Tác giả: Lê Khanh

  • CAN THIỆP TRẺ ĐẶC BIỆT – DẠY TRẺ HAY HỌC TỪ TRẺ ?

    CAN THIỆP TRẺ ĐẶC BIỆT – DẠY TRẺ HAY HỌC TỪ TRẺ ?

    Từ trước tới giờ – ai cũng nghĩ trẻ đặc biệt cũng có thể dạy như trẻ bình thường , vấn đề chỉ là cách dạy và kỹ thuật, phương pháp khác nhau . Người ta gọi đó là Giáo dục đặc biệt .  Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ các nguyên lý để dạy trẻ , mà các nhà khoa học sư phạm và tâm lý đã đề ra , thì nguyên lý đầu tiên của hầu hết các kỹ thuật đó là NƯƠNG THEO TRẺ – hay nói một cách văn vẻ là để trẻ DẪN LỐI !

    Điều này, thực ra ngay cả với  nguyên lý Giáo dục bình thường là lấy trẻ làm trọng tâm thì cũng không có gì khác biệt – Nhưng tiếc thay, với giáo dục bình thường, người ta khồng hề lấy trẻ làm trong tâm, và vì thế theo quan điểm giáo dục này, khi vận dụng những kỹ thuật của giáo dục đặc biệt , người ta cũng không hề nương theo trẻ , mà chủ yếu là dẫn dụ thậm chí là ép buộc trẻ phải đi theo mình !

    Hãy cứ nhìn vào hình minh họa của các buổi can thiệp 1 – 1 của GV  với trẻ đặc biệt thì ta thấy gì ? Trẻ và cô ngồi đối diện với nhau, và cô dùng hết khả năng ( thực ra là chỉ 1 phần ) của mình để dẫn dụ, để bó buộc trẻ phải nhìn vào mình, phải làm theo mình và phải nói theo mình !  Đã có bao nhiêu giáo viên có thể Làm theo trẻ, nói theo trẻ và nương theo các hoạt động của trẻ để hòa mình với trẻ, để làm bạn với trẻ ?  Không đơn giản đâu !

    Có rất nhiều chương trình, phương pháp, kỹ thuật được các chuyên gia tổ chức để huấn luyện cho bố mẹ, cho giáo viên những kỹ thuật tập cho trẻ về ngôn ngữ, uốn nắn hay dập tắt hành vi tiêu cực…nhưng để thu hút được trẻ, thì thường các phụ huynh gặp thất bại ở điểm này – đó là không đủ kiên nhẫn để nương theo trẻ để giúp trẻ ổn định và phát triển.

    Như vậy, có thể hiểu cái ý nghĩa của việc nương theo trẻ chính là học theo cách của trẻ – Một đứa trẻ lăng xăng không ngớt, có rất nhiều hành vi không giống ai, hầu như không nói được từ nào, hay có chăng chỉ là những âm vô nghĩa … điều đó cho thấy trẻ RẤT ĐỘNG –  Thế rồi, chúng ta làm gì ? Chúng ta tìm đủ mọi cách lôi kéo, thu hút sự chú ý của trẻ , từ cử chỉ đến lời nói, dùng đủ các công cụ đưa ra  trước mắt trẻ…. Nghĩa là chúng cũng RẤT ĐỘNG – có khi còn động hơn cả trẻ !  Như vậy, chúng ta đã lấy ĐỘNG để chế ĐỘNG, chứ không lấy TĨNH để chế ĐỘNG !  Động chế động thì chỉ làm leo thang sự xung động ! Tương tự như hai người cãi nhau, người này tìm cách nói to để át người kia ! Ban đầu cả hai đêu nói giọng bình thường – nhưng ngày càng TO TIẾNG, để trấn áp , nhưng thay vì làm cho cuộc cãi nhau đi đến chỗ hòa giải, sẽ làm cho cuộc cãi nhau đi đến chỗ bùng nổ  hay bế tắc.

    Tôi dạy trẻ chứ có cãi nhau với trẻ đâu ? dĩ nhiên, nhưng tôi đang làm gì với trẻ vậy – tác động và can thiệp ? Đúng rồi – để làm gì ? Để buộc trẻ phải làm theo tôi ! vậy có giống với trấn áp, buộc kẻ đối diện phải thuận theo ý mình không ?  Tôi dạy cho trẻ cái đúng, chứ đâu dạy cho trẻ cái sai ? Đúng rồi, và trong cuộc cãi nhau thì ai cũng thấy là MÌNH ĐÚNG ! và phải làm mọi cách cho đối phương phải chấp nhận cái đúng của mình ! Giống không ?

    Như vậy, chúng ta sẽ chọn cách CÃI NHAU với trẻ hay ĐỐI THOẠI với trẻ ? Dĩ nhiên là tôi chọn cái thứ hai – vậy nguyên lý đầu tiên của đối thoại là gì ? có phải là NÓI CHO TRẺ NGHE hay phải biết LẮNG NGHE TRẺ NÓI ?  Ủa, mà nó có NÓI GÌ ĐÂU, quậy như tinh chứ nói năng gì ?  vậy là phải HỌC CÁCH LẮNG NGHE TRẺ rồi !  Không chỉ phải học cách lắng nghe tiếng nói hay đúng hơn là thông điệp từ trẻ, mà ta con phải học cách HÒA MÌNH với trẻ – học cách GỬI CÁC THÔNG ĐIỆP đến với trẻ theo cách mà trẻ có thể chấp nhận – mà muốn cho trẻ nghe được thì phải tìm ra được  tần số âm thanh và sự rung động của trẻ.

    Ai đã từng dò đài bắt sóng, đi tìm những tần số phù hợp để có thể tìm ra những âm thanh từ những cái Radio thì sẽ hiểu nghĩa chữ đi dò tần số –  Phải tập trung, phải nhẫn nại, phải dò dẫm từng chút một – nếu dò đúng, thì sẽ nghe được các âm thanh rõ rang trong trẻo, nếu dò chưa đúng thì chỉ có thể nghe được những tiếng rè rè hay những âm thanh , tiếng nói không rõ rang ….

    Trong phương pháp trị liệu tâm lý THÂN CHỦ TRỌNG TÂM của Card Roger – chìa khóa của nó là LẮNG NGHE – THẤU CẢM và TÔN TRỌNG ! Trong nguyên lý của phương pháp TÂM VẬN ĐỘNG của Benard Aucoutourien cũng là phải để cho trẻ tự do bộc lộ qua vận động – đó cũng là lắng nghe và tôn trọng ! Trong phương pháp giáo dục nổi tiếng của Montessori cũng là tôn trọng và chấp nhận sự hoạt động của trẻ !    Và ngay cả một kỹ thuật trị liệu cho trẻ tự kỷ là Son Rise cũng là đi theo hành vi của trẻ !

    Vậy thì chúng ta sẽ học được ở trẻ điều gì ?  Điều đầu tiên là học được cách quản lý cảm xúc ! Hẳn là không ít bậc bố mẹ đã phải phát khùng lên vì đứa con lăng xăng như một con rối của mình !  Không những không được hay không thể khùng lên vì trẻ, mà còn phải giữ cho được cái TÂM tĩnh tại, không chỉ tĩnh tại, mà còn phải có sự thú vị và vui vẻ ! Chúng ta đến với trẻ  bằng sự lo lắng, căng thẳng thì làm sao giúp trẻ thoải mái và bình ổn !    Điều thứ hai là học cách LẮNG NGHE – không phải nghe bằng hai tai, mà bằng trái tim và sự cảm nhận ! Hãy xem xét các hành vi, thái độ , phản ứng của trẻ ..để nghĩ xem trẻ muốn NÓI GÌ ? hay trẻ muốn LÀM GÌ ?  đâu là ý nghĩa đích thực của những hành vi tưởng như là vô nghĩa đó ! Sự kết  nối giữa chúng ta với trẻ không phải là sự kết nối từ cái miệng đến cái tai, mà là sự kết nối từ hành vi đến tâm thức ! hãy lắng nghe trẻ bằng trái tim !

    Điều thứ ba là học được cách TÔN TRONG – vì chính sự tôn trọng mới là cội nguồn của sự TÌNH YÊU – chúng ta thường nói là phải yêu thương và thấu hiểu trẻ tự kỷ – nhưng thực chất là chúng ta đang THƯƠNG HẠI và SOI MÓI thì đúng hơn . Chúng ta thường nói : Tội nghiệp các em quá, thấy thương các em quá, chúng ta thương hại các em vì các em không giống chúng ta, không cùng ngôn ngữ không cùng hành vi, không biết lễ phép, ngoai ngoãn, nghe lời bố mẹ, thầy cô ! và chúng ta ra sức RÈN LUYỆN cho các em – Ép các em vào cái KHUÔN PHÉP – của sự vâng lời – nói sao làm vậy, hỏi phải trả lời , phải biết đọc biết viết, biết tính toán – Nói 1 lần không nghe thì nói 300 lần cũng phải nghe !

    Chúng ta can thiệp cho trẻ, nhưng thực ra là chúng ta đang can thiệp vào CÁI TÂM NÁO ĐỘNG của chính mình  – chúng ta dạy trẻ sự băt chước – sự vâng lời – cách nói năng – chuyện học tập và gọi đó là Giáo dục hòa nhập , nhưng thực ra chúng ta đang học ở trẻ rất nhiều giá trị sống và nguyên tắc sống cần thiết : Sự TĨNH TẠI – sự  THẤU HIỂU và TÔN TRỌNG – Điều này sẽ giúp cho  chúng ta sự HIỂU BIẾT và giúp cho đứa trẻ sự BÌNH AN !

    LÊ KHANH   ( Bài học rút ra sau một buổi chơi với trẻ )

  • NHU CẦU TÂM LÝ CỦA TRẺ EM

    NHU CẦU TÂM LÝ CỦA TRẺ EM

    Chúng ta ai cũng biết – đứa trẻ sinh ra phải được nuôi dưỡng và chăm sóc, không chỉ là được ăn, được uống, mà còn phải được quan tâm, yêu thương và chấp nhận. Đó là những nhu cầu về tính thần hay tâm lý mà đứa trẻ cần phải được tiếp nhận một cách hiệu quả và hợp lý .  Nếu như việc dinh dưỡng đúng cách sẽ đem lại cho con người sức khỏe về thể chất, thì việc chăm sóc đúng cách cũng đem lại cho đứa trẻ sự khỏe mạnh về mặt tinh thần và được biểu lộ bằng sự tự tin, khả năng kiểm soát cảm xúc và biết tao ra những kết nối với mọi người.

    Một đứa trẻ 3 tuổi sẽ mong đợi nhận được từ bố mẹ điều gì ?

    Tình yêu thương: Trẻ cần cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm của người lớn. Tình yêu thương là một yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, yêu thương không phải là  bảo bọc, làm thay mọi thứ trong hoạt động chăm sóc và lại càng không phải là sự chiều chuộng, muốn gì cũng được đối vói trẻ . Sự yêu thương ở đây là sự hỏi han, hướng dẫn cho trẻ thực hiện các hoạt động tự phục vụ. Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt  động và vui chơi theo sở thích và chấp nhận những yếu kém của trẻ, để khuyến khích trẻ cải thiện trong khả năng có thể của mình. Yêu thương cũng là sự tôn trọng và biết lắng nghe những mong đợi đến từ con, không áp đặt buộc trẻ phải chấp nhận những định kiến đến từ bên ngoài xã hội.

    Sự kiên định: Trẻ con cần được biết lập trường hay cách ứng xử  của phụ huynh và lập trường này phải luôn vững vàng. Điều này có thể được hiểu một cách đơn giản là : Nhất quán trong cách ứng xử và chăm sóc. Cái gì cho thì sẽ được, cái gì đã không cho thì không khi nào đáp ứng, nó đi ngược lại với sự chiều chuộng, nghĩa là đáp ứng mọi đòi hỏi, dù điều đó là không phù hợp với một lý do rất tự nhiên : Trẻ nhỏ biết gì – thôi cứ chiều nó cho xong ! Mai mốt nó lớn sẽ dạy nó sau cũng được .  Đây chính là sự biện minh cho sự nhu nhược hay thiếu quyết đoán của bố mẹ.  Ngoài ra, một thái độ thiếu rõ ràng, sáng nắng chiều mưa, khi vui thì cho qua, khi bực mình lại trừng phạt cũng khiến cho trẻ hoang mang lo lắng, đồng thời cũng là mầm mống cho những cách đối phó mang tính gian dối ở trẻ ..

    Giải quyết sự căng thẳng trong Gia đình: Sự căng thẳng là yếu tố tai hại nhất ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con. Chẳng có ích gì khi nuôi dạy con bằng sách vở  hay những bài học đạo đức mà gia đình như một bãi chiến trường. Những xói mòn trong quan hệ của người lớn chẳng bao giờ giấu được trẻ con. Điều tốt nhất mà bố mẹ  có thể làm cho con mình là sống tử tế với nhau. Trong trường hợp nếu có những mâu thuẫn hay xung đột thì cần tránh  sự tranh cãi hay giải quyết vấn đề trước mặt con  và cần phải có sự thống nhất trong các biện pháp giáo dục trẻ. Nếu không thể thì cần phải phân chia từng lĩnh vực khác nhau và bố mẹ sẽ có trách nhiệm và quyền hạn trong mỗi lĩnh vực cụ thể. .

    Tình trạng bạo hành về thể chất lẫn tinh thần giữa bố mẹ, luôn luôn để lại những sang chấn hay vết thương về tâm lý trong tâm hồn đứa trẻ.  Hãy thận trọng việc nầy nếu mong muốn con trẻ được phát triển hài hòa .

    Làm gương tốt: Trẻ con không thể cư xử tốt hơn những người mà chúng noi theo. Nói cách khác, trẻ học tập và phát triển tính cách cùng các kỹ năng qua việc bắt chước hay noi gương . Một gia đình mà bố mẹ bừa bãi, lười biếng , có nhiều thói xấu thì chắc hẳn sẽ rất khó để dạy cho trẻ sự gọn gang, chu đáo và có được sự lương thiện trong cách ứng xử sau này.

    Mong đợi hợp lý: Phụ huynh cần biết khả năng của con mình đến đâu và nên mong đợi những gì hợp lý từ con mình. Những mong muốn thiếu thực tế sẽ gây ra các vấn đề tâm lý tiêu cực Bố mẹ nên nhớ, những kỳ vọng không phù hợp với tính cách và khả năng của trẻ, chỉ tạo ra những áp lực , đôi khi quá mức chịu đựng của trẻ . Chúng ta không bỏ mặc, không giao khoán việc dạy dỗ cho người ngoài, nhưng cũng không so sánh trẻ với con hàng xóm để rồi có những yêu cầu hay mong đơi quá mức cần thiết gây ra những áp lực cho con .

    Vui đùa và thích thú: Trẻ con nên được nuôi dạy trong một bầu khi vui vẻ  của những ông bố bà mẹ thích vui đùa vì có chúng bên cạnh. Một số người nghiêm khắc quá sẽ làm cho việc nuôi con giống như làm thí nghiệm với những nguyên tắc chặt chẽ và cứng nhắc. Không thể có tình yêu thương đối với những đối tượng làm thí nghiệm .

    Tự tin: Đây là bí quyết để làm bố mẹ một cách hiệu quả. Những ông bố bà mẹ tự tin là những người lạc quan và những ông bố bà mẹ lạc quan là những người  mạnh mẽ nhất. Không thể dễ dàng để có được sư tự tin nếu không hiểu rõ về tính cách của con, cũng như cần có khả năng tổ chức và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả .  Sinh con nên bố mẹ,  chính việc chăm sóc con tử tế  là cách rèn luyện khả năng tự tin cho bố mẹ một cách hiệu quả .

    Với trẻ từ 5 – 6 tuổi :  Ngoài các nhu cầu trên, trẻ đã dần xác định tính cách là một người có các yếu tố Hướng Nội hay Hướng Ngoại , Trẻ trầm tĩnh hay hoạt bát là do ảnh hưởng bới tính cách, dù môi trường giáo dục cũng góp phần trong đó.  Điều trẻ mong đợi vẫn luôn là sự chấp nhận tính cách và năng lực của mình. Đứa trẻ thường xuyên hoạt động và  đưa ra thắc mắc, các câu hỏi mà mục tiêu không phải là nội dung  câu trả lời nhưng đó là cách trả lời , để thể hiện sự quan tâm của người lớn .

    Sự Tôn trọng :   Đây là nhu cầu gắn bó với trẻ cho đến khi trưởng thành, trẻ cần được lắng nghe và chấp nhận những suy nghĩ riêng, dù có thể là chưa xác đáng mà qua những gợi ý, trẻ có thể tự điều chỉnh . Nhưng một thái độ áp đặt, buộc trẻ phải chất nhận những quan điểm của người lớn , cho dù điều đó có đúng đi chăng nữa, chỉ làm cho trẻ trở nên tự ti hơn, thu rút và dễ phát sinh những phản ứng tiêu cực .

      Sự so sánh : Đây là một biện pháp giáo dục sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải, bố mẹ thường đưa những tấm gương về học tập, về sự lễ phép, ngoan ngoãn, siêng năng của những trẻ khác ra để so sánh với những trì trệ hay yếu kém của trẻ. Người lớn cho rằng việc dùng biện pháp này sẽ làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ hay tự ái, mà cố gắng sửa chữa  để trở nên tốt hơn … Nhưng thông thường, thì đó là những điều khó đạt được, nên trẻ thay vì nỗ lực sẽ lại thấy rõ hơn sự yếu kém của mình để càng trở nên  tiêu cực hơn, vì cho rằng dù cố gắng đến mấy cũng không  tiến bộ hơn bao nhiêu. Thậm chí còn có thể trở nên căm ghét những trẻ ngoan hơn, giỏi hơn mình và có lẽ chỉ học thêm được tính ganh tỵ mà thôi .

    Sự Chấp nhận : Trẻ cần được sự chấp nhận trong tiến trình xác định tính cách và năng lực , trẻ là một cá thể riêng biệt, không giống như các trẻ xung quanh ngay cả anh em trong nhà cũng có sự khác biệt, dù được thụ hưởng sự chăm sóc và giáo dục như nhau . Vì thế, bố mẹ và cả thầy cô cũng cần biết chấp nhận tính cách, cũng như năng lực khác nhau của trẻ.   Chúng ta biết rằng có đến 8 loại trí thông minh khác nhau, vì thế trẻ có thể giỏi về mặt này nhưng sẽ kém về mặt khác . Điều quan trọng là nhận biết các năng lực của trẻ ở mặt nào, để tạo các cơ hội cho trẻ phát triển phù hợp . Thay vì buộc trẻ phải nỗ lực phát triển những năng lực mà trẻ không có, hay yếu kém chỉ vì đó là mong muốn của cha mẹ .

    Như vậy, tùy theo từng giai đoạn phát triển theo độ tuổi, mà trẻ có những nhu cầu về tâm lý nổi bật khác nhau nhưng tất cả các nhu cầu này đều có trong con người của trẻ. Nếu được thấu hiểu và đáp ứng một cách hợp lý, thì trẻ sẽ có nhiều cơ hội phát triển và tránh được những rối loạn hay sang chấn tâm lý không cần thiết.

    LÊ KHANH – Phòng Tư vấn TL GĐ& TE ,

  • BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THÂN

    BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THÂN

    Đã từ rất lâu( 1948) – định nghĩa về sức khỏe của WHO , mà ai cũng từng nghe qua hay đã biết – đó là : “sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật.” Như vậy, sức khỏe là sự ổn định về thể chất và tinh thần hay tâm thần. Thế nhưng nói về sức khỏe tâm thần thì không phải ai cũng có được một sự nhận biết đầy đủ về trạng thái bình ổn hay bình thường này .
    Cũng cách đây khá lâu từ những năm 1980 – Khoa tâm trí của bệnh viện Chợ Quán cũ, được nâng cấp lên không phải là một bệnh viện về tâm thần, mà được gọi là Trung tâm Sức khỏe tâm thần , với mục tiêu không chỉ là chữa bệnh về tâm thần ( mà ta hay gọi nôm na là bệnh Điên ) mà còn là giúp người dân ý thức về các yếu tố để bảo vệ sức khỏe cho tâm thần của mình, nói đúng hơn là phòng bệnh hơn là chữa bệnh, vì ai cũng biết chữa hay điều trị các bệnh về tâm thần là điều cực kỳ khó khăn. Thế nhưng sau khoản hơn 10 năm hoạt động thì Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM lại quay về cái tên cũ là Bệnh Viện Tâm thần TP HCM – cũng là điều đáng tiếc !
    Trong ngôn ngữ thường ngày – khi nói đến từ Tâm thần, thì ai cũng nghĩ đó là Điên khùng, mát dây, chập mạch, ba trợn , vừa đi vừa cười hay tẩu hỏa nhập ma….v.v.v nhưng nếu muốn nói một cách chính xác phải gọi là bệnh tâm thần hay bệnh về tâm thần – vì bản thân từ tâm thần nó cũng giống như là từ tâm trí, hay tinh thần của con người, không có gì là bệnh tật ở đây , và khi nói đến sức khỏe tâm thần chúng ta hiểu đó là trạng thái tâm trí ổn định , tâm trạng thoải mái , lý trí và ý thức vững vàng. Bởi vậy, nhiều người sẽ cự nự khi được yêu cầu đi khám tâm thần : Tui đâu có điên đâu mà đi khám ? ui ! nếu đã điên thì mang đi điều trị chứ khám gì nữa !
    Khi nói đến những tổn thương về tâm thần, ta lại hay dùng chữ xì chét ( stress ) đây là một thuật ngữ chưa có từ đúng nghĩa, mà chỉ có nghĩa tương đương là căng thẳng hay khủng hoảng , nhưng khi nói đến xì trét thì ai cũng hiểu ! có điều phần lớn là chưa hiểu đúng và đủ về tình trạng này thôi bởi vì nó có nhiều loại stress chứ không đơn giản , có loại tiêu cực mà cũng có loại tích cực nữa..
    Cố BS Nguyễn Khắc Viện – người xây dựng nền tảng cho ngành tâm lý lâm sàng trẻ em tại Việt Nam , đã có sự phân chia 3 cấp độ stress một cách đơn giản và chính xác . Đó là 3 cấp độ về trạng thán sức khỏe tâm thần: Khổ tâm – nhiễu tâm và loạn tâm. Mức độ Khổ tâm thì phổ biến và ai cũng hiểu là sự buồn phiền, bực bội, sầu não …đây chưa phải là bệnh , thế nhưng nếu không được an ủi, quan tâm, chia sẻ, khích lệ và giải quyết ..thì những khổ tâm sẽ cứ đeo bám trong tâm trí và dần dần trở nên nhiễu tâm – đây là thuật ngữ tương đương với Stress, là sự lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi và suy sụp , nhưng nó cũng chưa phải là bệnh… Có điều là những biện pháp an ủi, khích lệ thường không giải quyết được, mà cần có sự tư vấn, lắng nghe và hỗ trợ từ các nhà tâm lý. Thế rồi, tình trạng nhiễu tâm đó, nếu gặp phải những tác động tiêu cực, sự bỏ rơi, cô lập hay gây ra những sang chấn đủ mạnh, sẽ khiến tâm trí ta trở nên hoảng loạn và có thể khởi phát các bệnh về tâm thần như Lo âu, trầm cảm, hoang tưởng hay tâm thần phân liệt và ta gọi đây là mức độ loạn tâm – rối loạn nhân cách và tan rã về ý thức. Đây mới là tình trạng bệnh và cần đế những liệu pháp về thuốc men cũng như điều trị tâm thần.
    Có những trường hợp bị bệnh tâm thần lại đi tư vấn tâm lý và khá nhiều trường hợp có vấn đề về tâm lý lại đi khám bác sĩ tâm thần. Trong khi đó thì nếu đưa đến đúng nơi, đúng lúc và đúng người can thiêp hay điều trị thì sẽ có kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là mặc dù chưa có thống kê đầy đủ, nhưng ai cũng biết tỷ lệ bệnh nhân tâm thần là khá lớn ( khoảng 15% dân cư ) và có xu hướng tăng lên khá nhanh, nhưng với quy mô của một thành phố gần 10 triệu dân, như TP Sài Gòn tì tỷ lệ các bệnh viện điều trị, can thiệp và hỗ trợ cho các bệnh nhân tâm thần là quá ít. Chỉ có 1 bệnh viện chính là bệnh viện tâm thần TP HCM và 2 Bệnh viên có khoa tâm thần kinh là BV Đại Học Y Dược và BV Nguyễn Tri Phương . Còn có một số bệnh viện tư có khoa tâm thần như BV Pháp Việt – BV Vạn Hạnh, BV Hello Doctor … thì rõ ràng là chưa đáp ứng nổi nhu cầu của người dân và cũng vì thế lúc nào cũng quá tải dẫn đến khả năng điều trị hạn chế và có nhiều bất cập.
    Nhu cầu thì cao, nhưng nơi điều trị thì ít tại sao là như thế ? vì chuyên khoa tâm thần vừa khó học, vừa khó kiếm ..tiền trong khi các bệnh về thực thể nói chung thì lại có số lượng bệnh viện khá nhiều cả công lập và tư nhân và cũng được chăm chút đầu tư cả về trang thiết bị và trình độ chuyên môn . Ngay như ở các tỉnh như ở Cần Thơ, đã có 1 bệnh viện chuyên khóa về đột quỵ, có những trang thiết bị tầm quốc tế trị giá tầm 90 tỷ ! để có thể tầm soát về các vấn đề thần kinh một cách đầy đủ và trình độ các y bác sĩ tại đây cũng ngang tầm thế giới ! Hiện nay cũng đang có kế hoạch xây dựng một bệnh viện tầm cỡ quốc tế như vậy ở Thủ Đức . Còn các vấn đề về tâm lý và tâm thần thì sao ?
    Trước đây, khi được tổ chức thành Trung Tâm Sức Khỏe Tâm Thần TPHCM – thì ngành Tâm thần cũng được tiếp quản một bv Đa Khoa ở khu KTM Lê Minh Xuân ( Bình Chánh) , và tổ chức thành BV Tâm Thần Lê Minh Xuân trực thuộc TT SKTT TPHCM . Có lẽ đó là sự phát triển hiểm hoi của ngành tâm thần , bởi vì ngành tâm thần tuy không đòi hỏi các tranh thiết bị y tế tối tân và đắt tiền , nhưng lại đòi hỏi một không gian thoải mái và yên tĩnh, cảnh quan đẹp mắt và không khí trong lành …những điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại thực sự khó kiếm, khó thực hiện và khó vận hành. Có dịp đến thăm một bệnh viện tâm thần ở Paris ( Pháp) năm 2000, tớ có cảm giác như đi vào một công viên với cỏ cây hoa lá, và chứng kiến những bệnh nhân tâm thần thoải mái đi dạo trong các luống hoa, vườn cỏ … thấy rất an bình. Có thể đó không hản là một liệu pháp, nhưng rõ ràng đó là yếu tố cần thiết để người bệnh nhân được thoải mái vui vẻ , từ đó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những liệu pháp điều trị về thuốc men hay các trị liệu tâm lý được tiến hành một cách đầy đủ bởi những BS tâm thần và các chuyên viên tâm lý.
    .
    Yếu tố môi trường là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị các bệnh tâm thần, nôi trường ở đây chính là bầu khí gia đình, là các không gian giúp cho thư giãn và là những tác nhân tích cực từ sự lắng nghe, chia sẻ và kết nối với người xung quanh . Nếu như những nguyên tắc về Sức khỏe tâm thần được hiểu rõ một cách thấu đáo, thì người ta sẽ thấy là phòng bệnh luôn tốt hơn là chữa bệnh . Từ những mức độ khổ tâm, làm sao đừng để trở thành nhiễu tâm. Nếu đã nhiểu tâm thì hãy nố lực tạo sự quân bình cho hệ thống các mối quan hệ trong gia đình, sao cho đừng để bệnh nhân thành loạn tâm. Tới đây rất khó mà khắc phục , nhưng nếu bệnh nhân được sống trong một môi trường an yên và trong lành từ thể chất đến tinh thần thì hẵn là việc điều trị cũng đỡ khó khăn rất nhiều .
    Điều quan trọng là sự quan tâm của người thân, của bố mẹ, để giúp cho các bạn trẻ, từ trẻ em cho đến các thanh thiếu niên và cả người lớn, nhận ra những dấu hiệu bất ổn về tâm lý, từ đó có thể tìm đến các phòng tư vấn để được lắng nghe, chia sẻ , nâng đỡ chứ không phải là để giáo huấn, khuyên nhủ hay ..điều trị. Tránh tình trạng thiếu tôn trọng hay thiếu quan tâm ngay từ trong gia đình, để rồi dần dần sức khoe tâm thần ngày một suy yếu, cho đến khi bộc lộ quá nhiều dấu hiệu khủng hoảng, căng thẳng mới tìm đến các nhà tâm lý, hay bác sĩ tâm thần đôi khi là ..khá muộn . Nhưng khi tìm đến các phòng tư vấn hay bệnh viện thì lại mong muốn có ngay những giải pháp tức thì, hiệu quả hay những loại thuốc uống vào dễ dàng, nhanh chóng hơn là việc phải vận dụng những biện pháp từng bước một, dần dần chuyển hóa không chỉ bệnh nhân, thân chủ mà còn phải chuyển hóa cả cách ứng xử và bầu khí trong gia đình nữa . Đó mới là vấn đề dễ làm …điên đầu và khó áp dụng cho cả thân chủ hay bố mẹ các bạn ấy!
    LÊ KHANH .
  • TRÁNH VỎ DƯA LẠI GẶP VỎ DỪA

    TRÁNH VỎ DƯA LẠI GẶP VỎ DỪA

    Hiện nay, trong “thị trường kinh doanh “ ngành hàng Giáo dục đặc biệt và điều trị các “chứng bệnh” như tự kỷ chậm nói, tăng động a,b,c,d … ta thường thấy xuất hiện các Chiên da chữa lành và phục hồi , quảng cáo rùm beng các khóa học miễn phí lúc đầu, mất tiền lúc sau . Dĩ nhiều điều này làm cho nhiều Chuyên gia và cả các giáo viên đặc biệt có tránh nhiệm và lương tâm phải lên tiếng, để cảnh báo nhắc nhở phụ huynh nên thận trọng với các chiêu trò này. Thưc ra thì các chiêu trò này cũng không nhiều và phần lớn, chỉ có tác dụng trong một thời gian, hay ở địa phương nào đó. Việc bóc mẽ các chiên da này không khó . Thậm chí có người còn cẩn thận cho thấy sự khác biệt giữa Chiên da và chuyên gia . Điều đó giúp cho phụ huynh có cái nhìn rõ hơn, nếu phụ huynh tỉnh táo một chút , có hiểu biết một chút thì cũng không khó để tránh cái đống vỏ dưa này .
    Dĩ nhiên là các chiêu trò này cũng qua mặt được một số phụ huynh quá lo lắng về tình trạng của con em mình, cứ nuôi hy vọng mong manh, biết đâu may thầy – phước chủ “ , phương pháp abc gì đó, biết đâu lại có tác dụng với con mình thì sao , và dĩ nhiên là những thủ thuật thao túng tâm lý của các chiên da này không phải trò đùa đâu – có trình độ lắm đó ! Họ thường dựa vào các nguyên lý hay tiền đề đúng, và đánh đúng vào nhu cầu của phụ huynh, để rồi dẫn dắt hay đưa ra các kết luận …sai và họ sẽ dùng khả năng ngụy biện, để biện hộ cho điều đó.
    Thế nhưng, liệu những trò chữa lành – phục hồi của họ có đáng sợ hơn những biện pháp tác động kém hiệu quả hay không hiệu quả tại một số trung tâm được quảng cáo là Uy tín, chất lượng, Thế nhưng, sau nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm theo học – Những hiệu quả đem lại cho đứa trẻ rất ít so với công sức, thời gian và tiền bạc đã bỏ ra cho bé ! tuy không có gì lừa gạt, thổi phồng hay khoác lác ở đây, nhưng hiệu quả lại rất thấp hay chỉ có tác dụng là giữ trẻ với giá cao ( so với việc giữ trẻ thuần túy ). Như vậy, dù không hề lừa gạt nhưng phụ huynh vẫn mất tiền, và quan trọng hơn nữa là mất cả thời gian – mà thời gian với những trẻ đặc biệt này có khi còn quan trọng hơn là tiền bạc. Vì tiền mất thì có thể tìm lại được , nhưng thời gian đã qua đi thì không thể lấy lại được !
    Phụ huynh có nghe các Chiên da lừa gạt, thì có thể chỉ mất một thời gian ngắn là thấy ra vấn đề và rút con khỏi các cơn mê phục hồi, chữa lành đó thôi ! Nhưng khi phụ huynh cho con theo học ở những trung tâm can thiệp không hiệu quả, hay đánh giá chẩn đoán không chính xác về tình trạng của con, và có những biện pháp can thiệp không phù hợp với các giáo viên vừa yếu vừa thiếu chuyên môn, thì hậu quả có khi phải mất ít nhất là 6 tháng cho đến 1 năm mới nghiệm ra – Có trường hợp cho con theo học đến 3 năm , mà không thể đánh giá nổi là con học được đến đâu, còn thiếu cái gì, cần cái gì và có thể làm được cái gì ! .
    Ngoài những trung tâm đã có bề dày kinh nghiệm hay được chăm chút đầu tư, từ cơ sở đến chuyên môn thì cũng có những trường hợp tuy không tệ, có thể đạt được một số kết quả nhất định , trẻ từ không nói, bập bõm nói được, từ không biết gì đến làm được vài thứ – Nhưng nhà trường lại không xác định được đâu là những kỹ năng thiết yếu mà trẻ cần phải có, đâu là mục tiêu định hướng sau này cho con – Để rồi PH cứ đinh ninh là con mình đã gần được như trẻ bình thường, rồi sau đó vội vã cho con đi học hòa nhập ở các trường bình thường , Thế rồi sau vài năm gửi con “thả nổi và bơi tự do ở các trường đó , sắm vai một em bé tiểu học, cũng đồng phục, sách vở, cặp bút như ai – Nhưng lại không hòa mà cũng chẳng nhập nổi với môi trường giáo dục bình thường được. Để rồi sẽ đến một thời điểm nào đó, nhà trường không thể làm ngơ nữa, hay trẻ không thể thích nghi được với môi trường giáo dục được nữa – Phụ huynh đành cho con về nhà , để lại tiếp tục tìm kiếm một phương pháp, một đơn vị nào đó phù hợp với con hơn , hay quá nản chí mà bỏ mặc đứa trẻ . Vấn đề khó khăn nhất là trẻ đã lớn, 7 – 8 tuổi, thậm chí 12 – 15 tuổi rồi , mà khả năng vẫn là đứa trẻ 5 – 6 tuổi ! Ngoài ra, ở độ tuổi này mà đi tìm một ngôi trường Giáo dục đặc biệt phù hợp cũng không phải là dễ !
    Chúng ta hiểu rằng, việc can thiệp cho một đứa trẻ đặc biệt không phải chỉ cần người giáo viên có tâm, hay có các chuyên gia có tầm là đủ , mà con phải là một môi trường giáo dục phù hợp – Mở một lớp Mẫu giáo bình thường cũng phải có phòng học, có sân chơi, có học cụ phù hợp, có chương trình giáo án đầy đủ – Mở một ngôi trường MG còn khó hơn, nào là tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, giáo viên phải đạt chuẩn tốt nghiệp sư phạm .v.v. … Ấy thế mà để mở một cơ sở gọi là trung tâm can thiệp Giáo dục đặc biệt – thì chỉ cần một căn nhà phố, không cần sân chơi và cũng chỉ cần có một số công cụ, đồ chơi được gắn mác là Đồ chơi tự kỷ hay đồ chơi tâm vận động là đủ ! Rồi giáo viên thì quy tụ từ nhiều nguồn khác nhau – miễn là được tập huấn vài tháng là xong ! Đó mới chí là xét về môi trường, còn nếu xét về phương pháp và kế hoạch can thiệp cá nhân thì còn có nhiều cái hay nữa , mà cái hay nhất là gần như không có các yếu tố cơ bản này! Điều kiện cần và đủ là khả năng thuyết phục được phụ huynh thôi.
    Có nhiều trẻ sau một thời gian can thiệp ở một trung tâm nào đó, nếu hỏi PH là bé được đánh giá có tình trạng gì, ở mức độ nào thì phụ huynh cũng ngơ ngác – vì nhà trường không làm điều đó , chỉ cần là trẻ chậm nói, tăng động, tự kỷ, chậm phát triển là nhận vào,không phân biệt mức độ nặng nhẹ làm gì cho nó mệt, vì đằng nào thì cũng là một biện pháp tác động, can thiệp như nhau mà ! Còn chuyện chẩn đoán sai hay chẩn đoán hù dọa là chuyện…bình thường !
    Vậy thì làm sao để phụ huynh tránh được một đống vỏ dưa ở các chiên da chém gió và lừa bịp, để rồ vẫn phải gặp một đống vỏ dừa ở các lớp, các trường, các trung tâm, các viện nghiên cứu thiếu năng lực, và với những điều kiện hạn chế từ cơ sở vật chất đến nhân sự. Vấn đề ở đây cũng đòi hỏi sự tỉnh táo và hiểu biết của phụ huynh. Các điều kiện cơ bản nhất là phải có khả năng đánh giá, xác định đúng tình trạng của trẻ , có kế hoạch can thiệp cá nhân và giới thiệu được các phương pháp áp dụng . Về cơ sở vật chất cũng cần có những yếu tố tối thiểu như sân chơi, phòngvận động, phòng can thiệp cá nhân, hoạt động nhóm – phòng ăn và ngủ và những yếu tố an toàn ( đừng mong đợi ở cái camera theo dõi ) . Đừng nên nghĩ rằng “ Có còn hơn không” có chỗ gửi con là mừng rồi còn đòi hỏi gì nữa ! Thế nhưng sau một thời gian thì lại phải âm thầm mang con đi vái tứ phương, để rồi có khi lại gặp một chiên da giỏi thao túng tâm lý nào đó thì tiếp tục đi vào con đường luẩn quẩn ! Giữa cái hại ngắn hạn làm mất một khoản tiền , với cái hại vừa mất một thời gian , dài, vừa mất tiền bạc, công sức mà vẫn không cải thiện được tình trạng của con và xác định được mục tiêu cho gia đình và cho đứa trẻ thì cái nào đáng sợ hơn .
    LÊ KHANH
  • CÁCH DẠY CON CHƠI

    CÁCH DẠY CON CHƠI

    Việc đầu tiên khi muốn quan sát và tiếp cận trẻ,  đó là QUAN SÁT CÁCH TRẺ TIẾP XÚC VỚI CÁC LOẠI ĐỒ CHƠI – hay có thể là bất kỳ với một vật nào mà trẻ tỏ ra QUAN TÂM VÀ HỨNG THÚ.

    Để biết được điều này, thì hảy để cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật, có các kích thước, hình dáng, mùi vị, âm thanh…khác nhau . Các loại đồ chơi và cả đồ dùng để xem cách phản ứng của trẻ. Khi đã biết rõ, thì đó chính là những công cụ để tạo mối gắn kết giữa trẻ với chúng ta.

    Điều quan trọng là chúng ta phải gắn  được các loại đồ dùng, đồ chơi đó với hứng thú của trẻ , và khi trẻ đã thích ngồi chơi với chúng ta thì điều đó cho biết là chúng ta đã có thể bắt đầu can thiệp cho trẻ

    Một trong những sai lầm lớn nhất mà chúng ta hay  mắc phải là ngồi gần bé và hỏi bé thật nhiều câu. Đó không phải là chơi, mà là kiểm tra bé, và bé có thể thấy khó chịu. Hãy tránh ra lệnh cho bé và chỉ chơi đồ chơi cùng bé.

    Chúng ta nên nhớ là mục tiêu ban đầu trong việc can thiệp đó là phải để trẻ cho phép bạn cùng chơi với trẻ và bạn sẽ trở thành tác nhân gây hứng thú cho trẻ trong khung cảnh ấm cúng và vui vẻ !

    Các bí quyết trong giai đoạn này là : Tạo cho trẻ sự hồi hộp và chờ đợi , tạo ra những điều bất ngờ , chọc phá cho vui các hoạt động của trẻ . Ngoài ra chúng ta cần mô tả các hành vi hoạt động của trẻ bằng các từ ngắn gọn.  Sử dụng tối đa “ngôn ngữ cơ thể” là các động tác sinh động, cường điệu và buồn cười ! Khi trẻ chuyển động hay bật ra một âm, từ nào đó là chúng ta có thể đoán ra ( có thể không đúng lắm ) nhưng vẫn nói ra và thể hiện như bạn đã hiểu !

    Thỉnh thoảng cũng phải ngừng chơi một trò bé đang cao hứng và chuyển sang trò khác cũng hấp dẫn như thế với bé. Bằng cách liên tục khám phá ra các đồ và trò chơi bé thích, tăng dần yêu cầu và thường xuyên đa dạng hóa các hoạt động của bé, bạn có thể giữ được tính hấp dẫn của đồ và trò chơi.

    Một số bé chỉ có một số hữu hạn những trò yêu thích và không chịu chơi trò mới. Trong trường hợp này, có lẽ cứ để bé quan sát bạn chơi trò mới khi bé ăn món bé thích hoặc uống nước hoa quả (kỹ thuật gắn kết động lực thúc đẩy). Khi bé bắt đầu cười và tiến đến chỗ các vật tham gia trò chơi, là lúc bé đã sẵn sàng chơi trò mới rồi đấy.

    Ở giai đoạn này, bạn có thể mở rộng trò chơi bằng cách đưa thêm các sự vật mới khác lệ thường ngày hoặc các nhân vật mới vào trò chơi. VD, nếu bé thích nhìn các con vật chạy quanh đường tàu, thì ta có thể dùng tàu đưa các con thú đến vườn thú hoặc trang trại, bất cứ nơi nào chúng cư trú. Đưa thêm các phần mới vào một trò hấp dẫn bé để dạy thêm điều mới cho bé. Nên lưu ý đừng thêm quá nhiều yêu cầu và quá nhanh, kẻo bé sẽ mất hứng với trò đó hoặc chỉ chơi khi không có bạn ở đó!

    Dùng chính một phần của trò chơi bé thích để động viên bé chơi trò khác. VD, nếu bé thích chơi mặc quần áo cho búp bê, hãy để bé thay quần áo để đi biển hoặc đi công viên! Nếu bé thích chơi với động vật, hãy làm như thể các con vật quyết định chúng muốn chơi khác.

    Một cách nữa để tiến lên chơi tinh vi hơn là sử dụng băng video bé thích. Lấy một vài nhân vật trong băng và chơi diễn xuất một số cảnh trong băng. Dừng băng và để các nhân vật đồ chơi nhắc lại tình huống vừa quan sát. Đây cũng là một cách gắn đồ chơi với động lực thúc đẩy bé và cho bé lời thoại để sử dụng trong khi chơi. Thay đổi dần lời thoại để bé không bị giới hạn ở việc chỉ biết diễn lại một đoạn băng.

    Trong khi dạy bé chơi, một số người dễ có xu hướng vẫn duy trì tốc độ nói nhanh và hỏi liên tục như khi ngồi học bàn. Hãy tránh làm việc này. Hãy làm mẫu nội dung gọi tên, đợi bé biết hiểu đáp và làm nhiều nội dung “giải quyết vấn đề” khi chơi. Cho bé quyền lựa chọn chơi theo kiểu nào. VD, nếu bạn đạng chơi với Barney và Barney ốm thì bạn nên cho Barney đi bác sỹ hay đi công viên? Nếu Loftie không nâng được một cái ống to, Scoop có nên giúp Loftie hay nên đặt ống xuống? Cho bé quyền tiếp tục yêu cầu nhưng mở rộng trò chơi. Trò chơi phải khác công việc! Tác giả khuyên bạn nên dùng trò chơi để dạy bé điều mới, còn thời gian học bàn thì để tăng tốc và tập hồi đáp đúng các bài tập đa dạng và tổng hợp. Làm như vậy khả năng khái quát hóa của bé có thể gia tăng và làm cho ngữ cảnh học thêm vui! Khi hội thoại và các trò chơi đã gắn chặt với động lực thúc đẩy bé đến mức chính chúng trở nên hấp dẫn, bé sẽ sẵn sàng học những điều bé không quan tâm và có thể học theo trường thường.

    Chơi tinh vi hơn

    Đây là thời điểm bé được chơi đồ chơi theo ý chúng và được chỉ đạo mọi người xung quanh làm theo ý bé. Trong thời gian mới học chúng ta khuyến khích bé làm điều này để bé hiểu “Nếu bé nói thì bé được”. Đôi khi cách này tạo ra một quái vật nhiễu sách, bé sẽ đòi đặt miếng ghép hình cạnh đường tàu chạy theo sự chỉ đạo của bé.

    Tuy nhiên, nếu bạn muốn dạy bé biết chơi cùng trẻ khác, bạn phải dạy bé rằng không phải lúc nào bé cũng được chỉ đạo trò chơi. Chúng ta đã dạy bé cái sơ đẳng của nguyên tắc này khi chúng ta bắt bé đợi đến lượt trong những trò bé chỉ đạo và có thể mở rộng nội dung dạy này bằng cách lần lượt đưa ra ý tưởng cho các trò sau. VD, khi xây đường chạy bằng đá hoặc hình khối, sẽ lần lượt hỏi ý kiến bạn chơi sẽ đặt tiếp chất liệu gì. Nếu ý tưởng được tán đồng thực hiện, có thể dạy bé tán thưởng bạn chơi.

    Thông qua chơi tinh vi, ta có thể tái tạo lại những tình huống xã hội mà trẻ gặp khó khăn. VD, nếu bé chơi với các bạn khác ở sân chơi không ổn thì khi chơi với các đồ chơi, có thể dạy bé biết mình được làm những gì ở sân chơi.  Hoặc nếu bé có vấn đề với trẻ khác, có thể diễn lại tình huống này.

    CVTK LÊ KHANH .

  • MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

    MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

    Giáo dục Đặc Biệt là một hoạt động được tổ chức cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt trong các trung tâm được mở ra ngày càng nhiều để đáp ứng cho các gia đình của trẻ .  Hệ thống giáo dục này nhắm đến các mục tiêu giúp cho trẻ đặc biệt cải thiện được tình trạng của mình, có được khả năng về ngôn ngữ, cải thiện về hành vi và có những nhận thức phù hợp với lứa tuổi, để có thể tham gia vào môi trường bình thường dưới hình thức Giáo dục hòa nhập ở cấp độ Mẫu Giáo và Tiểu học.  Tuy nhiên trẻ Đặc biệt không chỉ yếu kém về năng lực học tập mà ngay cả các kỹ năng sống thiết yếu cũng có rất nhiều hạn chế.  Vì thế, ngoài việc học tập thì giáo dục đặc biệt còn phải có mục tiêu giúp các em phát triển được năng lực tự phục vụ bản thân và góp phần phục vụ người khác, trong phạm vi năng lực của mình.

    Hiện nay, đa phần các trung tâm chỉ đặt ra một mục tiêu đơn giản là Can thiệp sớm và phục hồi ngôn ngữ, cải thiện hành vi cho các em trong một thời gian ngắn , rồi sau đó là chuyển các em đã có những tiến bộ nhất định sang các môi trường bình thường và xem như là hoàn tất sứ mệnh . Nhưng thực ra, hệ thống Giáo dục Đặc Biệt cần phải có những mục tiêu ngắn và dài hạn để có thể hỗ trợ cho các em, kề cả khi các em đã trưởng thành với nhiều hình thức tổ chức khác nhau .  Vì thế chúng ta cần phải có 3 tầm nhìn về mục tiêu như sau/

     MỤC TIÊU THIẾT YẾU :

    1. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG : Các em cần đươc áp dụng một số kỹ thuật và phương pháp để cải thiện về 3 phương diện : .  :
    • Ngôn ngữ : Nghe hiểu, nhận biết và đáp ứng phản hồi tùy theo khả năng của trẻ.
    • Vận Động : Các hoạt động của cơ thể ( vận động Thô ) của bàn tay, ngón tay ( Vận động tinh ) và sự thích nghi với môi trường .
    • Nhận thức : Các em có nhận thức về bản thân, về gia đình và về môi trường xung quanh ( Cây trái / con vật/ đồ vật / nhân vật xã hội …)
    • PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG THIẾT YẾU : Các em cần được hướng dẫn  về khả năng ăn uống, vệ sinh cá nhân, khả năng sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.
    • Kỹ năng ăn uống- vệ sinh : Các em cần biết tự ăn cơm, uống nước, tắm rửa , vệ sinh.. biết tự mặc và tự gấp quần áo, dọn dẹp chỗ ngủ …
    • Kỹ năng thích nghi môi trường : Các em cần có khả năng thích nghi với môi trường học tập , biết tự lấy vật dụng cá nhân, biết bỏ rác vào thùng, biết xếp đặt chỗ chơi, chỗ học và tương tác tốt với các bạn với thầy cô và người lớn.
    1. PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP : Tùy vào mức độ, năng lực mà các em được xây dựng những kỹ năng học tập khác nhau, từ mức độ cơ bản là nhận biết khoa học, cho đến các kiến thức về đọc, viết, tính toán và các khả năng để có thể tham gia vào hệ thống giáo dục hòa nhập tại các cơ sở Giáo dục bình thường.

    Đây được xem là chương trình Giáo dục Can thiệp sớm đã được tổ chúc khắp nơi để hỗ trợ cho các trẻ đặc biệt dưới 6 tuổi . Tuy nhiên, nếu có mong muốn xây dựng một hệ thống Giáo Dục Đặc Biệt có hiệu quả cho các em, thì chúng ta phải nghi đến 2 nhóm mục  tiêu ngắn và dài hạn.

    MỤC TIÊU NGẮN HẠN :

    1. Cải thiện và nâng cao năng lực về ngôn ngữ – hành vi : Để nâng cao khả năng ngôn ngữ, thì GV phải biết rõ về mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ, khả năng nghe hiểu và phản hồi các yêu cầu bằng lời nói, cử chỉ của mình. Để từ đó đưa ra các mức độ can thiệp dựa trên các kỹ thuật can thiệp phù hợp.
    2. Can thiệp và điều chỉnh các rối loạn về Giác Quan và cảm xúc : Trong nhiều trường hợp, trẻ có những rối loạn về khả năng xử lý cảm giác, điều này sẽ tạo ra những hành vi và phản ứng bất thường hay rối loạn ăn uống và giấc ngủ. Vì vậy một trong những mục tiêu ngắn hạn cần phải đặt ra là giúp cho trẻ ổn định về giác quan.
    3. Phát triển các kỹ năng sống thiết yếu. Các kỹ năng sống thiết yếu là khả năng tự ăn uống, tự vệ sinh cá nhân và khi lớn là có thể tham gia một số hoạt động trong gia đình.  Đây cũng là những điều căn bản mà nhiều người không nghĩ là cần thiết cho trẻ đặc biệt, nhưng chính điều này lại góp phần quan trọng giúp cho trẻ sớm có khả năng hòa nhập trong mức độ cho phép đối với cộng đồng xung quanh.

    MỤC TIÊU DÀI HẠN :

    1. Xây dưng khả năng hòa nhập với cộng đồng :  Đây có thể nói là mục tiêu được đặt ra trong hầu hết mọi hoạt động có liên quan đến trẻ đặc biệt.  Từ can thiệp trị liệu đến giáo dục năng lực, tất cả đều nhắm đến việc giúp cho trẻ có thể tham gia các sinh hoạt học tập và giao tiếp như một trẻ bình thường.  Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể đặt ra mục tiêu này, mà nó còn tùy thuộc vào khả năng của trẻ, các phương pháp can thiệp và chính môi trường xung quanh, sẽ chấp nhận trẻ đến mức nào.

    Việc xây dựng các lớp học hòa nhập trong các trường bình thường và tổ chức các trung tâm can thiệp trẻ đặc biệt là mong ước của xã hội và gia đình đối với các em. Tuy nhiên, dù muốn dù không chúng ta cũng phải thừa nhận, khả năng hòa nhập của các em chỉ có giới hạn Vì thế một môi trường có sự quan tâm và thân thiện để có thể chấp nhận và hỗ trợ thường xuyên cho các em trong cuộc sống đời thường ngay cả khi các em trưởng thành mới là điều cần phải đặt ra

    1. Phát triển các kỹ năng Giao tiếp Xã Hội : Đây chính là hạn chế lớn nhất của các em rối loạn phát triển, nhất là với trẻ Tự kỷ . Các em có thể có những kỹ năng và hành vi, phản ứng tốt đẹp trong môi trường quen thuộc tại gia đình. Nhưng khi bước ra ngoài xã hội, nhất là khi đứng trước các tình huống mới mẻ, đòi hỏi khả năng thích nghi, thì hầu hết các em sẽ bối rối, sẽ có những phản ứng vụng về hay tránh né,và nếu bị hối thúc hay yêu cầu, thì có khi các em sẽ có những phản ứng mất kiểm soát. Chính vì thế, mà một cộng đồng gồm những người hiểu em và những người bạn là điều kiện thuận lợi nhất, để các em có thể cải thiện được khả năng giao tiếp xã hội.

     

    1. Tổ chức các hoạt động Hướng nghiệp khi trưởng thành : Hiện nay, việc hướng nghiệp cho trẻ đặc biệt vị thành niên hay đã trưởng thành, là  một nhu cầu cấp bách, đòi hỏi những định hướng và các tổ chức phù hợp.  Đã không thiếu các cơ sở hướng nghiệp cho trẻ, chỉ hoạt động về mặt hình thức, đôi khi còn có sự lợi dụng, trong các phạm vi có liên quan đến các hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ đặc biệt.

    Chúng ta  thường có xu hướng muốn tập cho trẻ những ngành nghề thủ công, mỹ nghệ hay trồng trọt, chăn nuôi hay làm bánh , phụ việc trong một số dịch vụ … vì cho rằng đó là những hoạt động tay chân đơn giản có thể phù hợp với các em. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đều thất bại hay không đem lại lợi ích thực sự cho trẻ cũng như cho gia đình trẻ. Điều này khác với trẻ khuyết tật, khi những ngành nghề thủ công mỹ nghệ, trồng trọt chăn nuôi đã đem lại những giá trị cao cho các trẻ khuyết tật trong cuộc sống.

    Nhưng với trẻ đặc biệt thì khác, các em dĩ nhiên là không thể tham gia các hoạt động nghề nghiệp cao cấp, nhưng ngay cả những nghề đơn giản, tay chân..cũng không phải là dễ với các em vì các em thiếu hai yếu tố quan trọng :

    • Yếu tố nỗ lực và kiên trì : Các em hầu như không có, các em chỉ làm để cho ..vui !
    • Yếu tố ích lợi cho bản thân : Trẻ khuyết tật rất ý thức về ích lợi cho bản thân, các em làm việc để kiếm tiền để dành và có thể sử dụng vào nhiều nhu cầu khác cho bản thân. Nhưng trẻ đặc biệt thì hầu như không ý thức được các nhu cầu cho bản thân, nếu có thì cũng rât đơn giản. Vì thế không thể dùng điều này như một động lực để khuyến khích trẻ làm việc. Trẻ làm việc do thói quen được hướng dẫn và để làm cho mình cũng như những người thân vui lòng mà thôi.

    Chính vì thế, không nên có quan điểm là cố gắng rèn luyện cho các em một nghề nghiệp hay công việc để các em có cơ hội tự nuôi sống bản thân  vì các em thiếu một kỹ năng cốt lõi là kỹ năng Tự quản lý cuộc sống của mình. Chúng ta có thể rèn luyện cho các em kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc trong một giới hạn , nhưng chúng ta vẫn phải có những người hoặc là trong gia đình, họ hàng các em hay những người thân , những người quan tâm đến các em và một số tổ chức xã hội, đứng ra quản lý cho các em trong cuộc sống hàng ngày.  Các em có thể làm việc để có thu nhập, nhưng thu nhập hay kết quả đó phải được quản lý với sự quan tâm và tôn trọng, để các em dụa vào đó mà có được cuộc sống như mọi người.

    LÊ KHANH

    Đầu Xuân Quý Mão

     

     

     

  • GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT KHÓ NHẤT  LÀ GIÁO DỤC …PHỤ HUYNH

    GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT KHÓ NHẤT  LÀ GIÁO DỤC …PHỤ HUYNH

    Gia đình nào có một đứa con tự kỷ, tăng động kém chú ý hay chậm phát triển đều có mong ước : Đưa đến bệnh viện chẩn đoán , sau đó tìm được một trung tâm có uy tín để gửi con, tôt hơn nữa là sẽ gặp một giáo viên có kiến thức chuyên môn, có tấm lòng yêu trẻ để gửi gấm con – Trăm sự nhờ thầy nhờ cô… đến khi trung tâm, thầy cô nhận lời để tập trung giúp bé, coi như là …xong ! Phụ huynh lo kiếm tiền đóng học phí, có khi đóng luôn 3 tháng cho chắc ăn mà không hề nghĩ rằng đây mới là sự bắt đầu cho một hành trình đi cùng con !  Thời gian trôi qua …3 tháng , 6 tháng.. kiển tra lại, con chưa thấy  tiến bộ theo mong muốn, bắt đầu sốt ruột rồi có khi lại cho con nghỉ đi tìm nơi trung tâm nào quảng cáo tốt hơn hoặc lên mạng tìm mua thuốc bổ não, thuốc cho trẻ chậm nói … và hỏi ý kiến mọi người , tôi phải làm sao , nhưng càng nghe chia sẻ lại càng..hoang mang vì những góp ý đủ thể loại của mọi người. Nhưng điều quan trọng nhất, cần thiết nhất và hiệu quả nhất là sự quan tâm, hỗ trợ, tập luyện cho con tại chính gia đình mình thì …bỏ qua vì nhiều lý do rất chính đáng !

    Với các trung tâm, các giáo viên hay chuyên viên có ý thức trách nhiệm, thì hầu hết đều có lời khuyên là phụ huynh nên cùng phối hợp để tập luyện cho bé. Có nhiều trung tâm còn mở ra những buổi tư vấn hướng dẫn cho phụ huynh miễn phí … mời gọi PH tham gia để biết cách phối hợp. Phụ huynh nghe chia sẻ, hướng dẫn..gật gù tâm đắc nhưng …không áp dụng ! Vì vậy, việc can thiệp tác động để cải thiện hành vi, nhận thức , ngôn ngữ cho trẻ tuy khó, nhưng cũng còn có kết quả phần nào , còn việc tư vấn cho phụ huynh để biết cách can thiệp cho con tại nhà , rất nhiều trường hợp là một nhiệm vụ bất khả thi !

    Có một nghịch lý là tình trạng trẻ càng nặng, thì phụ huynh càng chịu khó lắng nghe , yêu cầu về con cũng không cao, nhưng để cải thiện cho trẻ lại là điều cực khó. Nhưng với trường hợp  nhẹ, việc can thiệp cho sự tiến bộ của trẻ sẽ thuận lợi hơn, thì việc phụ huynh chấp nhận và làm theo các yêu cầu của nhà chuyên môn lại khó khăn hay nghe mà không làm, và yêu cầu can thiệp, trị liệu sao cho con trở lại bình thường lại càng cao !  Nhưng nhìn chung, khi đưa con đi tư vấn và có mong muốn gửi con đến trung tâm, thì ít ai có suy nghĩ là chính mình cũng phải là một “thành viên” trong cái nhóm can thiệp cho con mình, không những thế còn phải là một thành viên tích cực!  Các bậc cha mẹ thường có suy nghĩ là : Mình đã tìm được nơi có thể dạy hay chữa trị cho con, đã chấp nhận phải đưa đón cực khổ, đóng học phí cao gấp 3,4 lần trường bình thường. Thầy cô ở đây lại có chuyên môn, kỹ thuật và thời gian “ can thiệp trị liệu” cả ngày cho con mình, thì tại sao mình vẫn phải bỏ công sức học tập chuyên môn, bỏ thì giờ ra để can thiệp cho con tại nhà nữa ! Nếu vậy, thì mình cứ cho nó ở nhà để dạy có phải tốt hơn không ?

    Tuy nhiên, điều làm cho Phụ huynh dạy con trong hoang mang nhất là nếu chịu khó bỏ công đi nghe, đi dự tập huấn các phương pháp, kỹ thuật can thiệp thì lại bị quá tải về thông tin , và cả những thuật ngữ chuyên môn mà mình không hiểu, cũng chưa biết làm như thế nào ! Đó là chưa kể mỗi phương pháp, mỗi chuyên viên lại có những quan điểm, những cách hướng dẫn khác nhau , phụ huynh không đi học thì không hiểu, mà càng học thì lại có nguy cơ “rối loạn nhận thức” Vì tiếp nhận quá nhiều thông tin chồng chất, trái chiều . Có nhiều phụ huynh mua một đống sách vở tài liệu về đọc, nhưng rốt cuộc chỉ đạt được mục tiêu là dễ ngủ hơn trong khi đọc , chứ hiểu thì cũng có thể nhưng để làm theo thì …đừng mơ !  Lên mạng hay FB thì toàn thấy quảng cáo bán học cụ, đồ chơi để “ trị liệu tự kỷ” rôi mua về chất đầy tủ mà cũng không biết các món đồ này trị liệu ở chỗ nào . Rôi loanh quanh một hồi lại gặp quảng cáo uống thuốc cho bổ não, cho mau biết nói … mừng như buồn ngủ gặp chiếu manh, tưởng là cứu cánh đây rồi mà hóa ra chỉ có tác dụng làm cho chính phụ huynh sáng mắt ra mà thôi .

    Thế nhưng, tại sao phụ huynh có vai trò quan trọng và dù có cho con đi  can thiệp hay không cũng phải tự mình “ra tay” thì con mới mong có sự tiến bộ !  Trước hết, các bé đặc biệt đâu chỉ là “chậm nói” và cứ tập trung vào kỹ thuật “mở miệng” cho trẻ biết nói là xong ? Ngoài ra tình trạng tự kỷ, tăng động kém chú ý, chậm phát triển nhận thức của trẻ cũng rất khác nhau. Một biện pháp áp dụng cho trẻ này có kết quả, thì chưa chắc áp dụng cho trẻ khác cũng có kết quả như thế . Điều này lý giải cho việc một giáo viên không thể dạy một lúc nhiều trẻ giống như dạy cho trẻ bình thường ! Thậm chí, nếu là giáo viên có trình độ, trách nhiệm và lương tâm, thì dạy mỗi trẻ lại phải có  một kế hoạch can thiệp cá nhân khác nhau , không phải dạy trẻ tự kỷ nào cũng giống nhau .  Nhiều bạn học được các kỹ thuật của phương pháp A BC gì đó, thấy hay quá thế là bé nào vào cũng lấy phương pháp đó ra dạy . Nhiều trường lại soạn một chương trình giáo dục đặc biệt chung cho mọi trẻ trong một cấp lớp của trường mình rồi giao cho Giáo viên áp dụng… điều đó sẽ có khả năng chỉ một vài trẻ đáp ứng với các kỹ thuật hay chương trình đó, còn những trẻ khác thì không .

    Ngoài ra, các trẻ đặc biệt đâu chỉ có một số vấn đề về giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi và sự kém nhận thức về các kỹ năng học đường như khả năng đọc, viết, tính toán ? Mà ngay các các kỹ năng ăn uống, vệ sinh cá nhân, chơi đùa và ngủ nghỉ cũng có những hạn chế, khó khăn. Với những lĩnh vực mà ta gọi là kỹ năng sống thiết yếu, thì chính các hoạt động tại gia đình mới là cơ hội và thời điểm tốt nhất  để giúp các bạn này điều chỉnh và phát triển các kỹ năng này .  Vậy thì AI sẽ dạy ở NHÀ, để trẻ bcó khả năng tự ăn, tự mặc, tự vệ sinh này ngoài chính phụ huynh ?  Đó là những khả năng mà một trẻ bình thường sẽ tiếp thu một cách rất tự nhiên qua việc làm theo, bắt chước hay chỉ cần được hướng dẫn vài lần là có thể làm được, còn trẻ đặc biệt thì phải có những kỹ thuật riêng, phù hợp cho từng mức độ của trẻ mới có thể tác động được. Chính vì thế, nhiều phụ huynh cũng muốn dạy cho con, nhưng dạy sai cách, con không tiếp thu được, nên bỏ qua, làm thay trẻ cho xong , còn cho con đi can thiệp, chỉ là để tập cho con biết nói là được rồi .

    Hoàn cảnh gia đình thì mỗi người mỗi khác, có những gia đình  có nhiều thuận lợi, vừa có điều kiện tài chính, vừa có thể sắp xếp thời gian để ở nhà dạy con, Mẹ hay bố vừa có kiến thức và trí thức để biết học cái gì, dạy cái gì, dạy như thế nào với con . Nhưng cũng còn rất nhiều gia đình mà người mẹ tuy cũng rất thương con, nhưng chỉ biết làm thay và chiều chuộng con, chứ không đủ sức, đủ khả năng để bỏ ra một số thời gian để dạy con tại gia đình . Điều đó sẽ làm cho tình trạng của con không cải thiện được, kéo dài trong khi con ngày càng lớn nhưng chẳng khôn hơn mà chỉ có nhiều hành vi, nhiều vấn đề hơn.

    Thực ra, việc tác động hay can thiệp cho con ở nhà không quá khó như nhiều phụ huynh nghĩ, cũng không phải mua đủ loại sách, hàng đống đồ chơi, tham gia đủ mọi khóa can thiệp , mà chỉ cần biết rõ con mình, chấp nhận những hạn chế khó khăn của con, đi tìm những hỗ trợ đơn giản từ các chuyên viên, các giáo viên và nhất là phải có sự kiên trì, nhẫn nại giúp con mỗi ngày một chút, từng bước một, từ ngày này qua ngày khác và luôn có sự tự tin, đừng “đẽo cầy giữa đường” đừng áp đặt, bắt buộc con hay can thiệp theo kiểu rảnh thì làm, bận thì nghỉ .   Chỉ vậy thôi, nhưng không hề đơn giản và dễ theo . Vì thế công tác giáo dục đặc biệt khó khăn nhất chính là ..giáo dục cho phụ huynh thay đổi hành vi nhận thức và biết xắn tay áo lên để đồng hành cùng con.

    CVTL LÊ KHANH – Phòng Tư vấn Tâm Lý GĐ & TE

  • Khủng Hoảng Của tuổi TEEN

    Khủng Hoảng Của tuổi TEEN

    Chuyên gia tâm lý chỉ ra các giai đoạn KHỦNG HOẢNG của trẻ: Giai đoạn 3 dễ gây HẬU QUẢ nếu cha mẹ không nắm rõ

    Đây là giai đoạn tạo nhiều áp lực nhất và cũng khiến cha mẹ dễ lâm vào tình trạng “khủng hoảng” theo con nhất.

    Nếu có con nhỏ, hẳn bạn quá quen thuộc với hai từ “Khủng hoảng”. “Tuần khủng hoảng của trẻ” (The Wonder Week) xuất hiện khi trẻ bắt đầu phát triển trí tuệ, kỹ năng trong khoảng 2 năm đầu đời. Trong thời gian này trẻ sẽ thường xuyên khó chịu, bức bối và dễ cáu giận.

    Lý do được các chuyên gia tâm lý giải thích rằng, do cơ thể trẻ liên tục phải thích ứng với môi trường sống xung quanh. Ngoài ra, đây còn là giai đoạn quan trọng khi trẻ bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ về não bộ và điều này sẽ khiến cho trẻ mỏi mệt, cáu gắt.

    Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, Phòng Tư vấn Tâm lý – Gia đình và Trẻ em, trong quá trình phát triển của trẻ em, còn có hai giai đoạn có thể xếp vào nhóm “khủng hoảng” – đó là khủng hoảng tuổi lên 6 khi vào lớp Một và khủng hoảng tiền dậy thì từ 10 – 13 tuổi. 

    Trong ba giai đoạn trên, có thể nói, giai đoạn tiền dậy thì tạo cho cha mẹ nhiều áp lực nhất và cũng khiến cha mẹ dễ lâm vào tình trạng “khủng hoảng” theo con nhất.

    Giai đoạn những đứa trẻ thấy cả thế giới như bỏ rơi mình

    Một trong những điều làm cha mẹ “hoảng vía” nhất là trẻ trở nên bướng bỉnh, không nghe lời, khép kín, học hành sa sút và có những suy nghĩ tiêu cực. Thậm chí, đôi khi vì những mâu thuẫn vô cùng nhỏ, những đứa trẻ ở thời kì ẩm ương vẫn có thể nảy sinh hành động dại dột, hậu quả không thể cứu vãn.

    Theo chuyên gia Lê Khanh, trên thực tế, hậu quả của những bi kịch đau lòng chỉ như một giọt nước tràn ly, sau hàng loạt những tác động, những biện pháp ứng xử hay giáo dục chưa phù hợp của bố mẹ. Đứa trẻ vì thế từng bước trở nên khủng hoảng, cùng với những xáo trộn tâm sinh lý bên trong cơ thể và những tác động bên ngoài, mỗi thứ một chút khiến đứa trẻ chông chênh, có cảm giác như “cả thế giới” đang bỏ rơi mình.

    “Có hai yếu tố khiến cô cậu thiếu niên nửa người lớn, nửa trẻ em này không chịu nổi những áp lực vô hình đó là việc bố mẹ không hiểu được những nhu cầu về mặt cảm xúc cùng những biến động về tâm sinh lý. Ở lứa tuổi của trẻ, chúng vẫn đang tìm hiểu mọi thứ và có thể cần một người bạn đồng hành không phán xét hơn là một người thuyết giảng về những gì chúng nên làm và phải làm.

    Tuy nhiên, nhiều phụ huynh áp đặt, tạo áp lực về học hành, điểm số, cấm đoán bất chấp… chê bai và mắng mỏ, đánh đòn. Điều này khiến trẻ sinh ra chán nản, buông xuôi, dẫn đến các rối loạn về tâm lý. Nên nhớ, sức khỏe tinh thần, giống như sức khỏe thể chất, cần được chăm sóc và nuôi dưỡng hàng ngày. Nên chú ý các dấu hiệu và có biện pháp ngăn chặn trước khi vấn đề bùng phát nghiêm trọng hơn”, ông Khanh nói.

    Chuyên gia Lê Khanh cũng chia sẻ, nhiều người thường cho rằng, trẻ con bây giờ nhạy cảm quá đáng. Bao nhiêu người hồi xưa bị bố mẹ mắng, đánh cho “lên bờ xuống ruộng” đâu dám phản đối gì, có khi nhờ vậy lại trở nên ngoan ngoãn và giỏi giang như bây giờ.

    Thật ra nhiều khi, người ta chỉ nhớ về quá khứ những điều mình muốn nhớ, còn những chấn thương tâm lý thời thơ ấu có thể đã chìm trong vô thức và nó chỉ ngấm ngầm chỉ huy những hành vi mà chính phụ huynh cũng không giải thích được. Ý thức của phụ huynh thì nhắc nhở là không được đánh con, không được làm cho con hoảng sợ, thế nhưng cái vô thức bên trong lại khiến cho họ không kiềm chế được và “động tay, động chân” với ý nghĩ “hồi nhỏ mình cũng bị đối xử như vậy, có sao đâu?”.

    Tuổi dậy thì, các em lớn lên về sinh lý nhưng về mặt tâm lý xã hội thì vẫn còn non nớt, muốn thể hiện chính kiến, muốn khẳng định cái tôi. Chỉ cần cha mẹ vô tâm không thấu hiểu, buông ra một lời xúc phạm, mắng mỏ hay đánh đập là khiến trẻ bị kích động, không kiềm chế được. Sự vô tình đó có thể sẽ thôi thúc trẻ bỏ đi để thoát khỏi vòng tay cha mẹ.

    Muốn “chữa” cho đứa trẻ, trước tiên phải “chữa bệnh” tâm lý cho phụ huynh. Bởi sự đồng hành bằng chửi mắng, roi vọt không bao giờ là biện pháp được khuyến khích, nhất là ở giai đoạn ẩm ương của tuổi tiền dậy thì hay dậy thì.

    “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

    Biện pháp phòng bệnh đầu tiên là sự thấu hiểu – dĩ nhiên không phải bố mẹ nào cũng là nhà tâm lý để có thể có sự thấu hiểu toàn diện với đứa trẻ, nhưng ít ra, cần nắm bắt những hiểu biết cơ bản nhất về năng lực, sở thích và nhu cầu của con mình.

    Điều thứ hai là hãy lắng nghe, cũng chỉ đơn giản là đừng “truy vấn” đứa trẻ bằng những câu hỏi tại sao? muốn gì? Có hay không mà nên là những câu gợi mở để trẻ được nói ra những nhu cầu của mình. Cũng có khi không phải bằng lời nói mà chúng ta còn phải lắng nghe các ngôn ngữ cơ thể của các em, các dấu hiệu, các hành vi và nét mặt…

    Điều thứ ba chính là sự tôn trọng. Tôn trọng chứ không phải chiều chuộng, không phải nể nang hay tránh né, mà đó là sự nhìn nhận những giá trị cần thiết về nhân cách của đứa trẻ. Cha mẹ cần coi con như bạn, trao đổi, đối thoại nhẹ nhàng, tuyệt đối không bạo hành tinh thần hay thể xác đối với con, để con cảm nhận được sự tin cậy, yêu thương và bao dung của mình.

    Trường hợp trẻ bộc lộ những dấu hiệu “khủng hoảng” của tuổi tiền dậy thì, theo ông Khanh, cha mẹ đừng vội vàng tìm cách đương đầu, trấn áp. Cha mẹ nên đưa con ra khỏi nhà, có thể đi chơi đâu đó xa hoặc thậm chí chỉ là ra quán cà phê gần nhà để trò chuyện như hai người trưởng thành. Điều quan trọng nhất lúc này không phải là “lên lớp” con mà là lắng nghe. Đây không phải là lúc con muốn nghe những lời phán xét, quy tội hay phân tích…

    Trong trường hợp cần thiết, đôi khi cha mẹ cần tham khảo góp ý của các nhà tâm lý để tìm ra những biện pháp, những “chiến lược” nhằm từng bước giải quyết vấn đề

    Lê Khanh   ( Theo báo AFAMILY  )

     

  • NGHỆ THUẬT CHƠI VỚI CON

    NGHỆ THUẬT CHƠI VỚI CON

    Tưởng gì cao siêu, việc ngồi chơi với con dễ ợt, ngày nào mà bố mẹ không chơi với con ? bố làm ngựa cho con cưỡi, mẹ là bệnh nhân cho bác sĩ con khám bệnh hay có khi bầy trò bán hàng với con . Thế nhưng tưởng không khó, nhiều khi khó không tưởng !

    Có cậu bé, một hôm đi học về mặt mày lầm lì , bố mẹ hỏi mãi mới nói – Con chơi cờ với bố toàn là thắng, vậy mà chơi cờ với bạn, bị bạn thắng ba bàn không gỡ – Tức lắm ! Con phải là người chiến thắng !  Ông bố trong chuyện này, khi chơi với con vẫn là ông bố bao dung, thay vì giúp con biết lượng sức mình mà cố gắng hơn trong việc chơi cờ thì  ông luôn nhường con, khiến cho trẻ trở nên kiêu ngạo !

    Có cô bé, sau những lần chơi bán hàng, chơi làm cô giáo với mẹ…thì lại trở nên một kẻ nhiều chuyện, thích sai phái, dạy khôn người khác, ở đâu cũng có thể lên mặt “dạy đời” vì mẹ luôn tuân phục, chiều chuộng cho   các yêu cầu của cô và dĩ nhiên, dần dà bạn bè đều né tránh cái “ bà cô đành hanh này” .

    Đó là chưa kể, khi ngồi chơi với con , chúng ta thường “ tranh thủ” những lúc rỗi rảnh, hay vì quá bận rộn, mà chỉ ngồi chơi khi bé yêu cầu “ bố bán cho con 1 giờ làm việc của bố” . Có khi thì ngày chơi hai ba bận, chơi tẹt ga đến khi trẻ chán thì thôi, có khi cả tuần lễ không có được nửa giờ ngồi cùng con , haybị nhắc, thì miễn cưỡng ngồi xuống, bầy trò ra nhưng miện thì đùa với con, còn tay vẫn bấm điện thoại, lướt FB chém gió cùng thiên hạ.

    Làm như thế, vô tình chúng ta khiến cho trẻ có được thói quen, đụng đâu chơi” đó, chơi khi nào chán thì thôi, mà không học được sự ổn định trong giờ giấc, trong việc giới hạn được thời gian và không gian . Chúng ta sẽ thầm nghĩ : Khiếp, có gì mà nghiêm trọng dzữ dzậy ? Chỉ là chơi thôi mà . Đúng vậy, chỉ là chơi thôi, nhưng với trẻ con thì chơi tức là học, đi mẫu giáo là học mà chơi, chơi mà học. Chơi cũng là làm việc ! người lớn thất nghiệp buồn thế nào, thì trẻ con không được chơi cũng buồn như vậy !

    Điều thường làm cho bố mẹ khó chịu là sao chả thấy nó ngồi học bài lúc nào, suốt ngày chỉ có chơi và nghịch, phá ! Chúng ta thường quên mất là trẻ đã phải đế n trường để học , ít nhất là hết buổi sáng, có khi mất cả ngày. Chiều về nhà, có khi lại phải đi đến nhà giáo viên rèn chữ, rèn toán tư duy. Sáng CN thì lại đến Trung Tâm Anh Ngữ ! vậy còn bao nhiêu thời gian cho trẻ chơi trong ngày ?  Một điều vô cùng nguy hiểm nữa – là vì bố mẹ bận rộn, quý một giờ làm việc hơn là một giờ ngồi chơi với con, và cũng không muốn trẻ làm phiền mình , nên đã giao con cho cái điện thoại thông minh, cái IPAD, cái TV thay mình chơi với con !  Con sẽ lập tức ngồi yên, chăm chú nhìn vào màn hình, tay bấm bấm, miệng há ra để nuốt hàng đống thông tin, hình ảnh ào ạt đến từ chiếc điện thoại…. Trẻ sẽ xem phim hoạt hình, chơi games online … và quên mất chuyện giao tiếp, quên cả nói …. Và hậu quả là sau một thời gian,thấy con không chịu nói, gọi không quay lại, có những hành vi bùng nổ…. thì mới cho con đi khám ..tự kỷ và lăm le mang con đi cắt thắng ( phanh ) lưỡi để cho con chịu nói !

    Chúng ta cũng thường đồng hóa hoạt động “ CHƠI “ của trẻ với việc “ GIẢI TRÍ “ vì hai danh từ này thường có nghĩa tương đồng ! Đúng là Chơi nghĩa là giải trí , nhưng giải trí chỉ là một mục đích trong nhiều mục đích của chơi ! Sao kỳ vậy ?  Giải trí là làm cho trí óc được thoải mái, vui vẻ dưới bất kỳ hình thức nào ! Có người nghe nhạc, có kẻ xem phim, có người đi hát karaokê bằng tay, có kẻ đánh bạc… tất cả đều gọi là giải trí ! Nhưng chơi đá banh, chơi thể thao, chơi chim, hoa, cá, kiểng… chơi cờ tướng, chơi mô hình… thì không chỉ là giải trí, mà còn là để đạt được một mục tiêu nào đó , nâng cao tầm kiếng thức, tìm kiếm người tri âm, hay có khi lại đem lại những giá trị kinh tế nào đó !

    Với trẻ em cũng vậy, giải trí là xem TV là bấm  điện thoại, là chạy ra công viên chạy nhảy, chơi đùa… Thậm chí là đi chọc chó, đánh mèo, phá làng phá xóm…cũng là một cách giải trí cho vui để …nghe chửi mà lấy làm thú vị, cười khúc khích với nhau .  Trẻ có thể giải trí một mình, hay với vài người bạn…bất cứ lúc nào… nhưng chơi thì hầu như phải có bạn chơi, phải có chỗ chơi, và phải có … đồ chơi !  Ngoài ra, chơi cũng có giới hạn thời gian, có bắt đầu, có kết thúc, có luật chơi và dĩ nhiên cũng có thể có kẻ thắng và người thua !

    Chính vì những yếu tố này, mà việc chơi với trẻ hay tổ chức hoạt động chơi cho trẻ là một …nghệ thuật ! Vì phải biết cách thu hút, biết cách thực hiện và nhất là phải làm bạn được với trẻ trước khi bầy trò cho trẻ chơi !  Vì đơn giản là trẻ chỉ chơi với bạn, chứ không chơi với …bố !  Hay nói cách khác, thì bố cần là bạn với con khi ngồi chơi với trẻ !  Vì chỉ khi trở thành bạn của con, thì chúng ta mới chơi với con theo kiểu mà trẻ chơi với bạn, có nghĩa là sòng phẳng, công bằng và lần lượt .   Hãy nhìn những đứa trẻ chơi với nhau , trông như một đám nhí nhố, chạy nhảy lung tung… nhưng thực ra là đều có những luật lệ của từng trò chơi khác nhau !  Chơi đánh bi, đánh đáo, đánh khăng… chơi tạt lon, chơi lò cò, chơi đuổi bắt “Rồng rắn lên mây”, chơi trốn tìm, hay chơi sắm vai…. Tất cả đều có những luật chơi, mà người chơi phải chấp hành, cố tình hay vô tình làm sai, lập tức bị “kết án” là Ăn gian ! và biện pháp kỷ luật là cho kẻ bị phạt “nghỉ chơi” và chúng ta sẽ thấy, việc bị cho ra rìa là một biện pháp hiệu quả, khiến cho trẻ tự giác, giữ ý thức và có sự cố gắng trong khi chơi !

    Khi chúng ta làm bố, và ngồi xuống chơi với con, nếu vẫn giữ vị trí là một ông bố, ta sẽ nương tay, ta sẽ nhường nhịn, ta sẽ chủ động bầy ra trò này trò kia…ta có thể nói nhiều, ta có thể “cầm tay chỉ việc” và ta có thể ngôi chơi tha hồ trong khoảng thời gian rảnh rỗi của mình. Còn nếu không , khi ta bận rộn hay mải mê “giải trí” mà trẻ đến đòi chơi – thi ta sẽ yêu cầu : Đi chỗ khác chơi !  Rõ ràng là chơi với trẻ không dễ dàng như việc đưa cho con cái điện thoại, bật cho con cái TV để con giải trí ! Và vì thế ta thường chọn chuyện dễ dáng này , vừa không làm phiền mình, vừa để cho nhà yên ổn, mà không biết rằng sẽ có một lúc nào đó, chính ta và trẻ sẽ làm phiền đến các bác sĩ, nhà tâm lý và không những mất thời gian, công sức mà còn cả tiền bạc nữa . Trong khi nếu biết chơi với con, thì ta vừa giúp cho con phát triển các khả năng giao tiếp, biết tổ chức không gian, thời gian, trở nên khéo léo hơn trong các vận động và nhất là phát triển được khả năng tập trung chú ý, biết lắng nghe, biết chấp nhận, biết chờ đợi đến lượt …tất cả điều đó sẽ là những ưu điểm khi con đến trường, vừa biết chơi với bạn, vừa biết tập trung trong giờ học.

    Khi chơi với con, nếu ta là bạn của con thì chúng ta sẽ biết giới thiệu các trò chơi theo sở thích của con, biết cùng trao đổi, trò chuyện theo khả năng ngôn ngữ của con và tham gia trong các hoạt động chơi , sòng phẳng trong các yêu cầu về luật chơi , Ta sẽ chơi một cách nhiệt tình nhưng không áp đảo, mà tôn trọng và chấp nhận những yếu kém của trẻ vì đó là bạn ta. Nhưng chúng ta không nhường nhịn , và cũng sẵn sàng  nghỉ chơi khi trẻ cố tình vi phạm các nguyên tắc chơi !  Chúng ta dạy con qua trò chơi một cách vui vẻ, thoải mái  với những luật chơi rõ ràng, đơn giản mà nhờ đó, khi đến trường trẻ sẽ biết chơi với bạn, và sẽ có bạn cùng chơi !

    LÊ KHANH