Danh mục: Giáo Dục

  • 10 Lời Khuyên dành cho cha mẹ trẻ Đặc biệt

    10 Lời Khuyên dành cho cha mẹ trẻ Đặc biệt

    de thuong 2

    Làm cha mẹ của một đứa trẻ đặc biệt là một thử thách. Nhưng, là cha mẹ bạn hãy cố gắng để thực hiện những gì bạn có thể làm để đạt được những tiến bộ  ngày càng phát triển cho con của mình chứ  không “đứng yên một chỗ” so với việc bạn chỉ gửi bé đến trường và giao hoàn toàn cho các giáo viên chăm sóc, cho dù đó là một ngôi trường chuyên biệt với một chương trình tốt.

    Dưới đây là 10 lời khuyên hướng dẫn bạn có thêm kinh nghiệm trong việc dạy trẻ

    1. Giáo dục bản thân: Bạn cần phải tự giáo dục mình về vấn đề này, biết vận dụng các nguyên tắc đúng cách và trong thời gian sớm nhất nhưng với một sự kiên trì.

    Những nguy cơ Tự kỷ thường được phát hiện trong 3 năm đầu đời của một đứa trẻ, vì vậy các chuyên gia cho rằng phát hiện sớm, can thiệp và điều trị tích cực là chìa khóa để giúp đỡ trẻ em mắc chứng tự kỷ phát triển tiềm năng bản thân. Vì vậy, phụ huynh nên nói chuyện với chuyên gia về các phương pháp điều trị tốt nhất có sẵn, hãy đọc tất cả các thứ bạn có thể, cố gắng tìm hiểu các triệu chứng và nguyên nhân của nó, giao tiếp với cha mẹ khác và các chuyên gia đã trải qua những kinh nghiệm và cùng chung nhận thức về tất cả các biện pháp cho con của bạn để cho trẻ có những yếu tố và điều kiện giáo dục tốt nhất.

    1. Tập trung vào năng lực của con bạn: Bạn có thể nghĩ rằng con bạn khác biệt, sau đó chấp nhận sự khác biệt đó và thay đổi nhận thức của bạn, xem xét những phương cách giúp con em của bạn và những gì nó có khả năng. Trẻ có thể không có khả năng giao tiếp tốt và kỹ năng ngôn ngữ, nhưng có thể được đánh giá cao năng khiếu về toán học, nghệ thuật hay âm nhạc. Cho con tiếp xúc với những lĩnh vực đó để có thể nâng cao kỹ năng của mình và làm cho nó trở nên tốt nhất trong điều kiện có thể.
    2. Tạo một ngôi nhà với môi trường an toàn: Bạn hãy tạo ra những khu vực an toàn trong nhà, đặc biệt nếu con bạn dễ nổi nóng, hay ném đồ chơi hoặc nếu trẻ cứ làm tổn thương mình. Sắp xếp cho con một không gian riêng trong nhà, nơi con có thể cảm thấy an toàn, thư giãn và thoải mái. Nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ muốn làm gì thì làm, ở bất cứ chỗ nào trong nhà, mà phải là một khu vực riêng. Trẻ được tự do ở khu vực đó, nhưng ở phòng khách và đặc biệt là nhà bếp thì dứt khoát là không.
    3. Tạo một số thời gian cho không khí vui nhộn: trẻ em rối nhiễu ( Hiếu động hay tự kỷ ) cần phải có sự vui vẻ và hưởng thụ nhiều trong hoạt động hàng ngày giống như những đứa trẻ khác. Tìm cách để chơi và vui chơi cùng nhau. Ví dụ, bạn có thể tạo một số trò chơi hoặc có thể cố gắng để giải trí với con bằng cách hát trong khi tắm.
    4. Lịch trình hàng ngày: Trẻ em đặc biệt cần lập kế hoạch và hoạch định thường xuyên trong cuộc sống. Cố gắng không có những thay đổi bất ngờ trong kế hoạch hoạt động hoặc bất cứ điều gì có liên quan đến lịch trình tác động của con. Mọi thứ trong nhà cần ổn định và giữ yên trong một thời gian dài.

      trenho

    1. Hãy nhất quán trong hành vi của bạn: Tạo ra sự nhất quán trong môi trường của bạn là cách tốt nhất để tăng cường khả năng học tập. Tìm hiểu những gì con bạn đang trị liệu và tiếp tục các kỹ thuật được học ở nhà. Ví dụ, con bạn có thể sử dụng một số từ ngữ để giao tiếp thì ta sẽ cố giúp con để làm cho các cuộc trao đổi dễ dàng hơn, hãy thử sử dụng lại các từ ngữ này bất cứ khi nào bạn nói chuyện với con bạn.
    2. Có sự hiểu biết với chế độ ăn uống của con: Chế độ ăn uống mà một số phụ huynh thấy là hữu ích là một chế độ ăn uống không có nhiều chất gluten và chất casein. Gluten là một chất tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và lúa mạch ( cụ thể là trong bột mì, bánh mì ). Casein là protein chủ yếu trong các sản phẩm sữa. Nếu bạn quyết định thử một chế độ ăn uống nào đó cho một khoảng thời gian nhất định, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm. Tình trạng dinh dưỡng của con bạn phải được theo dõi, đánh giá và đo lường cẩn thận.
    3. Làm cho con của bạn ngày càng tự chủ hơn. Hãy tập luyện cho con bạn biết tự chăm sóc bản thân và ngày càng có thể tự làm một số hoạt động cá nhân mà không cần nhiều sự hỗ trợ của bạn. Hãy để con học cách ăn một mình, mặc quần áo và chọn những gì mà nó thích. Ví dụ, khi bạn đi mua sắm, hãy để trẻ có thể chọn một số trái cây mà nó thích; hãy tập cho con biết gấp quần áo và để đồ chơi của mình trở lại vị trí ban đầu.
    4. Hãy cố gắng, cũng như can thiệp ở nhà: Bất cứ đứa trẻ đang được hướng dẫn tại các cơ sở tư vấn hoặc điều trị, cũng nên tiếp tục thực hiện ở nhà những biện pháp tại các cơ sở này để có một “dòng chảy” của hành vi đối với trẻ; không chỉ của giáo viên trường học hay ở trung tâm trị liệu, mà còn từ phía  bạn ở nhà. Lập một cuốn sổ nhỏ để ghi lại những điều mà bạn sẽ làm gì với con của bạn ở nhà. Tạo cơ hội cho con em của bạn để thực hành những kỹ năng mà con đã học được. Ghi lại sự tiến bộ của con em và không quên khen thưởng hành vi của con để thể hiện sự đánh giá của bạn. Hãy hỏi thăm chương trình dạy ở các cơ sở nơi con bạn theo học. Nếu cơ sở không chịu hay không thể cung cấp tài liệu và hướng dẫn cho bạn, bạn nên tìm đến một cơ sở phù hợp với yêu cầu này. Vì giao dục trẻ luôn luôn phải là một sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình.
    5. Hãy sống tốt: cuối cùng nhưng không phải là kết thúc, bạn cũng xứng đáng được nghỉ ngơi! Vì vậy, hãy có những thời gian để thư giãn! Đối phó với trẻ em rối nhiễu thì việc chăm sóc hay giáo dục suốt cả ngày là một nhiệm vụ khó khăn và thực sự là một việc lớn để hiểu được hành vi của con và đối phó với chúng. Vì vậy cha mẹ cũng cần nghỉ ngơi. Giữ vững những hoạt động thể chất bạn thích. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và một trọng lượng bình thường. Nơi ở phù hợp và lành mạnh là điều cần thiết để giữ gìn sức khỏe thể chất và tình cảm của bạn và để có thể chăm sóc cho một đứa trẻ với nhu cầu đặc biệt!

    Có làm cha mẹ nghĩa là niềm vui với nhiều trách nhiệm. Nhưng, cha mẹ  trẻ đặc biệt  dường như mất tất cả nụ cười tươi với những áp lực này. Vì vậy đừng bao giờ nên bi quan về tình trạng của con mình và hãy tự nhủ, mình đã đang và sẽ làm được rất nhiều điều tốt đẹp cho con.

    CvTl Lê Khanh

    Dựa theo tài liệu  (Utas-AUSTRALIA/Health Science)” Autism – Top 10 Parenting Tips”

     

     

  • Tự kỷ có thể chữa khỏi ?

    Tự kỷ có thể chữa khỏi ?

    trethongayTrong một cuộc hội thảo quốc tế về tâm lý học đường, có một báo cáo về lĩnh vực sức khỏe tâm thần với nội dung là khảo sát sự quan tâm của người dân về các loại bệnh trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Kết quả là 3 loại bệnh được sự quan tâm nhất là : Trầm cảm – Tự kỷ và Tâm thần phân liệt. Điều này cho thấy, quan điểm cho rằng Tự kỷ là một loại “bệnh tâm thần” vẫn là điều khá phổ biến dù cho đã biết bao nhiêu thông tin từ các chuyên viên đề nghị không xem tự kỷ là một căn bệnh mà là một hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa ( sách DSM IV –TR năm 2000 ) Còn sách DSM – V ( 2013 ) thì lại xem tự kỷ là những rối loạn – suy kém trong giao tiếp xã hội. Nghiên cứu cho thấy có từ 75-88% trẻ Tự kỷ đã bộc lộ những rối loạn trong 2 năm đầu đời và có 31-55% biểu hiện triệu chứng trong năm đầu tiên ( Young&Brewer 2002). Như vậy có đến gần một nửa trẻ tự kỷ được chẩn đoán phát hiện trong năm đầu tiên của cuộc sống. Trong khi các chứng bệnh về tâm thần như trầm cảm và Tâm thần phân liệt là những bệnh do các yếu tố bên ngoài tác động vào trẻ khi trẻ đã có nhận thức, khiến cho một trẻ bình thường trở nên rối loạn tâm thần và có thể điều trị bằng thuốc cùng các trị liệu tâm lý cho đến khi khỏi bệnh.
    Gần đây, một trong những quảng cáo liên quan đến chứng Tự kỷ ( ASD) và chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), có một đơn vị “tổ chức sự kiện” đã cố thuyết phục người xem là chứng này có thể điều trị được, để mời họ đến với một loạt các cuộc hội thảo giới thiệu những biện pháp “trị liệu” không dùng thuốc của một Gs người Mỹ. Họ xem Tự kỷ hay hiếu động là những “căn bệnh” có thể điều trị từ 4 – 6 tháng là có thể đạt kết quả. Trong khi đứng trên phương diện khoa học thì ai cũng hiểu là Tự kỷ và tăng động giảm chú ý là hai hội chứng hoàn toàn khác nhau, mặc dù có một số biểu hiện giống nhau. Chỉ cần có một chút “suy nghĩ” thì với một liệu pháp thần kỳ như thế, tại sao GS này không đứng ra “điều trị” ngay cho các trẻ em Mỹ, nơi tỷ lệ trẻ tự kỷ cao vào hàng đầu thế giới để được vinh danh, mà phải lặn lội qua đến Việt Nam để cố thuyết phục và hướng dẫn phụ huynh trẻ Tự kỷ với mức chi phí không thể rẻ hơn?
    Ngoài ra còn hàng loạt các cơ sở “ khám chữa bệnh” khác, cũng cố gắng gán ghép việc điều trị bằng phương pháp của mình cho các trẻ “ mắc bệnh” Tự kỷ , giúp các bé có thể “khỏi bệnh” trở về với cuộc sống bình thường” để “ hội nhập với xã hội” .
    Một trong các quốc gia có tỷ lệ trẻ tự kỷ vào hàng cao nhất thế giới là Mỹ , với tỷ lệ 1/68 trẻ ! thì tại sao cả một hệ thống các phòng thí nghiệm, các cơ sở dược phẩm và các nhà Y khoa hàng đầu trong hàng chục năm vừa qua, lại không lao đầu vào việc nghiên cứu để bào chế ra một loại thuốc hay một phương pháp trị liệu hiệu quả ? bởi vì họ hiểu điều đó là vô ích. Do đó họ chỉ tập trung công sức vào việc hình thành các phương pháp can thiệp qua giáo dục để giúp trẻ tự kỷ phát triển khả năng giao tiếp, học tập và lớn lên với chứng tự kỷ của mình ! Thậm chí là sau hàng loạt các phương pháp ra đời , có những phương pháp thống trị hàng chục năm đã giúp cho cả trăm ngàn trẻ tiến bộ, thì cho đến nay người ta vẫn thấy cần phải có một biện pháp phối hợp giữa các phương pháp mới có thể đem lại những hiệu quả tốt hơn. Đến nay, người ta đã đưa ra được 27 liệu pháp được xem là có cơ sở khoa học ! Vậy thì sẽ chọn cái gì để dạy hay là tìm cách dạy trẻ hết các phương pháp trên cho chắc ăn?
    Đồng thời với một hệ thống đào tạo bài bản, cung cấp cho xã hội hàng loạt các chuyên viên trong các chuyên ngành, từ Vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, hành vi tri liệu, âm ngữ trị liệu … cho đến các giáo viên giáo dục đặc biệt được đào tạo bài bản, thì người ta vẫn không thể phủ nhận một vai trò quan trọng trong khuôn khổ một chương trình trị liệu, đó chính là năng lực và sự tác động của phụ huynh trên hành vi của trẻ, hay nói cách khác thì phụ huynh mới chính là chuyên viên và giáo viên tốt nhất cho con mình. Vậy thì đưa con đến giáo viên và nhà trường chuyên biệt hay phụ huynh sẽ đứng ra tự xử ?
    Nếu thế thì một phụ huynh có thể tham gia một số khóa học huấn luyện về một phương pháp hay một kỹ thuật nào đó, có thể qua tận Mỹ để học trực tiếp. Sau đó quay về và mở lớp huấn luyện lại các kỹ thuật mà mình đã học ? Điều này có vẻ hợp lý, vì sau khi học thì họ sẽ về để áp dụng lên chính con mình, đem lại một số kết quả nhất định. Với kết quả đó, họ hoàn toàn có thể dạy lại các phụ huynh khác, chỉ với một điều kiện quan trọng là tình trạng của con họ giống như tình trạng của các trẻ khác ! Nhưng đáng tiếc là trên thực tế thì chưa hề có một trẻ tự kỷ nào có một tình trạng rối loạn giống với một trẻ khác, mặc dù là các biểu hiện đều có vẻ giống nhau . Nó cũng như các dấu vân tay, trông thì có vẻ giống nhau, và chỉ có 4 kiểu vân tay chính , thế nhưng với dân số là trên 7 tỷ người trên trái đất, ở mọi châu lục, hầu như chưa có hai người có các vân tay giống hệt nhau ! Như vậy, áp dụng cùng 1 phương pháp với những kỹ thuật giống nhau để trị liệu cho những tình trạng, mức độ khác nhau, thì hiệu quả chỉ là hên xui, và cái giá để có sự hên xui thì lại không hề rẻ !
    Như vậy nếu chúng ta quyết giữ nhận thức, gọi Tự kỷ là một chứng bệnh , để suy ra là có thể “điều trị” bằng một hay vài phương pháp nào đó, và khi thấy một phụ huynh đã “ chữa được” cho con mình ( không biết chắc có phải tự kỷ hay không ? ) để đem con “trở lại thiên đường” như các trẻ bình thường, thì cho rằng họ có thể dạy lại cho các phụ huynh khác để các phụ huynh này mang những kỹ thuật đó về áp đặt lên con mình , rồi mong mỏi con mình cũng có thể hết bệnh, trở lại với cuộc sống bình thường , có thể đi học hòa nhập với áo trắng quần xanh và chiếc cặp trên tay, liệu có phải là biện pháp tốt nhất ? Hay chỉ khiến cho trẻ phải ngồi trong một lớp học và cô đơn giữa một đám trẻ cùng trang lứa ?
    Một ước mơ đơn giản đẹp đẽ và hợp tình hợp lý ! vì thế mặc cho một số nhà chuyên môn , và cả một số phụ huynh, giáo viên có ý thức vẫn khản cổ kêu gọi đừng gọi tự kỷ là một chứng bệnh, hay khi chẩn đoán dù có thể cẩn thận ghi là “một chứng bệnh không chữa được”! Nhưng vẫn hình thành trong tâm thức của các bậc cha mẹ… Ừ thì bây giờ không chữa được, nhưng đã gọi đó là bệnh thì tất yếu là sẽ phải tìm ra phương thuốc chữa chứ ! Ngay cả như cái căn bệnh thế kỷ là HIV mà còn ngăn chặn được kia mà ? Đúng là bệnh thì trước sau gì cũng có thể chữa được ! Nhưng chữa được bệnh này thì lại lòi ra bệnh khác. Còn hội chứng tự kỷ thì ngày càng có nhiều trẻ “bước vào” mà người “bước ra” thì hầu như là một thiểu số, lắm khi nếu xem lại , đánh giá và chẩn đoán một cách cẩn thận thì đó lại không phải tự kỷ, mà trẻ chỉ có một số triệu chứng giống như tự kỷ ! Vì thế có thể “chữa được”! Còn trẻ Tự kỷ thực sự thì “chưa thấy ra” !.
    Nói tới nói lui, rốt cuộc là bó tay sao ? Không – vấn đề là cách nhìn nhận và các liệu pháp tác động ! Có thể nói, điều chính yếu là phải có sự chẩn đoán xác định, sau đó là cần các yếu tố sau:
    – Một sự tìm hiểu quan sát cẩn thận một cách toàn diện trẻ để tìm ra những đặc điểm thuận lợi và khó khăn của trẻ , từ đó rút ra các biện pháp tác động phù hợp với chính trẻ ấy.
    – Một sự chấp nhận vô điều kiện các khó khăn của con mình, không tìm cách cắt đứt các hành vi rối loạn của trẻ mà hãy tìm hiểu tại sao trẻ lại làm như vậy, để tìm cách nâng đỡ, chuyển hóa cái nguyên nhân gây ra các điều đó, giúp trẻ có sự thoải mái, vui vẻ để không còn phải có những rối loạn vì lo lắng đó nữa. Điều này cần thời gian, sự kiên nhẫn và cảm thông.
    – Một môi trường sống mà trong đó trẻ được làm các điều mình thích, phát triển các kỹ năng cá nhân để hình thành lòng tự tin, nhu cầu tương tác. Chính các hoạt động thường ngày tại gia đình mà ta có thể gọi đó là phương pháp “việc nhà trị liệu” sẽ là nền tảng cho một nhu cầu giao tiếp sẽ từng bước hình thành trong tâm lý trẻ.
    Chúng ta thấy rằng, chưa có thời kỳ nào mà các em học sinh bình thường lại bị “ hành” cả thể xác và tâm trí như trong nền giáo dục hiện nay, và kết quả là cũng không thiếu các trẻ bị trầm cảm, rối loạn hành vi và có những triệu chứng như tự kỷ. Vậy thì tại sao chúng ta lại cố ép trẻ tự kỷ vào một môi trường mà lắm trẻ bình thường đang phải “ vùng vẫy” để thoát ra ? Phải chăng trẻ tự kỷ khi đã được “ trị liệu” sẽ giỏi chịu đựng hơn cả trẻ bình thường ?
    Như vậy một đứa trẻ “ở cõi trên” có thể từng bước “đi vào” không phải là ngôi trường học để học những luật lệ giáo điều, mà là bước vào một không gian sống của các em. Một môi trường mà các em được :
    – Thấu hiểu mọi khó khăn, nâng đỡ mọi năng lực, khuyến khích mọi sở thích.
    – Chấp nhận mọi hành vi, tôn trọng mọi thái độ, hướng dẫn mọi kỹ năng.
    Bao giờ các em được xem là một “ con người tự kỷ” và chúng ta sẽ giúp cho các em không phải nỗ lực leo lên từng bậc thang để vói lên trên bước đường học tập, mà là sự “ bước xuống” để nắm lấy tay của các em để cùng “ đồng hành” với sự tôn trọng các em. Thì chừng đó, chứng tự kỷ sẽ không còn là một nỗi ám ảnh khủng khiếp, không còn là một căn bệnh mà bố mẹ phải bán cả nhà đi để điều trị cho con. Bởi vì đó chỉ là một đứa trẻ “đặc biệt” khác ta !
    Cha mẹ thay vì tốn cả trăm triệu hay cả tỷ đồng để cố gắng “biến đổi” “sửa chữa” “ điều trị” bằng đủ loại phương pháp “ trời ơi đất hỡi” một điều không thể, thì hãy đầu tư một môi trường thoải mái, một không gian sống tích cực cho các em, tại chính ngôi nhà của mình và hãy đưa các em đến sân chơi của các em chứ không phải là của người lớn với những khuôn mẫu và luật lệ bắt đầu với chữ “không được” và “phải làm”. Đó sẽ là nơi các em “cho phép” người lớn có thể chơi với mình qua những thứ mà mình thích ! từ đó sẽ tạo nên một mối tương giao lành mạnh.
    Chính trò chơi một cách tự do sẽ thúc đẩy mọi nhu cầu phát triển của trẻ để từng bước các em sẽ biết “cách chơi”, và sẽ dạy phụ huynh “cách chơi” để mọi người đều hiểu “luật chơi” rôi cùng chơi với nhau. Bởi vì xét cho cùng thì cuộc đời cũng chỉ là một Trò Chơi với những kẻ chơi một cách sòng phẳng hay chơi một cách gian lận! Chúng ta sẽ chơi như thế nào ?
    CVTL LÊ KHANH

  • Cần Hiểu Đúng về Tâm Vận Động

    Cần Hiểu Đúng về Tâm Vận Động

    Trong việc can thiệp cho trẻ đặc biệt, có nhiều phương pháp với những tên gọi, chức năng, mục tiêu, kỹ thuật khác nhau. Khi được đưa vào Việt Nam, hay phiên dịch sang tiếng Việt, do cách hiểu và vận dụng đã có những quan điểm không thống nhất nên dẫn đến những ngộ nhận chủ yếu là về tên gọi và kỹ thuật của các phương pháp này.
    Trong số đó, cụm từ Tâm vận động đã gây ra khá nhiều ngộ nhận từ quan điểm cho đến cách vận dụng. Trước hết, qua từ ngữ chúng ta thấy chữ TÂM là tâm lý, VẬN ĐỘNG là sự chuyển động hay cử động của cơ thể. Như thế, tâm vận động là sự chuyển động của các giác quan, cơ bắp dưới sự điều khiển của não bộ. Tùy vào sự phát triển hay trưởng thành về tâm lý, nhận thức của não bộ mà các vận động này có những mức độ linh hoạt hay vụng về khác nhau.
    Ví dụ : Một em bé hai tuổi thì không thể nào cầm được cây viết để có thể vẽ lên một tờ giấy, nhưng một em bé 5 tuổi thì làm điều này một cách dễ dàng . Nhưng bé 5 tuổi lại không thể vẽ một bức tranh có nhiều chi tiết rõ ràng so với bé 8 tuổi. Để đạt được điều này, em bé 8 tuổi không chỉ cần có sự phát triển về cơ bắp, hay kỹ thuật cầm viết mà còn phải có sự tăng trưởng về mặt tâm lý, nhận thức, sự ổn định trong hành vi và cả sự vui thích khi vẽ một bức tranh .
    Nói cách khác, muốn trẻ phát triển kỹ năng vận động thì bé phải có sự tăng trưởng về tâm lý, nhận thức hay ngược lại, muốn có sự tăng trưởng về tâm lý nhận thức thì có thể giúp trẻ phát triển thông qua vận động. Như vậy, tâm vận động là một phương pháp sử dụng các vận động cơ thể để kích thích sự phát triển về giác quan, nhận thức, và đồng thời điều chỉnh các xung năng khiến trẻ không tự chủ được trong hành vi của mình.

    NHỮNG HIỂU LẦM VỀ TỪ NGỮ
    Nhưng, vấn đề “ phát triển qua vận động” đã khiến cho có những nhận định, hiểu lầm xuất phát từ đây. Trước hết, vận động là một kỹ năng và vì thế có người cho rằng : Tâm vận động có 2 nhánh là vận động thô và vận động tinh và có sự kết hợp với các biện pháp để điều hòa cảm giác.
    Đối với họ, can thiệp tâm vận động có nghĩa là tập cho trẻ biết : Mặc quần áo, chải đầu, cạo râu ( ?!!!) ăn uống, chơi đùa, tập luyện các kỹ năng cần thiết cho lớp học, khả năng tập trung . Như vậy, can thiệp tâm vận động gần như là một hoạt động giáo dục và rèn luyện “ nhiều mặt” cho một đứa trẻ. Trẻ được can thiệp ở nhà để biết mặc quần áo, chải đầu, ăn uống .. trong khi đây là những kỹ năng cá nhân cần phải tập cho cả trẻ bình thường lẫn đặc biệt, còn việc trẻ phải được can thiệp tại lớp để có kỹ năng tập trung, học viết học tô màu cắt kéo nhận biết các con số, con chữ thì đó là các kỹ năng học đường cũng được dạy cho mọi đứa trẻ. Chỉ có khác nhau ở cách dạy, cách tác động chứ không phải khác nhau ở mục đích. Trong khi đó việc cho trẻ vận động (thô và tinh ) qua hoạt động Tâm vận động là để trẻ có thể phát triển nhận thức, khả năng điều chỉnh hành vi hay tạo nên sự vui thích để gia tăng nhu cầu giao tiếp nơi trẻ.
    Không những thế, quan niệm này bao gồm luôn trong việc can thiệp tâm vận động là các trị liệu về cảm giác, và thậm chí là cả việc cải thiện cách ăn uống ( diet ) cũng là can thiệp tâm vận động !
    Trong khi đó, chúng ta biết là trong kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ thì phải áp dụng nhiều phương pháp hay liệu pháp khác nhau, cụ thể là : Điều hòa cảm giác, âm ngữ trị liệu và can thiệp tâm vận động. Ngay trong việc điều hòa cảm giác thì đối với từng em, với những mức độ rối loạn về cảm giác khác nhau, cũng phải có những biện pháp điều hòa cảm giác khác nhau và phải có những kỹ thuât, công cụ chuyên biệt cho các hoạt động này.
    Đối với âm ngữ trị liệu cũng thế, vì âm ngữ trị liệu ( ANTL) là một chuyên ngành có nhiều phương pháp, kỹ thuật đa dạng, áp dụng cho nhiều loại đối tượng có khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp cả người lớn lẫn trẻ em. Đối với trẻ tự kỷ, thì tùy theo từng trường hợp mà người chuyên viên ANTL với sự cộng tác của phụ huynh, có thể tác động lên trẻ bằng những phương pháp như: Nhiều hơn lời nói ( More than Word ) Hệ thống trao đổi hình ảnh ( PECs ) hay trong một chiến lược can thiệp bao gồm nhiều kỹ thuật gọi chung là AAC . Như thế, rõ ràng Tâm vận động phải là một liệu pháp riêng được vận dụng cùng với 2 liệu pháp khác về cảm giác và ngôn ngữ, chứ không thể gọi các kỹ thuật điều hòa cảm giác cũng là tâm vận động. Hay cho rằng “Giúp một em TK tham gia các hoạt động chơi đùa – những hoạt động đòi hỏi khả năng vận động (thô và tinh) cùng khả năng tương tác – cũng chính là những gì một chuyên viên NNTL thực hiện.- điều này sẽ tạo ra suy nghĩ chuyên viên Ngôn ngữ Trị liệu cũng là người có thể can thiệp về Tâm vận động!

    tamvandong 10

    PHÂN BIỆT TÂM VẬN ĐỘNG VÀ KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG
    Đến đây, chúng ta lại có một sự ngộ nhận khác, khi cho rằng Phương pháp tâm vận động là những kỹ năng giúp trẻ phát triển vận động, và những kỹ năng vận động đó đã lớn lên cùng với trẻ, theo từng cột mốc phát triển ngay từ giai đoạn sơ sinh ( quơ tay chân, ngẩng đầu, lật, lẫy, trườn, bò, ngồi, đứng, đi … ) Trong kỹ thuật này cũng chia sự phát triển về mặt vận động của trẻ ra hai nhóm là vận động thô và vận động tinh và các kỹ năng này phối hợp với các giác quan để tạo ra sự hoạt động cho trẻ.
    Như thế, với một trẻ khuyết tật về thể lý ( hay về giác quan ) có khó khăn về các vận động thô và tinh thì tâm vận động được hiểu là các biện pháp tập luyện để giúp trẻ phát triển về mặt vận động điều này hoàn toàn đúng. Nhưng với một trẻ đặc biệt như tự kỷ ( ASD), hiếu động kém chú ý (ADHD), thì trẻ không có các khó khăn về vận động, mà trẻ có sự rối loạn về vận động. Trẻ có thể leo trèo, cầm nắm, ném chụp rất tốt, leo trèo ngon lành nhưng lại không thể kiểm soát được các hành vi đó. Trẻ khó có thể chấp hành các yêu cầu để dừng lại, hay khởi động một hoạt động có chủ đích nào đó. Nghĩa là về vận động thì ổn mà tâm lý hay nhận thức thì bất ổn. Ngược lại, một trẻ khuyết tật, có thể đi đứng khó khăn ném chụp sờ chạm rất kém…thế nhưng bé có thể hiểu các yêu cầu của giáo viên, và chấp nhận sự hướng dẫn hỗ trợ của giáo viên để cho các kỹ năng vận động của mình ngày một tốt hơn, như vậy cái tâm thì ổn nhưng cái thân thì không ổn . Vì thế ta có các biện pháp phục hồi chức năng vận động cho trẻ khuyết tật. Như vậy, không nên gọi là biện pháp giúp trẻ khuyết tật ( mà có thể hiểu là bao gồm cả trẻ đặc biệt ) phát triển vận động một cách khéo léo hơn là tâm vận động, khi nó đã có những danh từ phù hợp hơn, chính xác hơn để gọi, trừ khi ta cố tình ( hoặc do thiếu hiểu biết ) mà gọi khoa vật lý trị liệu cho trẻ khuyết tật là tâm vận động cho trẻ tự kỷ.
    Cũng có người nói, tâm vận động có nhiều trường phái khác nhau, cách thức tác động khác nhau nhưng dù gì đi nữa thì vẫn phải bám sát theo đúng với cái danh xưng được gọi và có một định nghĩa đầy đủ về điều này. Vì thế chúng ta không xem việc dạy trẻ các kỹ năng vận động như : Đánh răng, thổi bong bóng, thổi còi, le lưỡi ra, hôn … là tâm vận động, vì đó là những kỹ thuật vận động miệng lưỡi, nằm trong lĩnh vưc tập nói thuộc ngành âm ngữ trị liệu ! Chúng ta cũng không nên xem các kỹ thuật bắt chước tiếng động để có thể hình thành ngôn ngữ giao tiếp như đập trống, gõ bàn, ra dấu ( thủ ngữ ) vỗ tay là Tâm vận động… Vì đây tuy là những vận động nhưng nó được hướng dẫn hay khuyến khích trẻ để qua đó kích thích khả năng truyền đạt và giao tiếp.( cũng thuộc lĩnh vực ANTL )

    tamvandong 8

    HIỂU ĐÚNG TRIẾT LÝ TÂM VẬN ĐỘNG
    Rõ ràng việc tổ chức các hoạt động can thiệp về âm ngữ trị liệu và can thiệp tâm vận động đều nhằm mục đích gia tăng khả năng phát triển cho trẻ nhưng đó là 2 biện pháp phải áp dụng song hành chứ không thể hiểu đó là một hoạt động chung gọi là trị liệu tâm vận động và do chuyên viên ngôn ngữ thực hiện. Vì thế, chuyên viên ngôn ngữ và chuyên viên tâm vận động là 2 người riêng biệt không nên dẫm chân lên nhau hay trộn lẫn các kỹ thuật can thiệp với nhau.
    Tuy nhiều, yếu tố quan trọng nhất tạo nên giá trị và sự khác biệt của tâm vận động với các kỹ thuật vận động khác là cách thức mà nó tiến hành với đứa trẻ. Với các kỹ thuật vận động trong lúc hướng dẫn trẻ, đòi hỏi người giáo viên sử dụng các biện pháp, kỹ thuật để trực tiếp tác động lên trẻ như cầm tay, bằng lời hướng dẫn, nhắc nhở, khen thưởng ….và các kỹ thuật tác động đó phải được tiến hành có trình tự, được nhắc đi nhắc lại cho đến khi trẻ làm được. Cỏn với Tâm vận động thì người giáo viên hay chuyên viên can thiệp lên trẻ như thế nào ?
    Đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động tâm vận động là thông qua các hoạt động mà trẻ được tự do hành động không chịu một áp lực hay yêu cầu nào , từ đó trẻ dần dần thiết lập được các mối quan hệ tiếp xúc và trao đổi với người khác, khi trẻ bắt đầu sử dụng ngày càng linh hoạt cơ thể của mình. Trẻ sẽ cảm nghiệm, trước khi có khả năng vận dụng một cách có ý thức những khả năng và sinh hoạt khác.
    Chúng ta thấy, với tâm vận động trẻ không tập đánh răng, lau mặt, mặc quần áo hay phải gõ trống, cắt kéo … mà là được tự do hành động không chịu một áp lực hay yêu cầu nào ! Trẻ cử động, vùng vẫy, chạy nhẩy, để có cảm giác là mình đang sống thật sự, và đồng thời cảm nhận trong cơ thể của mình niềm vui thích, hăng say. Nếu không đi qua giai đoạn vận động, không tìm cách thay đổi những tư thế của cơ thể, hay là không thực hiện nhiều tư thế khác nhau, làm sao một đứa có thể cảm nghiệm, hay phát sinh trong con người của mình những cảm xúc sung sướng, vui tươi?
    “Bằng cách dùng các phương tiện vận động, trẻ em bộc lộ ra bên ngoài chính cuộc sống nội tâm của mình cho đến khi ngôn ngữ xuất hiện, để đảm nhận công việc diễn tả những nhu cầu và ý thích có mặt trong nội tâm”.
    Nhờ được vận động tự do, chúng ta đã tạo những điều kiện thuận lợi, để ngôn ngữ, tư duy của trẻ có điều kiện xuất hiện và phát triển một cách dễ dàng. Đồng thời chính đời sống xúc động và tình cảm của các em cũng được giải tỏa, một cách hài hoà, thư thái, cởi mở.
    Bốn thành tố khác nhau của sinh hoạt tâm lý là: trí tuệ, quan hệ tiếp xúc, tình cảm và vận động, có những liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại hai chiều, tạo ảnh hưởng giao thoa và chồng chéo lên nhau. Khi một yếu tố vươn lên và tăng trưởng, tự khắc nó kéo theo ba yếu tố khác cũng đồng thời phát huy và tiến bộ. Đó mới chính là PHÁT TRIỂN TÂM LÝ NHẬN THỨC CỦA TRẺ THÔNG QUA VẬN ĐỘNG một cách tự do và được tôn trọng !
    Đây có thể nói là một quan điểm hoàn toàn không dễ chịu gì với những người giáo viên được huấn luyện bài bản, vì rõ ràng họ được đào tạo là để dạy học, dạy bằng những kỹ thuật khác nhau trực tiếp lên đứa trẻ chứ ai đời đi can thiệp cho trẻ mà cứ để cho trẻ chơi tự do thì đâu có được !
    Đây lại là một quan điểm cũng không được các y bác sĩ hoan nghênh, vì với họ can thiệp là trị liệu, mà đã trị liệu là phải có phác đồ, có quy trình, có sự tác động bằng các kỹ thuật chuyên môn lên đứa trẻ, chứ không phải là nương theo sự dẫn dắt của trẻ, chỉ dựa trên sự hứng thú, vui vẻ và tự nguyện của trẻ qua các trò chơi, để giúp trẻ phát triển những khả năng của giác quan, nhận thức về bản thân, giải tỏa những ức chế, căng thẳng, lo hãi, tái tạo lại mối quan hệ với người khác thông qua các vật dụng , mà người chuyên viên tâm vận động chỉ đóng vai trò trung gian. Nhưng nói như thế, phải chăng người chuyên viên TVĐ hoàn toàn thụ động ? vào trong phòng TVĐ chỉ là để ngó đứa trẻ chơi tự do ? Nếu chỉ có thế thì cần gì phải đào tạo bài bản và phòng tâm vận động hay không gian tâm vận động đâu cần phải có sự tổ chức với những công cụ có chức năng rõ ràng ? Ngược lại, người chuyên viên tâm vận động phải có sự am hiểu về tâm lý phát triển của trẻ, phải hiểu được những hành vi vô thức của trẻ bộc lộ như thế nào phải nắm được mối quan hệ tương tác giữa mẹ – con, phải xây dựng được sự liên kết tâm lý với trẻ, phải biết thúc đẩy, kiểm soát, điều chỉnh các hành vi của trẻ không phải bằng các mệnh lệnh hay sự dụ dỗ mà là sự thân thiện và tôn trọng đứa trẻ. Điều đó hoàn toàn không phải là những kỹ thuật đơn giản mà là những sự trải nghiệm và học tập lâu dài.
    Do hiểu không đúng nên đã có những quan điểm dị biệt, có những thông tin không chính xác và những biện pháp gọi là can thiệp – trị liệu tâm vận động không phù hợp cùng những phòng can thiệp gọi là tâm vận động vừa thừa vừa thiếu các trang thiết bị cần cho hoạt động giáo dục – can thiệp và trị liệu đúng nghĩa tâm vận động.
    CVTL. Lê Khanh

  • Trí Thông minh vượt khó và sự thành công

    Trí Thông minh vượt khó và sự thành công

    Thế nào là Chỉ số thông minh ( IQ )

    Khi nói đến trí thông minh ở trẻ em , chúng ta thường nghĩ đến một em học sinh mặt mày sáng sửa, học đâu nhớ đó, làm toán giỏi, viết văn hay, học bài nhanh thuộc … và dĩ nhiên là em học sinh đó, sau này khi lớn lên sẽ rất thành công trong cuộc sống.

    Để đo lường được trí thông minh, người ta dùng hệ số IQ ( Intelligence Quotient )  – Hệ số này được đáng giá thông qua khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình huống, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ… Trí thông minh có thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực, và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể. Khái niệm này được hình thành từ những năm 1912 và đã “ độc quyền thống trị” trong việc đánh giá phẩm chất dẫn đến sự thành công của con người trong một thời gian dài.

    Tuy nhiên, IQ không phải chỉ là một dạng thức duy nhất để nói về trí thông minh, Nhà Tâm lý hoc kiêm giáo sư thần kinh  Howard Garner tại đại học Harward vào năm 1983 đã đưa ra thuyết Đa Thông Minh, cho thấy con người có đến 8 loại hình thông minh khác nhau. Như vậy, một trẻ được đánh giá là học kém, không thể đứng lên trả bài một cách nhanh chóng… vẫn có thể được xem là một đứa trẻ thông minh, nếu em đó giỏi về vận động hay có khả năng trong các hoạt động ngoài trời.

    Đến năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient – EQ). đây là  năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người trong việc cảm nhận, đánh giá, và quản lý cảm xúc của bản thân, của người khác hay của một nhóm người.

    Sau đó, trong một số nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giải thích được sự thành công vượt trội của 75% số người còn lại. Kết quả nghiên cứu đã loại yếu tố về năng lực chuyên môn. Cuối cùng những người nghiên cứu khẳng định rằng chỉ số EQ mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta. Có câu nói  “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

    vuoncao

    Năng lực cảm xúc trong môi trường làm việc

    Trong khi chỉ số thông minh IQ ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số thông minh cảm xúc EQ có thể được học tập  và cải thiện vào bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời  hay trong bất cứ môi trường nào. Để thành công trong môi trường làm việc, ông Daniel Goleman – người được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về EQ hiện nay đã đề xuất chúng ta phải có những năng lực xúc cảm cá nhân gồm:

    năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực;

    và những năng lực thông minh xúc cảm xã hội gồm:

    năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội..

    EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới.

    EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

    Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.

    Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

    Ngoài ra, ngoài ra người ta còn thấy rằng, không chỉ là IQ hay EQ đã là đủ để đưa con em chúng ta đến sự thành công, mà còn phải có sự tác động của một yếu tố, đó là khả năng hay chỉ số vượt khó AQ

    Hẳn là trong chúng ta, vẫn còn nhiều người nhớ đến em học sinh Trần Bình Gấm cư ngụ tại Sai Gòn, là một em học sinh nghèo vừa học vừa bán khoai, bán vé số, không những chỉ tốt nghiệp cấp 3 một cách xuất sắc, mà còn thi đậu vào cả 3 trường là  trường Đại học Y Dược, Trung tâm đào tạo cán bộ y tế TP.HCM và trường Đại học Khoa học tự nhiên .

    Trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay, tại Thanh Hóa, lại có một học sinh đặc biệt, em Lê Thị Thắm, một thiếu nữ bị khuyết tật cả hai tay đã kiên trì vượt qua tất cả những khó khăn trong việc học, em đã tập dùng viết bằng chân  đê có thể dự thi xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học như hàng trăm thí sinh khác.

    Chúng ta thấy, qua hai trường hợp trên đây, rõ ràng là các chỉ số IQ hay EQ cũng không thể giúp được các em nếu không có một sức mạnh xuất phát từ lòng kiên trì tập luyện, học tập đề vượt qua những gian khổ của khó nghèo hay tình trạng khuyết tật của bản thân .

    Thế nào là Chỉ số vượt khó – AQ?

    Năm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách “Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities” (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội). Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn.

    Tại sao một số người trở nên xuất chúng, rất thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ – khả năng đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất hạnh và nghịch cảnh.

    Trong cuốn sách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kỹ hơn về vấn đề tương tự, ông giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ, để có thể mang lại lợi ích.

    Paul Sloltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lý học đi trước, như Abraham Maslow, tác giả của tháp Maslow nổi tiếng; từ Martin Seligman, tác giả của sách “Học lạc quan”, và Stephen R. Covey, tác giả của “7 thói quen của người thành đạt”.

    Nhiều nhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp phần khẳng định, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thề làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).

     

    Các dạng Thông minh vượt khó :

    Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.

    Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.

    1. Quitter: ( người bỏ cuộc ) Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.
    2. Camper: ( người kiên trì ) Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.
    3. Climber: ( người chinh phục ) Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là loại người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn.

    Theo đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người.

    Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:

    Đối diện khó khăn  – Xoay chuyển cục diện

    Vượt lên nghịch cảnh – Tìm được lối ra.

     

    Làm sao rèn luyện được Ý chí vượt khó :

    Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm “fix”, có nghĩa là phần nhiều thuộc về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp”.

    Như vậy, làm sao để có thể có được khả năng vượt khó, chúng ta hãy áp dụng 6 nguyên tắc sau đây để rèn luyện AQ cho mình

    • Biết khả năng hạn chế của mình khi thật sự thua kém người khác .
    • Biết chấp nhận sự thất bại mà không đổ thừa hay thất vọng
    • Luôn kiên định lập trường trong mọi hoàn cảnh
    • Biết đặt ra mục tiêu và nhắc nhở mình phải cố gắng đạt được
    • Biết hãnh diện về những thành công của mình
    • Không trong chờ vào vận may của số phận

    Đó là những nguyên tắc trong cuộc sống, còn với con em chúng ta, thì chúng ta hãy hướng dẩn các em trong công việc của mình, từ việc học cho đến các hoạt động trong cuộc sống, phải biết chia nhỏ các mục tiêu, chọn những mục tiêu dễ để thực hiện trước một cách kiên trì . Các em cũng cần phải hoạt động, vận động tập luyện thể lực một cách thường xuyên, biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè và biết cách tưởng thưởng, khen ngợi với những thành công dù nhỏ bé của mình.

    Chúng ta cũng nhớ rằng : Sự tự tin , biết định hướng cho mục tiêu, biết thích nghi với môi trường bên ngoài , biết học tập noi gương , có tinh thần trách nhiệm và nhất là có sự kiên nhẫn trong mọi hoạt động sẽ giúp cho các em phát huy được trí tuệ vượt khó một cách hiệu quả nhất .

     

    Làm thế nào để nhận biết các các hệ số thông minh ?

    Đến đây chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của các hệ số thông minh như IQ, EQ, và AQ  và cũng hiểu rằng có thể cải thiện được các hệ số này. Nhưng công cụ gì sẽ giúp cho chúng ta nhận biết một cách khoa hoc và chính xác nhất về các hệ số này.

    Đó là việc áp dụng Sinh trắc Dấu vân tay – để có thể phân tích mối liên hệ giữa dấn vân tay vào não bộ, từ đó có thể phát hiện ra những tố chất và tính cách bẩm sinh của con người. Một bản báo cáo phân tích về dấu vấn tay của con em, sẽ là một bức tranh đầy dủ các chi tiết về các chỉ số IQ, EQ, AQ, CQ .. và 8 loại hình thông minh mà các em sở hữu.

    Là cha mẹ, hẳn chúng ta đã từng băng khoăn về những vấn đề như :

    Tại sao có trẻ hấp thụ kiến thức nhanh và dễ dàng, lại có trẻ lại khó khăn và chậm chạp. Có những trẻ thích thú với việc học,  có trẻ lại lười biếng và cảm thấy bị ức chế ?  Có trẻ không cần phải học thêm và cũng có những trẻ không thể tiến bộ nếu không có sự nhắc nhở hướng dẫn của gia sư ?

    Cũng có trẻ có thể tập trung tốt, trong khí có trẻ lại quậy phá ? có trẻ rất nghe lời và có những trẻ luôn chống đối ? tại sao có trẻ luôn vui vẻ và cũng có trẻ luôn cáu gắt ?

    Chúng tay hãy :

    KHÁM PHÁ NGAY CHÌA KHÓA VÀNG ĐỂ MỞ CÁNH CỬA TỚI CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA CON BẠN TRONG CUỘC SỐNG VÀ SỰ NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY.

    Những Giá trị mà sinh trắc có thể đem lại cho con cái của bạn :

    • Phát hiện tố chất và tính cách bẩm sinh của trẻ.
    • Phân tích các chỉ số IQEQAQCQ mà trẻ sở hữu.
    • Phân tích 8 loại hình thông mình của trẻ trong thời kì vàng.
    • Phân tích chỉ số TFRC – Thể hiện mật độ tế bào thần kinh trên vỏ não – Giá trị tiềm năng của bộ não.
    • Phương pháp tiếp nhận thông tin hiệu quả VAK (Quan sát, nghe, vận động).
    • Phân tích chỉ số ATD – Thể hiện khả năng tiếp thu của trẻ (Mức độ nhanh chậm).
    • Thiên hướng nghề nghiệp phù hợp của trẻ.
    • Hiểu trẻ để nuôi và dạy trẻ được tốt.
    • Cấu trúc thùy não của trẻ (Thùy trước trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy trán, thùy thái dương).
    • Các phương thức phát triển não bộ cho trẻ.
    • Chỉ ra phương pháp học tập và rèn luyện phù hợp cho từng trẻ.
    • Phương pháp kích thích các chỉ số thông minh cho trẻ.

    Không những thế , các em còn được tiến hành các trắc nghiệm ( Test ) Tâm lý để được phát hiện một cách đầy đủ các khả năng về trí tuệ – về nhậ thức – vận động – ngôn ngữ – giao tiếp qua đó sẽ đươc hướng dẫn những biện pháp tốt nhất dể giúp các em phát triển một cách tối đa tất cả các tiềm năng có sẵn trong con người của mình.

    CVTL. Lê Khanh

     

  • Giáo dục Tâm vận Động hay Tăng vận động

    Giáo dục Tâm vận Động hay Tăng vận động

    Hiện nay , trong chương trình can thiệp cho trẻ đặc biệt ( Trẻ tự kỷ , tăng động kém tập trung , chậm phát triển … ) hầu như các trường chuyên biệt nào cũng có cái mục : giáo dục tâm vận động, hay can thiệp – trị liệu tâm vận động.

    Vậy chứ cái “tâm vận động” là cái ..éo.gì ?
    motriciteTâm vận động – theo định nghĩa ” chính thống” l: Là một phương pháp giáo dục – can thiệp – trị liệu thuộc lĩnh vực tâm lý và giáo dục, nhằm giúp trẻ phát triển một cách đồng bộ trong các hoạt động thường ngày. Tâm vận động là một phương pháp tác động qua các vận động giúp trẻ biểu lộ cảm xúc đồng thời qua vui chơi tự do giúp trẻ phát triển các yếu tố về cơ thể, tâm lý, giao tiếp xã hội và nhận thức.

    Rất đơn giản, đó là 1 hoạt độngcho trẻ được VUI CHƠI TỰ DO giúp trẻ phát triển các yếu tố về CƠ THỂ – TÂM LÝ – GIAO TIẾP XÃ HỘI và NHẬN THỨC , nghĩa là phát triển gần như là toàn diện rồi còn gì ?

    Thế nhưng, đời không như là mơ – cho đến nay, tâm vận động vẫn được hầu hết các trường và các giáo viên ( được đào tạo chính quy về tâm vận động tại Sai Gon trong 4 năm qua ) hiểu rằng đó là những BIỆN PHÁP GIÁO DỤC bằng các vận động ( thô và tinh ) mà giáo viên PHẢI HƯỚNG DẨN CHO TRẺ thông qua các hoạt động vận động cơ bắp. Thậm chí có cả một tổ chức phi chính phủ, đã phát hành một tài liệu hướng dẫn rât đầy đủ từ các biện pháp tác động cho đến các công cụ trang bi cho 1 phòng tâm vận động.cho trẻ khuyết tật
    Lại còn có cả 1 công ty chuyên thiết kế các dụng cụ tâm vận động bằng simily – có thể trang bị từ A – Z cho một cơ sở giáo dục theo đơn đặt hàng. với giá vài chục triệu ! mà hiện nay có rất nhiều đơn đặt hàng !

    Tuy nhiên, tất cả chỉ là các hình thức, nếu có sai đôi chút cũng không hề gì . Cái vấn đề ở đây là trong 1 trang web của một trung tâm hoành tráng ngoài Hà Nội – nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành đã giới thiệu trên trang nhà của mình các video clip minh họa hoạt động ” tập luyện Tâm vận động” – trong khi chính các clip đó ghi rõ bằng tiếng Anh là ( kids Physiotherapy = vật lý trị liệu cho trẻ em ) và được các chuyên gia của trung tâm dịch là : Bài tập tâm vận động cho trẻ tự kỷ ! Trong khi đó tâm vận động ( Psychomotor therapy ) không hề có BẤT CỨ MỘT BÀI TẬP VẬN ĐỘNG NÀO – vì đơn giản là các em trong giờ hoạt động tâm vận động đều được TỰ DO TRẢI NGHIỆM !

    Thế rồi, lại có 1 trung tâm công lập đã hoạt động rất lâu đời ( trên 20 năm ) về trẻ chậm phát triển, cũng tổ chức 1 phòng TVĐ, cho các giáo viên đi học một vài khóa về TVĐ, sau đó các gv này “tốt nghiệp” các khóa tập huấn và trở thành ” chuyên viên tâm vận động” mang các bài tập về trường mình và gọi là ” Can thiệp sớm cho trẻ đặc biệt bằng TVĐ ” trong khi đó, phương pháp can thiệp sớm không hề có cái gì gọi là tâm vận động ở trong đó !

    Có một vấn đê cần nói rõ là chúng ta nên phân biệt giữa các bài tập vận động trị liệu OT ( Occupational Therapy ) của trẻ tự kỷ với phương pháp Tâm vận động của Aucouturier, cũng dùng để trị liệu tâm lý qua vận động cho trẻ đặc biệt !

    Nếu GV đi học về OT – về nhà tập vật ly trị liệu cho trẻ bằng các bài tập buộc trẻ phải tập theo mình, thì cũng không nói làm gì ! Nhưng đi học TVĐ của Aucouturier mà về TRA TẤN TRẺ , bằng các bài tập buộc trẻ phải tập luyện rồi gọi đó là can thiệp sớm thì phải gọi là ” sư phụ” luôn !, cũng như các chuyên viên Pháp khi tập huấn, đã nhắc nhở là chỉ được thực hiện ở cấp độ thấp nhất là Giáo dục Tâm vận động, thì các ” chuyên viên” này chơi luôn mức độ là can thiệp TVĐ, thậm chí là trị liệu tâm vận động luôn !
    ( mức độ mà chỉ các các chuyên viên được huấn luyện chuyên ngành thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia – ở nước ngoài )
    Giáo dục cho trẻ đặc biệt, đâu chỉ có chuyện phụ huynh đi học rồi về tổ chức huấn luyện “chặt chém” phụ huynh khác ! mà còn có cả những giáo viên đi học sơ sơ, ròi cũng biến thành chuyên viên, dạy tâm vận động cho trẻ , mà không biết một chút gì triết lý và giá trị cốt lõi của phương pháp này – Nhưng với sự tiếp tay của những kẻ có thẩm quyền, các “chuyên viên” này cũng làm cho các trẻ đặc biệt “tăng vận động” đến độ khủng hoảng luôn ! Mà phụ huynh vẫn phải cắn răng vì cũng không biết là họ đang làm gì con mình sau cánh cửa khép kín của các phòng gọi là tâm vận động !
    CV TL Lê Khanh

  • Hãy Thay đổi Quan điểm trong cách Can thiệp trẻ Tự Kỷ.

    Hãy Thay đổi Quan điểm trong cách Can thiệp trẻ Tự Kỷ.

    Trong việc hướng dẫn những kiến thức về giáo dục đặc biệt để can thiệp cho trẻ tự kỷ, ở vai trò người giảng viên,  chúng ta thường gặp 2 quan điểm mà thực tình là khó giải thích và thuyết phục.

    Với phụ huynh, thì đó là suy nghĩ – đây là một “căn bệnh vừa lạ, vừa khó , cần phải tích cực trị liệu – và phải trị liêu bằng những phương pháp khoa học mà chỉ có các chuyên gia và hay các giáo viên có trình độ mới có thể vận dụng được, còn họ thì không thể.
    Thứ hai là họ cứ thích đặt ra cái mốc là chữa gì thì chữa, dạy gì thì dạy, con tôi phải làm sao “có thể đi học lớp Một lúc 6, 7 tuổi là được” trẻ 2, 3 tuổi thì cho ” can thiệp sớm” ” để “sớm hòa nhập với cộng đồng” – trẻ 4, 5 tuổi thì nỗ lực can thiệp ngày đêm để trong vòng 1, 2 năm có thể vào lớp Một , xách cặp vào ngồi chơchi thanhi, hết giờ về cũng được !

    ( trẻ tham gia hội thao )

    Giáo viên các trường chuyên biệt – các lớp hòa nhập cũng tư đặt ra cho mình cái mục tiêu là phải dạy làm sao để trẻ “trở lại bình thường” đi học chung với các em bình thường. Còn học có được hay không thì biết..chết liền !

    Còn về phía Giao viên ( hay những bạn làm trong ngành GDĐB ) thì luôn muốn có những cái ” thang đo chuẩn cho mọi đứa trẻ , và từ cái thang đo chuẩn đó, phải xây dựng được một giáo án chuẩn luôn, có thể đem ra dạy cho mọi trẻ . Ngoài ra, vì cái khó khăn dễ thấy nhất của trẻ là ngôn ngữ, nên đa phần đều muốn biết có 1 phương pháp – một kỹ thuật nào tập nói hiệu quả nhất, để sau vài ba tháng là trẻ có thể nói được ! (còn nói nhại lời hay nói có tư duy thì tính sau )

    Từ đó, phụ huynh thì mong tìm được giáo viên giỏi, phương pháp điều trị hay ( dù đắt mấy cũng được ) để “chữa cho con” mà không dám ( không muốn / không thích ) mình phải trở thành người can thiệp tốt nhất, quan trọng nhất cho con. Còn các bạn GV thường liên hệ với mong đợi là giảng viên sẽ ” chia sẻ” cho họ cách tập nói nhanh nhất cho trẻ, hay tốt hơn là một bộ giáo án mẫu để họ mang về áp dụng cho bất kỳ một học sinh đặc biệt nào của các bạn ấy.

     

    Giải thích ra thì họ cám ơn, nhưng thầm nghĩ chắc ông này ông dấu nghề, hay ông không biết gì nên thôi , không thèm liên lạc nữa, đi tìm các tài liệu, các chuyên gia khác tìm cho ra một bộ công cụ “vạn năng” có thể dạy bất kỳ trẻ nào – cho dù nó nặng hay nhẹ, nó có những khó khăn khác nhau như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ phải tìm ra 1 phương pháp hay nhất để dạy nó , như thế mới là giáo viên có ..trình !

    Trong khi nếu tìm hiểu sơ sơ thì có trên 20 phương pháp ” có kiểm chứng khoa học” là có thể áp dụng cho trẻ – còn những phương pháp ” bá láp” hay “râu ông nọ cắm cằm bà kia” đem cách trị liệu của trẻ bại não mang ra chữa cho trẻ tự kỷ thì khỏi nói nhưng cái thứ này vẫn cứ ung dung tung hoành ngang dọc – mở hết hội thảo này đến khóa học kia – để móc túi các phụ huynh ( có khi cả giáo viên, chuyên viên hay bác sĩ ) theo học để mong tìm ra điều thần kỳ !

    lambep

    ( trẻ đặc biệt đang tập làm việc nhà )

    Nếu như có một phương pháp trị liệu hay giáo dục hiệu quả , thì có lẽ ở những nước có nền y học và tiến bộ vào bậc nhất như Hoa Kỳ , nơi đào tạo ra biết bao chuyên viên cao cấp, các tiến sĩ khoa học hàng đầu thế giới , không chỉ chữa hết cho trẻ Tư kỷ ở Mỹ mà còn có thể qua Việt Nam mở lớp huấn luyện chữa hết cho trẻ em Việt Nam rồi – ( nhưng thực tế như thế nào ? )

    Mà tại sao đã bao năm qua, chúng ta vẫn cứ mãi miết đi tìm ” cánh cửa thần kỳ” ở những nguồn lực từ bên ngoài, từ những phương pháp rấ khoa học nhưng xa lạ ( và độc quyền )vui mà không hề nghĩ nó lai có thể đến từ những tác động do chính chúng ta là phụ huynh các em, bởi vì chúng ta không thể tiêu hóa được một quan điểm : Phụ huynh mới là người có thể đem lại điều tốt nhât cho con mình ! Nhưng để có được điều thần kỳ đó, không phải là những phương pháp bí mật, hay những phương pháp đến từ Mỹ, Úc, Anh, Pháp …mà chúng ta hăng hái bỏ ra hàng chục ngàn dollar để theo học. mà nó lại đến từ những hoạt động đơn giản trong gia đình ( mà chúng ta lại coi thường vì nó ít tốn kém ) , miễn là nó được tiến hành dựa trên chính năng lực, tính cách và sự phát triển của trẻ qua 4 giai đoạn ( giác quan – vận động – ngôn ngữ – giao tiếp ) Điều khó nhất chính lại là điều đơn giản nhất.

    Hãy là một phụ huynh thông minh, biết chăm sóc hướng dẫn con một cách tốt nhất thông qua những hoạt động đơn giản, ít tốn kém nhất. Đó chính là các hoạt động bình thường trong gia đình, mà trẻ đặc biệt phải được hướng dẫn từng bước một mới có thể thực hiện được. Sau khi các em đã thực hiện tốt, hãy kiên trì với những bài tập để điều chỉnh giác quan, vận động để có thể phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.

    CVTL. LÊ KHANH

     

  • Thước đo Thành Đạt

    Thước đo Thành Đạt

    AQ (Adversity Quotient) là chỉ số đo khả năng đối xử/quản lý nghịch cảnh, khó khăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó.

    Bên cạnh những đại lượng quá quen thuộc như IQ (chỉ số thông minh) hay EQ (chỉ số cảm xúc), AQ hiện được coi là một trong những chỉ số định lượng các phẩm chất tạo nên thành công của con người.

    Bạn thuộc dạng thông minh nào?

    IQ đã lỗi thời?

    Bạn tự hào về chỉ số IQ (Intelligence Quotient – chỉ số thông minh) của mình. Nó có thể thể hiện trí thông minh “thô” của bạn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nó chỉ là 1 yếu tố nhỏ tạo nên thành công.

    Manh nha hình thành từ năm 1912, khái niệm IQ đã “thống trị” khá lâu trong quan niệm về thước đo phẩm chất dẫn đến thành công của con người. IQ, theo quan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng tư duy. Tuy nhiên, sau này, nhà tâm lý học Howard Garner đã mở rộng khái niệm IQ, khi chứng minh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác nhau và các yếu tố này đều ảnh hưởng đến thành công của một người.

    Năm 1995, Daniel Goleman đã giới thiệu 1 khái niệm mới: Năng lực xúc cảm (EQ – Emotional Intelligence) như một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công. Sự phát hiện này giải thích tại sao 1 số người không thông minh lý tính (IQ) nhưng có sự nhạy cảm cao lại thành công hơn những người có chỉ số IQ cao.

    Năm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách “Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities” (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội). Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn.

    Trong cuốn sách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kỹ hơn về vấn đề tương tự, ông giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ, để có thể mang lại lợi ích.

    Tác giả khẳng định, AQ giải thích tại sao một số người không hẳn thông minh, hay được giáo dục tốt, đồng thời thiếu hiểu biết xã hội, mà lại thành công trong khi nhiều người khác thất bại.

    Được viết ra trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm thực tế từ nhiều nghiên cứu với hàng ngàn giám đốc điều hành và nhân viên trong hàng trăm lĩnh vực kinh doanh đa dạng, cuốn sách này đã nhanh chóng trở thành handbook (sổ tay) bí quyết thành công ở nhiều tập đoàn, tổ chức.

    1. Chỉ số thông minh (IQ INTELLIGENCE QUOTIENT)

    IQ là chỉ số thông dụng nhất trong các loại chỉ số đánh giá về mặt nhân lực. Kiến thức kỹ thật cơ bản và kỹ thuật sống cơ bản liên quan đến lĩnh vực học tập để các chỉ số thông minh như : toán và khoa học ngày càng được nâng cao.

    1. Chỉ số cảm xúc (EQ EMTIONAL QUOTIENT)

    EQ là chỉ số được công nhận là công cụ quan trọng trong việc dự đoán khả năng thành đạt. Người có EQ tốt là người nhận thức và chế ngự tốt các cảm xúc của mình và của người khác, có lòng cảm thông, luôn luôn biết làm mới cảm xúc, biết phân biệt các cảm xúc tốt và xấu, có khả năng giao tiếp xã hội thuần thục. Từ đó mới có thể thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể và thiết lập được các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau nhằm đạt được hiệu quả như ý muốn

    1. Chỉ số sáng tạo (CQ CREATIVITY QUOTIENT)

    Sáng tạo là học hỏi, suy tư để tìm ra các giải pháp mới tốt hơn, hiệu quả hơn. Tinh thần sáng tạo là một tiền đề mũi nhọn cho cả quá trình đổi mới. CQ phục vụ cho những cải thiện và cách tân liên tục, có thể tạo ra và tăng thêm giá trị cho sản phẩm, cho dịch vụ, cho ngay chính công việc chúng ta đang làm. CQ là một nguồn lực vĩ đại cho lợi thế cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.

    1. Chỉ số vượt khó (AQ ADVERSITY QUOTIENT)

    AQ (Adversity Quotient) là chỉ số đo khả năng đối xử/quản lý nghịch cảnh, khó khăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó.

    Paul Sloltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lý học đi trước, như Abraham Maslow, tác giả của tháp Maslow nổi tiếng; từ Martin Seligman, tác giả của sách “Học lạc quan”, và Stephen R. Covey, tác giả của “7 thói quen của người thành đạt”.

    Nhiều nhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp phần khẳng định, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thể làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ). Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.

    Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.

    Theo 1 cuộc điều tra xã hội học, với hơn 150.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực trên thế giới, có nhiều người thuộc tuýp Quitter (5 -20%), phần lớn thuộc dang Camper (65-90%), và chỉ có rất hiếm người thuộc dạng Climber.

    1. Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.
    2. Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.
    3. Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn.

    Theo đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người.

    Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:

    1. Đối diện khó khăn
    2. Xoay chuyển cục diện
    3. Vượt lên nghịch cảnh
    4. Tìm được lối ra

    AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp”.

    Còn bạn, đã bao giờ bạn tự định lượng chỉ số AQ của mình?

    Bạn có thể làm:

    1. Have tagets and goals – Sống có mục đích và đạt được mục đích
      2. Smile always – Luôn luôn mỉm cười
      3. Share the happiness with others – Hãy chia sẻ hạnh phúc với người khác
      4. Willing to help others – Sẵn sàng giúp đỡ người khác
      5. Keep a childlike heart – Hãy giữ cho tâm hồn luôn trong sáng
      6. Get on well with different kinds of people – Hoà đồng với tất cả mọi người
      7. Keep the sense of humor – Có được sự thông minh & hóm hỉnh
      8. Keep calm when surprrise comes – Giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống
      9. Forgive others – Biết tha thứ cho người khác
      10. Have some really good friends – Nên có một vài người bạn chân tình
      11. Always work in a team – Luôn luôn làm việc với tinh thần đồng đội
      12. Enjoy the family gathering time – Dành thời gian vui vẻ cùng gia đình
      13. Be confident and proud of yourself – Có sự tự tin và kiêu hãnh của bản thân
      14. Respect the weak – Đừng nghĩ mình hèn kém
      15. Indulge yourself sometimes – Hãy đeo đuổi đam mê của mình
      16. Work from time to time – Làm việc quên thời gian
      17. Be brave and courageous – Có niềm tin và sự can đảm
      18. Finaly don’t be a money grubber- Cuối cùng đừng lo lắng về tiền bạc
      ST/2013
  • Xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ đặc biệt

    Xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ đặc biệt

    Một kế hoạch can thiệp là một chương trình dựa trên những nguyên tắc giống nhau, kỹ thuật như nhau nhưng các biện pháp tác động với trẻ, các phương pháp vận dụng cho trẻ sẽ có sự khác biệt tùy theo mỗi trẻ ( tình trạng – năng lực – nhận thức ) và phải được vận dụng một cách  linh hoạt cùng với sự phát triển của trẻ trong quá trình can thiệp.

    (more…)

  • HẠNH PHÚC NHỜ TẬP LUYỆN

    HẠNH PHÚC NHỜ TẬP LUYỆN

    TTCT – Một trong những mong muốn chung của mọi cư dân trên hành tinh này là sống hạnh phúc, không cần giải thích. Nhưng nếu phải kể ra lý do thì sẽ có những nhà khoa học bảo vì hạnh phúc giúp người ta sống khỏe hơn.

    (more…)