Business Insider, Quora,

    Phong Trần biên dịch

    Bài kiểm tra giúp bạn xác định não trái hay não phải phát triển

    Não của người chia làm hai phần: trái và phải. Thông thường não trái được cho là não ngôn ngữ, não phải là não hình ảnh.

    Vậy não trái hay não phải của bạn phát triển hơn? Cùng làm bài kiểm tra đơn giản dưới đây:

    Nhìn vào bức tranh, bạn thấy người phụ nữ màu đen hay màu trắng đầu tiên?

    Nếu nhìn thấy người phụ nữ màu đen đầu tiên thì bạn thuộc kiểu não trái phát triển.

    Não trái chịu trách nhiệm xử lý các chi tiết mang tính nhận thức, chủ yếu nhạy bén với ngôn ngữ hoặc phương diện định nghĩa, đa phần những người thuận tay phải đều có não trái phát triển hơn não phải.

    Não trái phát triển thì tính cách của bạn sẽ khá lý tính, đầy logic, khả năng phân tích rất mạnh.

    Kiểu tư duy có quy luật giúp bạn thể hiện được cảm giác toàn diện và nổi trội nhất khi xử lý mọi việc. Đồng thời với khả năng ngôn ngữ xuất sắc, bạn có khả năng thuyết phục tốt, dù là trên giấy hay bằng cách nói chuyện thì đều rất thu hút. Ngoài ra, khả năng lý giải con số, kí hiệu… của bạn cũng rất tốt, khả năng học thuộc lòng cũng rất cao.

    Nếu nhìn thấy người phụ nữ màu trắng đầu tiên thì bạn thuộc kiểu não phải phát triển.

    Não phải thường thực hiện công việc ghi nhớ hình ảnh, hình tượng, tốc độ phản ứng đối với những sự biến đổi rất nhanh, có khả năng tưởng tượng rất tốt. Đa phần những người thuận tay trái đều thuộc kiểu não phải khá linh hoạt.

    Não phải phát triển thì tính cách của bạn thiên về cảm tính, đầy sức sáng tạo. Bạn khá có tài về vĩnh vực nghệ thuật. Đồng thời, khi làm việc, đưa ra phán đoán độc lập, bạn thường có thể nghĩ ra rất nhiều tư duy mới mẻ có tính đột phá, sáng tạo. So với bề ngoài của sự vật, bạn xem trọng cái bên trong và toàn bộ sự vật hơn, bạn có khả năng quan sát rất tốt.

    Những người cùng lúc nhìn thấy hai người phụ nữ thuộc kiểu não kết hợp.

    Não trái chịu trách nhiệm xử lý chi tiết thông tin, chủ yếu nhạy bén với ngôn ngữ hoặc phương diện định nghĩa, còn não phải lại thực hiện công việc ghi nhớ hình ảnh, phản ứng khá nhanh với những sự biến đổi, có khả năng tưởng tượng cao. Nên với kiểu não kết hợp, hai phần não đều phát triển thì đều có tài năng và độ thuần thục khá tốt dù về mặt ngôn ngữ hay hình ảnh.

    Người có não trái phát triển sẽ có tính cách tương đối lý tính, đầy logic; não phải phát triển thì lại khá cảm tính, đầy sáng tạo. Còn kiểu não kết hợp thì lại đồng thời có những những ưu điểm trên và mỗi đặc tính đều phát triển khá đồng đều.

    Theo Secret China

    Minh Tâm

  • Cha mẹ có thể dạy con?

    Cha mẹ có thể dạy con?

    Đa phần các phụ huynh của trẻ đặc biệt (VIP) đều nghĩ rằng – Mình không thể can thiệp cho con một cách hiệu quả được, bởi vì mình không được đào tạo một cách bài bản về một phương pháp can thiệp nào đó , trong khi lại có nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra và đều được cho là có giá trị hay hiệu quả cho trẻ.

    Vậy thì làm thế nào để có thể học hết các phương pháp, hay ít ra là những phương pháp căn bản nhất. Nhưng phương pháp nào là căn bản ? Phương pháp tập nói ? hoặc tập cải thiện hành vi ? Hay tìm học phương pháp nào thịnh hành nhất ? nổi tiếng nhất ? cũng khó mà xác định.
    Vì thế. điều tốt nhất có lẽ là hãy tìm hiểu các nguyên tắc chính của mỗi phương pháp để từ đó rút ra những điểm chung của các phương pháp và hãy áp dụng các điểm chung ấy vào kế hoạch can thiệp của mình.
    Cách đây khoản 20 năm, thì hầu như chưa có bao nhiêu người biết về tự kỷ chứ chưa nói đến là các phương pháp can thiệp. Thế rồi cho đến nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì những phương pháp khác nhau cũng phát triển một cách nhanh chóng. Nếu loại trừ những phương pháp phản khoa học, hay chỉ có hiệu quả với những trường hợp chưa chắc là tự kỷ, tăng động – kém chú ý… thì cho đến nay người ta đã thống kê được khoảng 27 phương pháp khác nhau. Dĩ nhiên là không thể học hết, hay áp dụng hết mà phải chọn lọc những điều cần thiết cho tình trạng của con em .
    Vì thế hầu hết các chuyên gia hay giáo viên, cho đến cả phụ huynh vẫn muốn gắn chặt việc can thiệp cho trẻ vào một vài kỹ thuật hay phương pháp nào đó mà mình tin là tốt nhất. Nhưng thực ra, nếu chúng ta có một cái nhìn khách quan hơn, thì điều đầu tiên thấy được là bất kỳ phương pháp nào, từ ABA/VB, PRT, RDI, ESDM, Floortime cho đến TEACH , từng bước nhỏ… đều có thể rút ra được những điểm giống nhau :

    1. Mục tiêu dạy : Cho dù có dùng những thuật ngữ khác nhau thì cũng đều đặt mục tiêu theo từng cấp độ, chỉ cao hơn khả năng của trẻ một chút để các bé có cố gắng vượt lên chứ không bao giờ quá khó khiến trẻ phải nỗ lực mới đạt được.
    2. Phương pháp dạy : Tất cả các phương pháp đều có phần nhắc nhở hay gợi ý cho trẻ. Dù tên gọi khác nhưng bản chất thì giống nhau : Đó là sự làm mẫu để trẻ có thể đoán biết và cầm tay chỉ việc rồi giảm dần sự tác động để bé bắt đầu tự làm. Hay là sự nhắc nhở dựa vào những gợi ý của môi trường, như ban đầu thì đặt gần, rồi tăng dần khoảng cách .
    3. Các yếu tố tác động :

    – Sự khích lệ: Các chương trình đều có sự khích lệ một cách đa dạng, từ việc tương tác vui vẻ với trẻ, cho đến việc khen thưởng, tặng cho vật hay điều trẻ muốn làm.. Điều này khiến cho trẻ vui và thấy mình có năng lực nhiều hơn.
    Ví dụ như hai mẹ con chơi trò chuyền bóng mà trẻ rất thích, thì khi trẻ thực hiện được một nội dung nào đó (trẻ nhìn sang mẹ  hoặc trẻ nói “chuyền bóng” – tùy mức độ ngôn ngữ của trẻ), mẹ sẽ chuyền bóng. Việc được chơi với mẹ, được đến lượt chuyền bóng chính là yếu tố khích lệ cho con.
    – Sự tương tác một cách phù hợp, và tận dụng các cơ hội dạy tự nhiên .Các tương tác phù hợp gồm nhiều yếu tố. Người can thiệp thường nói chuyện với trẻ theo qui tắc “cộng 1”, tức là hơn mức trẻ có thể giao tiếp một chút.
    Ví dụ, nếu trẻ mới chỉ nói được từ đơn thì người can thiệp chỉ nên dùng từ đơn và cụm 2 từ. Cụ thể, thay vì hỏi “con muốn đọc sách không”, người can thiệp chỉ cần chỉ vào quyển sách, dùng giao tiếp mắt và cử chỉ khuôn mặt để hỏi “đọc sách”, rồi khi con đã bắt đầu nói được cả câu thì người can thiệp cũng nâng mức giao tiếp của mình thêm để vừa dễ hiểu cho con, lại cũng là người làm mẫu mức giao tiếp cao hơn để con học theo.

    4. Kỹ thuật tiệm tiến : Là sự đan xen các kỹ năng trẻ đã học được với các kỹ năng mới đang học . Một phần để nhắc lại các điều mà trẻ đã học, nhưng chưa thật sự nhớ kỹ nhưng cũng để trẻ dần dần tiếp thu được các kỹ năng mới mà vẫn có cơ hội ôn lại cái đã biết.
    5. Yếu tố nương theo trẻ : Đây là một yếu tố rất cần thiết và quan trọng đó là dựa vào sở thích của trẻ dể trẻ thích học hơn. Ví dụ, nếu trẻ thích Lego, có thể dùng Lego để dạy màu sắc, dạy bắt chước, dạy đếm, dạy chơi luân phiên.
    Việc chơi của trẻ: rất nhiều trẻ lúc đầu chưa chú ý hoặc chơi không phù hợp với đồ vật. Các phương pháp đều bắt đầu với các trò chơi không có đồ chơi, chỉ tương tác giữa bố mẹ/người can thiệp với trẻ để trẻ xây dựng mối quan hệ, và hình thành những kỹ năng giao tiếp đầu tiên như giao tiếp mắt. Hanen gọi là “people play”, ESDM thì có “sensory social routines” và rất nhiều hoạt động của RDI. Các trò chơi như ngựa phi trên chân bố mẹ, cưỡi ngựa trên lưng bố mẹ, đuổi bắt, chơi với loại ghế bập bênh v.v. thường hấp dẫn trẻ vì đáp ứng được những nhu cầu giác quan của trẻ (có trẻ thích chạy, thích xoay, v.v.) Các chương trình này cũng dễ kết nối với con hơn vì chỉ có tương tác hai chiều giữa con và bố mẹ/cô giáo. Khác với chơi trò chơi còn có sự tham chiếu với vật khác ngoài tương tác giữa con và bố mẹ/cô giáo. Sau khi trẻ đã hứng thú chơi và tương tác với bố mẹ, thì bắt đầu lồng vào chơi đồ chơi phù hợp chức năng, rồi lên các trò chơi giả vờ, v.v.
    6. Loại bỏ các yếu tố xao nhãng: nhiều trẻ đặc biệt có kèm theo rối loạn giác quan, nên khả năng tiếp nhận các tác động vào giác quan của trẻ kém hơn. Đôi khi chỉ tiếng ro ro rất nhỏ của tủ lạnh, hoặc loại ánh sáng đèn không phù hợp cũng khiến trẻ không tập trung được. Thậm chí nếu người can thiệp hăng hái nói nhiều quá cũng khiến trẻ quá tải và không có cơ hội giao tiếp, v.v.. Vì vậy thì người can thiệp phải quan sát những đặc điểm riêng của con để điều chỉnh phù hợp, tạo cho con có một môi trường an toàn, thoải mái để tập trung hơn.

    Ngoài các yếu tố trên thì tất các phương pháp đều nhắm đến mục tiêu là Thiết lập mối quan hệ: Các phương pháp như RDI, PRT, ABA/VB, ESDM, Floortime đều bắt đầu từ việc giúp trẻ xây dựng mối quan hệ yêu thương, tin cậy với người dạy. Chỉ khi trẻ tin tưởng người dẫn dắt, có động lực để học hỏi khám phá, thì quá trình tiếp nhận của trẻ mới chủ động và tích cực, trẻ sẽ phát triển với tốc độ tốt hơn. Người có thể thiết lập mối quan hệ tốt nhất với trẻ chắc chắn là bố mẹ, nên các chương trình can thiệp tốt đều nhắm tới việc truyền sức mạnh (kiến thức và kỹ năng) để bố mẹ trực tiếp can thiệp cùng với con và cùng với cả nhóm can thiệp ( giáo viên và chuyên viên ).

    Ngoài ra Trẻ còn phải tin tưởng và làm theo sự chỉ dẫn của người can thiệp, tham gia vào tương tác một cách có ý nghĩa. Đương nhiên không phải nghe theo một cách máy móc, áp đặt như những hiểu lầm thường có, mà sự hợp tác để đạt được mục tiêu. Ngược lại, người dạy cũng tôn trọng và nương theo trẻ, và mở ra các biến thể để trẻ linh hoạt, cũng như tạo điều kiện cho trẻ được khởi xướng. Việc này không dễ, nhất là giai đoạn đầu can thiệp. Vì thường ở các gia đình có trẻ đặc biệt, trẻ gần như kiểm soát nhịp sinh hoạt của gia đình. Không phải trẻ cố tình gây ra điều đó, mà vì những rối loạn về ăn ngủ, các hành vi không phù hợp do con không thể giao tiếp hiệu quả sẽ làm rối tung lên rồi còn tạo ra những căng thẳng trong gia đình nữa. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong việc xây dựng một chương trình can thiệp tại gia đình là sự bình ổn về tâm lý của bố mẹ, trước khi muốn con được bình ổn để phát triển.

    Các chương trình can thiệp này đều nhắm tới việc giúp trẻ khởi xướng hoạt động, chủ động tương tác, giao tiếp với mọi người. Các chương trình can thiệp cũng cần giúp trẻ làm chủ và biết cách thực hiện các hoạt động của mình để giúp trẻ tự chủ hơn Ví dụ khi trẻ kết thúc một hoạt động, thì trẻ được phép chọn cho mình hoạt động tiếp theo, rồi dần lên kế hoạch lớn hơn. Trẻ có nhiều cơ hội khởi xướng các hoạt động, xây dựng các mối quan hệ tự chủ hơn.
    Một khiếm khuyết khác ở trẻ là sự cứng nhắc, bó hẹp các hoạt động, và khái quát kiến thức không tốt. Nên bất kể chương trình dạy nào cũng bắt đầu với một mục tiêu, sau khi trẻ đã đạt được mục tiêu đó thì mới mở rộng ra các biến thể của chính mục tiêu đó trước khi sang một mục tiêu mới để đảm bảo trẻ có thể linh hoạt sử dụng kiến thức vừa học được. Thống nhất nội dung dạy ở các môi trường khác nhau (trường học, ở nhà, v.v.), giữa những người dạy (giáo viên, phụ huynh) để cùng hỗ trợ phù hợp cho tiến triển của trẻ.
    Như vậy, chúng ta thấy rằng ngay cả khi áp dụng một phương pháp nào đó, điểm cốt yếu không phải là dựa vào từng đặc điểm của phương pháp và chỉ bó hẹp trong phương pháp đó mà là dựa vào 2 yếu tố vô cùng quan trọng đó là sự nhận biết một cách đầy đủ về đứa con và sự tác động tích cực của gia đình.
    Một nghiên cứu vừa được thực hiện trong năm 2015 để đo lường hiệu quả của chương trình đào tạo phụ huynh về các chiến lược quản lý hành vi cho trẻ em mắc chứng tự kỷ. Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 180 trẻ em từ 3-7 tuổi và cha mẹ của các em. Phụ huynh của 180 trẻ tự kỷ này được chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất được tham dự 1 chương trình đào tạo về can thiệp hành vi, gồm 11 buổi đào tạo từ 60-90 phút, thực hiện trong vòng 16 tuần với 1 nhà chuyên môn. Họ được hướng dẫn các chiến lược quản lý hành vi đối với các hành vi không phù hợp của trẻ như cơn bùng nổ, cáu giận, tự gây thương tích và từ chối hợp tác. Sau đó, phụ huynh được hỗ trợ tư vấn qua điện thoại trong vòng 2 tháng kể từ khi kết thúc khoá học.
    Nhóm phụ huynh thứ hai (gồm 91 người) được tham gia 1 chương trình khác, có tên là “đào tạo phụ huynh” gồm 12 buổi học và 1 buổi làm việc tại gia đình. Trong suốt các buổi học này, phụ huynh được dạy về các nội dung như: Thế nào là tự kỷ, các dịch vụ hỗ trợ trẻ tự kỷ, nhưng không có nội dung nào liên quan đến quản lý hành vi.
    Trước và sau đợt đào tạo cho phụ huynh, các chuyên gia thực hiện đánh giá về hành vi không phù hợp ở trẻ sử dụng hệ thống thang đo được tiêu chuẩn hoá.
    Kết quả là toàn bộ nhóm trẻ đều cho thấy sự cải thiện, tuy nhiên, nhóm trẻ có bố mẹ được đào tạo chuyên về quản lý hành vi đã có sự tiến bộ tốt hơn rõ rệt.
    Tiến sĩ Kara Reagon – 1 đại diện của Autism Speaks nhận xét “Đây thực sự là một bước tiến lớn, nghiên cứu này cho chúng ta thấy rằng việc chỉ dạy cho cha mẹ hiểu về tự kỷ là chưa đủ. Họ còn cần được trợ giúp tại nhà, và trong cộng đồng đang có một nhu cầu rất lớn trong việc triển khai các khoá đào tạo hiệu quả hơn dành cho phụ huynh”.
    Như vậy, rõ ràng là rất cần sự tham gia của các phụ huynh trong các khóa học, không phải chỉ là để biết về chứng tự kỷ, biết về các trẻ đặc biệt mà còn phải nhận biết các kỹ năng tác động vào đứa con của mình với sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn. Để can thiệp một cách có hiệu quả phải có sự phối hợp một cách tích cực của phụ huynh – giáo viên – chuyên viên, vì không phải chỉ là những kiến thức kỹ năng tại nhà trường mà là chính trong môi trường sống mà đứa trẻ phải được phát triển một cách đầy đủ nhất . Đó chính là gia đình các em.
    CVTL LÊ KHANH
    ( Tổng hợp )

  • 10 Sự thật về Bại Não có thể bạn chưa từng biết?

    10 Sự thật về Bại Não có thể bạn chưa từng biết?

    Bại não được đánh giá là một trong những hội chứng mãn tính khó điều trị nhất thế giới, dù nhiều tài liệu nghiên cứu về bại não được phát hành rộng rãi nhưng 10 sự thật dưới đây có thể khiến các bậc phụ huynh giật mình.

    1. Bại não là không phải là một bệnh
    Thuật ngữ thích hợp cho bại não là một nhóm các rối loạn do tổn thương não gây nên. Cách gọi “bại não” được dịch chưa thực sự đúng tình trạng thực tế, từ gốc Cerebral Palsy nên hiểu là “tổn thương não” hoặc “não mất kiểm soát”.
    Bại não không phải là một dị tật bẩm sinh và nó chắc chắn không lây nhiễm nhưng bệnh thường khởi phát rất sớm từ khi trẻ còn nhỏ.

    2. Không có cách chẩn đoán chính xác về bại não
    Mặc dù thực tế rằng bại não là dạng khuyết tật vận động phổ biến nhất ở trẻ em nhưng không có một cách chính xác để chẩn đoán. Hầu hết các bác sĩ có thể chẩn đoán trẻ em bằng cách nghiên cứu sự vận động, phát triển của trẻ và khả năng giao tiếp của trẻ với cha mẹ.
    3. Không có một tình trạng chung
    Không phải mọi trẻ được chẩn đoán bại não đều ở cùng một mức độ tổn thương. Trong khi một số trẻ có thể đi lại bình thường và phát âm diễn đạt tốt thì nhiều trẻ khác phải dùng đến xe lăn và rất khó khăn để bật được âm thành một từ.
    4. Ảnh hưởng đến tất cả các nhóm cơ
    Hầu hết mọi người không nghĩ về điều này nhưng bị bại não có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ liên quan đến điều khiển vận động, ngay cả việc nuốt.
    5. Có thể thay đổi theo thời gian
    Các rối loạn không phải là bất biến. Mức độ nghiêm trọng có thể bị thay đổi theo tâm trạng hoặc ảnh hưởng thời tiết, nếu không trị liệu can thiệp hành vi sớm trẻ có thể mắc phải trầm cảm. Theo độ tuổi chứng bại não có thể cải thiện tốt hay xấu đi phụ thuộc vào sự tích cực trong điều trị.
    6. Số lượng trẻ bại não do sinh non ngày một tăng
    Ai cũng biết việc sinh non có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Có thể bạn sẽ giật mình khi biết 50% trẻ bại não là do sinh non.
    7. Bại não có chữa được không? Có hay không thuốc điều trị bại não?
    Mặc dù bại não chiếm tỉ lệ cao nhưng không có nhiều nghiên cứu về thuốc điều trị được thực hiện, y học hiện nay xác định các tổn thương não là không thể phục hồi và không có thuốc đặc trị. Trong các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có phục hồi chức năng là được y khoa thế giới công nhận về hiệu quả điều trị.
    8. Bại não không ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ em
    Bạn có thể nhìn thấy một trẻ bại não la hét lớn và cho rằng trẻ hoàn toàn mất kiểm soát về tính cách. Tuy nhiên, đó có thể là hệ lụy do gia đình không hiểu được hết tâm trạng, cảm xúc của trẻ mà chỉ quan tâm đến vận động. Chúng ta cần hiểu rằng bại não chỉ ảnh hưởng đến những vận động bên ngoài của trẻ, phải đối xử công bằng với trẻ bại não như mọi đứa trẻ bình thường khác. Việc phát triển cũng cần phải toàn diện chứ không chỉ riêng về vận động, đừng bỏ quên những nhu cầu phát triển về kỹ năng cá nhân, giao tiếp hòa nhập xã hội của một đứa trẻ.
    9. Nhạy cảm với sự thương hại và kỳ thị
    Tất nhiên rồi, ngay cả chúng ta – những người khỏe mạnh còn không muốn điều đó. Từ vận động đến biểu lộ cảm xúc hay giao tiếp của người bại não đều rất khó khăn nhưng đó là một phần cuộc sống của họ, họ phải chiến đấu liên tục để có được cuộc sống hạnh phúc hơn, thay vì tỏ ra thương hại hay kỳ thị chúng ta hãy dành cho họ những điều “bình thường nhất” để họ cảm thấy được sống như bao người khác.
    10. Bại não không có nghĩa là kém thông minh
    Như chúng tôi đã nói, cách gọi “bại não” thường gây hiểu lầm về sự phát triển của trí tuệ. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết có đến 60% người mắc bại não có IQ cao hơn mức trung bình (theo báo cáo khảo sát từ Đại học Y tế Michigan – Hoa Kỳ).
    Chúng tôi hy vọng 10 sự thật trên về chứng bại não giúp ích được cho bạn trong việc điều trị chứng bại não!

    Trung tâm Phục hồi chức năng – Trị liệu ngôn ngữ Hà Nội
    Hà Nội: Số 139 Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
    SĐT: 0937.566.333
    Email: [email protected]

  • Năm chuyên gia tâm lý hàng đầu

    Năm chuyên gia tâm lý hàng đầu

    Tâm lý luôn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chất lượng cuộc sống của mỗi người, chỉ cần bạn căng thẳng, vướng mắc một vấn đề nào đó mà không thể giải bày thì nguy cơ gặp phải tình trạng trầm cảm hay rối loạn tâm lý là rất cao. Tuy nhiên để tìm được cho mình một bác sĩ chuyên khoa thật sự giỏi, để giúp bạn vượt qua là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, ngay sau đây hãy cùng tham khảo qua danh sách 5 Bác sĩ uy tín khám tâm lý tại TPHCM.

    1. PGS.TS Huỳnh Văn Sơn

    Trên 20 năm giảng dạy tại trường Đại học và hơn 15 năm bén duyên với vai trò diễn giả… PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn được đông đảo khán giả ở mọi lứa tuổi yêu mến. TS. Huỳnh Văn Sơn còn được biết đến không chỉ là một Giảng viên Xuất sắc của Khoa Tâm lý học tại các trường Đại học, Cao đẳng mà còn được biết đến với một thương hiệu là một Diễn giả chuyên nghiệp, một Chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực Đào tạo và phát triển kỹ năng con người…
    Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn được xem là một trong 5 Bác sĩ uy tín khám tâm lý tại TPHCM, ông là Chuyên viên Tư vấn trong các Chuyên mục Tư vấn Tâm lý của Tạp chí Mẹ yêu Bé, Báo Phụ Nữ Tp.HCM, báo Tuổi Trẻ, báo Mỹ Thuật… Tư vấn trên Tuổi Trẻ online, trang web Girlspace… Chuyên gia Hướng dẫn các Thí sinh các Cuộc thi Người Đẹp và Hoa hậu Việt Nam phần giao tiếp ứng xử, biểu diễn…
    Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc Tinh thần Ý Tưởng Việt, 225/11 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3, TP.HCM

    2. Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

    Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường ĐHSP TPHCM. Giảng dạy bậc đại học về các chuyên ngành Tâm lý học Lứa tuổi, Tâm lý học Sư phạm, Tâm lý học Xã hội, Tâm lý học Giao tiếp…
    Tổ chức huấn luyện hoặc trực tiếp huấn luyện kỹ năng làm việc cho hơn 20 tổ chức – doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh (Vietnam Airlines, Tập đoàn Tân Thành, HD Bank, Tổng Công Ty Công Nghiệp Sài Gòn, Ủy ban Nhân dân Tp. Đà Lạt, Cty CP Vinaland, Sở khoa học công nghệ Cần Thơ, Tập đoàn Baosteel, Tập đoàn Midea…)
    Tư vấn các mục tâm lý của báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên, tạp chí VTM, Mực Tím, Áo Trắng, tạp chí Thế Giới Gia Đình, tạp chí Mẹ Yêu Bé, báo Phụ Nữ Tp.HCM, báo Tiếp Thị Gia đình, báo Thế giới Văn hóa… Tư vấn trên các trang báo dành cho teen và bạn trẻ. Tư vấn trên các chuyên mục tâm lý của Đài truyền hình Việt Nam VTV, Đài truyền hình Tp.HCM HTV, Đài truyền hình Bình Dương, Vĩnh Long, Antv, VTC, BTV, …
    Cố vấn Trung tâm Đào tạo Bản lĩnh sống Sư Tử Trẻ, tại Tầng 5, tòa nhà Hà Đô, 20, Phan Văn Trị, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM

    3. ThS tâm lý Tô Nhi A, một trong 5 Bác sĩ uy tín khám tâm lý tại TPHCM

    ThS tâm lý Tô Nhi A là một trong 5 bác sĩ uy tín khám tâm lý tại TPHCM, đồng thời bà cũng là Giảng viên môn các môn Giáo dục học đại cương, Lý luận Giáo dục, Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp (Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương TP.HCM) ; Giảng viên môn Kỹ năng mềm (ĐH KT Công Nghệ TP.HCM  – Hutech, Nhà văn hóa Sinh Viên, Nhà văn hóa Phụ Nữ); Giảng viên môn Kỹ năng giao tiếp truyền thông (Hutech); Giảng viên môn Tâm Lý Học Đại Cương (ĐH Sư Phạm TP.HCM – Trường Cao Đẳng Bách Việt); Tâm Lý du khách và kỹ năng giao tiếp (Cao Đẳng Văn Hóa – Nghệ Thuật – Du Lịch Sài Gòn)…
    Hiện nay, ThS tâm lý Tô Nhi A đang công tác Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương TP.Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng là UV Ban chấp hành TW Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam và Cố vấn Trung tâm Đào tạo Bản lĩnh sống Sư Tử Trẻ.

    4. Chuyên gia tâm lý Lê Khanh

    Chuyên gia tâm lý Lê Khanh đã từng Tu nghiệp về Tâm lý lâm sàng trẻ em tại Cộng hòa Pháp được đào tạo về Trị liệu Hệ thống gia đình do Đại học Catholique Louvain APSY – Bỉ. Ông đã làm việc và cộng tác tại Trung tâm Sức Khoẻ Tâm Thần TP.HCM; Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em NT; Trung tâm Nghiên cứu công tác xã hội & phát triển cộng đồng TP.HCM; Hội Tâm lý – Giáo dục TP.HCM ; Hội Bảo Trợ Trẻ em TP.HCM ( Dự án Tương Lai – tổ chức Education for Development); Mái ấm Ánh Sáng Q.10 ( Tổ chức Christina Noble ); Trung tâm Y Tế Quận 7 ( Tổ chức World Vission); Phòng Khám Đa Khoa Tân Định; Trường Quản trị Cuộc đời LIMA ( tổ chức giáo dục Pace).
    Chuyên gia tâm lý Lê Khanh hỗ trợ các dịch vụ Chẩn đoán – Tư vấn và Can thiệp – trị liệu các rối nhiễu tâm lý trẻ em & thanh thiếu niên như: Hội chứng Tự Kỷ – Hội chứng Hiếu động kém chú ý ( ADHD); Tình trạng chậm nói – Chậm khôn – Rối loạn nhận thức, hành vi; Không nhớ mặt chữ/số – không tập trung – lo âu – hung hăng…; Các khó khăn trong quan hệ giao tiếp… Hiện nay ông đang làm việc tại Phòng khám Tâm lý trẻ em & Gia đình – 174 Lê Quang Định P.14 Q. Bình Thạnh.

    5. ThS Tâm lý Phan Thị Mai Quyên
    Một trong 5 bác sĩ uy tín khám tâm lý tại TPHCM, trong đó phải kể đến Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học. Bà là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị tâm lý, là Chuyên viên tâm lý trị liệu dành cho trẻ tự kỷ, trường chuyên biệt Ước Mơ, Quận 10; Chuyên viên tư vấn tâm lý Trung tâm tư vấn tâm lý – giáo dục – thể chất (Tổng đài 08.1080); Chuyên viên tâm lý trị liệu, tham vấn tâm lý tại Bệnh viện Nhân dân 115. Hỗ trợ tâm lý cho trẻ tự kỷ, tham vấn cho tổng đài 08.1088, làm việc tại Công ty Uniclever, đặc biệt là hỗ trợ về tâm lý thanh niên công nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    Hiện nay, Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên đang công tác tại Phòng Tâm lý trị liệu của Bệnh viện Nhân Dân 115 – Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM.