Lạm dụng tình dục ở trẻ em
24/05/2016
Giáo dục Tâm vận Động hay Tăng vận động
29/06/2016
Lạm dụng tình dục ở trẻ em
24/05/2016
Giáo dục Tâm vận Động hay Tăng vận động
29/06/2016

Trong việc hướng dẫn những kiến thức về giáo dục đặc biệt để can thiệp cho trẻ tự kỷ, ở vai trò người giảng viên,  chúng ta thường gặp 2 quan điểm mà thực tình là khó giải thích và thuyết phục.

Với phụ huynh, thì đó là suy nghĩ – đây là một “căn bệnh vừa lạ, vừa khó , cần phải tích cực trị liệu – và phải trị liêu bằng những phương pháp khoa học mà chỉ có các chuyên gia và hay các giáo viên có trình độ mới có thể vận dụng được, còn họ thì không thể.
Thứ hai là họ cứ thích đặt ra cái mốc là chữa gì thì chữa, dạy gì thì dạy, con tôi phải làm sao “có thể đi học lớp Một lúc 6, 7 tuổi là được” trẻ 2, 3 tuổi thì cho ” can thiệp sớm” ” để “sớm hòa nhập với cộng đồng” – trẻ 4, 5 tuổi thì nỗ lực can thiệp ngày đêm để trong vòng 1, 2 năm có thể vào lớp Một , xách cặp vào ngồi chơchi thanhi, hết giờ về cũng được !

( trẻ tham gia hội thao )

Giáo viên các trường chuyên biệt – các lớp hòa nhập cũng tư đặt ra cho mình cái mục tiêu là phải dạy làm sao để trẻ “trở lại bình thường” đi học chung với các em bình thường. Còn học có được hay không thì biết..chết liền !

Còn về phía Giao viên ( hay những bạn làm trong ngành GDĐB ) thì luôn muốn có những cái ” thang đo chuẩn cho mọi đứa trẻ , và từ cái thang đo chuẩn đó, phải xây dựng được một giáo án chuẩn luôn, có thể đem ra dạy cho mọi trẻ . Ngoài ra, vì cái khó khăn dễ thấy nhất của trẻ là ngôn ngữ, nên đa phần đều muốn biết có 1 phương pháp – một kỹ thuật nào tập nói hiệu quả nhất, để sau vài ba tháng là trẻ có thể nói được ! (còn nói nhại lời hay nói có tư duy thì tính sau )

Từ đó, phụ huynh thì mong tìm được giáo viên giỏi, phương pháp điều trị hay ( dù đắt mấy cũng được ) để “chữa cho con” mà không dám ( không muốn / không thích ) mình phải trở thành người can thiệp tốt nhất, quan trọng nhất cho con. Còn các bạn GV thường liên hệ với mong đợi là giảng viên sẽ ” chia sẻ” cho họ cách tập nói nhanh nhất cho trẻ, hay tốt hơn là một bộ giáo án mẫu để họ mang về áp dụng cho bất kỳ một học sinh đặc biệt nào của các bạn ấy.

 

Giải thích ra thì họ cám ơn, nhưng thầm nghĩ chắc ông này ông dấu nghề, hay ông không biết gì nên thôi , không thèm liên lạc nữa, đi tìm các tài liệu, các chuyên gia khác tìm cho ra một bộ công cụ “vạn năng” có thể dạy bất kỳ trẻ nào – cho dù nó nặng hay nhẹ, nó có những khó khăn khác nhau như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ phải tìm ra 1 phương pháp hay nhất để dạy nó , như thế mới là giáo viên có ..trình !

Trong khi nếu tìm hiểu sơ sơ thì có trên 20 phương pháp ” có kiểm chứng khoa học” là có thể áp dụng cho trẻ – còn những phương pháp ” bá láp” hay “râu ông nọ cắm cằm bà kia” đem cách trị liệu của trẻ bại não mang ra chữa cho trẻ tự kỷ thì khỏi nói nhưng cái thứ này vẫn cứ ung dung tung hoành ngang dọc – mở hết hội thảo này đến khóa học kia – để móc túi các phụ huynh ( có khi cả giáo viên, chuyên viên hay bác sĩ ) theo học để mong tìm ra điều thần kỳ !

lambep

( trẻ đặc biệt đang tập làm việc nhà )

Nếu như có một phương pháp trị liệu hay giáo dục hiệu quả , thì có lẽ ở những nước có nền y học và tiến bộ vào bậc nhất như Hoa Kỳ , nơi đào tạo ra biết bao chuyên viên cao cấp, các tiến sĩ khoa học hàng đầu thế giới , không chỉ chữa hết cho trẻ Tư kỷ ở Mỹ mà còn có thể qua Việt Nam mở lớp huấn luyện chữa hết cho trẻ em Việt Nam rồi – ( nhưng thực tế như thế nào ? )

Mà tại sao đã bao năm qua, chúng ta vẫn cứ mãi miết đi tìm ” cánh cửa thần kỳ” ở những nguồn lực từ bên ngoài, từ những phương pháp rấ khoa học nhưng xa lạ ( và độc quyền )vui mà không hề nghĩ nó lai có thể đến từ những tác động do chính chúng ta là phụ huynh các em, bởi vì chúng ta không thể tiêu hóa được một quan điểm : Phụ huynh mới là người có thể đem lại điều tốt nhât cho con mình ! Nhưng để có được điều thần kỳ đó, không phải là những phương pháp bí mật, hay những phương pháp đến từ Mỹ, Úc, Anh, Pháp …mà chúng ta hăng hái bỏ ra hàng chục ngàn dollar để theo học. mà nó lại đến từ những hoạt động đơn giản trong gia đình ( mà chúng ta lại coi thường vì nó ít tốn kém ) , miễn là nó được tiến hành dựa trên chính năng lực, tính cách và sự phát triển của trẻ qua 4 giai đoạn ( giác quan – vận động – ngôn ngữ – giao tiếp ) Điều khó nhất chính lại là điều đơn giản nhất.

Hãy là một phụ huynh thông minh, biết chăm sóc hướng dẫn con một cách tốt nhất thông qua những hoạt động đơn giản, ít tốn kém nhất. Đó chính là các hoạt động bình thường trong gia đình, mà trẻ đặc biệt phải được hướng dẫn từng bước một mới có thể thực hiện được. Sau khi các em đã thực hiện tốt, hãy kiên trì với những bài tập để điều chỉnh giác quan, vận động để có thể phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.

CVTL. LÊ KHANH

 

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý