Em bé vẫn an toàn khi mẹ hóa trị lúc mang thai
13/02/2012
Lệch lạc giới tính ở thanh thiếu niên
14/02/2012
Em bé vẫn an toàn khi mẹ hóa trị lúc mang thai
13/02/2012
Lệch lạc giới tính ở thanh thiếu niên
14/02/2012

Con người là một sinh vật biết suy nghĩ, sự suy nghĩ dựa trên nền tảng của tư duy và chúng ta có 2 loại tư duy chính là tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng


THẾ NÀO LÀ TƯ DUY LOGIC?

Tư duy cụ thể là phải có một vật ( người/con vật/ đồ dùng…) trước mắt ta mới hình dung hay nhận biết – ví dụ : thấy hình 1 người ta nhận ra đó là ai – Thấy hình một con thú, ta nhớ lại tên của con thú ấy … Đây là loại tư duy mà trẻ em phát triển đầu tiên ( từ 0 -3 tuổi )

Tư duy trừu tượng là những suy nghĩ mà chỉ cần một gợi ý, một cái tên thì ta sẽ biết đó là cái gì – ví dụ: Nói đến sự chăm sóc – ta nghĩ đến người mẹ – nói đến sự hung dữ ta nghĩ đến con cọp ( hay 1 con ác thú nào đó ) nhìn vào con số 1 ta nghĩ đến một vật gì đó ( một trái táo … ) Đây là tư duy được hình thành sau 3 tuổi ( hoặc sớm hơn một chút tùy theo sự giáo dục và năng lực nhận thức của trẻ)

Ngoài ra còn có các tư duy khác ( nằm trong 2 loại này ) đó là :

Tư duy logic ( hay tư duy liên tưởng – tư duy nhân /quả ) từ điều A nghĩ đến điều B , từ điều B lại nghĩ đến điều C ( nhìn cái ly ta có thể nghĩ đến cái muỗng – nhìn cái chén ta nghĩ đến đôi đũa ..) thông thường thì trẻ phải có được tư duy trừu tượng thì mới có thể phát triển được tư duy logic

Tư duy sáng tạo : Đây là loại tư duy mang tính bẩm sinh, nhưng nếu không có điều kiện thuận lợi thì sẽ dần dần bị lãng quên. Tư duy này được phát triển bởi sự hòa trộn các hình ảnh, các nhận thức trong đầu để nghĩ ra 1 điều mới lạ mà từ trước đến nay chưa có . Các nhà phát minh, các nghệ sĩ v.v. là những người có được những yếu tố thuận lợi để phát triển loại tư duy này.

Hai loại tư duy này là sự phối hợp giữa tư duy cụ thể với tư duy trừu tượng – vừa mang tính hỗ trợ cho nhau, vừa mang tính đối kháng nhau. Nhưng nếu không khéo thì có thể tạo sự hạn chế lẫn nhau: Quá thiên về logic sẽ mất đi tính sáng tạo ( vì luôn nghĩ là có cái A rồi mới có cái B hoặc A là A, A không thể là B ) vì vậy, nếu quá chú trọng tập cho trẻ cách suy nghĩ logic sớm – thì trẻ sẽ có khả năng lý luận tốt nhưng lại làm giảm bớt khả năng sáng tạo ( vì sáng tạo là nghĩ ra những điều có khi rất phi logic )

 

HÌNH THÀNH TƯ DUY LOGIC CHO TRẺ

Trẻ bình thường thì việc hình thành tư duy logic cũng là điều tất yếu, nó sẽ được nhận biết qua kinh nghiệm và những bài học ở trường. Nhưng với những trẻ có khó khăn về tâm lý nhận thức thì hầu như không có khả năng trải nghiệm để hình thành tư duy logic cho bản thân. Vì vậy, phụ huynh cần sử dụng những công cụ cần thiết, giúp bé phát triển khả năng tư duy logi qua các khía cạnh sau:

  • Trẻ cần hiểu được nguyên nhân và hậu quả của một vấn đề. Đây chính là một nhân tố quan trọng để dẫn đến khả năng nhận thức và phát triển của trẻ. Vì vậy, thông qua các hoạt động thường ngày, chúng ta nên hướng dẫn và đặt câu hỏi để trẻ có thể trả lời : Khi cho trẻ ăn ( trái cây, bánh kẹo, thức ăn ) ta có thẻ hỏi : Con ăn có ngon không ? Khi trẻ trả lời : Ngon, thì ta sẽ hỏi : Tại sao ( bánh, kẹo, trái cây , thức ăn …) lại ngon ? nếu trẻ chưa hiểu hay không trả lời được, ta sẽ đưa ra những gợi ý như : Con thấy nó có ngọt không? Có dẻo không?có thơm không ? … Có phải vì vậy mà nó ngon không ?

Chúng ta cũng có thể dạy trẻ qua một số hoạt động như : Khi tắm hay tưới cây, ta dội nước vào người trẻ ( hay tưới cây ) và hỏi : Sao người của con ướt vậy? trẻ đáp :tại dội nước, ta sẽ nói: Đúng, nước làm cho con ướt – Nếu trẻ không biết, thì ta sẽ giải thích đơn giản : Tại nước sẽ làm cho con ướt.

  • Trẻ sẽ tự giải quyết một số vấn đề. Người giải quyết vấn đề tốt là người hiểu rõ vấn đề và đưa ra một danh sách những giải pháp thích hợp. Các bé có thể học được điều này từ cha mẹ. Khi trẻ chơi, và làm bể, gãy…đồ chơi, chúng ta hãy cứ để cho trẻ tìm cách giải quyết và trong một số hoạt động khác trong nhà cũng vậy. Chỉ can thiệp nếu ta thấy điều đó có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ.
  • Trẻ sẽ cần được biết “số đông” là như thế nào và “số ít” ra sao. Hãy tập cho trẻ phân biệt “nhiều” và “ít” trong các hoạt động tại gia đình.
  • Trẻ sẽ có khả năng đánh giá được người nói qua quan sát người đó. Ví dụ, bé tin nha sĩ khuyên bé nên chăm sóc răng miệng cho đúng cách vì ông ta chữa răng rất giỏi, nhưng nếu ông ta chỉ cho bé học môn văn thì chưa hẳn bé đã chịu nghe.

 

GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC

Khi tư duy chưa phát triển, thì trẻ em sống gần như là bằng cảm xúc – mọi sự biểu lộ và cảm nhận đều thông qua các giác quan ( mà giác quan đầu tiên tạo ra cảm xúc đó là xúc giác – sự ôm ấp, vuốt ve, bú mớm … sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thỏa mãn, hài lòng ) và nếu thiếu điều này thì trẻ sẽ chậm phát triển về cảm xúc từ đó dẫn tới những hạn chế về mặt giao tiếp ( mà chậm nói là 1 biểu hiện rõ ràng nhất ).

Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách giúp trẻ phát triển khả năng cảm xúc bằng những tác động cụ thể ( từ việc ôm ấp, vuốt ve, cầm nắm cho đến những lời nói, ánh mắt thái độ vui vẻ, yêu thương … ) Khi trẻ đã được phát triển cảm xúc (hay còn gọi là trí thông minh cảm xúc ) thì trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận các tác động để phát triển khả năng tư duy trừu tượng và logic (hoặc tư duy sáng tạo ) , còn nếu chúng ta chỉ quan tâm đến việc phát triển tư duy logic cho trẻ, khi mà khả năng cảm nhận và biểu hiện cảm xúc của trẻ chưa được ổn định ( vì chúng ta cho rằng đó là điều không cần tác động mà trẻ sẽ tự cảm nhận ) thì trẻ có thể vẫn trở nên thông minh, học giỏi , biết nhiều nhưng sẽ trở nên thiếu sức sống, thiếu sự vui vẻ, thân thiện, thiếu kỹ năng hòa nhập, ứng xử và thích nghi.


CV.TL LÊ KHANH


Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý