Danh mục: Kiến thức Sức Khỏe

  • SỨC KHỎE TÂM LÝ HẬU COVID

    SỨC KHỎE TÂM LÝ HẬU COVID

    Có thể thấy rằng sức khỏe tâm lý có một vai trò không kém quan trọng như những liều Vaccine phòng ngừa Covid  – Từ chỗ coi thường cô nàng Covid đỏng đánh, cách ly một cái là xẹp liền như đợt đầu năm 2020. Cho đến khi, bất chấp các kiểu cách ly, bất chấp hàng rào kiên cố, bất chấp ngoáy mũi liên tục … Con số tử vong vẫn tăng vọt, con số FO nhảy lên 3 rồi 4 con số … thì người dân mới hoảng sợ, lo lắng  và bám vào một niềm hy vọng hơi bị thổi phồnglà phải Tiêm chủng . Bởi vì thực sự vaccine chỉ có khả năng giảm nhẹ nguy cơ tử vong nếu tiêm đúng và đủ , nhưng cũng có những người đã tiêm 2 mũi mà vẫn ..lên đường như thường.

    Thế rồi, sau khi hết cách chứ không phải hết dịch – thì chính quyền phải mở cửa , và lập tức hàng chục ngàn người dân thành phố, bất chấp gian khổ, hiểm nguy lên đường về quê tránh dịch ngay và luôn !  Họ đi trốn con Covid sao ? Không đâu, họ đi trốn cái cảm giác bị vây hãm, bị đè nén, bị bỏ rơi và bất lực trước cái đói nghèo, bất lực trước tình trạng lây nhiễm mà không hiểu tại sao ! Họ lên đường từ bỏ nơi họ đã bám víu để kiếm sống bao lâu nay cho dù được hứa hẹn hỗ trợ, được tiêm Vaccine … Nhưng họ vẫn đi, không ngại đường xa, mưa gió, đói khát … từ đi bộ, đạp xe cho đến cả nhà chất chồng lên chiếc xe máy mà có vất ngoài đường chắc cũng ít ai thèm lấy để về quê cho bằng được!

    Tất cả chỉ vì sự khủng hoảng vào niềm tin, vào những lời hứa hẹn, và vì sự mất quân bằng tâm lý dẫn đến sự sợ hãi  ! Cái nỗi sợ bì đè nén, bị làm cho trầm trọng hơn trở thành một nỗi ám ảnh mà chỉ có sự rời bỏ, chạy trốn mới có thể giải thoát cho họ . Thế còn những người chấp nhận ở lại thì sao ? và cả những người sinh sống ở thành phố, không có quê để mà chạy về thì sao ?

    Dĩ nhiên, là đâu phải ai cũng sợ hay stress , đó chính là nhờ nội lực hay cái sức khỏe tâm lý trong mỗi con người.  nhất là khi vẫn có cái ăn, cái mặc, vẫn có 1 ngôi nhà an toàn để ở, và quan trọng nhất là vẫn có việc để làm và biết được những biện pháp nâng cao sức khỏe tâm lý! Chính những điều đó, chứng tỏ được sự hiện hữu của con người , cho họ thấy là họ vẫn còn là người hữu ích cho bản thân và cho những người xung quanh.  Vì thế, việc giãn cách, bị giam lỏng ở nhà , ngoài cái được duy nhất là giúp cho người dân cảm thấy an toàn và giảm bớt tình trạng lây lan trong cộng đồng, thì nó là liều thuốc độc hủy hoại sự tự tin, năng lực và cảm xúc của con người một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.

    Các nhà chuyên môn về Y tế, dịch Tễ học và sức khỏe tâm thần đều thấy rằng, chính khả năng đề kháng của cơ thể mới là loại “ thuốc” phòng chống hiệu quả virus Covid – 19. Còn các loại vaccine thì tất cả nhà sản xuất cũng không ai dám khẳng định là nó hiệu quả trên 90% trong việc chống lây nhiễm, mà phải dựa vào nhiều yếu tố khác – chủ yếu là 5 K . Thực ra, 5 K đúng là có hiệu quả phòng chống thật, nhưng đó là trên lý thuyết thôi. Không có bất cứ một quốc gia nào, một địa phương nào có thể áp dụng một cách hoàn toàn 5 cái chữ K này !  Từ chiếc khẩu trang cho đến khoản cách, không thể nào giữ được an toàn theo đúng lý thuyết đề ra ! Chính vì vậy mới bùng nổ sự lây lan cho dù có xiết hết cỡ việc giãn cách XH.

    Vì thế, khi ý thức được là không thể dựa vào khẩu trang, dựa vào khoảng cách..thì thế giới chấp nhận sống chung với nàng Covid, chỉ tập trung vào việc tiêm ngừa  và điều trị cho người bệnh nặng để giảm tỷ lệ tử vong . Nhưng phải chăng vaccine sẽ bảo vệ chúng ta ? Không, vaccine chỉ hạn chế nguy cơ tử vong và đúng hơn là nó góp phần tích cực vào việc tạo kháng thể và gia tăng NIỀM TIN vào sự an toàn cho bản thân , Hay nói khác đi là nó làm gia tăng sức khỏe tâm lý cho mọi người . Họ Tin là đã chích ngừa thì sẽ không bị lây , nếu có lây cũng không bị nặng, nếu có nặng cũng không bị ..chết. Thực tế chứng minh điều đó, nhưng cũng không thiếu trường hợp không tiêm vaccine vẫn không sao, mà tiêm 2 thậm chí là 3 mũi vẵn lăn đùng ra về với ông bà !

    Có thể nói là Đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại to lớn về xã hội, tình cảm và sức khỏe cộng đồng. Nó làm gián đoạn cuộc sống thường nhật, làm dấy nên nỗi căng thẳng, sợ sệt và hoang mang về những mất mát, cả về sức khỏe và thu nhập, chưa kể đến việc bị giãn cách đã góp phần tích cực làm suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể.  Người ta đã thống kê trên 900 bệnh nhân cho thấy sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính , thì có đến 26% bị trầm cảm, 22% bị rối loạn lo âu và 17% có các triệu chứng strss sau sang chấn . Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì đa phần người mắc Covid – 19 đều ở thể nhẹ.  Các nhà chuyên môn cũng thấy rằng – chính hoạt động giãn cách xã hội, tách con người ra khỏi những sinh hoạt bình thường đã có ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tâm lý của mọi người.

    Chúng ta thấy rõ – sự nguy hiểm của Covid – 19 không nằm ở mức độ lây nhiễm, mà nó nguy hiểm vì sự coi thường giá trị của sự đề kháng của cơ thể và không chú trọng đến giá trị của sức khỏe tâm lý qua những biện pháp phòng chống thiếu khoa học !

    TS.BS Mauricio J. Castaldelli-Maia, là  nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, khoa dịch tễ trường y tế công cộng Mailman, ĐH Columbia phát biểu trên tạp chí y khoa Medscape: “Chúng tôi thấy các triệu chứng trầm cảm, lo âu, stress sau sang chấn có mức độ rất nặng trên lâm sàng ở những người nhiễm bệnh nhẹ”. Ông cho rằng những triệu chứng này một phần là do thời gian dài bị phong tỏa trong không gian chật hẹp điển hình của những thành phố lớn, dù có ở chung với gia đình.  Bác sĩ Vivian Pender, chủ tịch Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association – APA) và là giáo sư tâm thần học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Weill Cornell, thành phố New York trả lời với tạp chí y khoa Medscape rằng việc giãn cách xã hội có thể ảnh hưởng to lớn đến những người sống phụ thuộc nhiều vào các mối liên kết và quan hệ xã hội.

    Hơn bao giờ hết – định nghĩa về con người là một sinh vật xã hội lại có sự xác định rõ rệt đến như thế ! Con người cần không gian sống chưa đủ, mà còn cần đến những mối quan hệ xã hội lành mạnh và nhất là niềm tin vào lòng nhân ái , vào những bàn tay nâng đỡ của cộng đồng xung quanh.  Vậy thì làm sao để đạt được sự quân bằng tâm lý ? Bảo vệ được sức khỏe tâm thần ?

    Có 5 điều cần nhớ : 1/ Làm việc có mục tiêu  2/ Biết giúp đỡ người khác – 3/ Xây dựng mối quan hệ XH lành mạnh – 4/ Có những thú vui, giải trí để giữ nụ cười – 5/ Kiểm soát cảm xúc , không quá vui – buồn và tức giận.   Bí quyết ở đây là TÂM PHẢI TĨNH – THÂN PHẢI ĐỘNG !

    Nó đơn giản thôi, nhưng không phải ai cũng giữ được và cũng đừng nghĩ rằng phải tỏ ra bình thản trước những biến động xã hội chung quanh là tốt – bởi vì đó là sự tránh né những cảm xúc đích thực và che dấu những khó chịu trong lòng.  Hãy chia sẻ và bộc lộ cảm xúc một cách chân thực đúng với suy nghĩ của mình, nhưng đừng để mất niềm vui và sự tin tưởng . Chúng ta có thể không tin tưởng xã hội, nhưng hãy tin vào chính mình và những người thân chung quanh. Đó là sức mạnh của niềm tin, để có thể đạt được sự Cân bằng Tâm lý..

    CVTL LÊ KHANH

     

     

     

     

     

  • TÌNH TRẠNG SA SÚT TRÍ NHỚ

    TÌNH TRẠNG SA SÚT TRÍ NHỚ

    Đừng tưởng ngưởi già mới lẫn. Tình trạng sa sút trí nhớ đến độ “vừa nghe đã quên” của người trẻ từ lâu đã vượt xa mức báo động.
    Ai chưa tin xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số…CMND hay số bằng lái xe ?
    Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ còn nhớ có mỗi ngày… lãnh lương!
    Chuyện gì cũng có lý do.
    Bộ nhớ mau hư thường vì nạn nhân chính là thủ phạm, do thiếu nhiều thứ cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày.
    Đó là:
    * Thiếu ngủ:
    Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya, dường như là “mốt” của nhiều cư dân trong các thành phố. Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg-Holstein.
    Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ, nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo, khiến bộ nhớ quên luôn công việc.
    * Thiếu nước:
    Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy.
    Não vì thế rất cần nước và chất đường sinh năng. Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khiến tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.
    * Thiếu dầu mỡ:
    Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic… là món ăn chính của não bộ. Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho não. Trái lại là khác. Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não. Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.
    * Thiếu dưỡng khí:
    Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vì thiếu máu. Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng “đụng đâu quên đó.
    * Thiếu vận động:
    Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày thì ít quên hơn người không vận động. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm. Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công…, miễn là ngày nào cũng có.
    * Thiếu tập luyện:
    Muốn não “bén nhọn” như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài. Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh…, kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não.
    NHƯNG LẠI :
    * Thừa Stress:
    Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống Stress.
    Biết vậy nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính. Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ… Với bộ não “ngập rác” thì quên là cái chắc, vì đâu còn chỗ nào để nhớ!
    * Thừa chất oxy-hóa:
    Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào, sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm… càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi. Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa , vì do’ là biện pháp chinh’ để bộ nhớ đừng mau “hết đát”.
    Hãy đừng “đem não bỏ chợ” qua lối sống chẳng khác nào có thù sâu với não bộ.
    Nếu đối xử với não bạc bẽo thì đừng trách có lúc”có vay có trả “.
    BS Lương Lễ Hoàng .
  • PHÒNG NGỪA BỆNH NGHỀ NGHIỆP  – KHÓ MÀ DỄ !

    PHÒNG NGỪA BỆNH NGHỀ NGHIỆP  – KHÓ MÀ DỄ !

    Dân gian có câu: “ Sinh nghề – tử nghiệp” khi muốn nói đến những vấn đề liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của những công việc, từ những tai nạn cho đến các bệnh phát sinh trong môi trường làm việc. Từ đó, người ta đưa ra danh mục những nghề nghiệp nguy hiểm, có nguy cơ cao và thậm chí có những nghề mà các công ty bảo hiểm nhân thọ từ chối ký hợp đồng bảo hiểm an sinh.

    Nhưng bên cạnh những nguy cơ rõ ràng hay tai nạn mà chủ yếu là do sự liều lĩnh, bất cẩn, không áp dụng các nguyên tắc an toàn lao động gây ra, còn có những nguy cơ tiềm ẩn, phát sinh từ các hoạt động hàng ngày mà chủ yếu là các tình trạng mệt mỏi, tê bại, buồn ngủ…. Những biểu hiện này thì hầu như nghề gì cũng có thể có,từ những công việc có vẻ nhẹ nhàng như làm việc trong văn phòng cho đến các công việc lao động nặng nhọc.

    Tuy nhiên, khác với các tai nạn có thể ập đến một cách bất ngờ, thì các tình trạng suy yếu về thể trạng như nhức đầu, sổ mũi, mỏi mắt, tê bại tay chân, nhức mỏi cổ gáy … đều là những tình trạng có thể cải thiện, phòng tránh nếu ta biết quan tâm đến chính khả năng của bản thân,có chế độ sinh hoạt dinh dưỡng, vận động thích hợp và am hiểu một số những kỹ thuật, phương pháp tập luyện qua các dụng cụ đơn giản của y học Đông phương.

    Tình trạng tê mỏi chân tay –giãn tĩnh mạch chân

    Có những công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ lâu như làm việc văn phòng, tài xế lái xe đường dài hay phải đứng thường xuyên như giáo viên … nói chung là ít vận động tay chân hay chỉ lập đi lập lại một số động tác sẽ khiến cho việc lưu thông khí huyết bị hạn chế, dẫn đến tình trạng tê mỏi tay chân hay nếu kéo dài trong nhiều năm làm việc thì có thể đưa đến tình trạng viêm giãn tĩnh mạch chân.

    Về nguyên tắc, tĩnh mạch là một hệ thống mạch máu của hệ tuần hoàn. Tĩnh mạch sẽ mang máu thiếu ôxy từ cơ quan và mô về tim. Khi đến phổi nó được tái nạp ôxy ở phổi. Trong khi đó, dòng máu trở về tim có xu hướng bị động (yếu hơn dòng máu từ tim đi) và tùy thuộc mức co bóp của các cơ ở tay và chân.

    Buổi sáng, một hay cả hai chân bạn cảm thấy bình thường. Tuy nhiên, vào giấc nghỉ trưa hoặc cuối ngày, bạn có cảm giác chân tê tê như kiến bò, kiến cắn, nặng chân, có trường hợp bị tê buốt, đau nhức nếu vẫn tiếp tục đứng, giảm đau hơn nếu nằm nghỉ và gác chân lên cao. Trường hợp suy tĩnh mạch nông thì trên hai bắp chân có nhiều “gân xanh” nổi lên. Đó là những tĩnh mạch nông ở chi dưới bị giãn, phồng lên chằng chịt thành những búi màu xanh nổi cộm dưới da.

    Nếu chúng ta để cho đến khi đã có những triệu chứng đau nhức rõ ràng thì việc điều trị không đơn giản, phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau từ xoa bóp, ấn huyệt đến uống thuốc. Nhưng nếu chúng ta biết quan tâm đến đôi tay, đôi chân của mình, không muốn chúng phải “đình công” sau một thời gian dài làm việc, thì chỉ cần một số biện pháp thật đơn giản và nhẹ nhàng, chúng ta có thể giúp cho chúng không rơi vào tình trạng tê bại, sưng phồng.

    Các biện pháp tập luyện đơn giản :

    Đi bộ :

    Mỗi ngày nên đi bộ ( buổi sáng hoặc buổi tối ) khoảng 30 phút – vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng, bạn nên kết hợp với việc hít – thở ( Hít bằng mũi – giữ hơi thở – thở ra bằng miệng thật nhẹ nhàng ) . Khi đi cần giữ đầu thẳng, mắt hướng về phía trước, không cúi xuống.

    Thả lỏng vai, cánh tay gấp ở chỗ khuỷu làm thành một góc vuông, vung về phía trước và sau theo nhịp chân (không vận động tay sang hai bên). Hông và eo thẳng với chân, không chúi về phía trước hay ngả về phía sau. Nên bước những bước có độ dài vừa phải thích hợp, không bước quá dài gây áp lực cho phần đùi và đầu gối dẫn đến tình trạng đau, bàn chân tiếp đất trước ở phần gót. Đôi giày đi bộ rất quan trọng, phải vừa chân (không rộng, không chật – cho dù chỉ một chút), chất liệu nhẹ, đế bằng. Như vậy, bàn chân không chịu áp lực từ đôi giày và những bước chân mới có thể nhẹ nhàng, thoải mái.

    Đứng lên – Ngồi xuống:

    Buổi sáng ( hoặc buổi tối trước khi ngủ ) nếu không đủ thời gian hay không muốn tập các bài thể dục với nhiều động tác, bạn chỉ cần đứng thẳng, hai tay chống hông hay duổi thẳng ra phía trước,rồi ngồi xuống ( hít vào ) từ từ đứng lên ( thở ra nhẹ nhàng ) đứng yên rồi lại từ từ ngôi xuống. Bạn lập lại từ 5 – 10 động tác này là đủ.

    Xoa bóp bắp chân và bàn chân:

    Buổi tối trước khi đi ngủ ( hoặc sau khi đi bộ về ) bạn dùng một vài dụng cụ xoa bóp Đông Phương như Cây lăn 4 banh bằng gỗ hay cây lăn đồng để lăn trên bắp đùi, bắp chân ( hai dụng cụ này có tác động hiệu quả như nhau – cũng dùng để lăn trên lưng ). Đây là hai dụng cụ có nhiều công dụng trong các phương pháp phòng và trị bệnh Đông Phương, bạn nên có sẵn trong gia đình để sử dụng thường xuyên trong việc bảo vê sức khoẻ cho mình và cho những người thân trong gia đình.

    Sau khi lăn bằng dụng cụ, bạn có thể xoa bóp hai bàn chân ( tự xoa bóp hay có người giúp ) hay ngâm chân vào nước ấm để dễ ngủ.

    Bạn lưu ý, sau khi đi đâu về, khi chân còn nóng bạn không nên dùng nước lạnh để rửa chân, nếu không có nước ấm thì nên để chân nghỉ ngơi, hạ nhiệt đã rồi hãy rửa chân. Bạn có thể dùng một biện pháp vừa là tập luyện vừa kiểm tra sức khoẻ đôi chân của mình bằng cách đứng thằng, đưa hai tay ra để giữ thăng bằng, sau đó co một chân và đứng trên một chân ( chân nào cũng được) trong vòng 30-45 giây . Nếu bạn trên 45 tuổi mà có thể đứng yên trên một chân trong vòng 30 giây thì điều đó cho thấy bạn có một sức khoẻ bình thường ! Nếu có khó khăn trong việc đứn một chân thì đó là một dấu hiệu để bạn xem xét lại sức khoẻ của mình.

    Lê Khanh  (Sưu tầm )

     

     

     

  • Tế bào ung thư cực “ghét” 6 nhóm người này

    Tế bào ung thư cực “ghét” 6 nhóm người này

    Ai trong chúng ta đều ghét bệnh ung thư xong ngay cả ung thư cũng có những kiểu người mà nó rất ghét. Nếu bạn nằm trong số 6 kiểu người dưới đây thì có thể phần nào yên tâm mình sẽ không bị ung thư tấn công.

    Lý do dẫn đến tình trạng ung thư  được trang QQ giải thích rằng hầu hết người ung thư đều phát hiện ra bệnh ở giai đoạn di căn. Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư có mối liên hệ trực tiếp với thói quen sống, nhiều người không thiết lập một lối sống lành mạnh nên đã mắc ung thư từ lúc nào không hay.

    1. Người luôn vui vẻ

    Một tâm trạng tồi tệ không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn có ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan trong cơ thể.

    Theo bác sĩLưu Vân Phương, trưởng khoa Ung Bướu, Bệnh viện số 1 của Đại học Y Trung Quốc những người duy trì tâm trạng tốt sẽ chống lại được bệnh ung thư, bác sĩ khẳng định đây là một phương pháp chống ung thư mà không hề tốn một xu.

    Nguyên nhân là khi chúng ta liên tục không thể kiểm soát cảm xúc, luôn mất bình tĩnh và chán nản sẽ dễ dàng gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể và làm suy giảm hệ thống miễn dịch, lúc này các tế bào ung thư sẽ dễ dàng tấn công bạn.

    1. Người thường xuyên tập thể dục

    Tập thể dục có thể thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, cải thiện quá trình trao đổi chất nhanh hơn, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của chúng ta.

    Bác sĩ Dương Phong Lam, cựu trưởng Khoa phòng chống ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho rằng nguy cơ ung thư có thể giảm một cách hiệu quả bằng cách tuân thủ tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là chăm chỉ đi bộ.

    1. Người có tiền sử gia đình không bị bệnh ung thư

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, giữa ung thư, gen và các đột biến liên quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tế bào ung thư di truyền được lưu lại trong cơ thể thế hệ sau dưới dạng tế bào mầm. Theo thời gian và những ảnh hưởng từ thói quen, lối sống, môi trường, các tế bào này phát sinh đột biến, kết quả là thế hệ sau mắc bệnh di truyền từ cha mẹ.

    Trong số 12 loại ung thư, nguy cơ di truyền cao nhất là ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng , tiếp theo đó là ung thư dạ dày, và ung thư vú. 4 loại ung thư có đột biến di truyền là ung thư tuyến tiền liệt, đầu và cổ, thần kinh đệm và phổi.

    Nếu bạn có một người thân gần gũi (bố mẹ, anh chị em) bị loại ung thư này thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng cao. Ngược lại, nếu gia đình bạn không có tiền sử ung thư thì khả năng bạn bị bệnh  sẽ tương đối thấp, bạn có thể yên tâm phần nào.

    1. Người có thói quen khám sức khỏe định kỳ

    Bác sĩ Chương Khải, phó khoa phòng chống ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho biết có rất nhiều người nghĩ mình có sức khỏe tốt, không có vấn đề gì nên từ chối kiểm tra y tế. Họ luôn nghĩ rằng kiểm tra y tế là một sự lãng phí tiền bạc. Xong thực sự điều này rất quan trọng, nó giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh kịp thời, trong đó bao gồm cả bệnh ung thư.

    1. Người không hút thuốc lá, uống rượu

    Hút thuốc lá dù chủ động hay bị động đều có khả năng gây ra bệnh ung thư. Theo thời gian, thói quen này không chỉ gây tổn thương phổi mà còn gây hại cho khí quản và khoang miệng.

    Bác sĩ Dương Phong Lam, cựu trưởng Khoa phòng chống ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho rằng thuốc lá và rượu là 2 tác nhân chính gây bệnh ung thư.

    Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao hơn rất nhiều lần, nó không chỉ gây ung thư phổi mà còn khiến con người phải đối mặt với bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú… Tránh được nguy cơ này là bạn đã giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị ung thư rồi.

    1. Người ăn uống khoa học

    “Bệnh từ miệng mà ra” – câu nói này hoàn toàn đúng với căn bệnh ung thư bởi chế độ ăn uống có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của chính bạn. Nếu bạn thường thích ăn một số thực phẩm có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như: Chiên, nướng và các loại khác, thì cơ thể sẽ tích tụ nhiều chất béo và có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn.

    Ngược lại, một người có thói quen ăn uống lành mạnh thì độc tố tích tụ trong cơ thể sẽ ít hơn và nguy cơ ung thư không còn quá cao.

    Theo QQ, KKnews

     

     

  • Tình trạng mất trí nhớ

    Tình trạng mất trí nhớ

    Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ. Ngoài ra cần phân biêt sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer không phải là một thứ bệnh.  Trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ.

    (more…)

  • Những cách chữa mẹo thật đơn giản

    Những cách chữa mẹo thật đơn giản

    Trong cuộc sống thỉnh thoảng ta gặp một số vấn đề khó khăn nhưng việc giải quyết lại thật đơn giản ! Đôi khi một chiếc bút chì, một trái bóng tennis…cũng trở thành công cụ chữa bệnh vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả.

    (more…)

  • Giúp bé phát triển trong 2 tháng đầu

    Giúp bé phát triển trong 2 tháng đầu

    Trong hai tháng đầu đời, bé hầu như thụ động trong mối quan hệ với mẹ. Vì vậy các bà mẹ cần biết cách để tác động, giúp bé phát triển hài hòa.

    (more…)

  • Giúp trí não khỏe mạnh

    Giúp trí não khỏe mạnh

    Bạn muốn não khỏe mạnh? Chắc chắn là muốn. Nhưng cách sống lành mạnh mới khả dĩ khiến não khỏe mạnh. Thân xác cần vận động thì não cũng vậy. Những điều dưới đây được rút ra từ sinh học, tâm lý học, xã hội học, và lão khoa.

    (more…)

  • Những bí mật về Chocolate

    Những bí mật về Chocolate

    Sô-cô-la được xem là “vitamin cuộc sống”, nó quyến rũ hàng tỷ người trên khắp thế giới bởi sự ngọt ngào khó cưỡng…Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy e dè vì những “lời đồn” rằng sô-cô-la ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như gây béo phì, gây mụn, sâu răng …

    (more…)