Trẻ bại liệt
12/05/2011
Học ở trẻ em
13/05/2011
Trẻ bại liệt
12/05/2011
Học ở trẻ em
13/05/2011

Trẻ Khiếm thính hay mù hiện nay được gọi là trẻ có khó khăn về thị giác, là một khuyết tật nặng, gây ra ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển và hội nhập của trẻ…

 

 

TRẺ KHIẾM THỊ

Đây là một tổn thương khá nặng nề, có hai dạng: Bẩm sinh và hậu đắc. Trẻ mù bẩm sinh thường  do một nguyên nhân hết sức đơn giản, đó là do thiếu vitamin A. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khô giác mạc  nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác:

– Do bệnh giang mai (của mẹ) hay nhiễm trùng bệnh lậu.

– Đục thủy tinh thể bẩm sinh

– Glôcom bẩm sinh (Bệnh cườm nước )

– Bệnh gai thị, thoái hóa sắc tố võng mạc

– Viêm màng bồ đào phôi thai.

– Teo nhãn cầu, không có nhãn cầu bẩm sinh.

– Cận thị nặng gây mù  hay khuyết mi.

Trong trường hợp mù sau khi sinh thường do gặp tai nạn hay bệnh tật dẫn tới mù:: Bị pháo, chất nổ, cháy … hay nhuyễn giác mạc.

Hiện nay, việc giáo dục các trẻ mù đã hình thành ở nhiều tỉnh thành và hoạt động khá hiệu quả, tuy nhiên phụ huynh các em cũng nên biết những biện pháp chăm sóc các em ngay từ nhỏ để khi bước vào trường học, các em sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức và có khả năng hòa nhập tốt hơn:

Tạo sự cảm nhận từ các giác quan:

Các giác quan : Nghe – tiếp xúc – nếm – ngửi cần phải được tạo nhiều cơ hội hoạt động , hãy kích thích động viên và hướng dẫn cho trẻ xử dụng tất cả các bộ phận để cảm nhận được tối đa các thông tin của môi trường xung quanh.

Cung cấp các thông tin:

Trẻ cần nhận biết và giải thích một cách đầy đủ với sự kiên nhẫn mọi thông tin. Trẻ cần nghe và cảm nhận được về hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu, trọng lượng của các đồ dùng trong nhà. hãy nói cho trẻ biết mình đang làm gì và giải thích về những tiếng động mà trẻ nghe được. Nếu không, chúng sẽ không còn thói quen lắng nghe và không còn quan tâm gì đến những việc xung quanh nữa.

Gia tăng việc vận động :

Thường thì trẻ khiếm thị chỉ di chuyển khi cần thiết chỉ vì sợ bị va chạm và cha mẹ cũng không khuyến khích, điều đó sẽ dẫn đến sự thụ động và những khó khăn  trong việc phát triển. Chúng ta cần kích thích sự vận động , hãy cho trẻ ngồi vào trong lòng mình để trẻ có thể lắng nghe cuộc đối thoại. Khi nói chuyện với trẻ nên nắm lấy hai tay của trẻ , thỉnh thoảng nên nâng trẻ đứng dậy rồi lại đặt trẻ ngồi xuống.

Khi di chuyển, trẻ sợ nhất là sự va vấp các đồ dùng. Do đó cần phải sắp xếp các đồ dùng trong nhà một cách gọn ghẽ và ổn định. Khi thay thay đổi sự xếp đặt nên báo trước và chỉ cho trẻ biết vị trí mới của món đồ. ta có thể để một ít món đồ chơi, đồ nhựa trên sàn nhà để trẻ khám phá ra chúng.

Trẻ rất cần những điểm tựa, bước đầu nên cho trẻ đi dọc theo bờ tường và có những cột mốc như cái bàn, cái tủ … sau đó hãy tập cho trẻ mạnh dạn định hướng và di chuyển từ nơi xuất phát là cái giường đi về mọi hướng trong nhà.

Nên có những cột mốc bằng âm thanh như chiếc đồng hồ treo, đồng hồ để bàn, máy thu băng- radio, chiếc TV … và đặt ở những nơi cố định.

Kích thích khả năng  tiếp xúc :

Trẻ em tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua đồ chơi và trò chơi, đối với trẻ khiếm thị không chỉ là những món đồ chơi, ngay cả những vật dụng thông thường cũng có thể là những đồ chơi, và đó là niềm vui cho trẻ. Có thể với những món đồ chơi mới, trẻ sẽ sợ hãi hơn là vui thích, vì thế nên cho trẻ làm quen từ từ, vì đó là một khám phá. Phải kiên trì và nếu trẻ vẫn tỏ ra e dè thì nên cất đi và chờ một dịp khác .

Hãy cho trẻ những món đồ chơi to bằng nhựa cứng hay gỗ mà trẻ có thể ngồi lên và đẩy đi như một tấm ván bọc nệm có gắn bánh xe …

Một trong những nhu cầu của trẻ là được tiếp xúc với thiên nhiên , hãy tạo nhiều cơ hội cho trẻ đi chơi và vận động ở ngoài sân, công viên hay vùng quê … cho trẻ đi chân trần để nó cảm nhận được những cảm giác tiếp xúc khác nhau , những hoạt động này giúp trẻ làm quen với những trẻ khác và vui chơi trong một nhóm bạn bè.

Quan tâm đến Sự an toàn:

Một yếu tố mà chúng ta phải luôn luôn chú ý là giữ cho trẻ một sự an toàn, cảm giác bố mẹ lúc nào cũng ở bên trẻ bằng những lời nói và âm thanh sẽ giúp cho trẻ có được sự ổn định.

Trẻ rất cần sự hoạt động, hãy tạo mọi cơ hội cho trẻ vận động ngoài trời, ngồi xích đu, bập bênh, chơi nghịch trên cát … chính những hoạt động này giúp trẻ làm quen với những trẻ khác và thật thích thú khi có thể vui chơi trong một nhóm bạn bè.

Tuy nhiên, cần lưu ý là các khu vui chơi cần phải có một hàng rào đơn giản và chắc chắn để ta an tâm và trẻ sẽ cảm nhận được phạm vi khu vực chơi của chúng, điều này cũng giúp cho trẻ ổn định hơn.

Trên đây chỉ là những lời khuyên có tính gợi ý, trong việc chăm sóc trẻ khiếm thị chắc chắn sẽ còn có những khó khăn  làm nẩy sinh ra những giải pháp khác, nhưng nói chung  mục tiêu của mọi hoạt động đều giống nhau  là giúp cho trẻ ý thức được những năng lực của bản thân và biết cách phát triển chúng và giúp chúng nhận ra được một điều là lúc nào chúng cũng có chúng ta ở bên cạnh để không rơi vào những rối nhiễu tâm lý do tâm lý lo sợ và u sầu.

Mỗi trẻ là một cá thể và trẻ khiếm thị cũng vậy.Tuy nhiên, mỗi trẻ khiếm thị  đều có một điểm chung nhất định. Vì vậy, giáo  viên và phụ huynh nên quan tâm và giúp đỡ trẻ. Sau đây là một số ý tưởng cần được quan tâm khi giao tiếp với trẻ:

  • Không nên quan niệm rằng trẻ mới sinh ra thì chưa nhìn thấy gì vì trong thực tế trẻ mới sinh ra đã nhìn thấy. Tuy nhiên, mọi thứ ở phía trước trẻ chưa có ý nghĩa gì đối với trẻ, chúng rất cần sự tác động của người lớn.
  • Không nên nghĩ rằng trẻ khiếm thị không làm được gì vì chúng không nhìn thấy. Và cũng không nên cho rằng trẻ em nói chung và trẻ em  khiếm thị nói riêng chỉ biết chơi mà  thôi.
  • Trẻ khiếm thị có những khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin bởi vì trẻ sống trong một thế gới ảo, trẻ sẽ không biết những gì xảy ra xung quanh nếu như trẻ không nhận được sự giáo dục cẩn thận và chu đáo từ phía giáo viên và phụ huynh.
  • Hãy tạo cho trẻ  khiếm thị  có cảm giác trẻ cũng là thành viên có ích trong gia đình mình; trẻ có những người bạn và cũng làm được mốt điều gì đó đem lại lợi ích cho người khác.
  • Trẻ nhìn kém hay trẻ mù cũng đều có khả năng học. Vì vậy những ai giao tiếp với trẻ cũng nên suy nghĩ một cách cẩn thận về việc làm thế nào tạo ra môi trường an toàn và  tin cậy cho trẻ. Một môi trường mà trẻ cảm thấy là trẻ có thể vươn tới bằng sự vận động của mình và môi trường xã hội. một nơi trẻ cảm thấy mình có đủ khả năng.
  • Giúp trẻ biết trước các việc cần làm thông qua những công việc hàng ngày. Trong cuộc sống mọi người cần có kế hoạch riêng cho mình. Nếu chúng ta thức dậy vào buổi sáng và không biết mình sẽ làm gì, chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái. Vì thế điều quan trọng là giúp trẻ biết điều gì sẽ diễn ra trong ngày, tuần ,tháng… Hãy  sử dụng mọii phương tiện giao tiếp để giúp trẻ có thể hiểu được.

 

NHỮNG NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC TRẺ

Luôn luôn chia sẻ trong các hoạt động với trẻ. Trẻ khiếm thị thường không hiểu rằng mọi người thường làm những điều giống nhau. Ví dụ: một trẻ nhỏ xem mẹ chải tóc trẻ bắt đầu nhận ra mình giống mẹ, bởi vì mình cũng chải tóc. Để giúp trẻ khiếm thị hiểu được những khái niệm này, việc chia sẻ những hoạt động hàng ngày  là điều quan trọng. Bạn và trẻ có thể luân phiên chải đầu cho nhau. Các việc làm như vậy có thể được lặp đi lặp lại  trong nhiều hoạt động như ăn uống, mặc quần áo, mang giày…Dạy cho trẻ biết những gì bạn  đang làm và để trẻ làm theo sẽ trở thành những hoạt động gây hứng thú cho trẻ.

Hãy luôn luôn nhớ rằng đôi tay của trẻ mù thay thế cho đôi tay của chúng. nếu chúng ta giữ chặt đôi tay của bé, điều đó có nghĩa là chúng ta không cho trẻ “nhìn” thế giới xung quanh. Vì thế muốn cho trẻ xem một cái gì hay hướng dẫn cho trẻ làm thế nào thực hiện công việc nào đó, điều quan trọng là hãy mời gọi trẻ và cẩn thận cho trẻ cùng làm những gì mà bạn đang làm.

Cho phép trẻ đưa ra những lựa chọn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều có những lựa chọn như chúng ta sẽ mặc cái gì…Trẻ  thường không được phép đưa ra những lựa chọn. Trẻ được “yêu cầu” phải làm gì. Cho phép trẻ đưa ra chọn lựa là điều rất quan trọng trong sự phát triển về lòng tự trọng và khả năng giao tiếp của trẻ. Điều này sẽ hình thành ý thức cá nhân của trẻ, cũng như giúp trẻ mong muốn bắt chuyện và có những giao tiếp với người khác.

Dành nhiều thời gian trò chuyện. Hầu hết mọi người thích nói chuyện với các thành viên trong gia đình và bạn bè về những đề tài mà họ thấy thú vị. Tương tự,  chúng ta cũng khuyến khích trẻ khiếm thị  tham gia vào các cuộc đàm thoại với người khác về những đề tài làm trẻ thích thú. Có thể đơn giản như chơi gõ nhịp- bạn lặp lại nhịp điệu về tiếng gõ của trẻ trên bàn hay nhìn gần vào một vật đang chiếu sáng mà trẻ thích thú.

Hãy cùng chơi và vui vẻ với trẻ dưới bất kỳ hình thức nào. Học có thể làm niềm vui. Điều này tuỳ thuộc vào nhận thức của chúng ta  về trẻ. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến những khuyết tật của trẻ và  làm thế nào phục hồi các khuyết tật đó, thì chúng ta và trẻ mất đi những cơ hội vui vẻ. Ngược lại, nếu bạn nghĩ đó là một đứa trẻ và là một người nhận thức thế giới xung quanh theo một cách khác, thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú trong việc giúp  trẻ chơi và học.

SONG KHUÊ

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý