Đưa con vào khóa tu mùa hè, cha mẹ cần nhớ điều này
15/06/2018
Nói xấu trên mạng là tâm lý bình thường của tuổi teen
05/11/2018
Đưa con vào khóa tu mùa hè, cha mẹ cần nhớ điều này
15/06/2018
Nói xấu trên mạng là tâm lý bình thường của tuổi teen
05/11/2018

Thông thường, các trẻ đặc biệt mà ta hay gọi là trẻ VIP, thường có những khó khăn về ngôn ngữ, hay đúng hơn là hạn chế về lời nói, vì các em vẫn có thể giao tiếp bằng cử chỉ . Điều này là  tâm điểm cho nỗi lo của bố mẹ, và 10 người thì hết 11 người khi đưa con đi khám, tìm trường, tìm lớp, tìm GV là đều đặt ra mục đích, yêu cầu : Làm sao con tôi nói được.

Chính vì quá chú ý đến lời nói, nên chúng ta lại quá tập trung vào các kỹ thuật “ bật âm” để làm sao cho trẻ mau biết nói, và kết quả thường là trẻ chỉ có thể lập lại, nhại lời hay cùng lắm là hỏi gì đáp nấy bằng những từ đơn hay đôi cụt lủn.

Hãy thử nghe một mẩu đối thoại :

  • Con nhìn đây, cái gì đây ? …cái nhà ! Yeah, giỏi lắm, con gì đây ? Con vịt… Yeah giỏi lắm …..Con muốn ăn gì ? …con muốn ăn gì ? … Không, cô hỏi : Con muốn ăn gì ? con con phải nói Con ăn bánh . lập lại ..con muốn ăn gì – con ăn bánh … Không, con chỉ trả lời, không nhắc lại câu hoi của cô , lập lại …. Nghe có quen không ?

Thực ra, trước khi tập nói, các em cần được phát triển những kỹ năng không lời hay còn gọi là kỹ năng “tiền lời nói”. Những kỹ năng không lời này bao gồm :

  • Biết sử dụng đồ vật,  Hình thành khả năng bắt chước, Kỹ năng nhìn vào đồ vật người khác chỉ, sau đó chỉ vào đồ vật để làm người khác chú ý.
  •  Quan trọng nhất là kỹ năng luân phiên ( chơi và hoạt động lần lượt với mẹ, giáo viên và sau đó là trẻ khác.)

Chúng ta biết rằng, để khám phá môi trường, trẻ cần phải biết cách sử dụng đồ vật. điều đầu tiên là trẻ cần  biết đồ vật vẫn tồn tại tuy không còn nhìn thấy nữa. ( chính vì không biết điều này nên nhiều trẻ VIP không thích thay đổi vị trí các đồ dùng, còn đồ chơi thì xếp theo đúng 1 trình tự, hay 1 hàng thẳng và tỏ ra hoảng sợ khi thấy mọi thứ biến mất trong bóng tối ! ) Để xác định trẻ có kỹ năng này hay không, cha mẹ/GV có thể đặt đồ chơi trước mặt trẻ và khi trẻ tỏ ra chú ý đến đồ chơi đó, ta trải miếng vải phủ lên trên đồ chơi và đợi phản ứng của trẻ.

Nếu trẻ ý thức rằng đồ chơi vẫn còn ở đó thì sẽ có phản ứng như lấy ra miếng vải để tìm lại đồ chơi phía bên dưới. Nhưng nếu trẻ không nhận ra điều đó, sẽ quay đi tìm món đồ chơi khác. Trong trường hợp trẻ đã trên 3 tuổi mà vẫn còn không biết cách chơi với đồ vật và thường cho vào miệng cắn, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển bước kế tiếp, đó là chơi với đồ vật theo hình dáng/chức năng hoặc làm mẫu cách chơi với đồ chơi một cách thích hợp :

Ví dụ :  như đẩy cho xe chạy, chải tóc cho búp bê, ném banh). Bước này quan trọng để giúp trẻ bắt đầu khám phá đồ vật một cách thích hợp hơn.

Sau khi trẻ biết chơi với từng món đồ chơi một, trẻ cần chơi với hai đồ vật cùng một lúc như quậy muỗng trong ly, cho búp bê bú bình sữa v.v… Kế tiếp, trẻ sẽ được tập chơi theo trình tự, nghĩa là chơi theo thứ tự như cho búp bê bú, lau miệng cho búp bê, đặt búp bê lên giường ngủ…Tất cả hoạt động này, trẻ sẽ học bằng cách bắt chước người chơi với mình. Chúng ta nên biết rằng, mỗi một hoạt động sẽ phải trải qua 3 giai đoạn :

  • Giai đoạn người dạy làm mẫu và khuyến khích trẻ nhìn và làm theo.
  • Giai đoạn trẻ và người dạy cùng làm ( đây là giai đoạn dài nhất )
  • Giai đoạn trẻ có thể tự làm, người dạy khuyến khích.

Đối với trẻ chưa biết bắt chước, Người dạy : ND( Giáo viên/ cha mẹ )  có thể tập khả năng bắt chước qua những hành động tay chân trước, như nhảy lên nhảy xuống hoặc vỗ tay; khi trẻ thích bắt chước hành động, ND có thể giúp trẻ bắt chước lè lưỡi ra, đưa đầu lưỡi lên, cười, phồng hai má ra, v.v… Đây là một cách tập phối hợp bắp cơ miệng để sau này tập nói. Đồng thời có thể khuyến khích trẻ tập bắt chước tiếng nói đơn giản như là “a a, ba ba”.

Một cách khác giúp trẻ bắt chước là ND  bắt chước các hành động của trẻ trước. Nếu trẻ nói a a, thì ND nói theo a a. Nếu trẻ lên xuống giọng nói, cha mẹ lặp lại y chang như vậy. Có thể soi gương cùng với trẻ để giúp trẻ chú ý và thích thú bắt chước.  Sau khi đã bắt chước trẻ và tạo sự chú ý cho bé, ta có thể chủ động lặp lại những hành động đó để trẻ làm theo.

Chỉ đến khi trẻ đã làm theo một cách vui vẻ, chúng ta mới bắt đầu đưa vào những hoạt động can thiệp tiếp theo mà chúng ta muốn trẻ làm một cách đơn giản và phải nhắc lại nhiều lần để trở thành một thói quen.

Như vậy thông qua món đồ chơi làm vật trung gian, chúng ta giúp cho trẻ tạo mối quan hệ tương tác giữa con và bố mẹ. Đó gọi là “tam giác giao tiếp” cần thiết cho chương trình can thiệp sớm cho trẻ.     TRẺ  – ĐỒ CHƠI – NGƯỜI DẠY.

Để tập nhận biết, lưu hình ảnh của vật vào trí nhớ, dùng làm vốn từ để cho giai đoạn nói ra sau này , Trẻ cần tập kỷ năng nhìn vào đồ vật mà người dạy chỉ vào và biết chỉ tay vào đồ vật để phát triển ngôn ngữ. Thông thường, khi trẻ có nhu cầu muốn lấy một vật gì, thường là nắm lấy cánh tay của bố mẹ, kéo đến gần vật muốn lấy và bố mẹ phải đoán được nhu cầu của trẻ.

Vì vậy, khi trẻ tỏ ra có nhu cầu và phụ huynh hay giáo viên “đoán được” thì thay vì đợi trẻ kéo tay đến gần vật muốn lấy, ta sẽ dùng tay để chỉ vào vật đó và hỏi trẻ bằng một từ ngắn gọn: Bánh? Sữa? ly? chén? ( nói ra tên vật mà trẻ chỉ vào) Khi trẻ chấp nhận và nhìn vào vật muốn lấy, ta sẽ lấy cho bé và nhắc lại : con uống sữa, sữa nè… để trẻ dần dần nhớ được từ mà mình muốn dạy cho trẻ nhớ.

Trong trường hợp trẻ nắm tay ND để kéo đến vật muốn lấy ( mà trẻ không tự lấy được) thì ND sẽ khéo léo chuyển cánh tay để dùng bàn tay nắm lấy cánh tay của trẻ và kéo tay trẻ chỉ vào vật mà trẻ muốn lấy, đồng thời nói to tên của vật đó ( lập lại nhiều lần ) để sau vài lần chỉ như vậy thì trẻ sẽ nhận ra tên của vật đó. Khi đã biết tên, và biết chỉ tay thì lúc đó mới yêu cầu trẻ nói lên tên của vật ( sua khi đã nghe ND nói nhiều lần )

Như vậy kỹ năng nhìn vào đồ vật mà người khác đang chỉ và chỉ vào đồ vật để làm người khác chú ý. Sẽ là cơ sở để trẻ hình thành nhu cầu giao tiếp và sau đó là kỹ năng ngôn ngữ.

Những trẻ hiểu được ý nghĩ của người khác sẽ giao tiếp dễ dàng hơn. Nói một cách khác, nên tạo ra “tam giác giao tiếp” một đầu là người nói, đầu thứ hai là trẻ và đầu thứ ba là đồ vật. Những “tam giác giao tiếp” thông qua các trò chơi tương tác  là cách tốt nhất cho trẻ học ngôn ngữ. Khi giao tiếp với trẻ, nên tạo ra nhiều cơ hội có “tam giác giao tiếp,” nghĩa là cha mẹ và con tập trung vào một việc. Những lúc tập trung với nhau như vậy không cần lâu, đôi lúc chỉ là 1-2 phút nhưng càng nhiều lần như vậy, trẻ càng tiếp thu nhiều hơn.

CV.TL LÊ KHANH

Phòng Tư vấn Tâm lý Gia Đình & Trẻ em

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý