Tác giả: Lê Khanh

  • Đưa con vào khóa tu mùa hè, cha mẹ cần nhớ điều này

    Đưa con vào khóa tu mùa hè, cha mẹ cần nhớ điều này

    GiadinhNet – Hè đến, nhiều bậc phụ huynh cho con vào những khóa tu tại các chùa, thiền viện những mong con có kỳ nghỉ hè bổ ích, có thể rèn luyện đạo đức… Cùng với đó, có những trẻ dù không muốn vẫn bị cha mẹ “ép buộc” tham gia. Liệu điều này có mang lại ý nghĩa thực sự cho trẻ?

    Hè đến đưa con đi tu

    Ngoài các lớp kỹ năng sống, kỳ nghỉ quân đội, gửi con đến các chùa học các phép tắc từ khóa tu là cách nhiều phụ huynh nghĩ đến khi tìm hiểu các hoạt động cho con mùa hè. Trước đây, các khóa tu mùa hè thường do các chùa, thiền viện tự tổ chức với quy mô nhỏ, nhưng gần đây nhiều trung tâm kỹ năng sống cũng kết hợp với các chùa để mở rộng lên đến vài trăm trẻ một mùa.

    Bên cạnh những em nhỏ hào hứng, không ít trẻ nhỏ tham gia các khóa tu mùa hè là do bố mẹ “ép buộc” để tách khỏi cuộc sống công nghệ, Internet trong một thời gian ngắn, có thể là muốn con được học Phật pháp để chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa cuộc sống, trân trọng những gì đang có… Vì vậy, trong suốt quá trình được học và rèn luyện tại chùa, có trẻ có những thái độ và hành vi tiêu cực, nhiều khi còn tỏ ra bức xúc với nội quy, bài giảng trong khóa học. Nhất là những trẻ chưa từng được giới thiệu về nếp sống ở chùa, chưa từng được ăn chay hoặc chưa từng xa cha mẹ bao giờ đã khóc vì nhớ nhà, vì lạ chỗ, không được ngủ thoải mái như ở nhà, đòi về giữa khóa…

    Việc ép con theo các khóa tu có nên hay không? Chuyên gia tâm lý Lê Khanh, Giám đốc Cty Giáo dục KidsTime Bình Thạnh (TP HCM) cho biết, mỗi trẻ đều có những tính cách, nhu cầu và sở thích khác nhau. Những hoạt động tập thể, các trò chơi trông rất vui vẻ cùng với các bài giảng về đạo đức rất sinh động cũng có thể thích hợp với trẻ này, nhưng lại làm cho trẻ khác không vui.

    Với những trẻ có tính thiên về hướng nội, thích các hoạt động cá nhân, không thích kết bạn nhiều và cũng không thích tham gia các hoạt động chung thì các hoạt động trong các khóa tu hay các khóa sinh hoạt kỹ năng sống đông người, đòi hỏi một sự tham gia tích cực là không phù hợp. Nếu để ý quan sát, chúng ta sẽ thấy không thiếu trẻ chỉ đóng vai trò quan sát, thụ động nhìn các bạn đang ồn ào tham gia các hoạt động một cách vui vẻ. Nếu có yêu cầu hay khuyến khích thì trẻ cũng chỉ tham gia một cách miễn cưỡng.

    Điều đáng nói là chính các trẻ này lại được, hay buộc phải tham gia các khóa tu vì cha mẹ kỳ vọng rằng, với các hoạt động tích cực này, trẻ sẽ trở nên linh hoạt, tích cực hơn. Điều đó là hoàn toàn không thể. Ngược lại, những trẻ quá năng động, hoạt động cười đùa luôn tay luôn chân, các buổi ngồi nghe giảng pháp có khi kéo dài hơn tiếng đồng hồ lại làm trẻ bức bối, nghe các câu chữ từ tai này chạy qua tai kia và vì ngồi không yên thân, nên lại ngọ nguậy khều người trước, chọc người sau… gây phiền hà cho các bạn chung quanh. Cũng có khi, trẻ sẽ tụ lại một nhóm, khều móc, nghịch ngợm khi các sư thầy nói bên trên và dĩ nhiên là không có điều gì tốt đẹp lọt vào tai.

    Vì thế, cha mẹ cần phải hiểu rõ tính cách, nhu cầu, sở thích của trẻ để đừng vô tình làm mất đi sự hứng thú trong mùa hè – mùa mà trẻ có quyền nghỉ ngơi, giải trí theo sở thích của mình. Nên hỏi ý kiến trẻ trước khi quyết định chọn khóa học, rèn luyện mùa hè. Tránh cho trẻ sự ức chế tâm lý, thậm chí phản kháng lại cha mẹ vì cảm giác bị ép buộc, bị bỏ rơi. Phụ huynh cũng không nên giao phó hẳn cho nhà chùa trong trường hợp trẻ hư. Hãy trao đổi trực tiếp với sư trụ trì, hoặc ban tổ chức khóa tu hè về trường hợp trẻ để có sự phối hợp một cách tốt nhất với nhà chùa trong việc quản lý, giáo dục.

    Nếu trẻ không phản đối và đồng ý tham gia, cha mẹ cũng cần nhắc nhở trước một số nguyên tắc ứng xử trong đám đông, bạn bè cùng trang lứa. Nhất là trong các hoạt động như ăn uống, nghỉ ngơi giữa các khóa học, phải lưu ý trẻ cách giao tiếp với những người phục vụ, thường là các bác, các cô dì tham gia làm công quả trong chùa. Họ không phải là những người có bổn phận phục vụ như trong các nhà nghỉ, khách sạn mà có trách nhiệm dọn dẹp mọi thứ do mình bày ra.

    Đừng quá kỳ vọng vào sự “đột biến”

    Mục đích chung của các khóa học tu mùa hè cũng như các lớp kỹ năng sống là để cho các bạn trẻ nhận biết ý nghĩa các giá trị sống, phát triển các kỹ năng sống một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, nếu phụ huynh thực sự hiểu biết về việc hình thành và phát triển các kỹ năng sống như thế nào hãy nên rèn luyện cho trẻ ngay tại gia đình.

    Không phải là vì các khóa tu hay rèn luyện kỹ năng ở nhà chùa không tốt mà vì chỉ với một vài ngày tập trung nghe giảng về các điều hay lẽ phải hầu như chỉ giúp cho trẻ hiểu hơn, cảm nhận một cách xúc động để có thể ứa nước mắt về những gì được gọi là sai trái mà mình đã nghĩ, đã làm cho bố mẹ, thầy cô, bạn bè mình phiền lòng. Cũng không thiếu những trẻ tự hứa với lòng là mình sẽ thay đổi. Thế nhưng, kỹ năng không thể có trong vài ngày, sự cải thiện cũng không thể hình thành chỉ bằng lời hứa với bản thân.

    Khóa tu mùa hè hay bất kỳ một khóa học về kỹ năng sống nào đều chỉ là những hạt mầm được gieo vào tâm hồn trẻ, nếu không có sự chăm chút tưới tắm hàng ngày bằng chính các hoạt động thường xuyên tại gia đình và trong cách cư xử một cách tốt đẹp giữa bố mẹ và con, những hạt mầm ấy dần dần sẽ “lụi tàn”.

    Ngoài ra, điều quan trọng nhất là phải cho trẻ hiểu rằng những giá trị tốt đẹp của khóa tu chỉ có thể ghi nhớ và phát triển qua các hoạt động hàng ngày tại gia đình. Trẻ sẽ được nghe, được hướng dẫn và có thể được tham gia một số hoạt động để phát triển những giá trị tốt đẹp bên trong, thì trách nhiệm của cha mẹ là phải hỏi han, nhắc nhở, khích lệ và duy trì những điều trẻ đã nhận được. Có thể chỉ là một vài hành vi nho nhỏ, vài câu chào hỏi đơn giản, một số câu chuyện mà trẻ cảm động hay những kỷ niệm vui, nhưng nếu được khơi gợi đúng cách cũng sẽ triển nở thành những thói quen tốt.

    Đồng thời, cũng đừng nên quá kỳ vọng vào sự “đột biến” để có thể đòi hỏi trẻ những trách nhiệm mà trước đây các em chưa hề được rèn tập. Như thế, các khóa tu cũng như các khóa huấn luyện kỹ năng sống sẽ góp một phần vào việc giúp trẻ dần dần trở nên tốt đẹp hơn.

    Phương Thuận

  • Người Cha ở Đâu ?

    Người Cha ở Đâu ?

    Trong việc tổ chức và quản lý gia đình, người cha hầu như được mặc định cho việc ra ngoài kiếm tiền mang về nhà, xây dựng cái “đại cục”,  còn người mẹ lo việc chăm sóc con cái và tề gia nội trợ. Cho dù trong xã hội ngày nay thì người phụ nữ đã có một vị trí không thể thiếu trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành giáo dục, quý bà đã có những vị trí từ cao đến thấp, từ lãnh đạo đến điều hành, giảng dạy và chăm sóc trẻ từ mẫu giáo cho đến hết cấp tiểu học mới thấy bóng dáng của các thầy.

    Nhưng không phải vì thế mà quý bà được “nhẹ gánh gia đình” ngoài những giờ lăn xả trong công việc thì khi về nhà người vợ, người mẹ vẫn hai tay hai kiếm, vừa chăm sóc, dạy dỗ từ đứa 3 tuổi đến “đứa 30 tuổi”, vừa lo quản lý tiền bạc, vừa lo nồi niêu xoong chảo đảm bảo các bữa cơm trong nhà. Chính vì đa năng như thế và nhất là vì thiên chức làm mẹ, mà trong lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt, một môi trường “ khắc nghiệt” đầy mồ hôi và nước mắt, thì hầu như hoạt động chăm sóc, can thiệp cho con, người cha lại càng có một vai trò “ không thể biết” của tay điệp viên Không không thấy !

    Tuy nhiên, điều quan trọng trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, đứa trẻ VIP không chỉ cần được đưa đến trường hay trung tâm  nhằm tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng, để biết đọc, biết viết, biết nhận thức và để có thể “nên người” như các bạn bình thường . Với các trẻ bình thường thì chỉ cần một lớp học, một giáo viên làm đúng trách nhiệm của mình với các chương trình giáo dục có sẵn trong các sách giáo khoa. Còn anh bạn VIP của chúng ta không chỉ cần bao nhiêu đó, hay đúng hơn là chưa cần thiết lắm. Cái mà anh ta cần là những kỹ năng sống căn bản nhất của con người. Các kỹ năng sống này, có thể nói không một cơ sở giáo dục ngoài gia đình nào có thể đáp ứng một cách đầy đủ và hiệu quả ! Kể cả một số trường bán trú hay nội trú “hoành tráng và nổi tiếng” trong lĩnh vực GDĐB.

    Có những điều một đứa trẻ bình thường có thể tiếp thu một cách nhẹ nhàng, có khi bố mẹ không cần chỉ bảo, thầy cô không cần tác động, bé vẫn có thể hoàn thiện trong một thời gian ngắn nhờ các kỹ năng quan sát, ghi nhớ, liên tưởng, hình dung và ..bắt chước ! Trẻ còn có khả năng tưởng tượng, thích nghi, tương tác …tùy theo mức độ nhận biết và trí thông minh của mình. Trẻ có thể trở nên ngoan ngoãn hay hỗn láo, chăm chỉ hay lười biếng là do những tác động đôi khi rất vô tình của bố mẹ và qua sự quan sát hành vi ngôn ngữ của những người lớn chung quanh.  Nhưng tất cả những điều đó, những kỹ năng không cần dạy mà vẫn thấm với trẻ bình thường đó, lại là một thách thức không hề nhẹ với các bạn VIP nhà ta ! Tất cả các kỹ năng đó đều phải dạy, tác động, can thiệp liên tục, dạy bài bản, dạy sôi nước mắt, dạy toát mồ hôi, trầy vi tróc vẩy thì bạn mới có thể biết …sơ sơ !

    Giáo viên nào có thể giúp trẻ “ phát triển ngôn ngữ – cải thiện hành vi” sau vài tháng can thiệp?  Chuyên gia nào có thể giúp trẻ biết giao tiếp một cách chủ động, có nhận thức,  có chừng mực và phù hợp ngữ cảnh trong vài buổi “ trị liệu” hàng tuần ? Có chăng là những phản xạ có điều kiện , lặp đi lặp lại với những khen thưởng và trừng phạt, để trẻ có thể “ nói được” “ làm được” có thể “biết đọc, biết viết, biết dạ thưa” theo mệnh lệnh.   Có thể với các bé có tình trạng nhẹ, thì trẻ sẽ tiến bộ khá nhanh, đặc biệt là về ngôn ngữ – hành vi. Nhưng  với những trẻ nặng hơn, hay có những rối loạn đặc thù nào đó về giác quan, vận động và tư duy thì có thể nói là “ may thầy – phước chủ” hoặc botay.com.

    Nhưng vượt lên tất cả, những bà mẹ “thép” đã có thể biến sỏi đá thành cơm – đã có thể biến những đứa trẻ ngu ngơ thành những anh bạn biết chào hỏi, gửi thưa … Đó là một thử thách không đơn giản. Thế nhưng, không phải bà mẹ nào cũng thành công và nếu hỏi lại thì trong hầu hết các trường hợp trẻ có tiến bộ là nhờ có sự tham gia của các ông bố. Có thể nói không ngoa, nếu không có sự tiếp sức của các ông bố, không phải chỉ là sự chia sẻ trong việc dạy con mà hình ảnh cương quyết, mạnh mẽ, tự tin của một người đàn ông, đã khơi dậy trong trẻ là những âm hưởng của các tố chất đó. Trẻ sẽ được “nam hóa” nhờ những giờ phút tiếp xúc với người bố trong một môi trường giáo dục đa phần là phái nữ – có lẽ chỉ trừ bác bảo vệ , nếu có ! Có thể nói rằng – Nếu trẻ được chăm sóc bởi người mẹ và được chơi đùa với người cha – thì trẻ chắc chắn sẽ tiến bộ không nhiều thì ít nhờ hoạt động “song kiếm hợp bích” đó.

    Chúng ta đã biết rằng, trong những gia đình đơn thân, chỉ có bố hoặc mẹ thì việc dạy dỗ con cái trở nên khó khăn bội phần, nhiều trẻ đã trở nên ông vua độc tài mà thần dân không ai khác là bà mẹ hay ông bố tội nghiệp. Còn trong các gia đình VIP. Có khi vẫn còn đủ cả hai – nhưng thái độ không chấp nhận sự thật hay sự thất vọng về đứa con đặc biệt của mình, đã “ lấy đi”người bố một cách vô thức ! Ông vẫn có đó, vẫn chăm sóc gia đình tử tế, vẫn “nộp phí” cho các trạm “ thu giá” một cách đầy đủ, không biểu tình phản đối gì hết. Nhưng ông trở nên “vô hình” trước mặt con ! Ông không có phản ứng, thái độ gì cả với tất cả những gì mà bà mẹ đã bỏ công “ khuân về”, từ các dụng cụ “Tâm vận động” cho đến các kiến thức kỹ năng mà bà đã học được từ các chuyên gia ! ( hầu như trong các khóa huấn luyện PH thì các bà cũng chiếm một tỷ lệ đôi khi là tuyệt đối ) Có khi không phải là ông vô trách nhiệm, vô tâm đâu mà là ông không chịu nổi khi phải đối diện với đứa con VIP – Tay sát thủ đầu mưng mủ đã hủy diệt trong ông bao nhiêu là hy vọng, là ước mơ, là hoài bão về một khát vọng thầm kín “ con hơn cha là nhà có phúc” . Ông có thể khổ sở, lam lũ bao nhiêu cũng được mà, để có được một đứa con học giỏi, thông minh, lớn lên và thành đạt. Nhưng với một VIP, thì ông không biết phải làm sao ? Phải ước mơ gì ở một đứa con “ ăn không nên đọi, nói không nên lời” . Vì thế, hãy giúp ông “ tìm lại chính mình” khi có thể góp phần, góp công góp sức vào công việc “dựng lại..người” cho đứa con, bằng tất cả thế mạnh của phái mạnh !  Các bà mẹ “thép” là vô cùng đáng quý, nhưng nếu biết cách giúp các ông bố cùng tham gia trong việc dạy con thì mới là điều cực kỳ đáng tôn trọng ! Ông không chỉ cần có lòng yêu thương mà ông còn phải được hỗ trợ  để vượt qua một điều mà không phải ai cũng có thể vượt qua được ! Đó là sĩ diện, đó là danh dự, đó là tất cả lòng tự hào về một đứa con. Nhưng, nếu ông có thể cùng con chơi đùa, có thể cùng con tập nói, cùng con tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng trong gia đình, thì ông sẽ có được một niềm hạnh phúc không hề nhẹ, khi trẻ có thể chạy đến ôm ông, hôn ông và nói lên những câu đầy sự yêu thương mà chưa chắc một đứa con bình thường có thể thốt nên lời.

    Tôi có một đứa cháu VIP ở bên Mỹ, khi bé 11 tuổi, dù chưa có ngôn ngữ nhưng mẹ đã tập cho bé có được  một trong những công việc quan trọng nhất trong ngày, mà trẻ không bao giờ quên, đó là biết xới cơm, canh, thức ăn vào cái cặp lồng để xếp tất cả “yêu thương” của mình vào túi cha, để cha đi làm theo ca từ trưa đến tối có bữa ăn chiều. Một công việc dễ dàng nhưng không hề đơn giản với một đứa trẻ VIP! Chính điều đó là trái ngọt mà người cha có được khi biết quan tâm đến con, để “ có mặt” trong hành trình nuôi dạy con hơn 11 năm dài. Cho đến nay, “ bé” đã là một cậu con trai 20 tuổi dù chưa có nhiều ngôn ngữ – nhưng cả bố mẹ đều chấp nhận và hài lòng về con mình.

    Xin gửi đến các ông bố VIP, một sự kính trọng về những gì quý ngài đã có thể làm cho con, khi không quên đứa con VIP của mình và sẽ cùng đồng hành, đồng trải nghiệm để có những thành công và thất bại trong hành trình dài thăm thẳm mà ông sẽ với người vợ của mình nắm tay con cùng tiến đến tương lai.

    CVTL Lê Khanh

    GĐ Cty GD KidsTime Bình Thạnh

  • Các bác sĩ Thần kinh & Chuyên viên Tâm Lý nổi tiếng tại TP.HCM

    Các bác sĩ Thần kinh & Chuyên viên Tâm Lý nổi tiếng tại TP.HCM

    Những trục trặc về tâm lý như căng thẳng, mất ngủ, không kiểm soát được hành vi, lời nói… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, ngay khi nghi ngờ mình hoặc người thân gặp rắc rồi về tâm lý, tâm thần, bạn nên sắp xếp đến các địa chỉ bác sĩ khám tâm lý giỏi dưới đây để được tư vấn tâm lý, điều trị phù hợp.

    Chuyên viên tâm lý, bác sĩ khám tâm lý, tâm thần nào giỏi đang là câu hỏi rất được quan tâm của cộng đồng. Chỉ cần lên mạng gõ các cụm từ “trung tâm tư vấn tâm lý” hoặc “bác sĩ tâm lý giỏi”, bạn sẽ nhận được rất nhiều đáp án và càng trở nên hoang mang bởi không biết hư thực thế nào giữa “muôn hình vạn trạng” câu trả lời. Nhằm giải tỏa băn khoăn của bạn, chúng tôi đã tiến hành thẩm định, khảo sát và sang lọc kỹ lưỡng để tìm ra các địa chỉ bác sĩ khám tâm lý, chuyên viên tâm lý giỏi ở TP. HCM dưới đây, bạn có thể tham khảo và tìm đến chuyên gia phù hợp.

    Bác sĩ Thần kinh

    1. TS.BS Vũ Anh Nhị

    Trưởng bộ môn Thần Kinh tại Đại học Y dược Tp.HCM, Chủ tịch Hội Thần kinh học Tp.HCM, Phó Chủ tịch Hội Thần Kinh Việt Nam. Bác sĩ Nhị đang công tác tại 2 bệnh viện là Đại học Y dược Tp.HCM  và Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác rất giỏi trong điều trị các bệnh như tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ, thần kinh cơ, nhược cơ hoặc mất ngủ, stress, động kinh, trầm cảm…

    Địa chỉ: 273/16 Tô Hiến Thành, P. 13, Q. 10

    Giờ khám: Từ 17-19h các ngày từ thứ 2- 6, riêng sáng Chủ nhật từ 7h- 11h (thứ 7 nghỉ)

    Điện thoại: (08) 3863 0323 (chỉ nhận điện thoại từ 16h đến 19h)

    Lưu ý: Hiện tại phòng khám chỉ cho lấy số khám bệnh trong ngày và phải đến trước vài tiếng để lấy số thứ tự trước giờ khám chứ không lấy số qua điện thoại. Phòng khám tương đối đông bệnh nhân, nên nếu muốn khám sớm bạn hãy đến trước khoảng 1-2 tiếng nhé!

    1. TS.BS Lê Văn Thành

    Chủ tịch hội thần kinh Tp.HCM, Trưởng bộ môn Thần Kinh trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội Phòng chống Tai biến Mạch máu Não Việt Nam. Hiện ông cũng đang công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy.
    Địa chỉ: 247 Đào Duy Từ, Phường 7, Quận 10, Tp.HCM
    Giờ khám: 7h30 – 12h30 các ngày trong tuần

    1. TS.BS Nguyễn Thi Hùng

    Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học Tp.HCM, Chủ tịch Hội Đau Tp.HCM; Trưởng bộ môn Thần kinh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bác sĩ cấp cao chuyên khoa Thần kinh và là Phó Giám đốc Y khoa – Bệnh viện FV.
    Địa chỉ: 163/62 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM
    Giờ khám: 18h – 20h từ thứ 2 đến thứ 6; thứ 7 và chủ nhật nghỉ
    Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Thi Hùng còn khám bệnh vào các ngày thứ 3, 5, 7 từ 8h đến 12h tại Bệnh viện FV

    1. BS Lê Quốc Nam : Phòng khám tâm lý y khoa – tâm thần kinh Quốc Nam

    Bác sĩ Lê Quốc Nam từng công tác tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM và thường được mời trả lời tư vấn trên các báo đài nên bạn có thể yên tâm về chuyên môn và khả năng điều trị các rắc rối về tâm lý, tâm thần của bác.

    Hiện phòng khám của BS Nam khám và chữa các bệnh thần kinh và rối loạn tâm lý ở người lớn và trẻ em như mất ngủ, lo âu, stress, trầm cảm, rối loạn ăn uống, mộng du, đái dầm, trẻ ít giao tiếp…

    Lưu ý: Nếu bạn đi khám lần đầu tiên thì nên đến khám trước giờ đóng cửa ít nhất 1 tiếng để bác sĩ có đủ thời gian khám.

    Địa chỉ: 5/35 (số cũ 3/16A ) Nơ Trang Long, P. 7, Q. Bình Thạnh

    Điện thoại: (08) 3510 3074 – Di động: 0903 887 413

    Website: www.suckhoetamthan.net

    Thời gian khám: Thứ 2-7: 8h00 – 11h00 và 14h00 – 19h00; Chủ nhật và ngày lễ nghỉ.

     Chuyên Viên tư vấn tâm lý

    1. TS Huỳnh Văn Sơn

    Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc Tinh thần Ý Tưởng Việt,

    225/11 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, Tp.HCM

    1. TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

    Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM. Giảng dạy bậc đại học về các chuyên ngành Tâm lý học Lứa tuổi, Tâm lý học Sư phạm, Tâm lý học Xã hội, Tâm lý học Giao tiếp…
    Trung tâm Đào tạo Bản lĩnh sống Sư Tử Trẻ,

    Tầng 5, tòa nhà Hà Đô, số 20, Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

     

     

    1. Chuyên gia tâm lý Lê KhanhPhòng khám Tâm lý Gia đình và Trẻ em –

         Công ty Giáo Dục Kids Time Chi nhánh Bình Thạnh.

    Chuyên gia tâm lý Lê Khanh đã từng tu nghiệp về Tâm lý lâm sàng trẻ em tại Pháp và được đào tạo về trị liệu hệ thống gia đình tại Đại học Catholique Louvain APSY (Bỉ) .

    Đã  xuất bản nhiều quyển sách hay như: Trẻ Tự Kỷ – Những thiên thần bất hạnh ,Mẹ ơi tại sao Tập I, II , Tự Làm đồ chơi đơn giản , Những đứa trẻ rắc rối , 201 Câu hỏi thường gặp dành cho Cha Mẹ TrẻKhám Phá trẻ em qua nét vẽNhững Quy Tắc để con có cuộc sống Hạnh PhúcPhòng tránh và can thiệp sớm rối nhiễu tâm lý trẻ em – NXB Phụ Nữ 2010- Nói không với Game OnlineKhởi đầu Thành công khi con vào lớp Một Hướng nghiệp từ thủa còn thơ …nên bạn có thể tin tưởng vào chuyên môn của ông. Bác được nhận xét là khá nhẹ nhàng và nhiệt tình với người bệnh.

    Địa chỉ: 174 Lê Quang Định, P. 14, Q. Bình Thạnh

    Điện thoại: (08) 38432526  – 0913.946.086

    Thời gian tư vấn: Các buổi chiều từ 16h – 20h mỗi ngày từ thứ 2-thứ 7, Chủ Nhật khám buổi sáng từ 9h – 11h .

    4. Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên  – Phòng Tâm Lý Trị Liệu – Bệnh viện Nhân Dân 115

    là chuyên viên tâm lý tại trường chuyên biệt Ước Mơ, Q. 10; Trung tâm tư vấn tâm lý – giáo dục – thể chất  cho tổng đài 08.1080); chuyên viên tâm lý trị liệu, tham vấn tâm lý tại Bệnh viện Nhân dân 115; hỗ trợ tâm lý cho trẻ tự kỷ, tham vấn cho tổng đài 08.1088, đặc biệt là hỗ trợ về tâm lý thanh niên công nhân trên địa bàn TP. HCM.

    Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, P. 12, Q. 10

    Lưu ý: Đến khám trực tiếp từ thứ 2 đến hết buổi sáng 7 hoặc đặt lịch hẹn trước qua số điện thoại: (08) 3868 3496

     5. ThS Tâm lý Tô Nhi A

    Chị  đang công tác Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Tp.HCM. Đồng thời cũng là Uỷ Viên Ban chấp hành TW Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam và Cố vấn Trung tâm Đào tạo Bản lĩnh sống Sư Tử Trẻ.

     

     

     

    6.  Chuyên Gia Tâm Lý  Lý Thị Mai – Công ty Tâm Lý Học Ứng Dụng

    là chuyên gia tâm lý trên rất nhiều báo, đài và các buổi nói chuyện chuyên đề tâm lý. Cô cũng là tác giả của bộ sách Tâm lý và Kỹ năng sống “Cùng Xây Mái Ấm” mới xuất bản gần đây. Nhiều chị em phụ nữ được cô tư vấn nhận xét về cô là nói chuyện có lý có tình và rất thuyết phục.

    Lưu ý: Do lịch làm việc bận rộn nên nếu muốn được cô tư vấn tâm lý, bạn phải gọi điện đặt lịch trước, phí tư vấn hơi cao khoảng 15 nghìn/phút.

    Ngoài cách liên lạc đến văn phòng đăng ký dịch vụ tư vấn, các bạn có thể gọi vào các đài sau để đăng ký. Nếu được kết nối sẽ được tư vấn miễn phí: Đài VOH – Chương trình Trò chuyện đêm khuya: Tư vấn trực tiếp từ 22h-23h tối thứ 6 hàng tuần. Số điện thoại: (08) 3910 1101 (Giờ đăng ký trước: 21h-22h); Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương – Chương trình tư vấn Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình: Tư vấn trực tiếp vào 11h30 trưa thứ 5 cách tuần. Số điện thoại: 0650 3836 246

    Địa chỉ công ty: 313/14 Nguyễn Trọng Tuyển, P. 10, Q. Phú Nhuận

    Điện thoại: (08) 8450 6263

    7. Chuyên viên tâm lý Vũ Cẩm Vân – Khoa Tâm lý BV Đại học Y Dược

    thường thăm khám vào chiều thứ 4 (15h30 đến 16h30) tại Khoa Tâm lý, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Chị cũng tham gia nhiều buổi nói chuyện chuyên đề về kỹ năng làm cha mẹ cũng như các vấn đề trong đời sống tình yêu – hôn nhân – gia đình. Chuyên viên tâm lý Cẩm Vân rất giàu kinh nghiệm và luôn được người bệnh tin cậy. Chị thường nhận được lời mời từ báo, đài để trả lời các vấn đề tâm lý liên quan đến hôn nhân gia đình, sức khỏe tâm lý trẻ em.

    8. Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ – Phòng Khám Nhi Đồng TP HCM

    Chi tham gia vào rất nhiều các buổi nói chuyện chuyên đề về làm cha mẹ. Chị cũng là người có duyên với báo, đài khi thường xuyên xuất hiện tư vấn trên các mặt báo và nhận được sự quan tâm của nhiều bậc cha mẹ cũng như các bạn thanh thiếu niên.

    Chị cũng là tác giả của nhiều đầu sách viết về kinh nghiệm và bí quyết nuôi dạy con, gồm: Tuổi dậy thì, không gì phải sợ!; Cùng con trưởng thành; Nói chuyện giới tính không khó!;…

    Không chỉ được biết đến với vai trò một chuyên gia tâm lý, chị còn là huấn luyện viên yoga và thiền, nhà sáng lập Trung tâm yoga và thiền Tâm Lý Trẻ, nhiều năm kinh nghiệm sử dụng yoga và thiền trong trị liệu tâm lý cho người lớn và trẻ em.

    Địa chỉ: 31 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q. 1

    Điện thoại: (08) 3822 0662

    Lưu ý: Thường thạc sĩ Minh Huệ sẽ khám tại phòng khám vào sáng thứ 5 và sáng thứ 7 hàng tuần. Tuy nhiên, lịch khám có thể thay đổi. Do đó, trước khi đưa bé đến khám, bạn nên xem lại lịch khám gần nhất để không đến sai ngày. Xem lịch khám tại website: http://nhidongthanhpho.com/Lich-lam-viec.html

    Trên đây là các địa chỉ bác sĩ khám tâm lý, chuyên viên tâm lý giỏi, nhận được rất nhiều lời khen của người bệnh tại TP.HCM. Hy vọng rằng những địa chỉ uy tín này sẽ giúp bạn và người thân có thêm nhiều chọn lựa và đỡ ngỡ ngàng khi phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến tâm lý, tâm thần như rối loạn lo âu, stress, mất ngủ kéo dài, trầm cảm sau sinh,…

    Tổng hợp các trang web .

  • Khoe Con Trên Mạng

    Khoe Con Trên Mạng

    Giadinh.net : Những ngày gần đây, mạng XH tràn ngập hình ảnh bảng điiểm của HS được các bậc cha mẹ đăng tải. Đằng sau việc khoe thành tích này, các bậc cha mẹ đã vô tình hại con mà không hay.

    Trẻ gánh nhiều áp lực

    Con có một bảng điểm đẹp sau một năm học là thành quả khiến không chỉ các con mà cả bố mẹ vui mừng. Nhiều cha mẹ vì vậy muốn đăng lên mạng đơn giản để chia sẻ niềm tự hào cùng nhiều người. Ngay các nghệ sỹ nổi tiếng cũng chẳng nằm ngoài tâm lý ấy.

    Mới đây ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã chia sẻ bảng thành tích của con trai nuôi của mình. Đi kèm với bảng thành tích học tập của con trai với điểm số các môn như: Tiếng Việt, Toán, khoa học, Lịch sử và Địa lý cuối năm học đạt điểm tối đa 10 điểm này, Mr Đàm viết: “Không nói thách nhé! Hai con tôi rất ngoan, hiền lành, đạo đức, ý thức, lễ phép, học giỏi, viết chữ đẹp, không đua đòi, tình cảm, có gout, tự lập, khiêm nhường, thật thà, không ỷ lại vào sự nổi tiếng của ba. Dễ thương không mọi người?”. Dòng chia ngay sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều bình luận khen ngợi, đánh giá…

    Sau những dòng trạng thái “khoe” ấy là những nỗi niềm của các bậc phụ huynh. Không chỉ là khen ngợi con học giỏi, điểm cao quá, có phụ huynh khi nhìn bảng điểm của “con nhà người ta” liền vào coment kể lể việc học tập không bằng của con mình, than thở điểm số của con hay con vẫn được điểm như kỳ trước mà chẳng hơn…

    Trước vấn đề này, CVTL Lê Khanh, Cty GD KidsTime – Chi nhánh Bình Thạnh (TP HCM) cho rằng, tâm lý của các bậc cha mẹ là “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Có thể nói, người Việt là một trong những dân tộc coi trọng việc học của con vào bậc nhất. Không có gì hãnh diện cho bằng có một đứa con học giỏi và đạt được nhiều thành tích qua bảng điểm hay Giấy khen. Vì thế việc khoe Giấy khen, bảng điểm của con trên FB có thể xem là một “nhu cầu” tất yếu, không có gì sai.

    Đa phần các bậc cha mẹ thường nghĩ “tích cực” đấy là động lực thúc đẩy con cố gắng hơn. Tuy nhiên, điều ta đạt được là thỏa mãn lòng tự ái của bố mẹ, cùng với sự hãnh diện. Nhưng về phần con, phải chăng trẻ cũng thế ? Sau những giấy phút thăng hoa vì những lời khen, những nút like có cánh, thì điều đó đã vô tình tạo nên những áp lực nguy hại:

    + Thứ nhất: Ảo tưởng về sự giỏi giang và thông minh của con, để đưa ra những yêu cầu có khi cao hơn cả năng lực thực tế của trẻ.

    + Thứ hai: Tạo ra áp lực học tập lên trẻ, các em lại tiếp tục phải vùi đầu vào việc học để duy trì hay phấn đấu giữ được thứ hạng cao, đồng thời cũng hình thành tính kiêu ngạo ở trẻ. Có thể, sẽ có lúc trẻ sụt hạng và những chấn thương tâm lý có thể đến với trẻ vì sự thất bại này.

    + Thứ ba: Tạo nên tâm lý ganh tỵ một cách vô thức của các bậc cha mẹ khác. Và họ sẽ dùng sự thành công của các bạn này, tạo áp lực lên đứa con “kém cỏi” của mình, mới chỉ là học sinh tiên tiến hay trung bình trong lớp.

    Đồng quan điểm, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cũng cho rằng, không chỉ riêng trong lĩnh vực học tập, mà hầu như bất cứ một thành tích nào cũng có thể là cái cớ để bố mẹ khoe con trên mạng xã hội. Điều này giống như “con dao hai lưỡi”.

    Đưa bảng điểm trên mạng không có giá trị giáo dục hay động viên. Không phải đứa trẻ nào cũng thích việc bố mẹ đăng tải thông tin cá nhân của mình lên mạng. Có em ngại, xấu hổ không thích khen nhiều, không muốn nhiều người biết. Có những trường hợp mặc cảm, bị bạn bè trêu chọc…

    Chê bai và ngay cả lời khen vì điểm cao ít nhiều cũng tạo ra áp lực không đáng có với trẻ. Chúng có thể hình thành trong các con tiềm thức việc học nặng vì điểm số. Từ đó các con lao vào học, đánh đổi rất nhiều thứ chỉ với mục đích đạt điểm số thật cao để vui lòng cha mẹ. Khi không đạt, trẻ thường tìm cách nói dối, che giấu và hậu quả khôn lường. Thực tế đã có nhiều trường hợp không chịu nổi áp lực phải giữ bằng được danh hiệu học sinh giỏi hay xuất sắc ấy mà trở nên căng thẳng đến mức trầm cảm. Do vậy, nếu có đưa chỉ chia sẻ thông tin kết quả học tập với người thân ở xa hoặc giấu danh tính, trường lớp của trẻ.

    Cần cân bằng giữa học và trau dồi kỹ năng sống

    Chuyên viên tâm lý Lê Khanh cho rằng, với nhiều trẻ, học giỏi chưa phải là sẽ thành công nếu không có những kỹ năng sống đi kèm. Mà một trong những kỹ năng sống quan trọng, đó là khả năng kiểm soát cảm xúc. Những học sinh muốn đạt được thành tích cao, ngoài những “thông minh vốn sẵn tính trời” thì còn lại đều phải cố gắng hết sức, phải đầu tư rất nhiều thời gian vào việc học. Đó là một sự đầu tư thiếu cân bằng, không hài hòa giữa học tập, vui chơi và làm việc nhà.

    “Hơn nữa, áp lực học tập lại làm cho các em trở nên dễ căng thẳng, mệt mỏi và khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Đây chính là điều “lợi bất cập hại” nếu phải tập trung quá nhiều vào việc học, phải thường xuyên nỗ lực để đạt đến những số điểm tròn trịa, để rồi khi bước vào lứa tuổi dậy thì hay trưởng thành thì lại kiệt sức hay chỉ biết học mà không biết sống. Đặc biệt là sống với sự ổn định về tâm lý cũng như thể chất. Điều rất cần thiết cho tương lai”, chuyên viên tâm lý Lê Khanh nói.

    Theo chuyên gia Nguyễn An Chất, một đứa trẻ đạt điểm cao khi học tập không đồng nghĩa và chắc chắn có được thành công sau này hơn các bạn điểm kém. Sai lầm nhiều gia đình hiện gặp phải là chỉ muốn con đạt thành tích trong học tập mà không quan tâm đến việc phát triển nhân cách hay kỹ năng sống cho trẻ.

    Trước những áp lực đến từ cuộc sống, các em như những con gà công nghiệp, ngơ ngác với danh hiệu học sinh giỏi, xuất sắc nhưng lại thiếu hụt kỹ năng sống. Khi gặp vấn đề các em hầu như không biết đối phó, hóa giải ra sao. Điều này, đòi hỏi phụ huynh phải biết cân bằng giữa việc học kiến thức với trau dồi các giá trị sống, kỹ năng sống.

    Phương Thuận

    Giadinh.net.vn

    Trên nguyên tắc nếu đăng hình hay những thông tin cá nhân của trẻ mà chưa được sự đồng ý của con thì có thể bị phạt. Nhưng ở nước ta, cha mẹ vẫn xem con như một “tài sản riêng tư” và dĩ nhiên là rất “quý báu”, nên có nhiều người khoe con cũng giống như khoe nhà, khoe xe, khoe các sản phẩm do mình làm ra! Và họ lấy làm buồn cười vì những quy định có mục đích là bảo vệ và tôn trọng đứa trẻ. Họ nghĩ rằng: Con của tôi thì tôi có quyền khoe, cũng như có quyền… đánh. Mà họ không nghĩ đến như nguy cơ và cạm bẫy trên mạng xã hội cho đến khi nó xảy ra với con mình.

    (CVTL Lê Khanh)

     

  • Niềm Tin còn một chút này !

    Niềm Tin còn một chút này !

    Có một bài viết được phổ biến trên một số trang mạng, đưa ra 8 liệu pháp Can thiệp trẻ đặc biệt ( ở đây gọi là Điều trị ) được xem là Hiệu quả : 1/ Tâm vận Động 2/ Chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ – 3/Giáo dục đặc biệt – 4/ Phương pháp Nhóm – 5/Lao động trị liệu – 6/ Động vật Trị liệu – 7/ Phương pháp ABA – 8/ Tư vấn tâm lý.
    Trước hết, nếu nói về Các phương pháp can thiệp – Giáo dục trẻ đặc biệt , thì không phải chỉ có 8 phương pháp, mà có đến 27 Phương pháp đã được kiểm tra và chấp nhận. Trong 27 Phương pháp đó, cũng có một số phương pháp tương tự nhau nhưng tựu trung thì có thể nói, chưa có một hay một nhóm phương pháp nào được xem là hiệu quả nhất, mà tất cả đều tùy thuộc vào 3 điều kiện :
    – THỜI GIAN VẬN DỤNG : Phải thường xuyên , phải theo trình tự và ổn định trong một thời gian dài. Không hề có phương pháp mì ăn liền nào đạt được hiệu quả chỉ trong một thời gian ngắn.
    – KỸ THUẬT THỰC HIỆN: Khi vận dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải am hiểu các yếu tố sau: Nguyên lý – Cách thể hiện và khả năng lượng giá. Nếu không nắm được nguyên lý cốt lõi, sẽ vận dụng sai – Nếu không biết cách thể hiện, sẽ thực hiện không theo đúng trình tự và yêu cầu. Nếu không có khả năng lượng giá, thì không biết trẻ sẽ phát triển như thế nào, có tiếp thu tốt hay không để điều chỉnh, tăng cường hay dừng lại.
    – CON NGƯỜI THỰC HIỆN: Có thể là giáo viên, chuyên viên hay bố mẹ của trẻ. Nhưng dù là ai cũng phải có sự tập huấn, biết cách thực hành và có kinh nghiệm thực tế. Đây chính là điều làm cho các bố mẹ trẻ chùn tay khi muốn can thiệp cho trẻ. Thực ra, trong nhiều trường hợp thì bố mẹ lại có nhiều cơ hội, động lực và điều kiện để trở nên người can thiệp tốt nhất cho con mình – và chỉ cho con mình mà thôi.


    Trước hết chúng ta phải xác định với nhau các khái niệm :
    CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục đặc biệt là một chuyên ngành giáo dục bao gồm nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau. Trong Giáo dục đặc biệt bao gồm kỹ thuật phát triển vận động ( Thô và tinh) Can thiệp Hành vi ( Có những phương pháp khác nhau, điển hình là phương pháp ABA ) Phương pháp phát triển ngôn ngữ ( Như các kỹ thuật MTW, PECS, ACC .. ) Như thế không thể gọi đó là một phương pháp.
    Âm ngữ Trị liệu Cũng là một chuyên ngành để đào tạo ra các chuyên viên âm ngữ trị liệu, và đối tượng của ANTL không chỉ là trẻ đặc biệt, chậm nói mà cả cho người lớn có khó khăn trong ngôn ngữ với những kỹ thuật chỉnh âm khác nhau.
    Tâm vận động tuy có phạm vi nhỏ hơn, nhưng cũng được xem là một chuyên ngành, đào tạo các chuyên viên tâm vận động để có thể can thiệp và trị liệu tâm vận động cho trẻ mà chủ yếu là trẻ rối nhiễu tâm lý. Trẻ đặc biệt có thể can thiệp tâm vận động là các trẻ tự kỷ, tăng động kém chú ý, nhưng phải am hiểu nguyên lý cốt lõi của nó. Nếu không sẽ lẫn lộn giữa Tâm vận động và kỹ thuật Hoạt động trị liệu ( OT ) dành cho trẻ Bại não.
    Tư Vấn Tâm Lý : Đây cũng là một chuyên ngành trong lĩnh vực Tâm lý lâm sàng, nó bao gồm hai phạm trù là tham vấn tâm lý ( Counseling ) cho người lớn về các vấn đề gây ra các chấn thương tâm lý. Tư vấn tâm lý trẻ em là đánh giá, chẩn đoán và đưa ra các ý kiến về các biện pháp can thiệp cho trẻ có rối nhiễu tâm lý và trẻ đặc biệt.
    PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP: Là những phương pháp đặc hiệu giúp trẻ phát triển về Giác quan, vận động , ngôn ngữ. Có rất nhiều phương pháp đặc hiệu cho từng lãnh vực như Phương pháp Điều hòa cảm giác, dành cho trẻ có những rối loạn về giác quan ( Ngũ giác và 2 cảm giác là Sự cảm nhận bản thân và sự cân bằng cơ thể ) Không phải trẻ nào cũng rối loạn giác quan và sự rối loạn của trẻ cũng rất khác nhau.
    Với Phương pháp nhóm, khiến ta nghĩ đến phương pháp Jasper, là một kỹ thuật chơi với trẻ dành cho phụ huynh chơi với con và tổ chức các hoạt động chơi mà trong đó, một vài trẻ bình thường được hướng dẫn để cùng chơi với một trẻ đặc biệt. Chứ không phải là việc đưa trẻ vào một nhóm trẻ bình thường để mong trẻ được hội nhập.
    KỸ THUẬT HỖ TRỢ : Là những kỹ thuật giúp trẻ trong quá trình can thiệp, có được những tác động tốt hơn về khả năng nhận biết, sự tự tin, sự ổn định tâm lý … Có thể kể ra :
    – Vẽ (cho trẻ vẽ tự do và có những khuyến khích, chứ không phải là tập vẽ )
    – Nghe nhạc ( thường áp dụng khi trẻ cần thư giản khi nghỉ ngơi hay khi đan cần tập trung để trong một hoạt động nào đó.
    – Chơi với động vật , chủ yếu là Ngựa, Cá Heo và Chó. Đây là 3 loại động vật rất thân thiện với con người, đặc biệt là với trẻ em vì chúng có sự phát triển trí tuệ đơn giản như một đứa trẻ , và có được sự thấu cảm với những cảm xúc của trẻ em.
    Ngay cả một số kỹ thuật khác như xoa bóp ( Massage bằng tay và công cụ ) Châm cứu hay tập Yoga ( Thể dục dưỡng sinh ) cũng chỉ là các kỹ thuật hỗ trợ cho từng trường hợp với các mức độ khác nhau, chứ không thể xem là một phương pháp điều trị riêng biệt như nhiều nhà chuyên môn đưa ra.
    Làm việc nhà cũng là một kỹ thuật hỗ trợ khá hiệu quả dành cho những trẻ trên 4 tuổi, có thể nghe hiểu các yêu cầu và khả năng vận động tương đối không quá rối loạn. Làm việc nhà sẽ tốt cho khả năng tổ chức, sắp xếp, tập trung và điều khiển vận động . Các công việc nhà tuy đơn giản nhưng ngoài những giá trị về cơ học thì nó sẽ đem lại cho trẻ cảm giác tự hào, gắn bó với gia đình, dễ dàng thiết lập mối quan hệ với những người thân trong gia đình.
    Nói thêm về thuật ngữ TRỊ LIỆU – Trị liệu( Therapy ) là một phương pháp được áp dụng bởi các chuyên gia, chuyên viên đã qua đào tạo, và cũng được hiểu đó là những kỹ thuật với các quy trình đi theo từng bước theo các mức độ, và có các công cụ đôi khi rất đặc hiệu.
    Trong lĩnh vực Tâm lý trị liệu, có thể kể ra một số phương pháp như Hội họa trị liệu , Âm nhạc trị liệu, Lao động trị liệu , Trò chơi trị liệu , Thủy trị liệu …Trong lĩnh vực giáo dục, can thiệp trẻ đặc biệt, chúng ta không nên dùng một cách tràn lan, hay mang tính cường điệu, quan trọng hóa ( Gọi là nổ banh ta lông ) các hoạt động hỗ trợ cho trẻ như Vẽ ( Thậm xưng là hội họa trị liệu) nghe nhạc, hay chơi một vài nhạc cụ ( Phong là Âm nhạc Trị liệu ) Làm việc nhà ( Gọi là Lao động trị liệu ) Chơi đồ chơi hay dùng các trò chơi để can thiệp thì lại gọi là Trò chơi trị liệu. Thậm chí là chế tác ra một số món đồ chơi ( hay kinh doanh đồ chơi ) giúp trẻ phát triển một số kỹ năng thì lại khoác cho nó cái từ là Đồ chơi trị liệu.
    Gần đây, có một thuật ngữ là Thu Giá, thay vì thu Phí với những ý đồ đằng sau. Điều này đã làm dậy sóng dư luận vì sự trí trá và ngu dốt trong việc dùng từ ngữ. Nhưng trong lĩnh vực giáo dục can thiệp trẻ đặc biệt, thì cũng có rất nhiều cách dùng từ ngữ, phần lớn là thậm xưng, nói quá lên những hoạt động can thiệp bình thường trong một cơ sở hay đơn vị nào đó bằng những danh từ hoa mỹ, với mục đích quảng cáo cho đơn vị mình, để tạo sự tin tưởng hay thu hút sự quan tâm của phụ huynh. Tiếc thay, điều này lại chưa nhận được những phản ứng tích cực đến từ các phụ huynh (là những người trực tiếp cho con em mình can thiệp trong các cơ sở hay tại gia đình ) cũng như từ các chuyên viên là người am hiểu trong từng lĩnh vực. Có lẽ cái tâm lý ngại đụng chạm và sống chết mặc bay đã khiến cho việc sử dụng các thuật ngữ hoành tráng này được chấp nhận như một điều bình thường. Trong khi thực sự nó có thể đem lại những suy nghĩ tiêu cực nơi phụ huynh, mà một trong những suy nghĩ ấy là việc can thiệp, điều trị các trẻ đặc biệt là công việc của những nhà chuyên môn, họ sẽ điều trị cho trẻ bằng những phương pháp trị liệu đặc thù mà mình không thể giỏi hơn vì thế cứ giao khoán cho họ là xong.
    Điều này cũng đem lại nhận thức lệch lạc về phía giáo viên hay những người làm việc trong lĩnh vực này. Khi vô tình hay cố ý sử dụng những từ ngữ như trị liệu ABC, phương pháp điều trị ABC…nhằm chứng tỏ sự quan trọng và năng lực của bản thân, với những mục đích khác nhau khiến cho lĩnh vực giáo dục trẻ đặc biệt, trở nên một thương trường mà trong đó khá nhiều “ nhà kinh doanh chữ nghĩa” với chủ trương “ treo đầu dê – bán thịt chó” khiến cho phụ huynh đã hoang mang, lại càng hoang mang, mệt mỏi hơn.
    Chúng ta luôn kêu gọi và mong đợi các hệ thống quản lý xã hội cần phải nói thẳng, nói thật, nói chính xác về các chủ trương, chính sách, biện pháp đem ra áp dụng với người dân. Thế thì tại sao trong một lĩnh vực giáo dục rất cần sự chính xác, trung thực và chuẩn mực để có thể đem lại những giá trị tốt nhất cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt, hay gọi là VIP (Nhân vật rất quan trọng), thì lại thích dùng những từ ngữ to lớn, quan trọng. ( mà lại dùng ..sai ) để rồi tự mua dây buộc mình và vô tình hủy hoại niềm tin đã rất mong manh nơi các gia đình trẻ VIP ? Tại sao ?
    CVTL Lê Khanh.

  • Bí quyết Để Sống Thọ

    Bí quyết Để Sống Thọ

    Bà Elizabeth H. Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh học đã chỉ ra rằng người ta sống thọ hay khỏe mạnh không phải do Ăn Uống tẩm bổ hay Vận Động tích cực; mà là do giữ được Tâm Lý Cân Bằng. ăn uống điều độ chiếm 25%, các hoạt động trong cuộc sống chiếm 25%,Tâm Lý Cân Bằng chiếm những 50%!


    Một người hay nổi giận, sẽ phát sinh những hormone độc tính. Y học Cho thấy Các bệnh như ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét hệ tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, có từ 65-90% triệu chứng liên quan tới áp lực tâm lý. Có thế gọi đó là một dạng bệnh Tâm Thể ( tổn thương tâm lý đưa đến tổn thương cơ thể ).
    Nếu con người hay cáu gắt, lo lắng, áp lực hormone luôn ở mức cao, hệ thống miễn dịch sẽ khiến huyết áp hoạt động quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi và sinh ra bệnh tật.
    Khi vui, não bộ tiết ra hormone hưng phấn.. khiến con người thoải mái, cảm giác vui tươi, đưa đến trạng thái tốt, giúp điều tiết các cơ quan trong cơ thể cân bằng, khỏe khoắn.

    Trong cuộc sống, chúng ta nên làm như thế nào mới có thể có được hormone hưng phấn, giảm hormone áp lực?
    1. Có mục tiêu rõ ràng, nỗ lực để đạt được.
    Trong cuộc sống, đam mê quyết định tâm thái con người, khi có nỗ lực đạt mục tiêu não bộ sẽ ở trong trạng thái thoải mái phát triển.

    2. Lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui :
    Nghiên cứu chỉ ra, giúp đỡ người khác về vật chất, có thể giảm tỉ lệ tử vong xuống 42%, giúp người khác ổn định tinh thần, có thể giảm tỉ lệ tử vong dưới 30%. Bởi vì tốt với người khác, hay làm việc thiện, sẽ có cảm giác vui tươi và tự hào, giảm hormone áp lực, thúc đẩy hormone hưng phấn..

    3. Giữ mối tương giao lành mạnh.
    Một công trình nghiên cứu trong vòng 20 năm của 2 nhà tâm lý người Mỹ đã cho thấy trong số các nhân tố quyết định tuổi thọ, đứng số 1 là ” quan hệ tốt giữa người với người “.. Họ cho rằng, quan hệ con người với con người quan trọng hơn dinh dưỡng, hơn cả việc thường xuyên luyện tập trong thời gian dài. Mối tương giao giữa người với người không chỉ bao gồm bạn bè, còn bao gồm quan hệ gia đình. Vì thế, gia đình hòa thuận, bạn bè tốt là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ con người.

    4. Cho đi điều thiện sẽ nhận lại điều thiện.
    Khi chúng ta cười với người khác, người khác cũng sẽ cười lại với chúng ta. Bất luận là ở cùng bạn bè hay là cùng những ngươi bạn cũ trò chuyện, hãy nhớ luôn giữ nụ cười, cho đi niềm vui.

    5. Không tức giận, không sinh bệnh “
    ” Hiện nay, theo tổ chức y tế thế giới, trên 90% bệnh đều có liên quan tới tinh thần.
    Chỉ cần chúng ta giữ tinh thần thoải mái, thì sẽ không mắc bệnh nghiêm trọng, .

    6. ” Tâm phải TĨNH, Thân phải ĐỘNG
    Biết giữ tinh thần thoải mái, là một cách dưỡng sinh, có thể không được mọi người quan tâm, vì thế mới xuất hiện ” những bệnh tiêu hóa khó chữa “, ” bệnh viêm cả đời không khỏi “..
    Tâm Tĩnh thì Thân An, thân an thì khỏe mạnh, tâm an bách bệnh tiêu trừ…

    Vì vậy đừng lo về ô nhiễm môi trường – Ngộ độc thực phẩm vì sự tức giận, oán ghét, ganh tỵ sẽ giết chúng ta trước khi chúng ta chết vì ..nhiễm độc !

    Lê Khanh ( Sưu tầm ).

     

  • Làm Gì Khi con ăn vạ ?

    Làm Gì Khi con ăn vạ ?

    Với câu hỏi trên, nếu hỏi Mr Google – chỉ trong vòng 0,61 giây – bạn có được từ 1.300.000 đến 1.450.000 kết quả, tha hồ chọn cách giải quyết. Có lẽ khi bạn chọn xong, thì con cũng đã hết ăn vạ và đang ngủ gật đâu đó trong nhà. Vì thế ở đây, tớ không dám bắt chước một chuyên gia nổi tiếng với “Giai đoạn cửa sổ vàng” để trả lời câu hỏi này qua 1 cái clip trên Youtube,  bằng cách dẫn các bạn đi vòng vo từ việc cấu tạo hệ thần kinh cho đến sự phát triển não phải não trái, rồi lại lan man giới thiệu từ các cuốn sách điện tử về nuôi dạy con cho đến chai dầu để massage cho trẻ , bằng một thái độ vừa cười vừa nói gần 20 phút qua lối nói chuyện của các chú hề , chỉ để trả lời một câu hỏi đơn giản, nhưng cũng không ra đầu ra đũa dù nó có sẵn trên Google và trong bất kỳ một trang báo nuôi dạy con nào!

    Khi nói đến trẻ em, chúng ta thường chỉ nghĩ đến một đứa trẻ chứ không nghĩ đến, trẻ ấy ở vào độ tuổi nào. Trong khi khả năng giao tiếp và phản ứng của mỗi một lứa tuổi là rất khác nhau. Một đứa trẻ 6 tháng tuổi khóc lóc, thì nguyên nhân và cách thể hiện khác hẳn trẻ 12 tháng. Trẻ 2 tuổi ăn vạ khác với bé lên 3 ! với trẻ 4 – 5 tuổi thì nguyên nhân khiến trẻ giận hờn, gào khóc thậm chí là đấm đá bố mẹ cũng khác hẳn trẻ lên 6 ! Vì thế khi muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi : Làm gì khi con ăn vạ , thì không phải là tìm ngay giải pháp , nào là phớt lờ, nào là quan tâm, hay đánh lạc hướng hoặc giải thích, lắng nghe, bình tĩnh, kiên quyết … hay có khi theo các nhà tâm lý học nào đó, thì hãy lấy làm vui mừng, vì con ăn vạ nghĩa là con đang phát triển ! Mà phải biết rằng con mình lúc đó được bao nhiêu tuổi tâm lý và quan trọng hơn là cái lý do tại sao trẻ lại ăn vạ. Ngoài ra, còn 1 yếu tố cũng quan trọng không kém đó là tính cách của trẻ. Một trẻ hướng nội, nhút nhát, thụ động sẽ có cách ăn vạ khác với một trẻ hướng ngoại, năng động và bướng bỉnh …Để từ đó, tùy vào độ tuổi phát triển tâm lý, theo tính cách và tùy vào nguyên nhân đã gây ra “cơn bão của âm thanh và nước mắt” mà bố mẹ có thể đưa ra nhữngbiện pháp thích hợp để tác động.

    Thế nào là 1 biện pháp thích hợp ? Ở đây, nhiều bố mẹ chịu khó lôi hết các chiêu của chuyên gia đã bầy cho  ra để vận dụng theo kiểu thử sai, nhưng hầu như là áp dụng không đúng cách. Để rồi cuối cùng là vẫn nổi điên lên, đập cho con một trận là xong, hoặc chỉ cương quyết độ 1 – 2 tiếng, rồi sau đó là chịu thua, cho cái trẻ đòi cho xong chuyện …nhức đầu lắm rồi ! Dần dà cho đến một thời điểm khi trẻ đã leo lên đầu mình rồi và trở nên “ chuyên gia ăn vạ” lúc đó mới chịu vác tới các “chuyên gia trị liệu” để liệu mà trị cho nó !

    Thông thường, thì khi đang ngâm cứu các kỹ thuật, chiêu trò để dạy trẻ, chúng ta thấy có vẻ dễ dàng vô cùng ( nhất là khi đang ở trong 1 khóa huấn luyện ) – nhưng đến khi mang về vận dụng vào thực tế, thì mới biết là chuyện “ bình tĩnh – phớt lờ hay đánh lạc hướng trẻ” là điều không hề đơn giản  – vì nếu dễ thì các chuyên gia đâu cần mở hết khóa này đến khóa khác, khóa nào cũng đông, chỉ để nói có mỗi một việc là dạy con ? Còn không, nếu vào lúc đó, phụ huynh đủ bình tĩnh để đối diện với cơn bão ăn vạ, và áp dụng được vài chiêu có kết quả , thì có khi lại chuẩn bị thành..chuyên gia để chia sẻ kinh nghiệm trên FB rồi, hay mở khóa huấn luyện “ Tôi dạy con như thế” ngay và luôn!

    Vì vậy, cách tốt nhất là đừng để nó xảy ra ! Đùa à ? trẻ muốn ăn vạ là có thể lăn đùng ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu chứ làm sao mà có thể ngăn ngừa ? Dĩ nhiên  là khi đã phải “chịu thua” để tầm sư học đạo, thì thực sự lúc đó trẻ ( dù ở bất cứ độ tuổi nào, mà phổ biết là từ 2 – 4 tuổi ) đã trở thành một chuyên gia ăn vạ rồi !  Chúng ta nên biết rằng, các thói quen  đểu xuất phát từ các hành vi lập đi lập lại. Việc ăn vạ, hay thói quen ăn vạ cũng thế, không có gì từ trên trời rơi xuống mà hành vi đó, thói quen đó thường do chính chúng ta đã “tập huấn” cho trẻ từ khi trẻ còn là một em bé sơ sinh !

    Hãy nhớ lại – khi trẻ còn nằm ngửa, mút tay và khóc ré lên .. không cần biết ất giáp gì, chúng ta sẽ ôm ngay bé vào lòng, ấn núm vú vào miệng … Nếu đúng là trẻ đang đói, thì bé có thể nín để say sưa thưởng thức giòng sữa mẹ… nhưng nếu không đói, mà là do một nguyên nhân khác thì trẻ còn khóc nhiều hơn, trong khi bà mẹ cứ nhất quyết cho con bú bằng được. Cuối cùng thì một là trẻ đành chịu nhưng rất “ức chế” gặm một khối “ căm hờn” trong giòng sữa mẹ , để đến một lúc nào đó “ vùng lên” làm cách miệng! Hai là trẻ vẫn la, và bà mẹ cho bé lên võng lắc cho đến khi nào chóng mặt quá bé đành nín, nhưng không “tâm phục – khẩu phục” chút nào ! Hoặc hai mẹ con “vật lộn” cho đến khi trẻ – hay mẹ…chịu thua! Tiến trình đó cứ thể mà tiếp diễn ngày này qua ngày khác, cho đến khi trẻ hình thành một tư duy là cứ phải giải quyết mọi nhu cầu bằng sự gào khóc mới có kết quả ! Thế là một chuyên gia ăn vạ đã chuẩn bị …hình thành !

    Ngoài việc hình thành thói quen do mẹ không hiểu ý con, thì còn một nguyên nhân dẫn đến ăn vạ là do trẻ có quá nhiều người quan tâm, và mỗi người lại quan tâm một kiểu , bố – mẹ có sự quan tâm khác nhau , ông – bà cũng quan tâm đến trẻ nhưng lại theo một kiểu khác. Nhưng nói chung, kiểu nào cũng có một điểm chung đó là sự chiều chuộng và áp đặt. Đây là 2 nguyên nhân cốt lõi dẫn đến hành vi ăn vạ,hầu như bố mẹ nào cũng biết, nhưng hầu như không ai lại không áp dụng ! Chiều chuộng đã là sai mà mỗi người trong nhà lại chiều một kiểu ! Áp đặt cũng thế ! Vì thể, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra ai là người mà mình có thể “bắt nạt” và ai là người nên “ tránh voi chẳng xấu mặt nào” ! Và sẽ hình thành khả năng “ăn vạ có chọn lọc” .

    Mỗi con người – mỗi đứa trẻ là một cá thể, là một “thế giới” khác nhau – hãy luôn luôn quan sát, lắng nghe con với một sự tỉnh táo, bình tĩnh để biết rõ về “đối phương” – Biết rõ tính cách, năng lực, khả năng phát triển theo độ tuổi của trẻ  để từ đó, hình thành cho trẻ những thói quen tốt và phù hợp một cách tự nhiên – Không phải “xoắn lên” khi con ở trong giai đoạn vàng, để “dồn dập giáo dục “ với một cái lẩu thập cẩm quy tụ nhiều nguyên tắc của các nước trên Thế giới. Hoặc lại quá mải mê làm ăn, buôn bán, học hành để quên mất một công việc quan trọng nhất trên đời của bố và mẹ : Đó là biết CHƠI vỚI CON ! Chúng ta hãy thử bỏ ra một vài giờ trong ngày – sáng trưa, chiều, tối…lúc nào cũng được, miễn là ta rảnh rang và chơi với trẻ một cách nhiệt tình – Một đứa trẻ thích chơi với bố mẹ theo một nhịp điệu và mức độ vừa phải mỗi ngày, một đứa trẻ vui vẻ và thoải mái khi được cùng chơi với bố mẹ. bằng những trò chơi tương tác để hiểu nhau và tôn trọng lẫn nhau,  thì khả năng và thói quen ăn vạ sẽ khó hình thành !

    Đừng ôm ấp, đừng làm thay , đừng chiều chuộng cũng đừng bỏ rơi, đừng nghiêm khắc, đừng lạnh lùng! Khi đối diện với con trẻ, hãy trở nên người bạn vui vẻ của con, khi chăm sóc trẻ, hãy là người bảo mẫu tận tâm và khi dạy dỗ trẻ, hãy là một người thầy kiên quyết. Làm cha mẹ rõ ràng không phải là chuyện đơn giản, nhưng cũng không nhất thiết phải bỏ ra hàng đống tiền cho các chuyên gia vừa móc túi vừa chế giễu mình ! mà cần biết quan tâm, học hỏi ngay từ khi đứa con của mình khi còn bé ,  với những nguyên tắc đơn giản và thực tế . Biết chơi với con là biện pháp tốt nhất để dạy con, bởi vì trẻ học qua chơi và phát triển cũng qua các trò chơi !

    Lê Khanh

    Cty GD KidsTime chi nhánh Bình Thạnh.

  • Chúng ta Có Nên Tin vào Con

    Chúng ta Có Nên Tin vào Con

    Trong những ca tư vấn, ngoài việc tiếp nhận các bé đặc biệt ( tự kỷ, ADHD, chậm khôn , chậm nói ) Thì việc “ gặp gỡ” các bạn “ cá biệt” trong lứa tuổi teen là chuyện thường ngày. Hầu hết đều có “tội danh” tương tự nhau : Lười, kém tập trung, tự cô lập, tiêu cực, dễ nổi nóng, và thường thích dọa bố mẹ về chuyện tự sát hay bỏ nhà đi. Dù độ tuổi khác nhau, có bạn mới 6, 7 tuổi , có bạn  đến 16, 17… Nhưng đa phần nằm trong lứa tuổi ẩm ương từ 10 – 14 và đa phần đều có dính dáng đến 2 yếu tố : Mê chơi game (trên máy tính hay trên điện thoại ) và lười làm việc nhà. Hai yếu tố này thường đã đạt đến mức “ung thư giai đoạn 3 hay 4”  và thường thì bố mẹ đều đã áp dụng “ hết cách” mà không giải quyết được cái vấn nạn này. Khi đó mới chịu đưa con đến nhà tâm lý.

    Thực ra, sự  hết cách của đa phần bố mẹ ở đây chỉ là  tịch thu điện thoại – cài pass trên máy tính, cắt net và la rầy , đánh mắng hay ..mua chuộc !  và dĩ nhiên là không ăn thua nên mới nhờ tới ‘chuyên gia” để “nói cho nó nghe ra” hay có một biện pháp thần kỳ nào đó khiến nó “hết bệnh” ngay và luôn !

    Có một cô bé học lớp 8 – mẹ đưa tới với những tội danh rất nặng nề – lười biếng, không tập trung, không chịu chép bài, học kém ..không chịu làm việc nhà.. ngay cả việc ăn uống cũng không quan tâm, quần áo thay ra vất tứ tung, lại rất sợ bẩn … Cho cô làm thử một số test về tư duy logic và vẽ hình. Qua đó mới thấy là cô có tư duy logic, khả năng suy luận rất tốt, nhưng mối quan hệ với bố mẹ trong gia đình lại không được ổn, rất tự ti về bản thân… Việc phân tích các vấn đề của cô không khó , nhưng để thuyết phục được bà mẹ chịu thay đổi cách suy nghĩ và ứng xử với con mới là vấn đề. Chuyện của con chỉ giải quyết trong 30 phút, nhưng để giúp cho mẹ nhận ra vấn đề nằm ở chỗ nào và phải làm gì để giúp con cải thiện bằng sự thay đổi của chính mình thì hơn 60 phút mà có lẽ là mới chỉ ..tạm chấp nhận.

    Có một bé khác cũng học lớp 8, ông bố hết sức lo lắng vì thấy con “giống như trầm cảm” không biết chơi với bạn trong lớp,lúc nào cũng lo lắng buồn rầu…  rất tự ti về sự kém cỏi trong giao tiếp của mình mặc dù em rất giỏi văn . Chỉ cần lắng nghe, giúp ém thấy được những ưu điểm của mình và góp ý với em về việc xây dựng mục tiêu học tập…  khoảng 30 phút là xong. Nhưng để cho ông bố yên tâm là con mình không trầm cảm, không tâm thần… cũng mất gần 30 phút nữa .

    Một đôi vợ chồng khác lại rất hoang mang vì sao thấy cậu con trai lớn của mình giống …bê đê quá – Trong lớp chỉ thích chơi với con gái, thích đọc sách tình cảm, có những cử chỉ rất ..ẻo lả … Phải giải thích cho bố mẹ yên tâm và chấp nhận về nữ tính và bản chất hướng nội của em . Giúp họ phân biệt giữa nữ tính và khuynh hướng đồng tính luyến ái và chỉ cho thấy các ưu điểm của em để giúp em mạnh dạn, tự tin hơn, bởi vì hình vẽ gia đình của em đã cho thấy sự cảm nhận về giá trị bản thân của em rất thấp .

    Bố mẹ đưa con đến tư vấn, hầu hết chỉ nghĩ rằng, con không thích bộc lộ tâm tư, không muốn giao tiếp với mình, và chỉ có chuyên gia mới có “chuyên môn” để “thuyết phục” và “ trị liệu” cho các con của mình, mà không nghĩ rằng chính cách cư xử, hành vi, lời nói của bố mẹ mới là chìa khóa để mở được “cánh cửa tâm hồn” của các con. Chính thái độ “áp đặt và chiều chuộng” kéo dài từ nhỏ cho đến nay, đã tập cho các con thói quen lệ thuộc và chống đối trong cuộc sống tại gia đình – Chính việc chỉ muốn con tập trung vào việc học, không cần quan tâm đến các công việc” lặt vặt”  trong gia đình đã khiến cho các em xem gia đình như “nhà trọ” mà mình có quyền ăn nghỉ “miễn phí” ! Ngoài ra, áp lực học tập, lúc nào cũng muốn con vào trường chuyên, lớp chọn, lọt vào Top 10 của lớp. Thường đem các gương “ thành tích học tập” của các “siêu nhân” ra để trách móc con em mình không bằng một góc con nhà người ta, đã khiến cho các em không còn những giờ giải trí thoải mái “chơi ra chơi” và rốt cuộc thì các em cũng chẳng có thể “học ra học” nổi. Những giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi trong ngày thì chỉ đủ ngồi bấm điện thoại và xem TV…còn bố mẹ thì cắm đầu vào công việc. Đến khi “sực tỉnh” khi nhà trường nhắc nhở, giáo viên cảnh báo thì ..đã muộn.

    Bố mẹ thường thấy con nhà người ta thì hoạt bát, đa ngôn, đa sự, giỏi giang, là học sinh giỏi “ toàn diện” còn con mình thì như một đứa tâm thần hay tự kỷ ! Ngoài giờ đi học “sấp mặt” về nhà thì chỉ biết chúi đầu vào games ! Có thể nói  games và internet là con dao hai lưỡi. Nếu biết cách dùng thì sẽ có những hiêu quả tốt, nếu không thì sẽ có những hậu quả xấu. Thế nhưng, hai thứ đó không phải là thủ phạm làm hư hỏng con, mà chỉ là “phương tiện” để “tiêu cực hóa” đứa trẻ. Còn việc tịch thu điện thoại – cấm sử dụng vi tính, không bao giờ là giải pháp tốt, mà nó chỉ là những biện pháp đổ dầu vào lửa.

    Là bố mẹ, ai cũng thương con, lo cho con nhưng thường chỉ biết chiều chuộng và áp đặt con theo ý muốn của mình, dù cho đó là những ý tốt đi chăng nữa, thì cũng không thể “nhào nặn” con thành một mẫu người mong muốn của mình – vì con là một cá thể độc đáo với những khác biệt mà bố mẹ phải biết chấp nhận và tôn trọng. Điều này có vẻ như trái ngược với quan điểm của người Việt và Á Đông, nơi mà con cái được xem là tài sản của bố mẹ. Nhưng thực tế đã cho thấy, càng quản lý chặt chẽ cái “tài sản của mình” bao nhiêu, thì việc đứa con vuột ra khỏi tầm kiểm soát của mình lại  càng dễ dàng bấy nhiêu.

    Có thể nói việc chăm sóc giáo dục con chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là nan giải nếu chúng ta biết đối xử với con một cách tử tế và kiên quyết. Chúng ta dù sống như thế nào, là người có trình độ học vấn cao, giầu có hay chỉ là một người lao động bình thường thì vẫn phải là một tấm gương, không phải về những giá trị đạo đức để rao giảng cho con, mà  là những phẩm chất đơn giản trong cuộc sống đời thường để có thể giúp con tin mình và mình cũng tin vào con. Niềm tin – đó là giá trị tốt nhất để một gia đình ổn định và hạnh phúc.

    Lê Khanh

    Cty GD KidsTime – chi nhánh Bình Thạnh

     

  • Giáo Dục Giới Tính – món quà hay cạm bẫy

    Giáo Dục Giới Tính – món quà hay cạm bẫy

    Theo khảo sát mới đây của Tổng cục dân số kế hoạch hoá gia đình: Chỉ có 19% số học sinh, sinh viên tiếp nhận kiến thức về sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục trong nhà trường, 14% từ nhân viên y tế, 15% từ mẹ và 3% từ cha. 49% còn lại, các em tự tìm hiểu qua Internet, qua kinh nghiệm truyền miệng hoặc “mù” thông tin. Gần 74% học sinh và 85% phụ huynh cho rằng việc giáo dục giới tính (GDGT) trong trường học là rất cần thiết.
    Thế nhưng, dù là cần thiết, cấp bách cho đến nay vẫn chưa có được một chương trình Giáo dục Giới Tính hoàn chỉnh trong hệ thống giáo dục . Mà chỉ là một hoạt động được lồng ghép trong các chương trình Giáo dục Công Dân, Sinh học hay Kỹ năng sống.

    Trước hết, chúng ta hiểu như thế nào là hoạt động Giáo dục Giới Tính ?
    Giáo dục Giới Tính ( GDGT) phải chăng chỉ là bộ môn giảng dạy các nội dung liên quan đến cơ thể nam nữ, sự khác biệt, phương pháp phòng tránh thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ?

    Theo Wikipedia thì GDGT là một lãnh vực khá rộng bao gồm việc Giáo dục Giải phẫu sinh lý – Quan hệ tình dục – sức khỏe sinh sản (việc phòng tránh thai và bệnh về tình dục ) và cả trong các lĩnh vực cảm xúc như khuynh hướng tình dục , các giá trị trong tình cảm và các quan hệ tình cảm trong độ tuổi dậy thì.

    Như vậy, có thể nói là việc Giáo dục Giới tính cho trẻ vị thành niên là một vấn đề khó khăn, không chỉ vì lãnh vực của nó bao gồm khá nhiều vấn đề trong cả hai lĩnh vực là Sinh lý học và giáo dục cảm xúc mà còn nằm ở trong các quan điểm khác nhau về vấn đề này, mà nói chung không phải Phụ huynh nào cũng có thể trao đổi một cách thẳng thắn, đơn giản và rõ ràng với con của mình giống như một số lĩnh vực kỹ năng sống hay giá trị sống khác.

    Thực ra, nếu quá chú trọng đến những kiến thức về cơ thể học, về các chức năng sinh sản của bộ phận sinh dục thì chúng ta – Các Phụ huynh , sẽ rất dễ lúng túng trong khi đó không phải là điều quan trọng, và bản thân ta cũng không phải là một nhà chuyên môn để có thể trình bầy một cách thuyết phục với các em.

    Có người sẽ nói, nếu không dạy về những “ cái đó” thì đâu phải là GD Giới Tính và Các em Học sinh cũng lại rất tò mò về điều đó ! Quan điểm đó không sai , cũng như muốn giỏi văn thì phải học về chính tả, ngữ pháp. Nhưng cái làm cho một bài văn bay bổng có chất lượng lại không nằm ở câu cú , mà là ở cái giá trị bên trong, những giá trị tinh thần và những ý tưởng bay bổng, nó mới làm cho bài văn sống động.

    Cũng thế, giao dục giới tính cũng là việc phải đem lại cho các em những nhận biết về giá trị bản thân, về lòng tự hào phái tính của mình. Trong khi truyền thống Á Châu vẫn còn cái quan điểm : Nhất Nam viết Hữu – Thập nữ viết vô ! Mà trên thực tế nếu không có nữ thì làm sao có nam !

    Chính vì không ý thức được giá trị bản thân , giá trị của phái tính hay lại có những cái ý thức sai lệch như trong quan hệ thân xác, phái nam chỉ có được chứ không mất gì và ngược lại, với phái nữ khi đã mất là mất tất cả. đã khiến đưa đến các hành vi không phù hợp của các em.

    Ngoài ý thức giá trị Bản thân thì chính hiểu biết về giới tính sẽ khiến cho các em biết tôn trọng những người bạn khác giới của mình, biết quản lý cảm xúc và hiểu rõ thế nào là tình yêu đôi lứa.
    Có thể nói, chưa bao giờ mà những giá trị của tình yêu lại bị thách thức như hiện nay khi mà nhiều bạn trẻ cho rằng tình yêu bắt đầu từ một món quà và kết thúc trong nhà nghỉ ! Phụ huynh thường cho rằng trẻ thiếu niên bây giờ thường “ dậy thì sớm” và việc dậy thì đó được đánh dấu bằng việc trẻ biết yêu sớm ! Trong khi đó, thường đó chỉ là những cảm xúc như “ ưa thích” “ quan tâm” “ ngưỡng mộ” “mong muốn” và cả “ tò mò” muốn khám phá một điều gì mà mọi người có vẻ đang giữ bí mật với mình.

    Chính cái sự “ bí mật” đó nếu được bật mí một cách khéo léo – trong những buổi sinh hoạt gia đình như bữa cơm tối, các hoạt động dọn dẹp nhà cửa, phụ bố mẹ nấu cơm hay chế biến thức ăn … hoặc trong các buổi đi chơi cùng gia đình . Đó là những thời điểm để có thể nói về giá trị của tình yêu, của tinh thần trách nhiệm và từng bước nâng cao lòng tự trọng , hiểu về bản thân, hiểu về chức năng các bộ phận một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học và cả đến khả năng quản lý cảm xúc.

    Trong trường hợp nếu con mình có tỏ ra “ rung động” trước một đối tượng nào đó, thì cũng đừng vộ vã kết luận con mình biết yêu hay ngược lại, có kẻ đang quyến rũ con mình , vì thế những việc “ngăn cấm hay phê phán” chỉ có tác dụng “ kích thích” đứa trẻ và làm cho các em càng cảm thấy muốn vượt qua các hàng rào được gọi là “ lễ giáo” và đi vào các hoạt động “ thực hành” ngoài tầm kiểm soát của bố mẹ. Vì thế chúng ta cần phải có những phản ứng thích hợp không phải để trở thành một “ kẻ phá đám, rình rập hay trừng trị” mà là một người biết lắng nghe, hướng dẫn và làm bạn với trẻ, qua đó chúng ta mới có thể giúp trẻ vượt qua những cạm bẫy của thân xác. Đó mới là giá trị tích cực của Giáo dục giới tính.

    CVTL LÊ KHANH

    Cty GD KIDSTIME – Chi nhánh Bình Thạnh.