CÁCH DẠY CON CHƠI
14/04/2023
BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THÂN
18/04/2023
CÁCH DẠY CON CHƠI
14/04/2023
BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THÂN
18/04/2023
Hiện nay, trong “thị trường kinh doanh “ ngành hàng Giáo dục đặc biệt và điều trị các “chứng bệnh” như tự kỷ chậm nói, tăng động a,b,c,d … ta thường thấy xuất hiện các Chiên da chữa lành và phục hồi , quảng cáo rùm beng các khóa học miễn phí lúc đầu, mất tiền lúc sau . Dĩ nhiều điều này làm cho nhiều Chuyên gia và cả các giáo viên đặc biệt có tránh nhiệm và lương tâm phải lên tiếng, để cảnh báo nhắc nhở phụ huynh nên thận trọng với các chiêu trò này. Thưc ra thì các chiêu trò này cũng không nhiều và phần lớn, chỉ có tác dụng trong một thời gian, hay ở địa phương nào đó. Việc bóc mẽ các chiên da này không khó . Thậm chí có người còn cẩn thận cho thấy sự khác biệt giữa Chiên da và chuyên gia . Điều đó giúp cho phụ huynh có cái nhìn rõ hơn, nếu phụ huynh tỉnh táo một chút , có hiểu biết một chút thì cũng không khó để tránh cái đống vỏ dưa này .
Dĩ nhiên là các chiêu trò này cũng qua mặt được một số phụ huynh quá lo lắng về tình trạng của con em mình, cứ nuôi hy vọng mong manh, biết đâu may thầy – phước chủ “ , phương pháp abc gì đó, biết đâu lại có tác dụng với con mình thì sao , và dĩ nhiên là những thủ thuật thao túng tâm lý của các chiên da này không phải trò đùa đâu – có trình độ lắm đó ! Họ thường dựa vào các nguyên lý hay tiền đề đúng, và đánh đúng vào nhu cầu của phụ huynh, để rồi dẫn dắt hay đưa ra các kết luận …sai và họ sẽ dùng khả năng ngụy biện, để biện hộ cho điều đó.
Thế nhưng, liệu những trò chữa lành – phục hồi của họ có đáng sợ hơn những biện pháp tác động kém hiệu quả hay không hiệu quả tại một số trung tâm được quảng cáo là Uy tín, chất lượng, Thế nhưng, sau nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm theo học – Những hiệu quả đem lại cho đứa trẻ rất ít so với công sức, thời gian và tiền bạc đã bỏ ra cho bé ! tuy không có gì lừa gạt, thổi phồng hay khoác lác ở đây, nhưng hiệu quả lại rất thấp hay chỉ có tác dụng là giữ trẻ với giá cao ( so với việc giữ trẻ thuần túy ). Như vậy, dù không hề lừa gạt nhưng phụ huynh vẫn mất tiền, và quan trọng hơn nữa là mất cả thời gian – mà thời gian với những trẻ đặc biệt này có khi còn quan trọng hơn là tiền bạc. Vì tiền mất thì có thể tìm lại được , nhưng thời gian đã qua đi thì không thể lấy lại được !
Phụ huynh có nghe các Chiên da lừa gạt, thì có thể chỉ mất một thời gian ngắn là thấy ra vấn đề và rút con khỏi các cơn mê phục hồi, chữa lành đó thôi ! Nhưng khi phụ huynh cho con theo học ở những trung tâm can thiệp không hiệu quả, hay đánh giá chẩn đoán không chính xác về tình trạng của con, và có những biện pháp can thiệp không phù hợp với các giáo viên vừa yếu vừa thiếu chuyên môn, thì hậu quả có khi phải mất ít nhất là 6 tháng cho đến 1 năm mới nghiệm ra – Có trường hợp cho con theo học đến 3 năm , mà không thể đánh giá nổi là con học được đến đâu, còn thiếu cái gì, cần cái gì và có thể làm được cái gì ! .
Ngoài những trung tâm đã có bề dày kinh nghiệm hay được chăm chút đầu tư, từ cơ sở đến chuyên môn thì cũng có những trường hợp tuy không tệ, có thể đạt được một số kết quả nhất định , trẻ từ không nói, bập bõm nói được, từ không biết gì đến làm được vài thứ – Nhưng nhà trường lại không xác định được đâu là những kỹ năng thiết yếu mà trẻ cần phải có, đâu là mục tiêu định hướng sau này cho con – Để rồi PH cứ đinh ninh là con mình đã gần được như trẻ bình thường, rồi sau đó vội vã cho con đi học hòa nhập ở các trường bình thường , Thế rồi sau vài năm gửi con “thả nổi và bơi tự do ở các trường đó , sắm vai một em bé tiểu học, cũng đồng phục, sách vở, cặp bút như ai – Nhưng lại không hòa mà cũng chẳng nhập nổi với môi trường giáo dục bình thường được. Để rồi sẽ đến một thời điểm nào đó, nhà trường không thể làm ngơ nữa, hay trẻ không thể thích nghi được với môi trường giáo dục được nữa – Phụ huynh đành cho con về nhà , để lại tiếp tục tìm kiếm một phương pháp, một đơn vị nào đó phù hợp với con hơn , hay quá nản chí mà bỏ mặc đứa trẻ . Vấn đề khó khăn nhất là trẻ đã lớn, 7 – 8 tuổi, thậm chí 12 – 15 tuổi rồi , mà khả năng vẫn là đứa trẻ 5 – 6 tuổi ! Ngoài ra, ở độ tuổi này mà đi tìm một ngôi trường Giáo dục đặc biệt phù hợp cũng không phải là dễ !
Chúng ta hiểu rằng, việc can thiệp cho một đứa trẻ đặc biệt không phải chỉ cần người giáo viên có tâm, hay có các chuyên gia có tầm là đủ , mà con phải là một môi trường giáo dục phù hợp – Mở một lớp Mẫu giáo bình thường cũng phải có phòng học, có sân chơi, có học cụ phù hợp, có chương trình giáo án đầy đủ – Mở một ngôi trường MG còn khó hơn, nào là tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, giáo viên phải đạt chuẩn tốt nghiệp sư phạm .v.v. … Ấy thế mà để mở một cơ sở gọi là trung tâm can thiệp Giáo dục đặc biệt – thì chỉ cần một căn nhà phố, không cần sân chơi và cũng chỉ cần có một số công cụ, đồ chơi được gắn mác là Đồ chơi tự kỷ hay đồ chơi tâm vận động là đủ ! Rồi giáo viên thì quy tụ từ nhiều nguồn khác nhau – miễn là được tập huấn vài tháng là xong ! Đó mới chí là xét về môi trường, còn nếu xét về phương pháp và kế hoạch can thiệp cá nhân thì còn có nhiều cái hay nữa , mà cái hay nhất là gần như không có các yếu tố cơ bản này! Điều kiện cần và đủ là khả năng thuyết phục được phụ huynh thôi.
Có nhiều trẻ sau một thời gian can thiệp ở một trung tâm nào đó, nếu hỏi PH là bé được đánh giá có tình trạng gì, ở mức độ nào thì phụ huynh cũng ngơ ngác – vì nhà trường không làm điều đó , chỉ cần là trẻ chậm nói, tăng động, tự kỷ, chậm phát triển là nhận vào,không phân biệt mức độ nặng nhẹ làm gì cho nó mệt, vì đằng nào thì cũng là một biện pháp tác động, can thiệp như nhau mà ! Còn chuyện chẩn đoán sai hay chẩn đoán hù dọa là chuyện…bình thường !
Vậy thì làm sao để phụ huynh tránh được một đống vỏ dưa ở các chiên da chém gió và lừa bịp, để rồ vẫn phải gặp một đống vỏ dừa ở các lớp, các trường, các trung tâm, các viện nghiên cứu thiếu năng lực, và với những điều kiện hạn chế từ cơ sở vật chất đến nhân sự. Vấn đề ở đây cũng đòi hỏi sự tỉnh táo và hiểu biết của phụ huynh. Các điều kiện cơ bản nhất là phải có khả năng đánh giá, xác định đúng tình trạng của trẻ , có kế hoạch can thiệp cá nhân và giới thiệu được các phương pháp áp dụng . Về cơ sở vật chất cũng cần có những yếu tố tối thiểu như sân chơi, phòngvận động, phòng can thiệp cá nhân, hoạt động nhóm – phòng ăn và ngủ và những yếu tố an toàn ( đừng mong đợi ở cái camera theo dõi ) . Đừng nên nghĩ rằng “ Có còn hơn không” có chỗ gửi con là mừng rồi còn đòi hỏi gì nữa ! Thế nhưng sau một thời gian thì lại phải âm thầm mang con đi vái tứ phương, để rồi có khi lại gặp một chiên da giỏi thao túng tâm lý nào đó thì tiếp tục đi vào con đường luẩn quẩn ! Giữa cái hại ngắn hạn làm mất một khoản tiền , với cái hại vừa mất một thời gian , dài, vừa mất tiền bạc, công sức mà vẫn không cải thiện được tình trạng của con và xác định được mục tiêu cho gia đình và cho đứa trẻ thì cái nào đáng sợ hơn .
LÊ KHANH
Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý