MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
26/01/2023
TRÁNH VỎ DƯA LẠI GẶP VỎ DỪA
18/04/2023
MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
26/01/2023
TRÁNH VỎ DƯA LẠI GẶP VỎ DỪA
18/04/2023

Việc đầu tiên khi muốn quan sát và tiếp cận trẻ,  đó là QUAN SÁT CÁCH TRẺ TIẾP XÚC VỚI CÁC LOẠI ĐỒ CHƠI – hay có thể là bất kỳ với một vật nào mà trẻ tỏ ra QUAN TÂM VÀ HỨNG THÚ.

Để biết được điều này, thì hảy để cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật, có các kích thước, hình dáng, mùi vị, âm thanh…khác nhau . Các loại đồ chơi và cả đồ dùng để xem cách phản ứng của trẻ. Khi đã biết rõ, thì đó chính là những công cụ để tạo mối gắn kết giữa trẻ với chúng ta.

Điều quan trọng là chúng ta phải gắn  được các loại đồ dùng, đồ chơi đó với hứng thú của trẻ , và khi trẻ đã thích ngồi chơi với chúng ta thì điều đó cho biết là chúng ta đã có thể bắt đầu can thiệp cho trẻ

Một trong những sai lầm lớn nhất mà chúng ta hay  mắc phải là ngồi gần bé và hỏi bé thật nhiều câu. Đó không phải là chơi, mà là kiểm tra bé, và bé có thể thấy khó chịu. Hãy tránh ra lệnh cho bé và chỉ chơi đồ chơi cùng bé.

Chúng ta nên nhớ là mục tiêu ban đầu trong việc can thiệp đó là phải để trẻ cho phép bạn cùng chơi với trẻ và bạn sẽ trở thành tác nhân gây hứng thú cho trẻ trong khung cảnh ấm cúng và vui vẻ !

Các bí quyết trong giai đoạn này là : Tạo cho trẻ sự hồi hộp và chờ đợi , tạo ra những điều bất ngờ , chọc phá cho vui các hoạt động của trẻ . Ngoài ra chúng ta cần mô tả các hành vi hoạt động của trẻ bằng các từ ngắn gọn.  Sử dụng tối đa “ngôn ngữ cơ thể” là các động tác sinh động, cường điệu và buồn cười ! Khi trẻ chuyển động hay bật ra một âm, từ nào đó là chúng ta có thể đoán ra ( có thể không đúng lắm ) nhưng vẫn nói ra và thể hiện như bạn đã hiểu !

Thỉnh thoảng cũng phải ngừng chơi một trò bé đang cao hứng và chuyển sang trò khác cũng hấp dẫn như thế với bé. Bằng cách liên tục khám phá ra các đồ và trò chơi bé thích, tăng dần yêu cầu và thường xuyên đa dạng hóa các hoạt động của bé, bạn có thể giữ được tính hấp dẫn của đồ và trò chơi.

Một số bé chỉ có một số hữu hạn những trò yêu thích và không chịu chơi trò mới. Trong trường hợp này, có lẽ cứ để bé quan sát bạn chơi trò mới khi bé ăn món bé thích hoặc uống nước hoa quả (kỹ thuật gắn kết động lực thúc đẩy). Khi bé bắt đầu cười và tiến đến chỗ các vật tham gia trò chơi, là lúc bé đã sẵn sàng chơi trò mới rồi đấy.

Ở giai đoạn này, bạn có thể mở rộng trò chơi bằng cách đưa thêm các sự vật mới khác lệ thường ngày hoặc các nhân vật mới vào trò chơi. VD, nếu bé thích nhìn các con vật chạy quanh đường tàu, thì ta có thể dùng tàu đưa các con thú đến vườn thú hoặc trang trại, bất cứ nơi nào chúng cư trú. Đưa thêm các phần mới vào một trò hấp dẫn bé để dạy thêm điều mới cho bé. Nên lưu ý đừng thêm quá nhiều yêu cầu và quá nhanh, kẻo bé sẽ mất hứng với trò đó hoặc chỉ chơi khi không có bạn ở đó!

Dùng chính một phần của trò chơi bé thích để động viên bé chơi trò khác. VD, nếu bé thích chơi mặc quần áo cho búp bê, hãy để bé thay quần áo để đi biển hoặc đi công viên! Nếu bé thích chơi với động vật, hãy làm như thể các con vật quyết định chúng muốn chơi khác.

Một cách nữa để tiến lên chơi tinh vi hơn là sử dụng băng video bé thích. Lấy một vài nhân vật trong băng và chơi diễn xuất một số cảnh trong băng. Dừng băng và để các nhân vật đồ chơi nhắc lại tình huống vừa quan sát. Đây cũng là một cách gắn đồ chơi với động lực thúc đẩy bé và cho bé lời thoại để sử dụng trong khi chơi. Thay đổi dần lời thoại để bé không bị giới hạn ở việc chỉ biết diễn lại một đoạn băng.

Trong khi dạy bé chơi, một số người dễ có xu hướng vẫn duy trì tốc độ nói nhanh và hỏi liên tục như khi ngồi học bàn. Hãy tránh làm việc này. Hãy làm mẫu nội dung gọi tên, đợi bé biết hiểu đáp và làm nhiều nội dung “giải quyết vấn đề” khi chơi. Cho bé quyền lựa chọn chơi theo kiểu nào. VD, nếu bạn đạng chơi với Barney và Barney ốm thì bạn nên cho Barney đi bác sỹ hay đi công viên? Nếu Loftie không nâng được một cái ống to, Scoop có nên giúp Loftie hay nên đặt ống xuống? Cho bé quyền tiếp tục yêu cầu nhưng mở rộng trò chơi. Trò chơi phải khác công việc! Tác giả khuyên bạn nên dùng trò chơi để dạy bé điều mới, còn thời gian học bàn thì để tăng tốc và tập hồi đáp đúng các bài tập đa dạng và tổng hợp. Làm như vậy khả năng khái quát hóa của bé có thể gia tăng và làm cho ngữ cảnh học thêm vui! Khi hội thoại và các trò chơi đã gắn chặt với động lực thúc đẩy bé đến mức chính chúng trở nên hấp dẫn, bé sẽ sẵn sàng học những điều bé không quan tâm và có thể học theo trường thường.

Chơi tinh vi hơn

Đây là thời điểm bé được chơi đồ chơi theo ý chúng và được chỉ đạo mọi người xung quanh làm theo ý bé. Trong thời gian mới học chúng ta khuyến khích bé làm điều này để bé hiểu “Nếu bé nói thì bé được”. Đôi khi cách này tạo ra một quái vật nhiễu sách, bé sẽ đòi đặt miếng ghép hình cạnh đường tàu chạy theo sự chỉ đạo của bé.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn dạy bé biết chơi cùng trẻ khác, bạn phải dạy bé rằng không phải lúc nào bé cũng được chỉ đạo trò chơi. Chúng ta đã dạy bé cái sơ đẳng của nguyên tắc này khi chúng ta bắt bé đợi đến lượt trong những trò bé chỉ đạo và có thể mở rộng nội dung dạy này bằng cách lần lượt đưa ra ý tưởng cho các trò sau. VD, khi xây đường chạy bằng đá hoặc hình khối, sẽ lần lượt hỏi ý kiến bạn chơi sẽ đặt tiếp chất liệu gì. Nếu ý tưởng được tán đồng thực hiện, có thể dạy bé tán thưởng bạn chơi.

Thông qua chơi tinh vi, ta có thể tái tạo lại những tình huống xã hội mà trẻ gặp khó khăn. VD, nếu bé chơi với các bạn khác ở sân chơi không ổn thì khi chơi với các đồ chơi, có thể dạy bé biết mình được làm những gì ở sân chơi.  Hoặc nếu bé có vấn đề với trẻ khác, có thể diễn lại tình huống này.

CVTK LÊ KHANH .

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý