10 loại rau củ tốt cho trẻ em
09/01/2015
Dấu hiệu Trầm Cảm
09/01/2015
10 loại rau củ tốt cho trẻ em
09/01/2015
Dấu hiệu Trầm Cảm
09/01/2015

Bạn muốn não khỏe mạnh? Chắc chắn là muốn. Nhưng cách sống lành mạnh mới khả dĩ khiến não khỏe mạnh. Thân xác cần vận động thì não cũng vậy. Những điều dưới đây được rút ra từ sinh học, tâm lý học, xã hội học, và lão khoa.


1. LIÊN QUAN ĐIỀU MỚI LẠ VÀ PHỨC TẠP

Thu nhận các thông tin mới và các kỹ năng mới trong cuộc sống sẽ giúp não khỏe mạnh, ngay cả khi bạn già. Các hoạt động có giá trị cao nhất đối với sức khỏe của não là mới lạ và phức tạp theo mỗi người. Với người này là dễ nhưng với người khác là khó, vậy điều gì bạn cảm thấy khó thì điều đó có lợi cho sức khỏe não của bạn.

Điều mới lạ và phức tạp sẽ thử thách não, kích thích tìm hiểu, và thúc đẩy mật độ tiếp hợp (synaptic density), làm giảm bệnh viêm thần kinh (neurodegenerative disease). Nhờ thực hành một hoạt động hoặc một kỹ năng nào đó, mật độ tiếp hợp sẽ tăng, điều mới lạ và phức tạp có thể dễ dàng ghi nhớ và thành phản xạ. Do đó, tiếp tục học hỏi sẽ bảo đảm cho não luôn mở rộng và nhạy bén.

Thể dục kích thích não, giúp bạn hiểu cái gì là mới lạ và phức tạp đối với bạn, cái gì là “học vẹt” (by rote) và thụ động. Hãy lấy một tờ giấy, rồi chia thành 2 cột:

– Cột bên trái ghi 5 hoạt động mà bạn thích và thực hiện thường xuyên nhất. Đây là các hoạt động “vẹt” và thụ động. Não của bạn đã “thoải mái” với các hoạt động này, làm cho não không có lợi nhiều.

– Cột bên trái ghi 5 hoạt động mà bạn thấy phức tạp và không tham gia thường xuyên. Đây là các hoạt động mà não chưa hình thành nối kết thần kinh mạnh mẽ, chúng mới lạ và phức tạp. Các hoạt động này có thể giúp phát triển các nối kết thần kinh mới trong não.


2. TẬP THỂ DỤC ĐỀU ĐẶN

Thể dục là hệ quả tích cực của việc ngăn ngừa lão hóa. Thói quen tập thể dục không chỉ giảm nguy cơ mắc chứng viêm thần kinh, mà còn có thể giúp làm chậm quá trình gây các bệnh – như bệnh Alzheimer. Thể dục còn có thể cải thiện khí lực, cảm thấy khỏe mạnh, ngủ ngon, và não khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ lo âu và trầm cảm. Xác định được lý do chúng ta không tập thể dục sẽ giúp chúng ta phá bỏ “rào cản”, dần dần thay đổi cách sống để sống khỏe.


3. THÂN THIỆN VÀ VUI VẺ

Bạn bè cho chúng ta những cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, những điều mới lạ, những thách đố, nhữn cảm xúc, sự tin tưởng, và sự hiểu biết. Tình bạn là giọt mật, có thể cung cấp động thái cần thiết để cải thiện cách sống và trau dồi các kỹ năng sống. Liên quan những điều mới lạ cùng với bạn bè sẽ giúp phát triển lối sống mới, cho chúng ta cơ hội cảm nhận được giá trị của cuộc đời mình, rồi vui sống, vui cười, và thoải mái. Các hội đoàn hoặc các tổ chức là những nơi để bạn phát triển các mối quan hệ lành mạnh với người khác.



4. NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN

Thật quan trọng để chúng ta kiểm soát sức khỏe và hiểu rằng chúng ta có trách nhiệm quản lý cơ thể của mình. Thầy thuốc chỉ là người giúp chúng ta mà thôi. Để sống khỏe và sống vui, hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, và theo hướng dẫn của thầy thuốc. Thân xác khỏe mạnh thì tinh thần cũng thoải mái.


5. THƯ GIÃN VÀ THINH LẶNG

Xã hội ngày nay văn minh, công việc khiến bạn bận rộn, thế nên chúng ta ít có thời gian thư giãn và quan tâm thế giới xung quanh. Nhưng não cần có thời gian để xử lý các thông tin nhiều hơn, mới có thể tận hưởng lợi ích từ kinh nghiệm hằng ngày. Các biến chứng của cuộc sống nhiêu khê ngày nay là căng thẳng kinh niên và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Tự giảm thiểu các nhu cầu là bước quan trọng để giảm mức căng thẳng, và có thể tận hưởng cuộc sống. Giữ thinh lặng và ít nói rất tốt cho não. Càng đòi hỏi càng tự làm khổ mình. Đừng ôm đồm hoặc đa mang, như tục ngữ Việt Nam nói: “Ôm rơm nhặm bụng”.

Lĩnh vực nghiên cứu mới về khoa giải phẫu thần kinh (neurotheology) thúc đẩy nghiên cứu về mối tương quan thần kinh giữa việc cầu nguyện và kinh nghiệm chủ quan (subjective experience). Nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ giữa tâm linh và hệ miễn nhiễm. Khi chúng ta tiếp tục nhiều về tiềm lực của những tư tưởng tích cực có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe, những người bắt đầu thực hành những điều này thường xuyên trong đời sống hằng ngày sẽ có kết quả trong việc thay đổi cách sống.


6. ĐỪNG XA CÁCH XÃ HỘI

Duy trì mục đích sống là điều quan trọng đối với sự trường thọ. Quyết định sống tích cực trong thói quen hằng ngày có lợi cho sức khỏe lâu dài và sống thọ. Thái độ tích cực giữ vai trò quan trọng trong sự thành công, kể cả khả năng hồi phục sức khỏe sau khi bệnh.

Rất cần phát triển đa kỹ năng và các mối quan tâm trong cuộc sống, vì chúng ta có khả năng học biết và liên tục phát triển các tài năng mới qua thời gian. Chúng ta có trách nhiệm nuôi dưỡng các vai trò khác nhau, phát triển ý nghĩa riêng và mục đích sống. Công việc là hoạt động cần thiết giúp chúng ta tìm ra thêm các ý nghĩa trong cuộc sống. Làm cho những niềm đam mê hợp với công việc là điều gây sức mạnh, có thể thúc đẩy các tài năng và tiềm lực theo những cách hiệu quả.


7. KHÔNG HÚT THUỐC, UỐNG RƯỢU HOẶC CHẤT GÂY NGHIỆN

Sử dụng thuốc hút, ma túy, uống rượu hoặc các chất gây nghiện có thể làm giảm các chức năng, làm giảm sự năng động, và làm giảm quá trình nhận thức. Chúng thay đổi cảm xúc, làm tổn thương suy nghĩ bằng cách làm khó tập trung, khó chú ý, khó ghi nhớ, và các khả năng khác cũng bị ảnh hưởng. Hút thuốc là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây 12 chứng ung thư – kể cả ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư dạ dày, và ung thư gan. Đó là chưa nói tới vàng tay, vàng răng, trắng tóc, và hôi miệng!


8. MỤC ĐÍCH TÀI CHÍNH

Kế hoạch an toàn tài chính là cách tốt để kích thích chức năng thực hiện của não. Theo dõi mức thu chi giúp bạn kiểm soát khả năng tài chính. Dù thu nhập thế nào, hãy để dành 5% số thu mỗi tháng – rồi bạn sẽ phải tự cảm ơn chính mình đấy!


9. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Hấp thu nhiều thực phẩm giàu calo là vấn đề chính của xã hội hiện đại. Việc hiểu lý do chúng ta ăn gì là một trong các cách ảnh hưởng nhiều nhất đối với sức khỏe và sự trường thọ. Các thực phẩm tốt cho não gồm chất béo Omega-3 có trong cá, đậu phộng (lạc) và các loại hạt. Các thực phẩm chứa Vitamin E và Vitamin C có nhiều hiệu quả chống ôxy-hóa. Folate cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về thần kinh và chứng rối loạn phát triển.


10. DUY TRÌ CÁC MỐI QUAN HỆ

Khả năng giao tiếp của chúng ta và giao tiếp với người khác là điều quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ thân thiết và lành mạnh. Sống xa cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của xã hội trong việc làm giảm nguy cơ chứng rối loạn thần kinh. Khả năng phát triển các mối quan hệ là cách làm tăng sức khỏe, làm giảm stress, giúp nhận thức những điều mới, và giúp biểu lộ cảm xúc.

CHÚ Ý: Nên nhớ rằng não không hoạt động riêng lẻ, mà luôn liên đới với cơ thể. Cơ thể hoạt động như một dàn nhạc, sản sinh cách cư xử hài hòa. Tim là phần quan trọng quan hệ với não, gần 25% lượng ôxy và máu từ mỗi nhịp tim đối với não. Hãy ghi nhớ để sống hạnh phúc!


Tiến sĩ PAUL NUSSBAUM

TRẦM THIÊN THU  (Chuyển ngữ từ Reader’s Digest)

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý