Trẻ Đặc biệt và vai trò của phụ huynh
14/09/2016
Quan sát Phát Hiện và Can thiệp cho trẻ đặc biệt
02/10/2016
Trẻ Đặc biệt và vai trò của phụ huynh
14/09/2016
Quan sát Phát Hiện và Can thiệp cho trẻ đặc biệt
02/10/2016

trochoi vui 2

Trò chơi nói chung từ dân gian đến hiện đại đều có rất nhiều hình thức, từ những trò chơi tập thể đến các trò chơi cá nhân, chơi 2 người, 3 người .. Rồi có những trò chơi Động, trò chơi tĩnh và các trò chơi ngoài sân, trong nhà, trong phòng…thậm chí là cả trên giường ( không phải trò chơi 2 người lớn nhé ). Vì vậy, không nên nghĩ rằng ở thành phố ( thậm chí là ở chung cư ) là không chơi được các trò chơi dân gian !
Vấn đề chỉ là chúng ta có MUỐN chơi với trẻ hay không – có thể thu xếp THÌ GIỜ ĐỂ CHƠI , có thể chơi một cách vui vẻ thoải mái tự nhiên NHƯ TRẺ hay không mà thôi ! Khí đã muốn, đã thích thì ta sẽ tìm kiếm, sẽ chọn lựa những trò chơi thích hợp ( không chỉ là trò chơi dân gian ) cho việc chơi với con tại gia đình ( đã tìm là sẽ gặp )
Thực ra thì cũng không cần nhiều nhặn gì, chỉ cần mươi trò “làm vốn lận lưng” rồi trong lúc chơi, tùy cơ ứng biến là đủ cho con mình zui rồi. Mỗi buổi chơi vài trò, xào tới xào lui, chế biến qua lại cũng đủ cho tuổi thơ của trẻ trôi qua trong niềm vui mà trẻ sẽ không còn gặp lại. Nhưng quan trọng nhất là với niềm hãnh diện : Con là người Việt, con chơi trò chơi Việt mà trước đây ông bà bố mẹ đã từng chơi. Đó chính là cái giá trị lớn nhất mà trò chơi dân gian đem lại cho các em, những công dân VN tương lai, mặc dù có thể ngay lúc đó, các em không ý thức được.
Sở dĩ, chúng ta nên lưu tâm nhiều đến các trò chơi dân gian là vì hầu hết chúng ta đều có tư tưởng : Cái gì của VN cũng dở, cũng kém, cũng yếu, cũng thiếu. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta đã thấy là giáo dục Tây Phương có nhiều ưu điểm hơn hẳn cách GD truyền thống của VN . Và cũng trên tinh thần đó, chúng ta cũng sẽ suy ra rằng, các trò chơi của Tây ( cho trẻ em) cũng ngon lành và có giá trị hơn hẳn trò chơi Việt!

trochoi vui
TRong khi đó, sở dĩ các nguyên lý và phương pháp GD của Tây Phương có giá trị là vì nó được các chuyên gia nghiên cứu một cách nghiêm túc , được áp dụng trên một nền tảng rất quan trọng là sự tôn trọng trẻ em và những giá trị sống với những thiết kế khoa học . Bên cạnh đó là cả một đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản với tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp rất cao.
Nhưng, với trò chơi thì khác, trò chơi của trẻ ở bất cứ đâu cũng có giá trị và chất lượng như nhau bởi vì ở Tây cũng như ta, đều đem lại cho trẻ niềm vui và sự tự tin. Vì thế, trò chơi dân gian và cả những giá trị sống qua các câu ca dao tục ngữ , nếu so sánh với những trò chơi phát triển trí tuệ và kỹ năng của Tây hay hiện đại thì không có gì là thua kém cả, mà nếu đứng về phương diện tinh thần thì nó lại có những giá trị mà các trò chơi hiện đại không thể có được.
Chỉ tiếc một điều, cũng như nhiều giá trị và di sản văn hóa của cha ông truyền lại, trò chơi dân gian cũng bị “ mầu mè hóa” “hội chợ hóa” bằng những “tổ chức” những “phong trào” mang nặng tính hình thức, với những lễ hội “ đến hẹn lại làm” bởi những “thiên tài thiếu I ốt “ mà thừa tính “thực dụng” khiến cho những trò chơi vốn dĩ rất gần gũi với trẻ em, với gia đình bằng sự giản dị, hồn nhiên trở nên xa lạ bởi những kiểu hoạt động “về nguồn” ( mà càng làm thì lại càng khiến cho giới trẻ lạc lối vì chả biết đó là cái nguồn gì ! ) Vì vậy, trách nhiệm của các bậc cha mẹ ngày nay càng ngày càng nặng nề hơn và những hiểu biết về các loại trò chơi là một điều có khả năng hỗ trợ cho việc giáo dục con em rất nhiều.
LÊ KHANH

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý