Danh mục: Giáo Dục

  • Hoạt Động Can Thiệp Trẻ Đặc Biệt tại Gia Đình

    Hoạt Động Can Thiệp Trẻ Đặc Biệt tại Gia Đình

    Nhiều phụ huynh khi biết con mình có tình trạng Tự kỷ thì dường như bị một cú sét ngang tai vì họ không biết đâu là cách giải quyết .

    Với thì giờ hạn hẹp và với những “kiến thức – kỹ năng” hạn chế, họ không biết phải làm gì và điều duy nhất là phải tìm ra một phương pháp nào đó, hay đưa con đến một cơ sở can thiệp có uy tín (Thường được quảng cáo đầy trên FB ). Đó sẽ là lời giải đáp cho vấn đề của họ, vì thế họ không tiếc công, tiếc của để tìm kiếm những phương pháp can thiệp từ ít tiền đến cực kỳ tốn kém, thậm chí có thể cho con ra “điều trị” ở nước ngoài vì họ tin rằng với trình độ khoa học và giá trị “ đắt xắt ra miếng” thì con họ sẽ được “ chữa trị” một cách hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất có thể ! Hay sẽ tìm đến một trung tâm ” có uy tín” và ” hoành tráng” , để gửi con ” học” từ sáng đến chiều mới yên tâm.

    Họ không nghĩ rằng, điều mà đứa trẻ cần nhất chính là sự phát triển khả năng giao tiếp chứ không phải chỉ là việc biết nói để sau đó là cho đi học hòa nhập …. Mà điều khởi đầu cho hành trình hòa nhập lại là sự giao tiếp với bố mẹ, để từ đó, qua mối quan hệ này, giống như một chiếc cầu nối trẻ với thế giới bên ngoài, đứa trẻ dần dần mới có thể “ mở cửa” phá bỏ tình trạng “bế quan, tỏa cảng” về mặt tâm lý của mình để từng bước hòa nhập với tâm thế của một VIP !.

    Nói cách khác, mục tiêu của các hoạt động can thiệp tại gia đình không phải là cố gắng vận dụng phương pháp này, kỹ thuật kia….hay đơn giản hơn là nhờ một GV về dạy ! Mà là các biện pháp giúp cho sự phát triển năng lực trong các hoạt động hàng ngày và xây dựng được mối tương tác với bố mẹ như một người bạn, một thành viên của gia đình hay một đứa con đúng nghĩa chứ không phải là sự chăm sóc cưng chiều như một ông Hoàng trong vương quốc Gia đình.

    Đây chính là “ mấu chốt” của vấn đề, vì có thể nói rằng, hầu hết những kế hoạch can thiệp cho con tại gia đình bị phá sản là bởi vì :
    – Nó không nghe lời tôi, mà chỉ biết đòi hỏi, nhõng nhẽo, nếu không được là lăn đùng ra.
    – Nó không tập trung nổi đến 5 phút, trong khi đến lớp can thiệp tôi thấy nó có thể ngôi yên với giáo viên mấy chục phút.
    – Nó thấy tôi đến để bắt đầu tập cho là nó chạy mất rồi.
    – Tôi không có thời gian và cũng chẳng có tâm trí đâu mà ngồi chơi với nó từ ngày này sang ngày khác !

    Tại sao vậy ? Bởi vì khi cha mẹ can thiệp cho con, vẫn luôn giữ nguyên cái vị trí làm cha mẹ của mình, một vị trí luôn luôn áp đặt những mong đợi của mình lên đứa con nhưng lại sẵn sàng chiều chuộng các đòi hỏi của trẻ bất kể giờ giấc. Trong khi, bí quyết để can thiệp cho con, đó là hãy cùng chơi với con, hòa mình với con như một người bạn, với sự tôn trọng và kiên quyết trong những giờ giấc rõ ràng, cụ thể..một cách kiên nhẫn, thường xuyên.

    Nếu bố mẹ hiểu rằng, chúng ta tiếp cận trẻ để CHƠI cho trẻ phát triển, chứ không phải để DẠY cho trẻ biết nói hay hiểu biết, thì bố mẹ hãy sửa soạn một tâm thế như sau : “Bạn hãy chơi cùng tôi, chúng ta hãy vui và hãy tôn trọng nhau, chấp nhận các luật chơi và nếu không, thì tôi không đánh, không phạt bạn, cũng chẳng mang bánh kẹo, đồ chơi ra dụ khị, mà tôi chỉ nghỉ chơi với bạn thôi!” Đó chính là nguyên tắc “ hòa mình nhưng không hùa theo” Chúng ta sẽ hòa theo các sở thích, các hoạt động, các biểu hiện tích cực của trẻ. Nhưng không hùa theo các hành vi tiêu cực như nhảy nhót linh tinh, lăn đùng ra sàn hay cắn hay đánh người khác của trẻ.
    Điều quan trọng ở đây là chúng ta không ngăn cấm, trừng phạt, hay nhắc nhở để trẻ ngưng không làm các hành vi đó, vì các biện pháp đó chỉ là sự “đổ dầu vào lửa” , hoặc cắt đứt chính cái mối tương tác đang hình thành một cách mong mang với bố mẹ.

    Bởi vì nếu bố mẹ là một “ người bạn” thì sẽ không có quyền cấm đoán, trách phạt bạn mình, hạy dụ dỗ mà chỉ có thể lờ nó đi, chuyển hướng quan tâm của trẻ qua một hành động tích cực khác hoặc nghỉ chơi, bỏ đi chỗ khác ! ( trẻ nào cũng sợ bị nghỉ chơi ) . Chỉ khi nào chúng ta là “thực sự là bạn với đứa trẻ gọi là con” và được đứa trẻ chấp nhận, thậm chí là “ say mê” dĩ nhiên là chỉ trong giờ can thiệp, hay giờ chơi với trẻ, thì chừng đó mới nên nghĩ đến chuyện can thiệp bằng cách này hay cách khác, để giúp trẻ có những tiến bộ về ngôn ngữ và giao tiếp.

    Ngoài các hoạt động “can thiệp” hay đúng hơn là “ thiết lập các mối quan hệ thông qua trò chơi – đồ chơi” trong một số giờ nhất định trong ngày, thì hoạt động khác là giúp cho trẻ phát triển các năng lực cá nhân : Sự vận động khéo léo, khả năng tập trung, khả năng làm việc theo trình tự trước sau … khả năng phân tích tổng hợp, ghi nhớ …thông qua các hoạt động bình thường trong nhà. Đó là một lĩnh vực mà không có chương trình can thiệp nào ở bất kỳ một trung tâm nào có thể thực hiện được. Dù hiện nay, cũng có một số trung tâm đã nhận ra vai trò quan trọng của “ việc nhà trị liệu” để đưa vào kế hoạch can thiệp hàng ngày tại trung tâm mình những hoạt động tương tự tại gia đình. Ta có thể gọi đó là mô hình “ Trung tâm trong gia đình và gia đình trong trung tâm” nhưng đó không phải là một quan niệm “ dễ nuốt” hay một kỹ thuật dễ thực hiện! Vì việc thực hiện một cơ sở giáo dục đặc biệt giống như trường mẫu giáo bình thường, có thêm giờ “ can thiệp cá nhân” là điều dễ thực hiện và dễ được phụ huynh chấp nhận hơn.

    Tuy nhiên, khi một giáo viên ĐB đã xây dựng được sự yêu quý của trẻ và trở thành một “bà mẹ” của một “đàn con” ngoài những ưu điểm như tạo sự gắn bó, sự vâng lời và khơi gợi được những cảm xúc tích cực của trẻ, điều này sẽ giúp trẻ có sự đáp ứng và tiến bộ. Nhưng nó vẫn không thể và không nên thay thế sự gắn bó và giao tiếp giữa chính người mẹ “thật” của trẻ tại gia đình của em. Bởi vì, có thể khi trẻ đã gắn bó với giáo viên, vâng lời giáo viên như một người mẹ thực sự, thì lúc đó “người mẹ sinh lý” của trẻ bị cho ra rìa và cái bi kịch : Sao nó chỉ nghe lời cô mà không chịu nghe lời tôi lại xuất hiện! Thậm chí nếu phải nghỉ học là có khi trẻ lại bị stress! Hay lại “ thoái lùi nhận thức” ! Vì nhớ “bà mẹ tâm lý” ở trường ! và có khi lúc đó mới thực là “ trăm sự tại cô” !

    Vì thế, những hoạt động tương tác thông qua các sinh hoạt, các công việc trong gia đình dành cho trẻ tự kỷ vẫn nên diễn ra trong khuôn khổ một mái ấm gia đình, mà ngoài thời gian “can thiệp” bằng các kỹ thuật khác nhau, thì đứa trẻ sẽ dần dần “phục hồi” được vai trò một thành viên trong gia đình, qua những công việc các em đóng góp được, chứ không phải chỉ là một “ khách sạn” hay một nhà trọ, mà các em chỉ là một người khách ngơ ngác, chỉ biết ăn, ngủ và lăng xăng rồi cả bố mẹ lẫn con chỉ ngóng đến giờ đi học để con thì được chơi với cô và bố mẹ thì “trút gánh nặng” ! mà không hề nghĩ rằng – Bố mẹ đang rời xa con chứ không phải là đang xây dựng sự gắn bó cần thiết cho con phát triển !
    CVTL Lê Khanh. – KidsTime Bình Thạnh

     

  • Trẻ cần biết Chơi trước khi ..biết Nói

    Trẻ cần biết Chơi trước khi ..biết Nói

    Thông thường, các trẻ đặc biệt mà ta hay gọi là trẻ VIP, thường có những khó khăn về ngôn ngữ, hay đúng hơn là hạn chế về lời nói, vì các em vẫn có thể giao tiếp bằng cử chỉ . Điều này là  tâm điểm cho nỗi lo của bố mẹ, và 10 người thì hết 11 người khi đưa con đi khám, tìm trường, tìm lớp, tìm GV là đều đặt ra mục đích, yêu cầu : Làm sao con tôi nói được.

    Chính vì quá chú ý đến lời nói, nên chúng ta lại quá tập trung vào các kỹ thuật “ bật âm” để làm sao cho trẻ mau biết nói, và kết quả thường là trẻ chỉ có thể lập lại, nhại lời hay cùng lắm là hỏi gì đáp nấy bằng những từ đơn hay đôi cụt lủn.

    Hãy thử nghe một mẩu đối thoại :

    • Con nhìn đây, cái gì đây ? …cái nhà ! Yeah, giỏi lắm, con gì đây ? Con vịt… Yeah giỏi lắm …..Con muốn ăn gì ? …con muốn ăn gì ? … Không, cô hỏi : Con muốn ăn gì ? con con phải nói Con ăn bánh . lập lại ..con muốn ăn gì – con ăn bánh … Không, con chỉ trả lời, không nhắc lại câu hoi của cô , lập lại …. Nghe có quen không ?

    Thực ra, trước khi tập nói, các em cần được phát triển những kỹ năng không lời hay còn gọi là kỹ năng “tiền lời nói”. Những kỹ năng không lời này bao gồm :

    • Biết sử dụng đồ vật,  Hình thành khả năng bắt chước, Kỹ năng nhìn vào đồ vật người khác chỉ, sau đó chỉ vào đồ vật để làm người khác chú ý.
    •  Quan trọng nhất là kỹ năng luân phiên ( chơi và hoạt động lần lượt với mẹ, giáo viên và sau đó là trẻ khác.)

    Chúng ta biết rằng, để khám phá môi trường, trẻ cần phải biết cách sử dụng đồ vật. điều đầu tiên là trẻ cần  biết đồ vật vẫn tồn tại tuy không còn nhìn thấy nữa. ( chính vì không biết điều này nên nhiều trẻ VIP không thích thay đổi vị trí các đồ dùng, còn đồ chơi thì xếp theo đúng 1 trình tự, hay 1 hàng thẳng và tỏ ra hoảng sợ khi thấy mọi thứ biến mất trong bóng tối ! ) Để xác định trẻ có kỹ năng này hay không, cha mẹ/GV có thể đặt đồ chơi trước mặt trẻ và khi trẻ tỏ ra chú ý đến đồ chơi đó, ta trải miếng vải phủ lên trên đồ chơi và đợi phản ứng của trẻ.

    Nếu trẻ ý thức rằng đồ chơi vẫn còn ở đó thì sẽ có phản ứng như lấy ra miếng vải để tìm lại đồ chơi phía bên dưới. Nhưng nếu trẻ không nhận ra điều đó, sẽ quay đi tìm món đồ chơi khác. Trong trường hợp trẻ đã trên 3 tuổi mà vẫn còn không biết cách chơi với đồ vật và thường cho vào miệng cắn, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển bước kế tiếp, đó là chơi với đồ vật theo hình dáng/chức năng hoặc làm mẫu cách chơi với đồ chơi một cách thích hợp :

    Ví dụ :  như đẩy cho xe chạy, chải tóc cho búp bê, ném banh). Bước này quan trọng để giúp trẻ bắt đầu khám phá đồ vật một cách thích hợp hơn.

    Sau khi trẻ biết chơi với từng món đồ chơi một, trẻ cần chơi với hai đồ vật cùng một lúc như quậy muỗng trong ly, cho búp bê bú bình sữa v.v… Kế tiếp, trẻ sẽ được tập chơi theo trình tự, nghĩa là chơi theo thứ tự như cho búp bê bú, lau miệng cho búp bê, đặt búp bê lên giường ngủ…Tất cả hoạt động này, trẻ sẽ học bằng cách bắt chước người chơi với mình. Chúng ta nên biết rằng, mỗi một hoạt động sẽ phải trải qua 3 giai đoạn :

    • Giai đoạn người dạy làm mẫu và khuyến khích trẻ nhìn và làm theo.
    • Giai đoạn trẻ và người dạy cùng làm ( đây là giai đoạn dài nhất )
    • Giai đoạn trẻ có thể tự làm, người dạy khuyến khích.

    Đối với trẻ chưa biết bắt chước, Người dạy : ND( Giáo viên/ cha mẹ )  có thể tập khả năng bắt chước qua những hành động tay chân trước, như nhảy lên nhảy xuống hoặc vỗ tay; khi trẻ thích bắt chước hành động, ND có thể giúp trẻ bắt chước lè lưỡi ra, đưa đầu lưỡi lên, cười, phồng hai má ra, v.v… Đây là một cách tập phối hợp bắp cơ miệng để sau này tập nói. Đồng thời có thể khuyến khích trẻ tập bắt chước tiếng nói đơn giản như là “a a, ba ba”.

    Một cách khác giúp trẻ bắt chước là ND  bắt chước các hành động của trẻ trước. Nếu trẻ nói a a, thì ND nói theo a a. Nếu trẻ lên xuống giọng nói, cha mẹ lặp lại y chang như vậy. Có thể soi gương cùng với trẻ để giúp trẻ chú ý và thích thú bắt chước.  Sau khi đã bắt chước trẻ và tạo sự chú ý cho bé, ta có thể chủ động lặp lại những hành động đó để trẻ làm theo.

    Chỉ đến khi trẻ đã làm theo một cách vui vẻ, chúng ta mới bắt đầu đưa vào những hoạt động can thiệp tiếp theo mà chúng ta muốn trẻ làm một cách đơn giản và phải nhắc lại nhiều lần để trở thành một thói quen.

    Như vậy thông qua món đồ chơi làm vật trung gian, chúng ta giúp cho trẻ tạo mối quan hệ tương tác giữa con và bố mẹ. Đó gọi là “tam giác giao tiếp” cần thiết cho chương trình can thiệp sớm cho trẻ.     TRẺ  – ĐỒ CHƠI – NGƯỜI DẠY.

    Để tập nhận biết, lưu hình ảnh của vật vào trí nhớ, dùng làm vốn từ để cho giai đoạn nói ra sau này , Trẻ cần tập kỷ năng nhìn vào đồ vật mà người dạy chỉ vào và biết chỉ tay vào đồ vật để phát triển ngôn ngữ. Thông thường, khi trẻ có nhu cầu muốn lấy một vật gì, thường là nắm lấy cánh tay của bố mẹ, kéo đến gần vật muốn lấy và bố mẹ phải đoán được nhu cầu của trẻ.

    Vì vậy, khi trẻ tỏ ra có nhu cầu và phụ huynh hay giáo viên “đoán được” thì thay vì đợi trẻ kéo tay đến gần vật muốn lấy, ta sẽ dùng tay để chỉ vào vật đó và hỏi trẻ bằng một từ ngắn gọn: Bánh? Sữa? ly? chén? ( nói ra tên vật mà trẻ chỉ vào) Khi trẻ chấp nhận và nhìn vào vật muốn lấy, ta sẽ lấy cho bé và nhắc lại : con uống sữa, sữa nè… để trẻ dần dần nhớ được từ mà mình muốn dạy cho trẻ nhớ.

    Trong trường hợp trẻ nắm tay ND để kéo đến vật muốn lấy ( mà trẻ không tự lấy được) thì ND sẽ khéo léo chuyển cánh tay để dùng bàn tay nắm lấy cánh tay của trẻ và kéo tay trẻ chỉ vào vật mà trẻ muốn lấy, đồng thời nói to tên của vật đó ( lập lại nhiều lần ) để sau vài lần chỉ như vậy thì trẻ sẽ nhận ra tên của vật đó. Khi đã biết tên, và biết chỉ tay thì lúc đó mới yêu cầu trẻ nói lên tên của vật ( sua khi đã nghe ND nói nhiều lần )

    Như vậy kỹ năng nhìn vào đồ vật mà người khác đang chỉ và chỉ vào đồ vật để làm người khác chú ý. Sẽ là cơ sở để trẻ hình thành nhu cầu giao tiếp và sau đó là kỹ năng ngôn ngữ.

    Những trẻ hiểu được ý nghĩ của người khác sẽ giao tiếp dễ dàng hơn. Nói một cách khác, nên tạo ra “tam giác giao tiếp” một đầu là người nói, đầu thứ hai là trẻ và đầu thứ ba là đồ vật. Những “tam giác giao tiếp” thông qua các trò chơi tương tác  là cách tốt nhất cho trẻ học ngôn ngữ. Khi giao tiếp với trẻ, nên tạo ra nhiều cơ hội có “tam giác giao tiếp,” nghĩa là cha mẹ và con tập trung vào một việc. Những lúc tập trung với nhau như vậy không cần lâu, đôi lúc chỉ là 1-2 phút nhưng càng nhiều lần như vậy, trẻ càng tiếp thu nhiều hơn.

    CV.TL LÊ KHANH

    Phòng Tư vấn Tâm lý Gia Đình & Trẻ em

  • Bí quyết Để Sống Thọ

    Bí quyết Để Sống Thọ

    Bà Elizabeth H. Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh học đã chỉ ra rằng người ta sống thọ hay khỏe mạnh không phải do Ăn Uống tẩm bổ hay Vận Động tích cực; mà là do giữ được Tâm Lý Cân Bằng. ăn uống điều độ chiếm 25%, các hoạt động trong cuộc sống chiếm 25%,Tâm Lý Cân Bằng chiếm những 50%!


    Một người hay nổi giận, sẽ phát sinh những hormone độc tính. Y học Cho thấy Các bệnh như ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét hệ tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, có từ 65-90% triệu chứng liên quan tới áp lực tâm lý. Có thế gọi đó là một dạng bệnh Tâm Thể ( tổn thương tâm lý đưa đến tổn thương cơ thể ).
    Nếu con người hay cáu gắt, lo lắng, áp lực hormone luôn ở mức cao, hệ thống miễn dịch sẽ khiến huyết áp hoạt động quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi và sinh ra bệnh tật.
    Khi vui, não bộ tiết ra hormone hưng phấn.. khiến con người thoải mái, cảm giác vui tươi, đưa đến trạng thái tốt, giúp điều tiết các cơ quan trong cơ thể cân bằng, khỏe khoắn.

    Trong cuộc sống, chúng ta nên làm như thế nào mới có thể có được hormone hưng phấn, giảm hormone áp lực?
    1. Có mục tiêu rõ ràng, nỗ lực để đạt được.
    Trong cuộc sống, đam mê quyết định tâm thái con người, khi có nỗ lực đạt mục tiêu não bộ sẽ ở trong trạng thái thoải mái phát triển.

    2. Lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui :
    Nghiên cứu chỉ ra, giúp đỡ người khác về vật chất, có thể giảm tỉ lệ tử vong xuống 42%, giúp người khác ổn định tinh thần, có thể giảm tỉ lệ tử vong dưới 30%. Bởi vì tốt với người khác, hay làm việc thiện, sẽ có cảm giác vui tươi và tự hào, giảm hormone áp lực, thúc đẩy hormone hưng phấn..

    3. Giữ mối tương giao lành mạnh.
    Một công trình nghiên cứu trong vòng 20 năm của 2 nhà tâm lý người Mỹ đã cho thấy trong số các nhân tố quyết định tuổi thọ, đứng số 1 là ” quan hệ tốt giữa người với người “.. Họ cho rằng, quan hệ con người với con người quan trọng hơn dinh dưỡng, hơn cả việc thường xuyên luyện tập trong thời gian dài. Mối tương giao giữa người với người không chỉ bao gồm bạn bè, còn bao gồm quan hệ gia đình. Vì thế, gia đình hòa thuận, bạn bè tốt là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ con người.

    4. Cho đi điều thiện sẽ nhận lại điều thiện.
    Khi chúng ta cười với người khác, người khác cũng sẽ cười lại với chúng ta. Bất luận là ở cùng bạn bè hay là cùng những ngươi bạn cũ trò chuyện, hãy nhớ luôn giữ nụ cười, cho đi niềm vui.

    5. Không tức giận, không sinh bệnh “
    ” Hiện nay, theo tổ chức y tế thế giới, trên 90% bệnh đều có liên quan tới tinh thần.
    Chỉ cần chúng ta giữ tinh thần thoải mái, thì sẽ không mắc bệnh nghiêm trọng, .

    6. ” Tâm phải TĨNH, Thân phải ĐỘNG
    Biết giữ tinh thần thoải mái, là một cách dưỡng sinh, có thể không được mọi người quan tâm, vì thế mới xuất hiện ” những bệnh tiêu hóa khó chữa “, ” bệnh viêm cả đời không khỏi “..
    Tâm Tĩnh thì Thân An, thân an thì khỏe mạnh, tâm an bách bệnh tiêu trừ…

    Vì vậy đừng lo về ô nhiễm môi trường – Ngộ độc thực phẩm vì sự tức giận, oán ghét, ganh tỵ sẽ giết chúng ta trước khi chúng ta chết vì ..nhiễm độc !

    Lê Khanh ( Sưu tầm ).

     

  • Giáo Dục Giới Tính – món quà hay cạm bẫy

    Giáo Dục Giới Tính – món quà hay cạm bẫy

    Theo khảo sát mới đây của Tổng cục dân số kế hoạch hoá gia đình: Chỉ có 19% số học sinh, sinh viên tiếp nhận kiến thức về sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục trong nhà trường, 14% từ nhân viên y tế, 15% từ mẹ và 3% từ cha. 49% còn lại, các em tự tìm hiểu qua Internet, qua kinh nghiệm truyền miệng hoặc “mù” thông tin. Gần 74% học sinh và 85% phụ huynh cho rằng việc giáo dục giới tính (GDGT) trong trường học là rất cần thiết.
    Thế nhưng, dù là cần thiết, cấp bách cho đến nay vẫn chưa có được một chương trình Giáo dục Giới Tính hoàn chỉnh trong hệ thống giáo dục . Mà chỉ là một hoạt động được lồng ghép trong các chương trình Giáo dục Công Dân, Sinh học hay Kỹ năng sống.

    Trước hết, chúng ta hiểu như thế nào là hoạt động Giáo dục Giới Tính ?
    Giáo dục Giới Tính ( GDGT) phải chăng chỉ là bộ môn giảng dạy các nội dung liên quan đến cơ thể nam nữ, sự khác biệt, phương pháp phòng tránh thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ?

    Theo Wikipedia thì GDGT là một lãnh vực khá rộng bao gồm việc Giáo dục Giải phẫu sinh lý – Quan hệ tình dục – sức khỏe sinh sản (việc phòng tránh thai và bệnh về tình dục ) và cả trong các lĩnh vực cảm xúc như khuynh hướng tình dục , các giá trị trong tình cảm và các quan hệ tình cảm trong độ tuổi dậy thì.

    Như vậy, có thể nói là việc Giáo dục Giới tính cho trẻ vị thành niên là một vấn đề khó khăn, không chỉ vì lãnh vực của nó bao gồm khá nhiều vấn đề trong cả hai lĩnh vực là Sinh lý học và giáo dục cảm xúc mà còn nằm ở trong các quan điểm khác nhau về vấn đề này, mà nói chung không phải Phụ huynh nào cũng có thể trao đổi một cách thẳng thắn, đơn giản và rõ ràng với con của mình giống như một số lĩnh vực kỹ năng sống hay giá trị sống khác.

    Thực ra, nếu quá chú trọng đến những kiến thức về cơ thể học, về các chức năng sinh sản của bộ phận sinh dục thì chúng ta – Các Phụ huynh , sẽ rất dễ lúng túng trong khi đó không phải là điều quan trọng, và bản thân ta cũng không phải là một nhà chuyên môn để có thể trình bầy một cách thuyết phục với các em.

    Có người sẽ nói, nếu không dạy về những “ cái đó” thì đâu phải là GD Giới Tính và Các em Học sinh cũng lại rất tò mò về điều đó ! Quan điểm đó không sai , cũng như muốn giỏi văn thì phải học về chính tả, ngữ pháp. Nhưng cái làm cho một bài văn bay bổng có chất lượng lại không nằm ở câu cú , mà là ở cái giá trị bên trong, những giá trị tinh thần và những ý tưởng bay bổng, nó mới làm cho bài văn sống động.

    Cũng thế, giao dục giới tính cũng là việc phải đem lại cho các em những nhận biết về giá trị bản thân, về lòng tự hào phái tính của mình. Trong khi truyền thống Á Châu vẫn còn cái quan điểm : Nhất Nam viết Hữu – Thập nữ viết vô ! Mà trên thực tế nếu không có nữ thì làm sao có nam !

    Chính vì không ý thức được giá trị bản thân , giá trị của phái tính hay lại có những cái ý thức sai lệch như trong quan hệ thân xác, phái nam chỉ có được chứ không mất gì và ngược lại, với phái nữ khi đã mất là mất tất cả. đã khiến đưa đến các hành vi không phù hợp của các em.

    Ngoài ý thức giá trị Bản thân thì chính hiểu biết về giới tính sẽ khiến cho các em biết tôn trọng những người bạn khác giới của mình, biết quản lý cảm xúc và hiểu rõ thế nào là tình yêu đôi lứa.
    Có thể nói, chưa bao giờ mà những giá trị của tình yêu lại bị thách thức như hiện nay khi mà nhiều bạn trẻ cho rằng tình yêu bắt đầu từ một món quà và kết thúc trong nhà nghỉ ! Phụ huynh thường cho rằng trẻ thiếu niên bây giờ thường “ dậy thì sớm” và việc dậy thì đó được đánh dấu bằng việc trẻ biết yêu sớm ! Trong khi đó, thường đó chỉ là những cảm xúc như “ ưa thích” “ quan tâm” “ ngưỡng mộ” “mong muốn” và cả “ tò mò” muốn khám phá một điều gì mà mọi người có vẻ đang giữ bí mật với mình.

    Chính cái sự “ bí mật” đó nếu được bật mí một cách khéo léo – trong những buổi sinh hoạt gia đình như bữa cơm tối, các hoạt động dọn dẹp nhà cửa, phụ bố mẹ nấu cơm hay chế biến thức ăn … hoặc trong các buổi đi chơi cùng gia đình . Đó là những thời điểm để có thể nói về giá trị của tình yêu, của tinh thần trách nhiệm và từng bước nâng cao lòng tự trọng , hiểu về bản thân, hiểu về chức năng các bộ phận một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học và cả đến khả năng quản lý cảm xúc.

    Trong trường hợp nếu con mình có tỏ ra “ rung động” trước một đối tượng nào đó, thì cũng đừng vộ vã kết luận con mình biết yêu hay ngược lại, có kẻ đang quyến rũ con mình , vì thế những việc “ngăn cấm hay phê phán” chỉ có tác dụng “ kích thích” đứa trẻ và làm cho các em càng cảm thấy muốn vượt qua các hàng rào được gọi là “ lễ giáo” và đi vào các hoạt động “ thực hành” ngoài tầm kiểm soát của bố mẹ. Vì thế chúng ta cần phải có những phản ứng thích hợp không phải để trở thành một “ kẻ phá đám, rình rập hay trừng trị” mà là một người biết lắng nghe, hướng dẫn và làm bạn với trẻ, qua đó chúng ta mới có thể giúp trẻ vượt qua những cạm bẫy của thân xác. Đó mới là giá trị tích cực của Giáo dục giới tính.

    CVTL LÊ KHANH

    Cty GD KIDSTIME – Chi nhánh Bình Thạnh.

  • Biến Kỹ năng sống thành ..kỹ năng chết !

    Biến Kỹ năng sống thành ..kỹ năng chết !

    Bấy lâu nay, tình trạng thiếu hụt kỹ năng sống của các em HS đã được báo động từ khuya.. vì thế nên mọi người, từ phụ huynh cho đến nhà trường đã xúm vào tìm mọi biện pháp bù đắp, xây dựng, cải thiện, phát triển đủ các kiểu cho HS về kỹ năng sống. Từ những trò vớ vẩn nhất như tập đi trên miểng chai, học đứng cân bằng trên con lăn..v.v ..cho đến việc xuất bản hàng loạt những cuốn sách giáo khoa, dạy dỗ các em như các môn học lý thuyết hàn lâm khác, mà không hề nghĩ rằng khi đưa những giáo trình và bài giảng đạo đức vào thì  đã làm cho kỹ năng sống của trẻ chỉ có từ chết đến bị thương.

    Một trong những hoạt động ưa thích của các trường là mời các chuyên gia “hùng biện” về KNS về trường để tổ chức một vài chuyên đề với tiêu chí: Không quan tâm đến anh nói gì, miễn là phải lấy thật nhiều nước mắt của các em là được !  Giá trị của chuyên gia được đo bằng số lượng nước mắt và tiếng khóc của học trò. Ngược lại, cũng có những “ chuyên gia” gây cười – dạy KNS mà giống như “tấu hài” – Các em cười ầm ỹ vì những mảng, miếng chiêu trò hay vì những câu nói gây sốc, là thành công.

    “Thích thì chiều” thế là các chuyên gia “ chuyên khai thác bi kịch” đã tập trung vào các đề tài như lòng hiếu thảo, sự yêu thương gia đình, cha mẹ, thầy cô , xa hơn nữa là trách nhiệm với tổ quốc, đồng bào … với mục tiêu duy nhất là biến những em cá biệt, cá tính, ngỗ nghịch, chống đối, lười biếng .. trở thành những đứa trẻ ngoan.  Những chuyên gia này rất giỏi về việc khai thác “tâm lý đám đông” vì thế nếu để họ đứng trước một đám đông các em HS, càng đông càng tốt thì những biện pháp tác động của họ càng có hiệu quả , ngược lại nếu bảo họ chia sẻ, khơi gợi những giá trị bản thân cho một nhóm nhỏ hay cho một cá nhân thì có khi sẽ mất tác dụng ! Điều này lại rất phù hợp với xu thế “dạy KNS” theo phong trào.  Các trường cứ gom hết HS lại ngồi ở sân trường, chuyên gia thì đứng trên sân khấu và trổ tài hùng biện, khiến cho các em thấy mình thật nhỏ bé, thật vô dụng, thật khiếm khuyết – Các em không có lòng nhân từ, thiếu sự tôn kính, quên mất công ơn trời biển của các đấng sinh thành …và thế là các em thi nhau khóc …còn các thầy cô đứng bên ngoài quan sát thì lại có khi cười !

    Lẽ ra, việc dạy hay nói một cách đúng đắn, là việc hướng dẫn các hoạt động phát triển kỹ năng sống cho HS, nên và phải là những hoạt động thực hành, thông qua những biện pháp sinh hoạt, thảo luận, làm việc nhóm với những kỹ thuật tiệm tiến, đi từng bước và khuyến khích, nhắc nhở các em áp dụng tại gia đình trong các sinh hoạt hàng ngày trong một thời gian dài. Thế nhưng, để làm được điều này thì phải có một đội ngũ các giáo viên, được huấn luyện bài bản, hay các hướng dẫn viên biết tổ chức các hoạt động xây dựng nhóm (Team Building) từng bước tác động trong một thời gian dài…. Hoặc thông qua các phong trào giáo dục thanh thiếu niên. Đây là điều không phải trường nào cũng có thể áp dụng, và nhất là khi mà mục tiêu tổ chức các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường chỉ là để “ báo cáo thành tích” chứ không hề nghĩ đến việc khởi tạo lòng tự tin, giúp trẻ nhận biết giá trị bản thân để có một cuộc sống tích cực nơi mỗi HS. Mặc dù, điều đó luôn luôn được nói đến như một giá trị cao quý, nhưng thực tế thì “ nói vậy mà không phải vậy”. Bởi vì, mời một chuyên gia gây khóc hay gây cười – đến nói chuyện gây phong trào một năm vài lần, bao giờ cũng đơn giản, và chi phí thấp hơn so với việc tổ chức một hoạt động sinh hoạt phát triển KNS thường xuyên trong nhà trường. Không những thế, với hình ảnh hoành tráng cờ đèn kèn trống, bandroll , khẩu hiệu tứ tung và nhất là hình ảnh các em mắt đỏ hoe, khóc sùi sụt …bao giờ cũng có giá trị hơn hẳn những kết quả không thấy được trong sự biến chuyển nơi tâm lý các em.

    Chính vì thế, dù hoạt động giáo dục KNS đã “ phổ cập” trong từng cấp học, từ MG đến trung học phổ thông trong cả chục năm nay, thì tình trạng “ bạo lực học đường” ngày càng tăng, số lượng các trẻ bị chấn thương tâm lý, hay trở nên rối nhiễu tâm lý ngày càng nhiều. Các phòng tư vấn tâm lý thường xuyên tiếp nhận các trẻ từ tiểu học đến trung học, có tình trạng lười biếng, nhút nhát, lì lợm hay cãi lại, hỗn hào thậm chí là đánh lại cha mẹ, hoặc có tình trạng chán học, bỏ học, sống thu mình, có dấu hiệu trầm cảm…. Điều đó đã chứng minh cho sự bất lực hay thiếu hiệu quả của hai hoạt động cần thiết cho các em HS trong nhà trường là công tác Hướng dẫn kỹ năng sống và tư vấn tâm lý học đường.

    Một điều đáng tiếc, hay có thể nói là bất hạnh cho các em là cả hai hoạt động này đều được “quan tâm đúng quy trình” bằng việc tổ chức những hoạt động giáo dục KNS theo phong trào, và tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý học đường theo kiểu lập tổ chỉ đạo  “hữu danh vô thực” để dạy dỗ HS bằng những hình thức sáo rỗng ! Những người có thẩm quyền và trách nhiệm trong ngành giáo dục đã biến hai nhu cầu thiết yếu của HS trở thành những hình thức “tuyên truyền đạo đức giả” chứ không phải xây dựng được những biện pháp “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho các em . Lẽ ra các em phải được bồi dưỡng những giá trị tinh thần, ý thức về năng lực bản thân có được sự linh hoạt thích nghi và ứng phó với  một xã hội đầy biến động, đầy rẫy những tiêu cực … qua những hoạt động thực hành với sự lắng nghe và tôn trọng, thì các “sân khấu KNS” của các chuyên gia “Bi kịch” hay “tấu hài” lại biến các em thành những tội đồ, phải cúi mình khóc lóc, rên rỉ với sự xám hối ăn năn những lỗi lầm mà mình đã gây ra cho người lớn, cho các bậc bề trên, để sau đó sẽ hứa hẹn sẽ thay đổi , và thường là sau một đêm, sau vài buổi thì những lời lẽ đạo đức có cánh của các chuyên gia cũng sẽ bay theo mây trời cùng những giọt nước mắt và những lời hứa hẹn của các em với các bậc phụ huynh.

    Từ trước tới nay, hai thủ phạm thường được chỉ mặt đặt tên là Games Online và mạng xã hội đã khiến cho trẻ trở nên hư hỏng  mà có khi  đó lại là “lối thoát hay trở những nơi nương náu trước sự tấn công phũ phàng vào các giá trị sống do chính các thầy cô, cha mẹ đã vô tình hay cố ý thực hiện bằng những lời nói và cách sống “đạo đức giả” của mình trước mặt các em. Ngoài ra việc thiếu các “ sân chơi” hiểu theo cả 2 nghĩa đen và bóng ! cũng góp sức trong việc nhốt các em trong các bức tường, mà chỉ có thể thoát ra bằng các hình thức “ không gian ảo” !  Trong khi đó, có thể nói một cách không cường điệu chút nào, thì chính việc tổ chức các “ sân khấu bi – hài cho hoạt động KNS”đã góp phần không nhỏ vào việc hủy hoại chút lòng tin còn sót lại nơi các em, và cũng biến các em thành những “kịch sĩ” nghiệp dư để khóc đó, cười đó và …quên đó ! Các em thay vì tôn trọng những giá trị sống, sẽ bắt đầu vô cảm trước nó, bởi vì các em đã bị những chiêu trò của các nhà giáo dục làm cho trở nên coi thường những điều cần tôn trọng . Các em sẽ học được rất nhanh sự giả dối, tính đạo đức giả đang được rao giảng mà không hề biết rằng mình đang từng bước “vong thân” !

    Khi các em trở nên những “tội đồ” thì từ trong gia đình đến nhà trường chi biết đối phó bằng việc “ đuổi học” hay có khi lại mời công an vào cuộc , lôi các em vào đồn và biến các em thành tội nhân hay nạn nhân ! Còn các biện pháp “tội nghiệp” của các bậc cha mẹ chỉ là “ trừng phạt” “dụ dỗ” và “năn nỉ” ! Sau đó là đưa đến các chuyên viên tâm lý nhờ giảng moral cho các em hiểu ! Còn việc hiểu và áp dụng được các yếu tố giáo dục kỹ năng sống tại gia đình, thì ngay chính các PH cũng còn mù mờ để chỉ còn biết “ dạy con trong hoang mang” !

    Xin hãy dung tha cho các em bằng việc thôi đi những trò tấu hài dối trá mạo danh những giá trị đạo đức và xin hãy tôn trọng các em, để khởi tạo  cho các em những giá trị làm người của một con người tử tế khi bước chân vào đời chứ không phải hứa hẹn sẽ thành người tử tế khi đã đi đến cuối nẻo đường đời !

    CVTL Lê Khanh

     

  • RỐI LOẠN CẢM GIÁC – NGUỒN GỐC DẤU MẶT

    RỐI LOẠN CẢM GIÁC – NGUỒN GỐC DẤU MẶT

    Thế nào là sự quân bình cảm giác

    Sau khi sinh ra, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài qua 5 giác quan : Nhìn – nghe – sờ chạm – nếm – ngửi và 2 năng lực : Khả năng thăng bằng và sự cảm nhận về bản thân. Chúng ta thấy rằng trẻ tiếp xúc với thế giới qua các giác quan, trẻ học tập qua giác quan và phát triển vận động để tự lập và khởi đầu trong mối quan hệ. Giai đoạn cảm giác vận động là giai đoạn khởi đầu của quá trình phát triển nhận thức (Piaget).

    Với một trẻ bình thường, thì sự phát triển giác quan sẽ giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp bằng cái nhìn, phân biệt được khuôn mặt của người mẹ và những người khác . Trẻ cũng nhận ra những âm thanh quen thuộc từ lời ru của mẹ, tỏ ra khó chịu với những âm thanh ồn ào và thư giãn với tiếng nhạc. Đặc biệt là xúc giác và vị giác giúp cho trẻ cảm thấy yên ổn, dễ chịu với sự ôm ấp vuốt ve của người mẹ. Thích thú hưởng thụ vị ngọt của sữa và phản ứng với các vị khác. Tất cả những phát triển đó giúp cho trẻ có được sự quân bình về giác quan và phát triển một cách hài hòa.

    Thế nhưng, với trẻ có tình trạng tự kỷ thì không như vậy. Sự cảm nhận hay tiếp thu các cảm giác của các em không quân bình. Có trẻ thì quá nhạy cảm, có trẻ thì quá thờ ơ với những tác động của ánh sáng, âm thanh, sự sờ chạm và các hương vị của thức ăn, đồ uống.

    Khi trẻ không có được sự quân bình về giác quan , ta gọi đó là tình trạng rối loạn chức năng hòa nhập cảm giác , hay tình trạng rối loạn quân bình cảm giác ( Sensory Processing Disoder ) hoặc ngắn gọn là rối loạn cảm giác.  Sự mất quân bình về cảm giác sẽ tạo ra những phản ứng và hành vi không bình thường. Điều này sẽ khó hiểu nếu không có sự quan tâm đến khả năng tiếp nhận cảm giác của trẻ.

    Rối loạn cảm giác có thể hiện diện trong nhiều lãnh vực phát triển khác nhau của trẻ như nhận thức, vận động, xã hội/cảm xúc, âm ngữ/ngôn ngữ hay chú ý. Khi có khó khăn về cảm giác, trẻ không thể phản ứng một cách phù hợp với những cảm giác đã tiếp nhận cũng như sẽ có những khó khăn không thích nghi với môi trường bên ngoài.

    Chính những rối loạn về giác quan  ( Nhìn /nghe / sờ chạm /sự quân bình và sự cảm thụ bản thân) đã góp phần quan trọng vào những khó khăn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

    • Có những phản ứng quá mức hay dưới mức bình thường với các cảm giác thông qua các giác quan .
    • Có sự tăng động hoặc ngược lại, quá thụ động
    • Kém tập trung , có hành vi cẩu thả hay bốc đồng.
    • Vụng về và Kém khả năng thích nghi với môi trường
    • Chậm nói và chậm phát triển về vận động
    • Khó kiểm soát cảm xúc ( dễ cười/khóc hay cáu gắt ) và không có khả năng tự ổn định.

    Như vậy, rõ ràng tình trạng mất quân bình về khả năng tiếp nhận cảm giác, đặc biệt là ở trẻ tự kỷ (ASD) cũng như tăng động – kém chú ý ( ADHD) đã là tác nhân đưa đến các rối loạn mà chúng ta thường cho rằng, đó là do các nguyên nhân khác về thần kinh hay tính khí.

    Khi đứng trước một tác nhân hay một thông tin có liên quan đến giác quan – thì tiến trình nhận biết và phản ứng của trẻ sẽ như thế nào ? Giai đoạn đầu tiên của quá trình Xử lý cảm giác là Tiếp nhận, điều này diễn ra khi đứa trẻ có ý thức về cảm giác. Giai đoạn thứ hai là Chuyển hướng, khi đứa trẻ bắt đầu chú ý đến cảm giác. Giai đoạn tiếp đến là giai đoạn Diễn giải, khi đứa trẻ cảm nhận được điều gì đang xảy ra. Cuối cùng là giai đoạn Tổ chức, khi đứa trẻ sử dụng các thông tin để đưa ra một phản ứng. Phản ứng có thể là một hành vi biểu lộ cảm xúc, một hành động của cơ thể, hoặc một phản ứng về nhận thức.  Dĩ nhiên là hầu như các giai đoạn này sẽ diễn ra một cách tự động và nhanh chóng để đưa đến một phản ứng gần như là tức thời của đứa trẻ.

    Khi chúng ta bật đèn, trẻ sẽ nheo mắt, gõ chuông, trẻ sẽ quay đầu tìm, chạm vào trẻ, trẻ sẽ co lại… đó là những phản ứng bình thường. Thế nhưng, với trẻ đặc biệt thì không như vậy . Có thể trẻ sẽ khó chịu với một ánh sáng bình thường hoặc thờ ơ trước một ánh sáng mạnh – và sự mất quân bình về thị giác cũng khiến cho trẻ né tránh cái nhìn của người khác.

    Trẻ cũng có thể quá khó chịu hay sợ hãi với những âm thanh bình thường, đặ biệt là các tiếng động có phần bất ngờ và đều đều như tiếng nước chảy, tiếng máy khoan, tiếng máy nổ …ngược lại, có trẻ lại tỉnh bơ trước mọi tiếng động chung quanh.  Đặc biệt là với cảm giác da và khả năng thăng bằng trong vận động – trẻ thường có những biểu hiện rõ nét.

    Khi đầu vào cảm giác không quân bình hoặc không thể thiết lập một cách trật tự trong não bộ, trẻ sẽ cảm nhận thế giới xung quanh với sự khác biệt. Trẻ sẽ không cảm nhận được hình ảnh chính xác, tin cậy về cơ thể và môi trường, và sự rối loạn tri giác này gây ra các khó khăn trong phát triển với mức độ khác nhau, đưa đến việc xử lý thông tin và hành vi khác nhau. Vì trẻ không có khả năng xử lý thông tin nhận được thông qua các giác quan, nên trẻ khó khăn trong việc thích nghi với các tình huống. Sinh học thần kinh của các hệ thống giác quan bị rối loạn chức năng, do đó bóp méo khả năng cảm nhận thế giới một cách chính xác của trẻ.

    Như vậy, khi nhận thấy con em có những rối loạn về hành vi, những phản ứng không bình thường, chúng ta cần lưu ý là sẽ có rất nhiều khả năng trẻ bị tình trạng rối loạn cảm giác . Tuy nhiên, vấn đề về rối loạn cảm giác của trẻ không chỉ đơn giản là như thế, mà nó còn rắc rối hơn nhiêu ở một số trẻ .

    Theo tác giả Carol Kranowitz trong The Out – of – Sync Child (Đứa trẻ rối loạn) thì có nhữngTrẻ vừa có thể phản ứng thái quá vừa kém phản ứng trong cùng một hệ thống cảm giác, hoặc cũng có thể phản ứng thái quá với một loại cảm giác này và kém nhạy cảm đối với loại cảm giác khác, hoặc có thể phản ứng khác nhau đối với cùng một kích thích phụ thuộc vào thời gian và hoàn cảnh, thay đổi liên tục. Hôm qua, sau một thời gian nghỉ dài, cậu bé chịu đựng khá tốt tiếng chuông báo cháy; hôm nay, không có thời gian nghỉ, cậu bé lại trở nên khó kiểm soát với tiếng đóng cửa nhẹ. Hoàn cảnh tạo nên sự khác biệt lớn”. Chính những phản ứng trái ngược nhau ở cùng một đứa trẻ đã khiến cho việc điều chỉnh các rối loạn về cảm giác là không hề dễ dàng.

    Trẻ cần gì để có thể điều hòa cảm giác :

    Đầu tiên đó là sự thăng bằng. Đây là yếu tố cần thiết cho sự vận động hằng ngày. Sau đó là sự Cảm thụ bản thân, đó là sự nhận biết về các cơ bắp, các khớp, sự cảm nhận của bản thân trong không gian. Cảm giác này không liên quan đến 5 giác quan mà liên quan đến chính các bộ phận của cơ thể để có thể điều hợp sự vận động. Tiếp theo là sự hoạch định vận động là sự chuẩn bị các vận động của cơ thể, mà khởi đầu chính là những cảm nhận của xúc giác.

    Ngoài ra hệ thống tiền đình đem lại sự thăng bằng cho cơ thể và khả năng điều hợp vận động hai bên phải và trái cũng góp phần quan trọng vào khả năng điều hòa cảm giác hay đúng hơn là đem lại bình ổn cho cơ thể, từ đó đưa đến sự bình ổn trong tâm lý – hành vi – nhận thức.

    Các hình thức rối loạn cảm giác :

    Theo Ts Stanley I.Greenspan và Ts Lucy J.Miller thì tình trạng  rối loạn giác quan được chia làm ba nhóm triệu chứng chính.

    Loại I. Rối loạn điều chỉnh cảm giác (SMD)

    Tình trạng này khiến cho trẻ khó khăn trong việc đưa ra phản ứng phù hợp với mức độ của kích thích. Rối loạn này bao gồm tình trạng phản ứng quá mức khiến cho trẻ cảm thấy cần cảnh giác hơn người bình thường. “Ngay cả khi trẻ ngủ, “hệ thống” này vẫn làm việc tốt hệt như động cơ của ô tô được khởi động để chạy không tải. Điều này khiến trẻ cảm nhận âm thanh và các kích thích khác nhạy hơn nhiều so với trẻ bình thường. Thậm chí ngay cả những âm thanh vô hại như tiếng đóng cửa cũng có thể làm cho trẻ ngay lập tức và hoàn toàn trở nên cảnh giác hệt như bạn và tôi cảnh giác với tiếng nổ lò sưởi ở trong nhà vậy”

    Loại II. Rối loạn vận động có liên quan đến cảm giác (SBMD)

    Loại rối loạn này xuất hiện khi thông tin cảm giác đầu vào của hệ cảm thụ bản thân và hệ tiền đình bị sai lệch hoặc xử lý không chính xác. Hệ cảm thụ bản thân cho chúng ta biết rõ bộ phận cơ thể nào của chúng ta đang chuyển động như thế nào Hệ tiền đình cho chúng ta biết rằng cơ thể mình đang ở trạng thái nghiêng hay thăng bằng.

    Khi hệ thần kinh trung ương của trẻ có khó khăn trong việc sử dụng thông tin cảm giác từ những hệ trên, trẻ có thể mắc Rối loạn phối hợp động tác – một dạng của SBMD khiến trẻ trở nên khó khăn trong việc thực hiện chuỗi hành động cần thiết để thực hiện điều trẻ muốn, chẳng hạn như bắt chước, chơi thể thao, đạp xe, hoặc trèo thang. Trẻ em bị chứng SBMD thường lóng ngóng, hay vô tình làm rơi vỡ đồ chơi, hoặc dẫm lên đồ vật. Những trẻ này thường thích ngồi chơi các trò tưởng tượng hơn là thích vận động thể thao.

    Một dạng khác của rối loạn SBMD là rối loạn tư thế, khiến cho trẻ lúc nào cũng cảm thấy yếu ớt, dễ mệt mỏi và không định hình rõ tay thuận hay khó vận động qua đường giữa thân.

    Loại III. Rối loạn phân biệt cảm giác (SDD)  

    Rối loạn này khiến cho trẻ khó phân biệt được những cảm giác giống nhau. Khả năng Phân biệt cảm giác là quá trình mà theo đó chúng ta tiếp nhận thông tin từ các giác quan đưa tới và sẽ được hợp nhất, diễn giải, phân tích và kết hợp với toàn bộ dữ liệu chúng ta đã lưu trữ để sử dụng hiệu quả các thông tin tiếp nhận đó.

    Điều này cho phép chúng ta nhận biết tay đang cầm vật gì mà không cần nhìn, hay có thể dùng tay sờ để tìm vật, hoặc hình dung ra cách viết trên một trang giấy, hoặc cho phép chúng ta phân biệt được các chất liệu và mùi vị, và nghe được cuộc trò chuyện của những người mà ta quan tâm dù xung quanh ồn ào. Rối loạn này có thể khiến cho trẻ trở nên mất tập trung, thiếu khả năng tổ chức và kết quả học tập tại trường bị sút kém.

    Như thế các vấn đề về rối loạn cảm giác có thể được coi là một phổ rộng và khác biệt ở từng trẻ  giống như vân tay vậy. Điều này cũng tương tự như chính tình trạng tự kỷ hay tăng động kém chú ý ở mỗi trẻ. Đều mang tính cá biệt không trẻ nào giống trẻ nào..Vì vậy, rõ ràng là phải có một sự quan sát, tiếp cận và áp dụng các biện pháp can thiệp cá nhân cho từng trẻ. Điều này cho thấy những kinh nghiệm giáo dục từ trẻ này sang trẻ khác được trao đổi giữa các phụ huynh chỉ mang tính tham khảo, cũng như các “giáo án” chung cho các trẻ tự kỷ sẽ được xem là không phù hợp cho một chương trình can thiệp hiệu quả.

    CvTL Lê Khanh

    Tài liệu tham khảo :

    Kỹ thuật Hòa Nhập Cảm Giác  và Những trò chơi Can thiệp sớm ( TG : Barbara Sher )

     

  • CÁI TÊN KHÔNG QUAN TRỌNG

    CÁI TÊN KHÔNG QUAN TRỌNG

    Đến nay, sau gần 2 thập niên  ( 1990 – 2017 ) tình trạng rối loạn phát triển ở trẻ em vẫn còn những rối loạn trong việc gọi tên. Nhất là để xác định được đâu là những rối loạn đặc hiệu cho tình trạng này. Vẫn còn nhiều lẫn lộn giữa Tự kỷ với Tăng động giảm chú ý và chậm phát triển trí tuệ, dù 3 tình trạng này là khác nhau từ tên gọi đến triệu chứng..

    Tự kỷ, chỉ hai âm tiết thôi mà không biết từ bao giờ đã biến thành một ông kẹ, hù dọa không phải những trẻ sợ ma  sợ bóng tối, mà là các phụ huynh đủ mọi thành phần, lứa tuổi, trình độ … đặc biệt ở các cha mẹ, càng hiểu nhiều, càng đọc lắm thì lại càng …run Họ khủng hoảng, khiếp vía, lo lắng, bật khóc, suy sụp, chỉ muốn chết quách đi cho xong khi phải đối diện với cái nhãn VIP của một ngài bác sĩ, chuyên gia  nào đó dán lên đầu đứa con khỏe mạnh xinh tươi của mình.

    Bởi vậy, nhiều bác sĩ, chuyên gia, và cả các giáo viên, nhà giáo dục khi đánh giá, chẩn đoán, xem xét tình trạng của trẻ, đã ngại bố mẹ có thể lên cơn stress khi phải đối diện với sự thật, nên đã không gọi là tự kỷ, mà gọi là rối loạn phát triển lan tỏa, hay né tránh bằng cách gọi đó là trẻ tăng động – kém chú ý , trẻ chậm phát triển … vì họ cho rằng gọi như thế sẽ nhẹ nhàng hơn cho việc mô tả những hành vi kỳ lạ, sự chậm trễ về ngôn ngữ, những rối loạn trong giao tiếp … để bố mẹ có thể chấp nhận và bắt đầu một hành trình không có điểm..dừng !

    Cũng có người cho rằng gọi tên chính xác cái chứng của con mình là gì không quan trọng, quan trọng là sự yêu thương, chăm sóc con hết lòng…dù con có là gì đi nữa , cứ ráo riết can thiệp cho con bằng đủ mọi biện pháp là con sẽ có thể tiến bộ, có thể hòa nhập với xã hội … thậm chí là có thể ..bình thường trở lại !

    Đây là cách nghĩ tuy cần nhưng chưa đủ hay vô tình lại tạo ra những định hướng sai lệch trong tiến trình can thiệp rất dài của con.  Tình yêu thương con một cách tràn đầy sẽ là một động lực mạnh mẽ không gì sánh được trong hành trình cùng con. Nhưng nó cũng sẽ là lý do thúc đầy bô mẹ bước vào mê cung của những phương pháp can thiệp với những kết quả đầy thuyết phục dù chẳng hề dựa trên một chứng cớ khoa học nào . Nào là cạo gió để trục cái khí lạnh ra khỏi con, con sẽ hồi phục lại trí tuệ sau vài chục lần chịu đựng sự “tra tấn” cào nát cơ thể để đưa đến kết quả cụ thể là trục được một khoản tiền không nhỏ ra khỏi túi của bố mẹ.  Nào là chỉ dùng vài chục hộp Vương Não Khang thì sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, ngôn ngữ mà không hề nghĩ đó chỉ là một loại thực phẩm chức năng vô thưởng vô phạt… Nguy hiểm hơn, giờ đây việc “chữa trị” cho trẻ Đặc biệt không chỉ ở các cá nhân như Bà Lang Nùng hay ông thần y nào đó.. mà là từ những cơ sở y tế chính thức như viện châm cứu, bệnh viên quốc tế, với tên tuổi của các Tiến sĩ, giáo sư đầy uy tín. Thậm chí với những con số cụ thể như hơn 1500 bệnh nhi mà khả năng phục hồi là 60% sau một số liệu trình châm cứu vài ba tháng hay vài ba năm…

    Đúng là những biện pháp phẩu thuật khoa học như cấy tế bào gốc, kỹ thuật châm cứu, cấy chỉ là có tác dụng trên một số chứng bệnh về thần kinh … Nhưng ở đây, các cơ sở này đã cố tình dùng các thuật ngữ khoa học để đánh đồng các chứng rối loạn phát triển với những tổn thương về thần kinh của trẻ, đưa đến các khó khăn về vận động, mà những phương pháp trên đã tỏ ra có hiệu quả. Họ suy diễn theo kiểu là cứ hễ cái gì liên quan đến thần kinh, đến rối loạn là đều có thể dùng chung một số liệu pháp như nhau…

    Đó cũng chính là việc xem các tình trạng rối loạn phát triển này đều có các biểu hiện tương tự nhau, nên cần gì phải phân biệt một cách rõ ràng. Cứ hễ chậm nói, kém giao tiếp xã hội, chậm nhận thức, hoạt động lăng xăng không ngừng nghỉ, chẳng thèm chú ý đến ai…thì gọi các VIP ấy là tự kỷ hay tăng động, giảm chú ý hay chậm phát triển cũng chẳng hề gì ! Miễn là cứ quan tâm, yêu thương con, cho con đi can thiệp sớm cho đến khi con nói được là xong, là có thể cho con đi học, và khi đã vào được trường là xong, con sẽ được hòa nhập !

    Trong sách DSM 5 (Diagnostic and Statistical Manual Disorders – Cẩm Nang Thống Kê & Chẩn Bệnh Tâm Thần ) xuất bản năm 2003 đã đưa ra các chẩn đoán tự kỷ như sau :

    Rối Loạn Phổ Tự Kỷ (Autism Spectrum Disorder) – có mã số 299.00 (F84.0) với các dấu hiệu đặc trưng trong 3 nhóm:

    – Nhóm A :Trẻ có 3 dấu hiệu khiếm khuyết về ngôn ngữ , cảm xúc và giao tiếp xã hội

    – Nhóm B: Trẻ có 3 dấu hiệu giới hạn, lặp lại, rập khuôn về hành vi, sở thích, và hoạt động. Ngoài ra trẻ còn có những rối loạn về giác quan .

    Những tiêu chuẩn trong nhóm B của DSM -5 được áp dụng để chẩn đoán và phân định sự khác biệt giữa Rối Loạn Phổ Tự Kỷ (ASD) và dạng Rối Loạn Ngôn Ngữ trong Giao Tiếp Xã Hội (Social ‘Pragmatic’ Communication Disorder SCD). Tiêu chuẩn hay tiêu chí số 4 trong nhóm B về rối loạn cảm giác chưa từng có trong ấn bản cũ (DSM-IV). Nếu trẻ hội đủ 3 tiêu chuẩn của nhóm A nhưng không có những giới hạn, lặp lại, rập khuôn về hành vi, sở thích, và hoạt động thuộc nhóm B thì không phải là tự kỷ, và nên xếp vào dạng SCD .

    Không những thế, khi chẩn đoán tự kỷ cần nêu rõ: – Trẻ ASD có kèm theo chứng chậm phát triển, Chậm nói hay không?  Trẻ có cần một sự chăm sóc y tế hay kèm theo một chứng rối loạn phát triển khác như chứng tăng động giảm chú ý ( ADHD), thậm chí là có kèm theo bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia), rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) hay không?

    APA ( hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ )  cảnh báo: Những cá nhân đã có sự chẩn đoán bị rối loạn tự kỷ, rối loạn Asperger, hay rối loạn lan tỏa – không phân biệt rõ (PDD – NOS), dựa vào ấn bản cũ (DSM-IV), phải được xếp chung vào Rối Loạn Phổ Tự Kỷ (ASD) trong ấn bản mới (DSM 5). Riêng những cá nhân có những khiếm khuyết nghiêm trọng về ngôn ngữ, nhưng không hội đủ tiêu chuẩn tự kỷ trong DSM 5, sẽ được thẩm định lại để xếp vào dạng Rối Loạn Ngôn Ngữ trong Giao Tiếp Xã Hội (SCD).

    Như vậy, rõ ràng các chứng rối loạn phát triển hay rối loạn ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội và các chứng tâm thần trẻ em, đã được phân biệt rất rõ ràng – mặc dù chúng đều có những biểu hiện tương tự nhau.

    Cũng theo sách DSM 5 thì rối loạn tăng động giảm chú ý có 3 nhóm khác nhau là :

    Nhóm thiên về Giảm chú ý với 9 dấu hiệu sau :

    1/ Không chú ý đến các chi tiết .

    2/ Dễ nhàm chán các hoạt động phải lặp lại .

    3/ không quan tâm đến người đối diện trong giao tiếp ,

    4/ không hoàn tất các yêu cầu về công việc và học tập.

    5/ Gặp khó khăn khi phải tuân theo các yêu cầu của bố mẹ hay giáo viên.

    6/ Khó tổ chức một hoạt động theo một trình tự nhất định trong một thời gian cụ thể.

    7/ Không thích các công việc đòi hỏi sự tập trung.

    8/ thường để mất đồ đạc, học cụ.

    9/ dễ bị phân tâm bởi những kích động chung quanh

    Trẻ dưới 17 tuổi cần đạt 6 tiêu chuẩn trở lên mới hội đủ điều kiện thuộc dạng rối loạn tăng động giảm chú ý .

    Nhóm thiên về Tăng động với 9 dấu hiệu :

    1/ Thích cựa quậy, đánh nhịp, vặn vẹo chân tay .

    2/ Không thể ngồi yên một chỗ quá 5 phút

    3/ Thường không thể chơi một cách nhẹ nhàng, êm thắm .

    4/ Đứng ngồi không yên, đôi chân chỉ thích đi .

    5) Nói nhiều .

    6/  Trả lời trước khi người khác hỏi xong

    8/ Không kiên nhẫn chờ đợi

    9/  Ưa quấy rầy hoặc làm gián đoạn công việc của người khác .

    Nhóm Kết Hợp  bao gồm 9 tiêu chuẩn của dạng giảm chú ý (Inattention) và 9 tiêu chuẩn của dạng tăng động và bồng bột (Hyperactivity and Impulsivity).

    ( theo thông tin từ FB Danang Ho )

    Như thế, nếu xét về bản chất và dấu hiệu thì rõ ràng tự kỷ – tăng động kém chú ý hay chậm phát triển – kém giao tiếp xã hội …dù có chung cái mũ là rối loạn phát triển. Thì đều có những dấu hiệu khác nhau và dĩ nhiên là từ đó, phải có những biện pháp và mục tiêu can thiệp khác nhau.

    Không phải đơn giản mà ngay từ xa xưa, cha ông ta đã có câu : Tên gọi có đúng ( Danh chính ) thì lời nói mới phù hợp ( Ngôn thuận ) . Mà có sự phù hợp thuận lợi thì mới đạt kết quả. Đã biết bao nhiêu thứ trong thời đại này, do sự nhập nhằng, không chính danh, mà đã trở nên giả dối hay tạo ra những quan điểm sai lầm trong việc định hướng. Là Phụ huynh hay là nhà chuyên môn đều nên xem xét một cách rõ ràng về tình trạng của con em mình, để từ đó có thể định ra một lộ trình, một mục tiêu can thiệp một cách hợp lý và hiệu quả.

    CVTL Lê Khanh

    GĐ Chi Nhánh Cty GD KidsTime  – TP HCM

     

     

     

     

     

  • TRẺ THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI

    TRẺ THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI

    Một trong những biện pháp đem lại sự bình an và hạnh phúc cho mỗi người là có cái nhìn tích cực, biết chấp nhận thực tế và thay đổi cách ứng xử để phù hợp với những điều kiện trong cuộc sống của chúng ta. Điều này có thể áp dụng vào hầu hết các vấn đề mà mỗi người chúng ta đang đương đầu.

    Khi đối diện với những thách thức mà một đứa con gây ra cho bố mẹ . Các bậc phụ huynh thường đi tìm kiếm những nguyên nhân bên ngoài như Phim ảnh bạo lực, game online, bạn bè xấu … và cho rằng đứa con mà họ nghĩ rằng “ rất ngoan” rất dễ thương của mình, đã bị tác động của xã hội mà trở nên ngỗ nghịch và thách thức mọi người bằng những thói hư tật xấu… ít ai nghĩ rằng những thói hư tật xấu ấy có nguồn gốc từ chính ..bố mẹ !  Chính sự dung dưỡng, nuông chiều đã từng bước biến đổi đứa trẻ trở thành điều không thể chấp nhận.

    Ngay cả với những trẻ đặc biệt, mà nguyên nhân sự rối loạn của chúng đến nay vẫn là một ẩn số. Chính vì thế mà nhiều người vẫn cho rằng, tình trạng tự kỷ của trẻ là do môi trường bên ngoài tác động vào trẻ sau khi sinh, và vì thế họ tin rằng với thời gian , bằng những biện pháp nào đó, có thể chữa lành. Niềm tin ấy cùng với  tình thương con khiến họ đã dồn mọi nỗ lực vào để cố gắng biến đổi những điều mà họ cho rằng bất thường ở trẻ, trở thành những điều bình thường dưới mắt mọi người. Điều này có khi là sự vô vọng, và đem lại cho phụ huynh một sự sụp đổ.

    Thái độ tất cả vì con là một đức tính tuyệt vời của các ông bố, bà mẹ… nhưng điều đó ngoài việc cung cấp cho họ một nghị lực phi thường để đeo đuổi, vận dụng mọi biện pháp trị liệu cho con, kể cả những biện pháp phi lý ,mơ hồ nhất. Không những thế, vì việc không chấp nhận được tình trạng của con, đã khiến cho họ suy kiệt cả niềm vui trong cuộc sống, nhìn đâu cũng thấy một sự bi quan và khao khát một sự thay đổi nhanh chóng .

    Trong tác phẩm : NHỮNG TRÒ CHƠI CAN THIỆP SỚM của tác giả  Barbara Sher , một chuyên viên trị liệu vận động đầy kinh nghiệm, đã đưa ra một quan điểm hết sức thú vị , bà cho rằng chính sự nỗ lực dập tắt những hành vi “ kỳ cục” của trẻ, nỗ lực chữa trị một trẻ tự kỷ trở nên bình thường, đặc biệt là ở các trẻ tự kỷ chức năng cao là một điều không đem lại cuộc sống tốt đẹp cho trẻ như bố mẹ thường mong, Bà nghĩ rằng trẻ tự kỷ không phải là những bệnh nhân, mà là một thành phần tiến bộ hơn của con người ! Bởi vì có rất nhiều thiên tài về một lĩnh vực nào đó được tìm thấy trong nhóm người tự kỷ .

    Bà viết : “ Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong một tương lai không quá xa, mọi người sẽ coi việc mắc hội chứng tự kỷ thật là “dễ chịu” hay đó chỉ là cách cảm nhận thế giới khác biệt mà thôi. Những thuật ngữ như Rối loạn cảm giác sẽ được thay thế bằng Có cảm giác khác biệt, và tất cả chúng ta sẽ học cách nhạy cảm hơn với nhu cầu của mình và cách ổn định bản thân chúng ta.”

    Zosia Zaks, một người tự kỷ trưởng thành và tác giả của cuốn Tình yêu và Cuộc sống: Chiến lược tích cực cho những người tự kỷ trưởng thành, đã bàn thêm về tương lai này, viết rõ trên trang web của cô (www.autismability.com):

    Hầu hết người tự kỷ đều không muốn được “chữa khỏi”. Chúng tôi không muốn tự kỷ bị xóa bỏ khỏi con người chúng tôi một cách thần kỳ, hoặc bằng một vài phương pháp nào đó. Bạn có thể đã từng muốn xóa sạch mọi hành vi bất thường của chúng tôi. Nhưng đây mới là điều quan trọng bạn cần hiểu. Rất nhiều người tự kỷ, với các kỹ năng đa dạng, với những tài năng khác biệt, cũng như những khó khăn, vấn đề và mối quan tâm khác nhau, đang đưa ra những hiểu biết mới về tự kỷ, đang làm việc cần mẫn để tích cực ủng hộ cho các lợi ích của sự đa dạng về thần kinh. Nên mục tiêu cố gắng biến đổi người tự kỷ thành người “bình thường” hay “điển hình” hay “trông giống như bạn đồng lứa” là không ổn, bởi vì tự kỷ là sinh học-thần kinh. Do đó, người tự kỷ được “tạo nên” bởi những nét tự kỷ. Thay vì cố gắng thay đổi, các bạn hãy cố gắng làm việc với chúng tôi bằng cái nhìn của chúng tôi, Nhờ thế chúng tôi có thể học được kỹ năng mới, học được cách giao tiếp, và tận hưởng cuộc sống của chúng tôi.

    Quan điểm này có vẻ như rất khó hiểu và chắc cũng khó có bậc cha mẹ nào chấp nhận, con tôi là trẻ tự kỷ, nó đang bị kỳ thị, phân biệt đối xử ở khắp nơi, kể cả trong gia đình mà nay lại bảo rằng không cần thay đổi ? trong khi ở các lĩnh vực khác, nhất là trong giáo dục trẻ bình thường, nó được xem là một quan điểm tiến bộ và hiệu quả !

    Chúng ta hiểu rằng, không phải là sẽ chấp nhận mọi sự chậm trễ về ngôn ngữ, mọi rối loạn về hành vi của trẻ, bởi chính tác giả Barbara cũng đã đưa ra những biện pháp tác động qua chơi hết sức thú vị để cải thiện các vấn đề này nơi trẻ tự kỷ. Nhưng điều quan trọng mà các bậc cha mẹ và các nhà trị liệu, các giáo viên và cả những người tiếp xúc với trẻ tự kỷ cần biết – Ngoài những kém cỏi, thiếu hụt về ngôn ngữ và nhận thức, thì bên trong con người của trẻ luôn ẩn chứa một năng lực, mà có thể chúng ta chưa khám phá ra hoặc không xem đó là một năng lực, bởi vì chúng ta chưa hiểu, chưa biết dùng năng lực khác biệt ấy vào việc gì !

    Điều mà chúng ta cần phải nhìn nhận, thái độ và nhận thức của trẻ không phải là một sự rối loạn mà chỉ là một sự khác biệt – Điều này cũng tương tự như sự khác biệt về chủng tộc, về niềm tin tôn giáo, về giới tính ( đồng tính, lưỡng tính … ) Chúng ta chấp nhận chúng để chính chúng ta không phải “ tuyệt vọng – muốn chết đi cho xong” mà là tôn trọng và nỗ lực tìm cách phát triển những năng lực tiềm ẩn của trẻ thay vì nỗ dập tắt những hành vi bất thường vì điều đó là vô ích.

    Ở đây, ta thấy có một điểm tương đồng trong quan điểm giáo dục – khi đứng trước một đứa trẻ hư – Thay vì trừng phạt mà hãy nhìn nhận và nâng đỡ , đó là quan điểm giáo dục tích cực đã biến đổi rất nhiều trẻ cá biệt, hư hỏng, chống đối trở nên những con người hữu ích, hay ít ra không đem lại cho chúng một mặc cảm bị loại trừ .  Với trẻ đặc biệt cũng thế, nhìn nhận, nâng đỡ và tôn trọng chính là quan điểm khi áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực mà mọi người từ gia đình đến xã hội đều cần phải có khi đứng trước một đứa trẻ. Chỉ khi nào có được điều này thì chừng đó, chúng ta mới có thể gọi đó là một nền giáo dục hòa nhập đúng nghĩa.

    Một quốc gia không chỉ là một chủng tộc, một xã hội không chỉ là một giai cấp, một con người không chỉ là một giới tính, thế tại sao mọi đứa trẻ đều phải là một đứa trẻ bình thường giống nhau trong một nền giáo dục gọi là “ hòa nhập” để phải chịu sự “hòa tan” về nhân cách ?

    Lê Khanh

    Cty Giáo dục Kidstime Bình Thạnh

     

     

  • THẾ NÀO LÀ MỘT NỀN GIÁO DỤC HIỆU QUẢ ?

    THẾ NÀO LÀ MỘT NỀN GIÁO DỤC HIỆU QUẢ ?

    Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em, có thể nói đó là một môi trường tràn ngập các thông tin về các phương pháp giáo dục cũng như các  kỹ năng xử lý tình huống ngoại nhập. Nào là phương pháp Montessori, phương pháp Reggio Emilia, Glenn Doman, cho đến các kỹ năng phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, phát triển tiềm năng nghệ thuật, phát triển 8 loại hình thông minh…

    Đó là chưa kể đến hàng loạt các đầu sách hướng dẫn cha mẹ dạy con theo phương pháp của Nhật Bản, của Do Thái, của các nước có nền giáo dục nhân bản và tiên tiến đã lôi cuốn không ít gia đình để hiện diện trong các tủ sách tại nhà riêng và nhà trường.

    Giữa các làn sóng kiến thức ấy, có bao giờ chúng ta tự nhủ là mình đã không để ý đến cấu trúc tâm lý trong gia đình của người Việt? để xem xét rằng các kiến thức ấy liệu  mình có “tiêu hóa” nổi không ? Và nhất là có thể áp dụng một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả khi mà  chúng ta là những ông bố bà mẹ sinh ra và lớn lên trên dất nước Việt Nam, thấm đẫm những tính chất của người Việt, nhưng lại thấy rằng để dạy con trở nên một con người phát triển thì lại phải áp dụng các phương pháp của môt dân tộc nào đó, chứ trong môt đất nước có 4000 năm Văn Hiến, đâu có tìm ra một phương pháp nào khả dĩ giúp được con tôi đâu ? dù rằng đã có một kho tàng “văn hóa  giáo dục” qua hàng ngàn câu ca dao – tục ngữ vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay!

    Vâng quả thực không khó để tìm ra những tính cách ưu việt của các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới, và cũng không khó để chỉ ra những hạn chế trong cách nuôi dạy con của các bà mẹ Việt Nam ! Nhưng đã có bậc phụ huynh nào có thể áp dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các phương pháp Nhật Bản hay Do Thái cho con mình, trong một bầu không khi như một gia đình Nhật hay Gia đình Do Thái chưa ? Chắc chắn chúng ta không thể áp dung một cách toàn vẹn như người Nhật, người Do Thái những phương pháp của họ trên đất nước của chính họ. Chúng ta sẽ lý luận rằng, tôi chỉ chọn ra các yếu tố phù hợp thôi ! Nhưng phù hợp với cái gì ? Với văn hóa Việt,  với suy nghĩ và nhận thức của bố mẹ hay phù hợp với khả năng phát triển của đứa trẻ cũng là dân Việt . Đây là một điều quan trọng vì rõ ràng các nền giáo dục của các nước đa phần là dựa trên sự phát triển của đứa trẻ chứ không dựa trên nhận thức của bố mẹ. Hơn thế nữa, có phải ai cũng có đủ năng lực sàng lọc được các giá trị nội tại trong các phương pháp giáo dục “ngoại nhập” – có khi cái hay thì không tìm ra, còn những cái không phù hợp với trẻ Việt, với văn hóa Việt thì cắm đầu áp dụng ! Đến khi gặp phản ứng tiêu cực từ đứa trẻ thì bắt đầu “hoang mang” hay đổi qua kiểu khác !

    Thế nhưng làm sao để có thể nuôi dưỡng một đứa trẻ “thuần Việt” với những sự phát triển tâm sinh lý trong một gia đình mà từ những lời ăn tiếng nói, cách cư xử  cho đến chế độ ăn uống cũng thuần Việt lại có thể tiếp nhận những tác động giáo dục của phương pháp giáo dục đến từ  một nền văn hóa khác ?  Hay chúng ta cho rằng, dạy con theo kiểu Nhật thì cứ dạy vì nó “ hay tuyệt” còn con cái thì cứ việc cư xử như một đứa trẻ Việt Nam, có sao đâu ? Hoặc cố gắng “Tây hóa” cho nó “ soang” ?

    Hãy thử nhìn cách một đứa trẻ chào một người khác, chào một người bạn, cách đứa trẻ ăn uống và nói chuyện với bố mẹ … Trong một gia đình người Nhật, người Mỹ, người Pháp… với một gia đình người Việt… Không khó để nhận ra những sự khác biệt . Như vậy, cái nếp ăn, nếp ở đó có phải là giáo dục không ? Chúng ta liệu có thể dạy con ứng xử theo kiểu Nhật, kiểu Do Thái, kiểu Mỹ  trong một bữa cơm gia đình Việt Nam hay khi tiếp xúc với một người Việt Nam khác, vừa đên chơi nhà ? Vậy nếu không thể ứng xử “ theo đúng phương pháp giáo dục” tiên tiến của nước ngoài vào các sinh hoạt hàng ngày tai nhà mình, thì chúng ta dạy trẻ  bằng các phương pháp ấy để làm gì ?

    Đã có khá nhiều sự xung đột văn hóa giữa giới trẻ và người lớn tuổi và cũng không ít sự xung đột trong các quan hệ bố mẹ và con cái, đôi khi dẫn đến các bi kịch vì chúng ta chưa tìm ra được cách dung hòa giữa các hệ tư tưởng mà chúng ta cho là văn minh, tiên tiến đến từ phương Tây với những triết lý mà chúng ta thường cho rằng lạc hậu, chậm tiến của nền văn Minh Đông phương hay bản địa. Có một điều ly thú là khá nhiều thế hệ  khi còn là thanh thiếu niên, thì thường có những quan điểm rất Tây, tự cho là rất tiến bộ, văn minh .. thế nhưng sau khi lập gia đình, bắt đầu có con và trở nên lớn tuổi, thì lại dần dần quay lại các cách giáo dục áp đặt và lạc hậu của bố mẹ mình khi xưa lúc nào không biết, và chúng ta cho đó là tự nhiên !

    Cũng có không ít gia đình Việt đã tây hóa rất nhiều trong cách sống, trong cách nuôi dạy con ..thậm chí là trò chuyện với nhau và với con bằng tiếng Pháp, tiếng Anh . Con cái đi học trường quốc tế , ăn uống theo kiểu Tây, ngủ phòng riêng, lên mạng chatchit với bạn bè khắp thế giới …chỉ thích đọc sách, xem phim, nghe nhạc nước ngoài ! Nhưng trong cách ứng xử vẫn còn có những suy nghĩ và hành động theo kiểu người Việt . Chính điều đó đã làm chúng ta khó xử và lúng túng trong cách giáo dục Vỏ tây ruột Việt để rồi vẫn vấp phải những chống đối của đứa con, hoặc có khi lại bị chúng “ leo lên đầu” hồi nào không biết ! vì Dady và Momy vẫn chỉ là hai ông bà  với cái “ hồn Việt” lạc hậu hay chuyên chế của mình.

    Hiện nay các phương pháp hay đúng hơn là tinh thần triết lý giáo dục của các phương pháp được du nhập trực tiếp qua các tài liệu dịch thuật mà chỉ cần dịch suông sẻ, đọc không sai văn phạm và ngữ pháp tiếng Viêt là đã hay lắm rồi, còn làm sao để Việt hóa được các sách đó thì ..đường còn xa lắm !  Do chưa Việt Hóa được cho nên dù có đọc thiên kinh vạn quyển, có nói ra các lý thuyết giáo dục rất chuẩn ISO, thì các chuyên gia giáo dục, tâm lý , đặc biệt là các chuyên gia tốt nghiệp từ nước ngoài ( đó là một cái chuẩn để đánh giá, nâng cao giá trị ) …khi tổ chức các khóa huấn luyện chuyên đề dù đã giảng rất hay . rất chuyên nghiệp..thế nhưng để đi được vào lòng người học là người Việt Nam, và hơn nữa là làm sao cho những học viên đó, khi tiếp nhận các kiến thức nuôi dạy con đó, có thể mang về dạy con cũng rất trơn tru mượt mà và có hiệu quả  thì lại là một điều tưởng không khó – hóa ra khó không tưởng! Vì chuyên gia đó giảng rất đúng, nên không thể trách họ đươc, nên thường người học chỉ có trách mình là đầu đất, nên lại đợi đến các khóa sau, hay các khóa khác để học tiếp mà không nghĩ rằng việc chuyển hóa các phương pháp giáo dục từ nước ngoài để đồng hóa được với quan điểm sống của người Việt, trên đất Việt là điều không đơn giản chút nào nếu chính người dạy không có được một nền tảng triết lý giáo dục thuần Việt trong tâm hồn !

    Vâng – đã đến lúc đi tìm lại cái dân tộc tính của mình với cái nhìn tích cực, để lấy lại các giá trị văn hóa mang bản sắc Việt. Không phải là ở các áo dài cách tân mà lại giống như áo Tàu hay áo Tây, không phải ở những cái Tên nửa tây nửa ta mà đọc lên không biết là người gì, cũng càng không phải ở các lời phát biểu phải chêm vào đó vài từ tiếng Anh  để chứng tỏ đẳng cấp. Mà là ở các biện pháp Việt hóa các phương pháp giáo dục có giá trị từ bên ngoài đưa vào đất Việt, sao cho nó ăn ý với cái hồn Việt ở bên trong từng mái gia đình, sao cho nó hòa đồng được cái văn hóa gia đình “ Lệnh ông – Cồng bà” để “ đầu xuôi – đuôi lọt” nhắm giúp cho một đứa trẻ Việt Nam lớn lên với sự hãnh diện “ Tôi là người Việt Nam” thay vì cứ phải mãi cúi đầu đi trong một đêm dài bất tận tại một đất nước có đủ thứ nhập nhằng !

    CVTL LÊ KHANH

    GĐ Cty Giáo Dục Kidstime Bình Thạnh

    Lưu