NHỮNG ỐNG KÍNH TAI HẠI
24/02/2022
Khủng Hoảng Của tuổi TEEN
02/09/2022
NHỮNG ỐNG KÍNH TAI HẠI
24/02/2022
Khủng Hoảng Của tuổi TEEN
02/09/2022

Tưởng gì cao siêu, việc ngồi chơi với con dễ ợt, ngày nào mà bố mẹ không chơi với con ? bố làm ngựa cho con cưỡi, mẹ là bệnh nhân cho bác sĩ con khám bệnh hay có khi bầy trò bán hàng với con . Thế nhưng tưởng không khó, nhiều khi khó không tưởng !

Có cậu bé, một hôm đi học về mặt mày lầm lì , bố mẹ hỏi mãi mới nói – Con chơi cờ với bố toàn là thắng, vậy mà chơi cờ với bạn, bị bạn thắng ba bàn không gỡ – Tức lắm ! Con phải là người chiến thắng !  Ông bố trong chuyện này, khi chơi với con vẫn là ông bố bao dung, thay vì giúp con biết lượng sức mình mà cố gắng hơn trong việc chơi cờ thì  ông luôn nhường con, khiến cho trẻ trở nên kiêu ngạo !

Có cô bé, sau những lần chơi bán hàng, chơi làm cô giáo với mẹ…thì lại trở nên một kẻ nhiều chuyện, thích sai phái, dạy khôn người khác, ở đâu cũng có thể lên mặt “dạy đời” vì mẹ luôn tuân phục, chiều chuộng cho   các yêu cầu của cô và dĩ nhiên, dần dà bạn bè đều né tránh cái “ bà cô đành hanh này” .

Đó là chưa kể, khi ngồi chơi với con , chúng ta thường “ tranh thủ” những lúc rỗi rảnh, hay vì quá bận rộn, mà chỉ ngồi chơi khi bé yêu cầu “ bố bán cho con 1 giờ làm việc của bố” . Có khi thì ngày chơi hai ba bận, chơi tẹt ga đến khi trẻ chán thì thôi, có khi cả tuần lễ không có được nửa giờ ngồi cùng con , haybị nhắc, thì miễn cưỡng ngồi xuống, bầy trò ra nhưng miện thì đùa với con, còn tay vẫn bấm điện thoại, lướt FB chém gió cùng thiên hạ.

Làm như thế, vô tình chúng ta khiến cho trẻ có được thói quen, đụng đâu chơi” đó, chơi khi nào chán thì thôi, mà không học được sự ổn định trong giờ giấc, trong việc giới hạn được thời gian và không gian . Chúng ta sẽ thầm nghĩ : Khiếp, có gì mà nghiêm trọng dzữ dzậy ? Chỉ là chơi thôi mà . Đúng vậy, chỉ là chơi thôi, nhưng với trẻ con thì chơi tức là học, đi mẫu giáo là học mà chơi, chơi mà học. Chơi cũng là làm việc ! người lớn thất nghiệp buồn thế nào, thì trẻ con không được chơi cũng buồn như vậy !

Điều thường làm cho bố mẹ khó chịu là sao chả thấy nó ngồi học bài lúc nào, suốt ngày chỉ có chơi và nghịch, phá ! Chúng ta thường quên mất là trẻ đã phải đế n trường để học , ít nhất là hết buổi sáng, có khi mất cả ngày. Chiều về nhà, có khi lại phải đi đến nhà giáo viên rèn chữ, rèn toán tư duy. Sáng CN thì lại đến Trung Tâm Anh Ngữ ! vậy còn bao nhiêu thời gian cho trẻ chơi trong ngày ?  Một điều vô cùng nguy hiểm nữa – là vì bố mẹ bận rộn, quý một giờ làm việc hơn là một giờ ngồi chơi với con, và cũng không muốn trẻ làm phiền mình , nên đã giao con cho cái điện thoại thông minh, cái IPAD, cái TV thay mình chơi với con !  Con sẽ lập tức ngồi yên, chăm chú nhìn vào màn hình, tay bấm bấm, miệng há ra để nuốt hàng đống thông tin, hình ảnh ào ạt đến từ chiếc điện thoại…. Trẻ sẽ xem phim hoạt hình, chơi games online … và quên mất chuyện giao tiếp, quên cả nói …. Và hậu quả là sau một thời gian,thấy con không chịu nói, gọi không quay lại, có những hành vi bùng nổ…. thì mới cho con đi khám ..tự kỷ và lăm le mang con đi cắt thắng ( phanh ) lưỡi để cho con chịu nói !

Chúng ta cũng thường đồng hóa hoạt động “ CHƠI “ của trẻ với việc “ GIẢI TRÍ “ vì hai danh từ này thường có nghĩa tương đồng ! Đúng là Chơi nghĩa là giải trí , nhưng giải trí chỉ là một mục đích trong nhiều mục đích của chơi ! Sao kỳ vậy ?  Giải trí là làm cho trí óc được thoải mái, vui vẻ dưới bất kỳ hình thức nào ! Có người nghe nhạc, có kẻ xem phim, có người đi hát karaokê bằng tay, có kẻ đánh bạc… tất cả đều gọi là giải trí ! Nhưng chơi đá banh, chơi thể thao, chơi chim, hoa, cá, kiểng… chơi cờ tướng, chơi mô hình… thì không chỉ là giải trí, mà còn là để đạt được một mục tiêu nào đó , nâng cao tầm kiếng thức, tìm kiếm người tri âm, hay có khi lại đem lại những giá trị kinh tế nào đó !

Với trẻ em cũng vậy, giải trí là xem TV là bấm  điện thoại, là chạy ra công viên chạy nhảy, chơi đùa… Thậm chí là đi chọc chó, đánh mèo, phá làng phá xóm…cũng là một cách giải trí cho vui để …nghe chửi mà lấy làm thú vị, cười khúc khích với nhau .  Trẻ có thể giải trí một mình, hay với vài người bạn…bất cứ lúc nào… nhưng chơi thì hầu như phải có bạn chơi, phải có chỗ chơi, và phải có … đồ chơi !  Ngoài ra, chơi cũng có giới hạn thời gian, có bắt đầu, có kết thúc, có luật chơi và dĩ nhiên cũng có thể có kẻ thắng và người thua !

Chính vì những yếu tố này, mà việc chơi với trẻ hay tổ chức hoạt động chơi cho trẻ là một …nghệ thuật ! Vì phải biết cách thu hút, biết cách thực hiện và nhất là phải làm bạn được với trẻ trước khi bầy trò cho trẻ chơi !  Vì đơn giản là trẻ chỉ chơi với bạn, chứ không chơi với …bố !  Hay nói cách khác, thì bố cần là bạn với con khi ngồi chơi với trẻ !  Vì chỉ khi trở thành bạn của con, thì chúng ta mới chơi với con theo kiểu mà trẻ chơi với bạn, có nghĩa là sòng phẳng, công bằng và lần lượt .   Hãy nhìn những đứa trẻ chơi với nhau , trông như một đám nhí nhố, chạy nhảy lung tung… nhưng thực ra là đều có những luật lệ của từng trò chơi khác nhau !  Chơi đánh bi, đánh đáo, đánh khăng… chơi tạt lon, chơi lò cò, chơi đuổi bắt “Rồng rắn lên mây”, chơi trốn tìm, hay chơi sắm vai…. Tất cả đều có những luật chơi, mà người chơi phải chấp hành, cố tình hay vô tình làm sai, lập tức bị “kết án” là Ăn gian ! và biện pháp kỷ luật là cho kẻ bị phạt “nghỉ chơi” và chúng ta sẽ thấy, việc bị cho ra rìa là một biện pháp hiệu quả, khiến cho trẻ tự giác, giữ ý thức và có sự cố gắng trong khi chơi !

Khi chúng ta làm bố, và ngồi xuống chơi với con, nếu vẫn giữ vị trí là một ông bố, ta sẽ nương tay, ta sẽ nhường nhịn, ta sẽ chủ động bầy ra trò này trò kia…ta có thể nói nhiều, ta có thể “cầm tay chỉ việc” và ta có thể ngôi chơi tha hồ trong khoảng thời gian rảnh rỗi của mình. Còn nếu không , khi ta bận rộn hay mải mê “giải trí” mà trẻ đến đòi chơi – thi ta sẽ yêu cầu : Đi chỗ khác chơi !  Rõ ràng là chơi với trẻ không dễ dàng như việc đưa cho con cái điện thoại, bật cho con cái TV để con giải trí ! Và vì thế ta thường chọn chuyện dễ dáng này , vừa không làm phiền mình, vừa để cho nhà yên ổn, mà không biết rằng sẽ có một lúc nào đó, chính ta và trẻ sẽ làm phiền đến các bác sĩ, nhà tâm lý và không những mất thời gian, công sức mà còn cả tiền bạc nữa . Trong khi nếu biết chơi với con, thì ta vừa giúp cho con phát triển các khả năng giao tiếp, biết tổ chức không gian, thời gian, trở nên khéo léo hơn trong các vận động và nhất là phát triển được khả năng tập trung chú ý, biết lắng nghe, biết chấp nhận, biết chờ đợi đến lượt …tất cả điều đó sẽ là những ưu điểm khi con đến trường, vừa biết chơi với bạn, vừa biết tập trung trong giờ học.

Khi chơi với con, nếu ta là bạn của con thì chúng ta sẽ biết giới thiệu các trò chơi theo sở thích của con, biết cùng trao đổi, trò chuyện theo khả năng ngôn ngữ của con và tham gia trong các hoạt động chơi , sòng phẳng trong các yêu cầu về luật chơi , Ta sẽ chơi một cách nhiệt tình nhưng không áp đảo, mà tôn trọng và chấp nhận những yếu kém của trẻ vì đó là bạn ta. Nhưng chúng ta không nhường nhịn , và cũng sẵn sàng  nghỉ chơi khi trẻ cố tình vi phạm các nguyên tắc chơi !  Chúng ta dạy con qua trò chơi một cách vui vẻ, thoải mái  với những luật chơi rõ ràng, đơn giản mà nhờ đó, khi đến trường trẻ sẽ biết chơi với bạn, và sẽ có bạn cùng chơi !

LÊ KHANH

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý