Tác giả: Lê Khanh

  • Tiếng khen và sự Trưởng Thành

    Tiếng khen và sự Trưởng Thành

    Nói về tác giả Dale Carnegie với nghệ thuật Hướng dẫn con người thành công qua giao tiếp  trong cuộc sống,  và tác phẩm nổi tiếng : Đắc Nhân Tâm – một cuốn sách được dịch ra hàng chục thứ tiếng và phát hành hàng triệu bản trên thế giới thì chắc ai cũng biết. Phương pháp và sách của ông dựa trên một nguyên lý  xưa như trái đất, từ Đông sang Tây đều biết : Tâm lý muốn được khen của con người ! và nguyên tắc giao tiếp ông giới thiệu để đem lại sự thành công cho cuốn sách chỉ là : Hãy tìm cách khen người – đừng chê bai chỉ trích ai hết và khi bất đắc dĩ phải chê thì nhận lỗi về mình trước đi, rồi hãy lựa lời mà nói sao cho người ta đừng mất lòng, không làm tổn thương tự ái của họ. Chỉ có nhiêu đó thôi mà không phải ai cũng áp dụng được , nên mới phải mua sách về đọc hoặc thám dự các khóa huấn luyện!

    Đọc một bài viết của bác Tony Buổi sáng trên FB – người có nhiều bài bút ký dí dỏm và xác đáng về cách sống và cuộc sống, thì cũng như thế, nhưng bác ý  lại cho rằng đặc tính thích được khen đó là của người Châu Á – vì thế, đừng dại mà tranh luận hơn thua với người da vàng mũi tẹt . Tony nhận xét cũng đúng luôn! Từ trong các lớp học cho đến các cơ quan đơn vị , thì cái tinh thần tranh luận để tìm ra điều hợp lý nhất hầu như không có ở Việt Nam. Nếu lướt một vòng trên FB thì chúng ta thấy ngay, những bài viết ít khi đưa đến sự tranh luận mà chủ yếu ai cũng tìm lời khen . Nếu có các yếu tố có thể dẫn đến tranh luận, thì ai cũng bảo vệ quan điểm của mình đến cùng, dù có khi rất áp đặt và ngụy biện, hoặc tìm cách cãi cho bằng được . Nếu cãi không lại thì một là nói ngang, cãi bướng, lý sự cùn hai là block luôn những người trái quan điểm với mình, chứ ít ai dám tự nhận là mình sai và càng hiếm người có thể xin lỗi công khai về những cái không đúng của mình.

    Cái tâm lý thích được khen đó cũng thể hiện ra bằng những tấm hình  “tự sướng” của những người đã đẹp và muốn đẹp – của những người thích khoe con và khoe các thứ tốt đẹp thuộc về mình – mọi người vào comment chỉ được quyền khen !không thì block ráng chịu !  Cũng như khi đưa ra một ý kiến và nhờ mọi người trả lời bằng câu hỏi : Đúng hay rất đúng ? không cho phép nói là sai !

    …  Nhưng đặc điểm thích khen đó đâu chỉ có ở người Á Châu . Bằng cớ là từ những năm 1912 – Dale Carnegie đã dựa vào cái tính thích được khen của người Tây Phương ( cụ thể là người Mỹ ) để mở đầu cho một hệ thống các khóa học  cách lấy lòng người bằng tiếng khen, nổi tiếng cho đến nay.

    Vì thế, cho nên phải tập ..khen và cũng chỉ nên đưa ra lời khen ! Nhưng nếu chỉ là khen nịnh, khen láo, khen theo định hướng và khen những điều không đáng kể, hoặc tìm cách thổi phồng lên để khen  thì có khi bị hố hàng và có thể  bị chửi sấp mặt hoặc bị vạch mặt  là một hình thức tuyên truyền , quảng cáo không hơn không kém.  Có nhiều quảng cáo trên TV thiếu tư duy, đã đưa ra những clip quảng cáo đẩy sản phẩm lên chín tầng mây mà không thấy được sự vô duyên của mình – Quảng cáo nước mắm mà gắn với hương sắc của một người đẹp duyên dáng thì quả thực là ngào ngạt luôn !  Chính tác giả sách “ Đắc nhân Tâm” cũng dặn dò : Những phương pháp này ( Lấy lòng người  qua sự khen ngợi ) chỉ có kết quả khi nó được áp dụng một cách chân thành, xuất phát từ đáy lòng mà ra ! Hay nói cách khác là phải biết khen đúng – khen đủ và khen thực lòng !

    Trong việc nuôi dạy con cũng thế ! Trẻ con cũng thích được khen , nếu được khen đúng và được bố mẹ cám ơn về những hoạt động trong công việc nhà, thì sẽ trở nên tự tin và mạnh dạn hơn. Có nhiều phụ huynh thì chỉ thích chê, và còn  đem những điểm yếu của con ra so sánh với những đứa trẻ khác . Con lười học thì đem ra so với cái thằng giỏi nhất lớp, con ăn nói có phần vô duyên thì so sánh với cái đứa vô cùng lễ độ, chưa thấy mặt đã nghe tiếng chào !   Họ nghĩ rằng, nói như thế để con biết xấu hổ, biết tự ái mà cố gắng lên ! Thực ra Rất ít trẻ có được cái ý chí , biết chấp nhận cái sai để quyết tâm khắc phục . Điều này thường chỉ có ở những người đã trưởng thành.  Sự trưởng thành ở đây không đo bằng tuổi tác, không phải cứ hễ có râu là thành trưởng lão. Bởi vì không thiếu gì người đầu hai thứ tóc mà cư xử giống như đứa trẻ ranh , dễ hờn giận, nhiều tự ái, cố chấp và không có ý chí tiến thủ !  Ngay cả khi người ta đã chỉ đúng những cái sai, cái yếu và cái thiếu của mình cũng vẫn không chấp nhận , có khi lại đổ thừa cho hoàn cảnh ! Đó vừa là tâm lý chung ( thích được khen – không thích chê ) nhưng cũng cho thấy sự chưa trưởng thành về nhân cách.

    Vì vậy, bố mẹ nên tìm cách khen con, nhưng phải khen cho đúng những điều tốt mà trẻ làm được trong các hoạt động tại gia đình. Có thể chỉ là những điều đối với người lớn thì rất nhỏ nhặt, nhưng với đứa trẻ thì đó đã là một cố gắng to lớn. Cũng còn phải biết cách chê đúng – chê đúng là không chỉ trích cá nhân đứa trẻ, không hạ thấp lòng tự trọng của nó, không dán nhãn tiêu cực lên trán: mày là đứa lười biếng, là kẻ vụng về, là thằng nói láo ! Hãy chỉ ra những hậu quả do hành động sai lầm của trẻ thôi, và khích lệ trẻ cố gắng làm tốt hơn.  Giáo dục con bằng sự tử tế tôn trọng và nghiêm khắc, chứ không bằng sự áp đặt và cưng chiều. Biết nhìn nhận những giá trị của người khác và khen ngợi một cách thực lòng, không xu nịnh lấy lòng, không dùng lối khen xã giao để mua chuộc cảm tình, đó mới gọi là người trưởng thành.

    Lê Khanh

  • CHƠI VỚI TRẺ TỰ KỶ

    CHƠI VỚI TRẺ TỰ KỶ

    “Đồ chơi là từ vựng và chơi là ngôn ngữ của trẻ con.”

    Chơi là một trong những cách thức can thiệp cho trẻ tự kỷ từ 3 -12. giáo viên hoặc phụ huynh nên tạo cơ hội và dành thời gian chơi cùng trẻ trong những căn phòng có các công cụ khác nhau để hỗ trợ các em về mặt vận động , hành vi, học tập  và giải trí .

    Đối với trẻ tự kỷ việc chơi chẳng dễ chút nào. Nhiều phụ huynh bỏ cuộc vì điều kiện kinh tế eo hẹp, không gian có giới hạn, nhất là phải vật lộn kiếm sống. Nói chung, chơi với trẻ tự kỷ đòi hỏi người dẫn dắt phải có sự nhẫn nại và bền chí, hiểu rõ và chấp nhận cách chơi của các em qua từng giai đoạn khác nhau. So với các trẻ bình thường và cùng độ tuổi, cách chơi của trẻ tự kỷ thường đơn điệu, thiếu sự nhập vai và diễn đạt có ý nghĩa, bởi đa số thường bị cuốn hút vào những vật thể không phải là đồ chơi, và nếu có chơi thì đó chỉ là sự mê mẩn, tự kích với vài bộ phận của một số đồ chơi nào đó, chẳng hạn thích tháo rời bánh xe, quay vòng chong chóng của máy bay …

    Mình nhớ, khi vip còn nhỏ, có nhiều ngày mình và con vào những cửa hàng nổi tiếng ở Quận Cam, California, để mua sắm thật nhiều đồ chơi theo sở thích của nó. Về nhà, vợ mình tuy mừng ra mặt vì con bắt đầu biết nói và biết chơi, nhưng lại trách mình phí tiền, mua nhiều loại đồ chơi vô bổ, có thể gây hại đến sức khỏe của con..

    A, có lần mình cho con chơi một mình và ra ngoài hút thuốc, lúc trở lại mình thấy thằng bé đang nhai ngon lành mấy chiếc xe nhựa. Sợ quá, mình vội lấy tay moi từng mảnh vụn từ miệng nó, rồi quyết định vất hết những thứ rẻ tiền, made in China ấy vào thùng rác. Kể ra, đó cũng là bài học đầu đời của mình khi dạy con chơi, và nhờ vậy, từ đó mình cẩn thận, biết chọn lựa những loại đồ chơi an toàn, lúc nào cũng kề cạnh và quan sát cẩn thận.

    Đương nhiên, chơi với trẻ tự kỷ là giúp các em phát triển kỹ năng vận động thô  và vận động tinh kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp xã hội, biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong sinh hoạt, học tập.  Tuy nhiên, nhiều trẻ tự kỷ có khả năng chơi rất hạn chế, chỉ chơi và chơi hoài với vài thứ quen thuộc, hoặc chơi có tính cách lặp đi lặp lại, không có chủ đích . Cho nên, các chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất chính là giáo viên, phụ huynh phải hiểu kiểu chơi, cách chơi như thế nào cho phù hợp với khả năng hiện tại của con em

    Kiểu chơi với trẻ tự kỷ rất đa dạng, tùy vào từng giai đoạn phát triển và bao gồm:

    1) Kiểu chơi dựa vào cảm giác : đừng nản lòng khi thấy trẻ trải nghiệm cảm giác bằng cách nhìn chăm chăm,  nhặt lên rồi nếm, ngửi, ném xuống đất. Vật thể gây sự chú tâm cho trẻ tự kỷ không chỉ là đồ chơi, mà còn là bất cứ những gì trẻ tìm thấy quanh mình.

    2) Kiểu chơi tìm hiểu  Trẻ  tự kỷ muốn khám phá sự khác lạ của vật thể trên sàn. Ví dụ, trẻ thích bức tóc búp bế, xé nát gấu bông, nhai liếm xe, tầu lửa. Ở giai đoạn nầy, trẻ tự kỷ bắt đầu muốn khám phá sự khác biệt về mầu sắc, hình thể, kích cở của vật thể, và cách hay nhất là phụ huynh nên tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ khám phá nhiều điều mới lạ hơn.

    3) Kiểu chơi có tác động khi sờ chạm Một số đồ chơi có thể áp dụng để dạy trẻ tự kỷ biết hành động như thế nào để tạo nên kết quả trẻ mong muốn. Chẳng hạn, trẻ ấn nút thì tầu lửa sẽ rú lên và chạy, hoặc trẻ đè mạnh tay thì hình thú trong hộp sẽ trồi lên, hay trẻ dùng miệng thổi thì bong bóng nước sẽ bay ra Kiểu chơi nầy dạy trẻ biết hành động và làm chủ tình huống. Người dẫn dắt cần hướng dẫn trẻ điều khiển hay tác động vật thể bằng cách khuyến khích, khen ngợi sự hợp tác của trẻ, rồi dựa vào đó để dạy trẻ biết đòi hỏi sự giúp đỡ hay chờ đợi đến lượt mình. Ví dụ, người lớn làm mẫu một trò chơi, rồi dừng lại, nói trẻ bắt chước làm theo.

    4) Kiểu chơi có chủ đích Chơi có chủ đích đòi hỏi trẻ phải chơi đúng với ý nghĩa của đồ chơi. Ví dụ: Trẻ tự kỷ đập phone giả xuống sàn thay vì áp phone vào tai vờ nghe alô, hay cắn nát banh nhựa thay vì đá và rượt đuổi. Nếu trẻ tự kỷ chưa biết chơi có chủ đích thì cách hay nhất là người dẫn dắt nên ngồi đối diện, cho trẻ những đồ chơi trẻ thích, và nhập cuộc. Nếu trẻ thích quay vòng bánh xe, hãy lấy chiếc khác lật lại và đẩy chạy trên sàn, miệng giả tiếng “brrm, brrm” để gây sự phấn khích cho trẻ. Nếu trẻ không tỏ ra thích thú hay bắt chước thì lấy tay trẻ đặt lên xe, đẩy đi và nói: “Nè, đẩy xe nè! Xe chạy rồi! Giỏi, giỏi quá!”

    Ghi chú: Trẻ tự kỷ phải biết cách chơi có chủ đích và đúng với ý nghĩa của đồ chơi trước khi bước vào những kiểu chơi mới, phứt tạp hơn.

    5) Kiểu chơi có tính cách xây dựng  Đây là giai đoạn trẻ biết lắp ráp hình ảnh, hình khối hoặc tô mầu, vẽ tranh. Nhiều em tỏ ra có năng khiếu và yêu thích những hoạt động nầy .. Khả năng chơi xây dựng càng cao thì nguy cơ bị khuyết tật trí tuệ đi kèm của trẻ tự kỷ càng thấp. Kiểu chơi nầy có thể là thước đo trí tuệ đáng tin cậy.

    Mình nhớ, khi vip được 3 tuổi rưỡi, nhờ vào sự quan sát và biết vip có sở thích ráp hình, xây hình khối trên sàn nên mỗi ngày mình cố gắng dạy vip mầu sắc, số đếm bằng xe, tầu lửa, rồi dạy vip đọc và nhận dạng những từ vựng đơn giản, rồi ráp thành câu bằng những hộp chữ có sẵn khuôn và hình ảnh đi kèm. Mình khá thành công qua lối chơi nầy với vip.

    6) Kiểu chơi đòi hỏi sự vận động chân tay Lên xuống cầu thang, chạy nhảy, đi xe đạp, chơi đùa ngoài trời như ném banh, xích đu, cầu tuột có thể giúp trẻ phát triển cơ bắp lớn.

    7) Kiểu chơi giả vờ : Cho gấu bông ăn, cỡi ngựa, lái xe, mặc áo quần đóng vai người hùng, làm cảnh sát, thủy thủ là những trò chơi cần sự nhập vai và giàu tưởng tượng . Khác với những trẻ bình thường, chơi giả vờ là kiểu chơi khó nhất đối với trẻ tự kỷ.

    Tuy nhiên, người hướng dẫn có thể dùng hình ảnh và phân đoạn trò chơi thành từng bước nhỏ dễ hiểu để dạy trẻ tự kỷ phát triển thêm những kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp xã hội.

    8) Kiểu chơi  giao tiếp xã hội  Việc tạo điều kiện, khuyến khích trẻ tự kỷ hợp tác và chơi theo từng nhóm nhỏ là điều rất khó thực hiện, bởi vì trẻ tự kỷ có khuynh hướng chơi một mình hoặc chơi song hàng nhưng không nhập cuộc . Điều nầy có thành công hay không còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người dẫn dắt, nhất là khả năng giao tiếp, thích hòa đồng của con em.

    9) Kiểu chơi có tính cách chia sẻ . Trẻ em đưới 3 tuổi chưa biết  chia sẻ đồ chơi cho nhau . Các giáo viên có thể tập cho trẻ biết nhường nhịn và chờ đợi đến lượt mình bằng những trò chơi đánh đu, cầu tuột, đi xe đạp và chuyển đổi kiểu xe cho nhau.

    10) Kiểu chơi có tính cách hợp tác và tuân theo qui luật  Cách chơi nầy đòi hỏi trẻ tự kỷ phải có sự phát triển về khả năng ngôn ngữ .Ở trường, các trẻ tự kỷ gặp nhiều trở ngại khi cùng nhau xây các tòa nhà cát , chơi trốn tìm, cùng nhau nhặt bi, sỏi mầu. Trẻ hầu như không biết cách chơi này, cần phải dựa trên sở thích để  dạy con hiểu luật lệ, biết chờ đợi đến lượt mình, chấp nhận thắng và thua không cay cú. ..

    Việc hỗ trợ để trẻ biết Chơi đòi hỏi sự kiên trì, kể cả sự tốn kém, và mất thời gian.  Việc chọn lọc công cụ , quan tâm đến  sự an toàn, biết dựa vào sở thích cá biệt của trẻ, từ đó tạo nên hứng khởi qua những hoạt động  hằng ngày ở gia đình là những yếu tố cần thiết giúp trẻ tự kỷ chơi mà học, học mà chơi có hiệu quả nhất.

    DANANG HO ( Phụ huynh trẻ Tự kỷ )

  • CHUYÊN GIA ƠI ! HÃY NÓI CHO NÓ NGHE !

    CHUYÊN GIA ƠI ! HÃY NÓI CHO NÓ NGHE !

    Sáng nay, ngồi tư vấn qua điện thoại cho một bà mẹ ở xa, bà muốn đưa đứa con học lớp 10 của mình đến gặp chuyên gia tâm lý – vì nó quậy quá , không chịu nghe lời bố mẹ, dù bà đã “năn nỉ” lẩn trách mắng! Bà nghĩ rằng, có lẽ mang đến cho chuyên gia – “tư vấn – dạy dỗ” “vài buổi” nói cho nó nghe …thì chắc nó sẽ ngoan trở lại ! Bà không hiểu rằng, nếu chỉ nói thôi mà có thể thay đổi một thói quen, một thái độ thì thế gian đã là một Thiên Đường !

    Đây không phải là lần đầu , mà đã có khá nhiều trường hợp mang con đến tư vấn, thậm chí ngay khi chính đứa con yêu cầu – cũng không thể chỉ trong vòng vài câu nói, một hai buổi tư vấn mà con có thể trở nên “ngoan”. Trước hết, hãy thử nghĩ mà xem – con đã “trở nên hư” từ khi nào ? Đâu phải một sớm một chiều mà con đã “hết nói nổi, hết dạy nổi” ! Mà đó là một “tiến trình” ! Nếu đã có một tiến trình trở thành con hư – thì cũng cần phải có một tiến trình để trở lại thành con ngoan ! ( mà thế nào là ngoan thì lại là 1 vấn đề khác )

    Có một thực tế mà ai cũng biết – con hư đâu phải tại con ? nhưng khi đối diện với những lỗi lầm, lúc nào bố mẹ cũng chỉ thấy cả một trời sai lầm và hư hỏng nơi đứa con. Con lười học ? lười giúp bố mẹ, lười tắm rửa… con ham chơi games, con kết bạn với lũ hư hỏng, con không chịu nói chuyện với bố mẹ… trăm tội đổ đầu con ! Thế rồi, nó hư thì chửi, đánh, răn đe, dọa nạt nó, cho nó hết hư – chứ tôi rất thương nó mà ? Tôi chỉ yêu cầu nó ngoan ngoãn học hành, lúc nào cũng có điểm 10 mang về như con người ta, đi thưa về trình, gọi dạ bảo vâng như con người ta ! Lúc nào cũng phải như con người ta – chứ không phải là như “chính mình” ! Tôi đâu có bắt nó làm việc nhà ? nó muốn thì nó làm, ai cấm, nhưng nhiệm vụ của nó chỉ là học, học sáng, học chiều học tối …. Nó đòi cái gì là có cái nấy, muốn iphone, ipad gì cũng có , bữa cơm không chịu ngồi vào bàn, sẽ bưng lên tận phòng. Quần áo thay ra, mẹ lui cui gom đi giặt … Ngôi phân tích một hồi thì hầu như chỉ thấy sự chiều chuộng và áp đặt, chứ không phải là sự quan tâm và nghiêm khắc ! Nói thêm một hồi nữa thì mới thấy bố mẹ đã có những lời nói và ứng xử không phù hợp, và điều quan trọng là sự chăm sóc giữa bố và mẹ thường mâu thuẫn nhau! Trẻ sẽ nghe ai và cãi ai ?

    Có gia đình coi trọng tiền bạc, ai có thu nhập cao, người đó là sếp ! Có gia đình theo truyền thống “gia trưởng” kiểu nào ông bố cũng là ông quan trong nhà ! Có trường hợp thì bố chỉ biết ra ngoài kiếm tiền , bỏ mặc con cho mẹ dạy, nhưng khi mẹ nghiêm khắc với con, thì bố lại cưng chiều. Cũng có những gia đình, bố mẹ ít học, chỉ biết cặm cụi làm ăn, không biết mở lời với con bằng những lời yêu thương, hay những câu “có cánh” – Khi con học lên cao, lại vừa hãnh diện về những thành tích học tập của con, có khi đem khoe khắp nơi, lại vừa nể nang cái “ vị trí” của con và vô tình cho con lên đầu lúc nào không biết rồi mới than, sao nó hỗn quá !.

    Một xã hội ổn định là ai ở đúng vị trí của họ ( còn bây giờ thì cứ ở yên trong nhà ! ) Một gia đình ổn định là bố mẹ và con ở đúng vị trí của nhau ! Bố mẹ phải chấp nhận và biết tôn trọng chính mình cũng như chấp nhận và tôn trọng vị trí của con ! Nghe đến hai chữ tôn trọng sao mà trịch thượng gớm ! Từ trước đến giờ – con cái là phải vâng lời , cha mẹ nói ra chỉ có đúng và rất đúng ! Sao lại phải tôn trọng con ? Cũng như trong nhà trường, học sinh phải tôn trọng thầy cô và trong xã hội, thì trẻ con phải tôn trọng người lớn ! – Điều đó đúng, đó là tôn ti trật tự ! Nhưng nếu bố không ra bố, mẹ không ra mẹ, thầy không ra thầy, người lớn không ra người lớn thì sao ? Ăn nói gian dối, hứa không giữ lời, nói một đằng làm một nẻo mà đòi sự chấp hành và tôn trọng ?

    Con hư, không phải một ngày mà hư, gia đình xáo trộn không phải chỉ do một vài biến cố mà xáo trộn, xã hội đảo điên, không phải chỉ vì vài biện pháp áp dụng tầm bậy ! Tất cả là do những cách thức và hành vi ứng xử với nhau, do những biện pháp giáo dục và hướng dẫn không phù hợp mang tính áp đặt, cửa quyền kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm !

    Muốn thay đổi một đứa con hư, cũng không phải bằng vài câu nói hay những lời kêu gọi bùi tai, khiến trẻ có thể thay đổi ngay lập tức ! mà phải là những biện pháp cư xử với sự tôn trọng lẫn nhau, từ những chuyện nhỏ nhặt được thực hiện trong gia đình mỗi ngày và mỗi ngày! Không thể nói cho nó nghe mà hãy làm cho nó hiểu và chấp nhận với tấm lòng tôn trọng và yêu thương .

    Lê Khanh – Trung Tâm GDĐB Diệp Quang ( An Giang )

  • CHỈ CÓ THỂ LÀ TỰ KỶ !

    CHỈ CÓ THỂ LÀ TỰ KỶ !

    Thế là ngày 2/4 đã qua đi – những hoạt động rộn ràng trong ngày nhận thức về chứng Tự Kỷ đã trôi theo dòng đời – để rồi những ưu tư, những câu hỏi “rập khuôn” về tự kỷ lại trở lại – Những lo âu, muộn phiền, khủng hoảng về các vấn đề “muôn thủa” của Vip lại “tái hiện”. Sau những bích chương biểu ngữ : Tự kỷ tôi đã hiểu –giờ đây lại tiếp tục nhiều điều …chưa hiểu !
    Trước hết – Tại sao chứng Tự Kỷ luôn là ưu tiên hàng đầu cho việc xác định dựa trên các biểu hiện của trẻ mà không phải các rối loạn khác ? Bố mẹ và các nhà chuyên môn chỉ săm soi các dấu hiệu : Chậm nói, nói linh tinh, nhại lời, không biết trả lời … rồi không biết chỉ tay, không giao tiếp mắt, không kiểm soát được vận động, đi nhón gót, xoay vòng tròn… để xem có bị Tự kỷ hay không ? và nếu được chẩn đoán là tăng động hay chậm phát triển thì sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
    Tại sao Tự kỷ lại lấy đi bao nhiêu là nước mắt của bố mẹ ? vì họ nghĩ rằng tự kỷ không chữa được , và nếu không nói được, không giao tiếp được hay không đáp ứng được các yêu cầu của nhà trường, không biết chơi với bạn … thì sẽ không đi học được, không thể “ hòa nhập xã hội” như một trẻ bình thường. Mà nếu không học được thì sẽ không thể phát triển, không tốt nghiệp cấp 3 là không có tương lai. Bởi vì Học vấn là con đường duy nhất để vào đời, để tồn tại và con mình phải đi vào con đường ấy, không còn sự lựa chọn nào khác ! vì thế bị cái gì cũng được – trừ Tự kỷ ! Tự kỷ đã trở thành sự ám ảnh nặng nề nhất.
    Từ suy nghĩ ấy, hơn chục năm nay ở các phụ huynh có con “chớm tự kỷ” ( sic ) cho đến “ tự kỷ điển hình” chức năng thấp – chức năng cao …. Tất cả đều mong là sẽ chiến thắng chứng tự kỷ, trở thành chiến binh vượt qua Tự kỷ để đường hoàng bước vào ngôi thánh đường mang tên Nhà trường. Dù thực tế có hàng chục ngàn cử nhân từ đó mà ra, đang thất nghiệp vì không đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc sau khi đã rèn dũa 4 – 5 năm ở các trường Đại Học với đủ các ngành nghề. Đó là các học sinh bình thường, thậm chí là thông minh, mà còn chưa biết tương lai ra sao sau 12 năm học chữ và 4 năm học các trường Đại học … Còn trẻ Tự Kỷ thì rõ ràng là khả năng học hết cấp tiểu học thôi cũng đã không dám chắc … nhưng vẫn chỉ một con đường là phải khỏi “bệnh” để đi học cái đã, rồi sau này nếu không xong sẽ..tính tiếp.
    Thế là Trị liệu kiểu nào đây các bác ? Từ cạo gió rầm rộ một thời, rồi châm cứu, thở Oxy cao áp cho đến bây giờ vẫn còn lăn tăn không biết là cấy tế bào gốc có trị được hết Tự kỷ hay không ? – Nhưng ở các nước tiên tiến, các nhà khoa học tại sao không đưa các biện pháp điều trị là hoạt động ưu tiên như mọi căn bệnh khác ? Tại sao họ không nói gì về Cấy tế bào gốc trong khi đây là một liệu pháp có thể điều trị được nhiều loại bệnh thực thể khác nhau và cả trong lĩnh vực giải phẫu thẩm mỹ. Nhưng, vấn đề mấu chốt là phương pháp này chưa có một nghiên cứu có chứng cớ khoa học nào được công bố là có thể điều trị được chứng tự kỷ , mà chỉ là những thông tin mơ hồ theo kiểu, đã cho đi châm cứu, đã cho đi cấy tế bào gốc kết hợp với can thiệp giáo dục và trẻ có những tiến bộ nhất định. Đây không phải là một chứng cớ vì chỉ là những nhận định chủ quan của một vài trường hợp “ may thầy phước chủ” theo kiểu suy diễn là Châm cứu hay cấy tế bào gốc đã chữa được một số bệnh về thần kinh, thì chắc có thể “ chữa được bệnh Tự Kỷ” . Điều đó đánh đúng vào cái mong muốn mãnh liệt của các PH là mong sao con hết “bệnh”
    ! Nhưng tại sao lại cứ muốn xem Tự kỷ là một chứng bệnh ? Bởi vì có là bệnh thì mới hy vọng chữa được, còn nếu xem đó là một tình trạng bẩm sinh thì không chữa được, mà chỉ có thể “giáo dục, can thiệp, uốn nắn, rèn luyện” với rất nhiều phương pháp khác nhau mất nhiều thời gian … và hiệu quả thì còn tùy vào rất nhiều yếu tố khác nhau .
    Với các nhà giáo dục có lương tâm, trách nhiệm và lòng tự trọng, thì ít ai dám tuyên bố là tôi, hay phương pháp của tôi sẽ can thiệp cho trẻ Tự kỷ thoát khỏi tình trạng này, để hòa nhập với cộng đồng như một trẻ bình thường. Với những trẻ đã xác định là tự kỷ, thì họ chỉ có thể nói rằng, sẽ can thiệp cho trẻ phát triển được các kỹ năng đến một mức độ nào đó, với sự hợp tác tích cực của gia đình – Sẽ có những trẻ đi học được, hay chỉ học được đến một cấp độ nào đó … Nhưng sẽ rất ít, hay không có trẻ nào có thể bình phục, hay phát triển được khả năng giao tiếp và thích nghi như một trẻ bình thường.
    Nhưng cũng có nhiều nhà chuyên môn, giám đốc các cơ sở can thiệp, dám mạnh miệng tuyên bố là chỉ 3 tháng, 6 tháng là trẻ nói được. Có thể họ nói đúng, trẻ sau một thời gian “can thiệp cá nhân” bằng thẻ tranh, bằng việc lập đi lập lại hàng trăm lần với giáo viên… trẻ có thể nói được những gì trẻ thấy và trẻ nghe. Nhưng trẻ vẫn không thể có tư duy logic và linh hoạt , biết đưa ra những câu hỏi về cảm xúc hay nói chuyện tay đôi thoải mái với trẻ khác ! Và như thế, đâu có thể gọi là “ thoát khỏi chứng tự kỷ” mà chắc chắn bố mẹ và trẻ sẽ phải sống chung với tự kỷ lâu dài còn các cơ sở đó thì ăn tiền trên mồ hôi và nước mắt của phụ huynh !
    Có nhiều người sau một thời gian can thiệp đã có thể khoe sự tiến bộ của con về một số lãnh vực, từ chuyện chỉ nói được từ đơn, rồi từ đôi, rồi một câu ngắn, rồi cả một câu dài. Từ chuyện chưa biết bơi, thấy nước là sợ đến bây giờ là huy chương vàng hội thao cho trẻ đặc biệt. Từ chuyện có thể biết làm các con toán đơn giản cho đến việc có thể giải phương trình … nhiều lắm, rất nhiều công sức đã bỏ ra, và rất nhiều trẻ tự kỷ nay đã bước vào tuổi thanh niên – Nhưng đã có bạn nào có thể tự mình tham gia vào một nhóm bạn trẻ, trao đổi cười đùa và có thể kiếm tiền bằng công việc kinh doanh tự chủ ? hay có thể làm một nhân viên đa năng cho một công ty bất kỳ nào đó và biết quản lý thu chi ? Xin đừng lấy một vài cá nhân nổi bật để xem đó là mẫu mực mà con mình sẽ phải đạt được thành tích như họ – Xin đừng xem chàng MC tài hoa Raun trong phương pháp Son Rise là một điển hình cho việc can thiệp bằng 1 phương pháp duy nhất để biến 1 đứa trẻ tự kỷ nặng trở thành một con người không chỉ là bình thường mà còn là một nhân tài trong việc truyền thông, quảng cáo một cách thuyết phục và còn là 1 huấn luyện viên. Có thể nói Raun là một trường hợp ngoại lệ, là một hiện tượng hiếm có. Hãy tự hỏi, trên trái đất nầy, hiện có bao nhiêu trẻ tự kỷ nhờ sự trị liệu nhiệm mầu nào đó ở gia đình mà lớn lên trở thành một chàng Raun hoàn hảo để cất tiếng nói hết sức tự hào rằng bản thân mình đã dứt nọc, chẳng còn chút vết tích tự kỷ thời con trẻ ? ( đó là nếu đúng Raun là trẻ Tự kỷ – vì đây vẫn còn là một nghi vấn ) .
    Vì vậy, con đường mà bố mẹ và trẻ Tự kỷ sẽ phải trải qua, đó là phải biết chấp nhận những hạn chế về giao tiếp, về ứng xử của cậu thiếu niên tự kỷ, mà thực ra thì ngay cả với một số người không hề bị Tự kỷ, cũng có những ứng xử hay ngôn ngữ không linh hoạt, kém khả năng giao tiếp và thích nghi có khi còn tệ hơn cả trẻ tự kỷ đã được can thiệp tốt mà vẫn có thể “ hòa nhập xã hội” không cần can thiệp sớm.
    Như vậy, phải chăng không cần can thiệp, chữa trị gì cả, mà cứ đeo cái nhãn trước ngực : Tôi Tự kỷ, xin đừng đánh (nhưng vẫn bị đánh tả tơi ! ) – Không, Chúng ta vẫn phải dạy tất cả mọi thứ cho một đứa trẻ tự kỷ, vẫn phải cố gắng can thiệp trong thời gian và khả năng cho phép. Nhưng phải phát hiện đúng và phải can thiệp phù hợp với khả năng của trẻ để tùy theo đó mà có một kế hoạch cá nhân, chứ không lấy các chương trình giáo dục mẫu giáo hay tiểu học mà áp vào cho trẻ. Chúng ta phải xác định được mục tiêu cao nhất cho trẻ, đó không phải chữa cho khỏi bệnh, đó không phải là bằng mọi giá cho trẻ vào được lớp một và bằng mọi giá phải cho trẻ học đến khờ người để đạt được cái mức tối đa có thể trong con đường học vấn.
    Mục tiêu cao nhất là giúp cho trẻ có thể vui sống, có được một năng lực bất kỳ trong một lĩnh vực nào đó mà có thể những khả năng có vẻ như kỳ dị của trẻ lại trở thành một lợi thế. Trẻ thích sự rập khuôn, lập đi lập lại… thì sẽ có những công việc đòi hỏi các thao tác rập khuôn, lập đi lập lại . Trẻ có trí nhớ chụp ảnh cực kỳ tốt, thì sẽ có những công việc yêu cầu phải ghi nhớ hình ảnh hay các công thức … Tóm lại, đó là tìm kiếm các cách thức tương tác và các hoạt động phù hợp với trẻ để có thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc mà không đi ngược lại các các sở thích và khả năng khác thường ở trẻ.
    Thay vì phải cố gắng ép trẻ vào một cái khuôn mang tên là học đường – để yên nghỉ trong suy nghĩ là con mình đã “ hòa nhập” được một thời gian, và sau đó thì thực sự là khó khăn hay thậm chí là bế tắc khi trẻ không thể tiếp tục học lên cao và khi phải đi tìm một công việc cho cậu thiếu niên “có vẻ bình thường” này ! Bởi vì chắc chắn, cậu không thể là 1 ứng viên tiềm năng nếu so với các ứng viên bình thường khác, mà chỉ có thể được nhận với các tiêu chuẩn “nhân đạo” hay mang tiếng đi làm “cho vui” với rất nhiều sự nâng đỡ từ gia đình.
    Tìm kiếm việc làm cho trẻ Tự kỷ, rồi cũng sẽ rất khó khăn hay bế tắc giống như sự khó khăn và bế tắc của các phương pháp điều trị hay can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ hiện nay. Nó chỉ có tác động hay hiệu quả, khi cái nhìn và nhận thức về trẻ tự kỷ được thay đổi. Chúng ta phải giúp một người tự kỷ có thể sống trong xã hội với những hạn chế của chứng tự kỷ, chứ không buộc trẻ tự kỷ trở thành bình thường để bước vào xã hội với rất nhiều nỗ lực vượt quá khả năng của các em.
    Thay vì bỏ tiền triệu, thậm chí là tiền tỷ, để cố gắng tìm kiếm những phương pháp “chữa lành” thì hãy cùng nhau đầu tư cho các em một môi trường mà ở đó các em được yêu thương, được chấp nhận và tôn trọng thực sự. Các em được “chơi đùa và phát triển” trong niềm vui theo từng mức độ, tính cách và năng lực của mình, chứ không phải “lùa” các em vào những lớp can thiệp trong các căn nhà phố một cách nhốn nháo, ồn ào, ra rả những bài hát thiếu nhi để “luyện nói” để hy vọng “dập tắt các hành vi kỳ dị” hay các trường MG gọi là hổ trợ “hòa nhập” mà thực chất chỉ là một hình thức giữ trẻ để tập nói. Phụ huynh đừng mong chờ ở những lớp học với trang thiết bị đắt tiền mà ở đó giáo viên thích chơi với điện thoại hơn là chơi với các em, thích chat chit trên FB hơn là lăn lộn với các em. Đừng đi tìm các Trung tâm can thiệp được quảng cáo rùm beng với “xảo thuật truyền thông” về các phương pháp trị liệu “ tiên tiến – ngoại nhập” mà thực chất chỉ là những kỹ thuật để buộc trẻ phải “bật âm” hay buộc trẻ phải ép mình vào trong các “giờ can thiệp cá nhân” 1 -1 để biết tô mầu, đồ chữ và trả lời như robot các câu hỏi của giáo viên mà xem đó là sự tiến bộ.
    Chúng ta đấu tranh yêu cầu xã hội cấp cho con em mình một cái giấy chứng nhận “khuyết tật” để mỗi tháng có trợ cấp và “đường hoàng bước vào” một ngôi trường “bình thường” Nhưng các em vẫn bị kỳ thị, vẫn bị để sang một bên và vẫn phải có 1 giáo viên đi kèm để hỗ trợ hay đúng hơn là làm thay cho các em những hoạt động về học tập để cho bố mẹ một cảm giác “hòa nhập” nhưng rồi có thể một vài năm, sau khi được đẩy lên lớp 2, 3,4… thì đứa trẻ lại “lặng lẽ bước ra” vì thực sự là con vẫn nhập mà không hòa ! Điều đó sẽ không xẩy ra nếu lớp học đó, những trẻ em và người lớn xung quanh biết chấp nhận những hành vi được xem là kỳ dị, những hiểu biết được xem là yếu kém, nhưng các em sẽ có một năng lực vượt trội nào đó, đã được khám phá và vun bồi ngay từ nhỏ thay vì cứ chạy theo hết phương pháp trị liệu này đến kỹ thuật can thiệp khác để cố gắng bình thường hóa một điều bất thường và …bó tay!
    Chiều cuối tuần với nỗi nhớ ..
    LÊ KHANH   – Trung Tâm GDĐB DIỆP QUANG ( An Giang ) ..

     

  • VÙNG TRỜI MƠ ƯỚC CỦA CON .

    VÙNG TRỜI MƠ ƯỚC CỦA CON .

    Trong tâm lý, ai cũng biết cảm xúc là gì ( không biết hỏi thầy Google ) , và hầu hết các biện pháp tư vấn hay trị liệu Tâm lý đều dựa vào yếu tố cảm xúc để tác động, nói cách khác là tìm cách chuyển hóa những cảm xúc xấu ( âm tính /tiêu cực) thành những cảm xúc tốt ( dương tính/tích cực..) . Trong giáo dục cũng thế, việc xây dựng cho trẻ sự tự tin, nắm bắt được nhiều kỹ năng sống và có khả năng thích nghi tốt với môi trường đó là mục tiêu của một nền Giáo dục Nhân bản, thông qua  những biện pháp tác động dựa trên các giá trị sống với các kỹ thuật hay phương pháp khác nhau.

    Cảm xúc đúng là có một vai trò quan trọng trong cuộc sống, vì thế người ta đã đề cao trí thông minh cảm xúc ( EQ ) hơn cả trí thông minh kiến thức ( IQ ).  Với những ai quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đặc biệt  đều hiểu rằng việc phát triển những giá trị  cảm xúc cho trẻ đặc biệt là điều cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, đối với một số  kỹ thuật can thiệp ( gọi là phương pháp hay chiến lược ) thì người ta lại chú ý đến các biện pháp áp dụng theo những trình tự, khuôn khổ nhất định . Với quan điểm duy lý thì họ cho rằng, Kỹ thuật là quan trọng, đã áp dụng ABA là phải “chính hiệu” ABA, đã dùng RDI thì phải được đào tạo bài bản, có bằng cấp về RDI ! Điều này về phương diện học thuật là hoàn toàn đúng. Học phải ra học chứ không nói chơi được ! Thế nhưng, về hiệu quả tác động thì lại khác, vẩn phải tạo ra những cảm xúc tích cực trong tiến trình can thiệp mới có thể đem lại hiệu quả.  Các Bác sĩ trong can thiệp lâm sàng Y học cũng phải thừa nhận, ngoài thuốc men, mổ xẻ thì cái cảm xúc hay cái tâm lý tích cực, tin tưởng vào thầy thuốc chiếm đến 50% kết quả đạt được. Thậm chí, nếu có sự tin tưởng cao thì một liều thuốc vờ ( Giả dược – Placebo ) cũng có hiệu quả giống như một liều thuốc thật !

    Vai trò tâm lý trong y học thực chứng cũng có giá trị như một phác đồ điều trị, thì tại sao những yếu tố tâm lý trong giáo dục đặc biệt lại có thể xem thường ? Bởi vì khác với các nguyên tắc và chiến lược can thiệp mà A thì phải là A và đều có thể lượng giá. Còn Tâm lý hay nói gọn hơn là cảm xúc trong việc can thiệp thì lại không cân đo, đong đếm được. Ai cũng đồng thanh hô lên : Cái tâm của người giáo viên là quan trọng – bố mẹ khi đi tìm người can thiệp cho con cũng chỉ mong tìm được người dạy có tâm. Giáo viên cũng “nghĩ rằng mình phải là người có tâm” – Nhưng thực sự kiếm được người có tâm có khi còn khó hơn tìm ra người có tầm !

    Nhà Tâm lý Carl  Rogers với quan điểm trị liệu nổi tiếng : Thân chủ trọng tâm ( Client- Centered Therapy ) từ những năm 1951 đã cho thấy việc tôn trọng từ thân chủ đến bản thân mình là điều quan trọng như thế nào, quan điểm của ông đã đem lại một cuộc cách mạng trong ngành Tâm lý trị liệu vì sụ coi trọng những giá trị nội tại. Cũng thế, với ngành Giáo dục đặc biệt , thì một trong những nguyên lý quan trọng của việc can thiệp cho trẻ đặc biệt đã được phương pháp Son Rise xem là chủ đạo, đó là chấp nhận và tôn trọng ngay cả các hành vi bất thường của trẻ và phải biết bắt nhịp được các cảm xúc của trẻ . Chỉ khi nào chúng ta có thể “đi vào” đứa trẻ thì chúng ta mới có thể giúp được nó, chúng ta không nên bắt ép hay dụ dỗ đứa trẻ phải “đi ra” với chúng ta cho dù nó không thích ! Tuy nhiên, nên nhớ Son Rise chỉ là cái cửa, hay là một trong những chìa khóa để bước vào bên trong đứa trẻ, chứ không phải là một hệ thống can thiệp hoàn chỉnh, càng  không phải là một liệu pháp thần kỳ để phải mua với giá hàng ngàn dollars cho vài buổi nói chuyện!  Ngoài ra Nếu chúng ta bước vào được bên trong đứa trẻ, mà không có các công cụ của ABA, của TEACCH, của FloorTime  hay gì gì đó  hỗ trợ cùng các hoạt động giáo dục cụ thể có định hướng… thì sẽ có lúc chúng ta lủi thủi đi ra mà không biết tại sao !

    Chính cái chuyện “ đi ra – đi vào” này đã đem đến những tranh luận ( có khi nảy lửa ) giữa các trường phái trị liệu trẻ đặc biệt. Có nhiều phương pháp lấy nguyên lý “ thoát khỏi tự kỷ” làm mục tiêu chủ đạo mà điều này lại thuyết phục được vô số các bà mẹ vốn rất giàu cảm xúc – Phải rồi, Tự kỷ là kinh khủng lắm, không thể có tương lai và bằng mọi giá phải “trị liệu” bằng những phương pháp từ khoa học đến phi khoa học  – Thế là đè thằng nhỏ ra cạo gió, là châm cứu, là uống thuốc VNK, là bắt thở Oxy cao áp, buộc phải ăn uống theo các thực phảm sinh học các kiểu rồi can thiệp liên tục từ sáng đến tối từ thứ hai cho đến chủ nhật!…, nó khóc la …nó hoảng hốt, nó bùng nổ ..nó mệt mỏi, chán chường ? Kệ xừ nó, miễn là nó hết tự kỷ là được. Khổ một cái lại không hết ! chỉ hết tiền và hết luôn..niềm tin mới bỏ xừ !

    Lòng mẹ thương con là bao la, khi thấy đứa con ngơ ngác, không biết chơi với bạn, không biết kêu lên một tiếng Mẹ ơi, lòng bà tan nát ! và vì thế thì phải vái tứ phương thôi, phải “đi ra” tìm đủ cách để chạy chữa cho con, mà bà lại quên mất chuyện cần “ đi vào” để tìm lại chính mình trong nội tâm, tìm lại chính đứa con yêu quý trong chính nó, với những cảm xúc đích thực , mà ngay từ nhỏ có khi bà đã vô tình xóa sổ qua việc không biết xây dựng quan hệ mẹ con một cách đầy đủ – gắn bó !

    Sao lạ vậy ? Tôi đã yêu thương nó hết mực, đã chiều chuộng nó đủ điều, đã tốn kém vì nó biết bao nhiêu, thậm chí là phải đi học không biết bao nhiêu giáo trình, bao nhiêu kỹ thuật với bao chuyên gia đầu ngành để giúp con tập nói… Vậy mà nó vẫn nỡ lòng không thèm ngó vào mặt tôi một cái, không thèm trả lời tôi một tiếng ! Đau !  Bà không ngờ chính tình yêu thương và sự nuông chiều sai cách đó đã tạo ra vô số cảm xúc âm tính nơi bà để bà chuyển giao gần như trọn vẹn cho đứa trẻ những điểu lo lắng căng thẳng một cách vô thức ! Bà vật vã, đau khổ, không còn nước mắt để khóc …. Bà hốt hoảng, hoang mang, lo lắng đi tìm các chuyên gia, các cô giáo có tâm để giúp con bà…. Bà mang cả một trời lo âu trong lòng mà lại mong muốn cho con mình sinh động và vui tươi ? Bà lo lắng ngay cả khi nó cười bởi vì nó cười không đúng lúc và cũng không hiểu tại sao nó cười , trong khi bà muốn nó phải biết cúi đầu xin lỗi cơ vì đang dạy nó lễ phép mà!

    Các cô giáo cũng thế, có những cô có thể “ đi vào” đứa trẻ dễ dàng, bởi chính các cô cũng là một đứa trẻ khi chơi với học sinh bằng một tâm thế “yêu thương và sòng phẳng” không “giả vờ hay lên gân” cũng không “nói vậy mà không phải vậy” !  Cô “quyến rũ” và “chinh phục” đứa trẻ bằng niềm vui trong tâm hồn của chính mình vì chơi với trẻ là một nỗi hân hoan mà cô luôn khao khát! Nhưng tiếc thay, cũng có  những Giáo viên, đã trang bị tận răng bằng những tờ giấy chứng nhận các kiểu, tốt nghiệp loại ưu về Tâm lý và Giáo dục, lại tìm mọi cách, bằng mọi kỹ thuật “cao cấp” để tác động nhằm thay đổi đứa trẻ và cho thế là đủ ! cô vẫn tự nhận mình rất có Tâm (đưa lên FB đàng hoàng)  – để có thể lôi bằng được đứa trẻ phải “đi ra”  khỏi khung trời tự kỷ của nó. Đến khi đứa trẻ nói được, đi học “hòa nhập” được là cô đã thành công mỹ mãn. Trung tâm và gia đình làm một cái lễ tốt nghiệp hoành tráng, tiễn chân em giã từ sự nghiệp chuyên biệt, để bước vào nhà trường phổ thông ! Rõ ràng là em đã “ tiến bộ” rất nhiều qua các kiểu “trị liệu”trong một thời gian dài “gian khổ” cho cả cô lần trò !  Nhưng em có leo lên được các bậc thang đánh giá, để “ trở lại” cuộc sống của một đứa trẻ bình thường hay chưa?  – Hay, vẫn còn nguyên cái vẻ ngáo ngơ , lạc lõng của một thiên thần nơi chốn trần gian đầy gian dối! Rồi đến khi em buộc miệng “nói thẳng, nói thật” những cảm xúc của mình trong một hoàn cảnh giao tiếp xã hội nào đó,  thay vì biết nói dối kiểu xã giao – thì em vẫn chỉ là một “đứa tự kỷ” đáng thương ! Em không hề có được sự “Tôn trọng” từ những người chưa biết tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác ( đầy ngoài đường )!

    Người ta giải ngố về Tự kỷ bằng những dấu hiệu “nhận dạng”sàng lọc – đánh giá  – Nhưng để làm gì ? Để biết đó là một “đứa tự kỷ chính hiệu ? và phải “điều trị” cho “tiệt nọc” chăng ?  – đưa vào trường chuyên biệt ?  cũng tương tự như một bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Virus Covid 19 phải cách ly xã hội hay sao?  – Nhưng trẻ Tự kỷ không chỉ phải cách ly trong 14 ngày, mà có khi cả một cuộc đời Bởi Tự kỷ đâu phải là một căn bệnh,  bị lây nhiễm bởi virus hay bị tác động bởi những sự bỏ bê của gia đình, mà nó là một phong cách, một tình trạng ở bên trong đứa trẻ , những bộc lộ ra bên ngoài chỉ là một phản ứng với những tác động không phù hợp đến với con – con có cái nhìn khác, cái hiểu khác và cả cái sở thích cũng khác biệt ! Nhưng có khi chính vì sự nhận dạng và dán nhãn đó đã khiến cho các bà mẹ kinh hoàng ! và phải tìm mọi cách chữa trị – thuốc men các kiểu vì bà và cả xã hội không chấp nhận cái bên trong của con ! Trong khi vẫn có những đứa con khác, chả có tí ti gì “Tự kỷ” nhưng khoảng cách tình cảm giữa trẻ và gia đình là …mênh mông ! Ngược lại có những trẻ Tự kỷ không ngôn ngữ, không biết xã giao , ngáo ngơ giữa dòng đời, nhưng lại thấu cảm những cảm xúc nơi mẹ mình một cách tuyệt vời và luôn là một đứa con ngoan hiền chỉ mỗi cái tội hơi… ngố ngố!

    Chúng ta hãy thấu hiểu trẻ tự kỷ không phải bằng các dấu hiệu nhận dạng, bằng các logo thần thánh , mà bằng sự tôn trọng chân thành với những cảm xúc tích cực của mình khi đến với các em, bằng sự tôn trọng ngay cả những hành vi và sự lo lắng căng thẳng của các em ! Có như thế, chúng ta mới “xâm nhập” được vào “vùng phát triển gần” của trẻ , và bằng những cảm xúc tích cực đó, chúng ta sẽ khiến trẻ  biết chơi , vui cười và hạnh phúc dù trẻ vẫn là một đứa tự kỷ – Tại sao “ khi tôi có thể chấp nhận được một người khác, thì đó là một phần thưởng lớn lao” ( Carl Rogers ) Trong khi “người khác” ở đây lại chính là một đứa trẻ đáng yêu ? tại sao lại không thể được chấp nhận ?  Chấp nhận ở đây không phải là mặc kệ nó, muốn làm gì thì làm. Trẻ vẫn cần được hướng dẫn, quan tâm và chăm sóc như mọi đứa trẻ bình thường khác – Và chúng ta đừng quá lo về cái dáng đi nghiêng ngả, vì cái thói rập khuôn, hay vì sự khó khăn trong việc tìm đủ cách để nhồi vào đầu trẻ những kiến thức xã hội, biết đọc, biết viết, biết tính toán, biết dạ thưa..để rồi còn phải hướng nghiệp các kiểu – “ đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!

    Kệ nó đi, cùng đích của cuộc đời là niềm vui mà – Hãy thôi lo lắng mà hãy  vui cùng con trẻ, chơi cùng con để làm bạn với con” làm cho trẻ  vui thì nó cũng sẽ làm cho mình vui ! Và nếu mình giúp trẻ một cách vui vẻ thì trẻ cũng sẽ trở nên thoải mái thôi ! Hãy giúp cho mẹ con trở thành “đôi bạn cùng tiến” – Không phải tiến đến ngôi trường Tiểu Học để thành một học sinh tiên tiến, mà là tiến vào một vùng trời mơ ước – nơi chỉ có những giá trị của yêu thương, của chân thành và chấp nhận để trở nên một CON NGƯỜI được là CHÍNH MÌNH!

    Lê Khanh

     

  • CẢM XÚC NƠI CON

    CẢM XÚC NƠI CON

    Trong những năm đầu thời học cử nhân, Tôi đi tìm hiểu về cảm xúc dạy học. Tôi hồ hởi bao nhiêu cho những tích góp kiến thức và những điều vui để dồn vào dạy trẻ. Thế rồi tôi choáng trong sự ảo về những việc thao tác bất tuyệt một chiều ấy. Đối diện với tôi là những em bé hết sức ngây thơ với “cảm xúc cứng”. Tôi đã tập lại cách “hi hô” những trạng thái cảm xúc của chính mình.
    Khi dạy các bé Tự kỷ, tôi học được cân bằng cảm xúc, học cách lắng nghe chúng nhiều hơn để thấu hiểu mong muốn của chúng là gì? Tôi từng bước lần mò để là bạn tin cậy của các bé. Tôi biết cách hiệu chỉnh cảm xúc với chính tôi, biết chờ đợi sự đáp lại cảm xúc từ trẻ và những phút giây bên các bé là lúc mà tôi học cách quan sát cảm xúc nhiều nhất…
    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách trẻ thể hiện cảm xúc, thông qua cả lời nói và hành động như: cảm xúc mà trẻ học được từ cha mẹ, người chăm sóc hay giáo viên; do tính cách của trẻ; trẻ học được thông qua quan sát hay trải nghiệm; bầu khí đang tạo ra ở tại gia đình khiến căng thăng khác nhau mà gia đình và trẻ phải chịu….Các nhà tâm lý Pháp những năm cuối 90 của thế kỷ trước đã từng nhắc tới yếu tố tâm lý của các cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp trong giáo dục cảm xúc cho trẻ rối loạn. Hay những nghiên cứu về liên kết mẹ – con, họ cũng nêu về những bà mẹ “băng giá” tác động trực tiếp tới phát triển tâm lý đứa trẻ,..vv..
    “Cảm xúc hay xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ… Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng (https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3m_x%C3%BAc)
    Liệu chúng ta có thể phát triển các phương pháp hỗ trợ hiểu cảm xúc dành cho trẻ tự kỷ ở ngay tại nhà không?
    Câu trả lời là có. Bạn có thực sự muốn làm điều ấy hay không mà thôi. Chính chúng ta còn đang rối bời trong việc gọi tên cảm xúc, hay sự thấu hiểu cảm xúc. Mức độ ảnh hưởng của cảm xúc đối với quá trình nhận thức trong ASD ( Rối loạn phổ tự kỷ) là rất lớn. Làm thế nào để trẻ ASD có những trải nghiệm cảm xúc tốt? Câu hỏi đặt ra để nhấn thêm rằng: sự tôn trọng trẻ, chấp nhận và tạo sân chơi dành cho trẻ ASD còn xa lạ với nhiều cha mẹ của con. Thấu hiểu Tự kỷ là để biết chấp nhận và cùng các bé vượt qua những khó khăn về cảm xúc. Cha mẹ, hay người chăm sóc cần những khả năng tạo cho trẻ có cơ hội trong thông minh về cảm xúc.
    Có một số nghiên cứu chỉ dẫn về sự hỗ trợ phát triển cảm xúc của trẻ như Nhà tâm lý Gottman đưa ra 6 cách để cha mẹ “Huấn luyện cảm xúc” cho trẻ: 1. Lắng nghe thấu cảm: Hãy tập trung vào điều trẻ nói để hiểu điều trẻ đang cảm nhận, sau đó hãy chia sẻ với sự thấu hiểu; 2. Giúp trẻ đặt tên cảm xúc: Với sự hạn chế về từ vựng và sự hiểu biết sơ đẳng về nguyên nhân và hậu quả, trẻ thường gặp khó khăn khi diễn đạt điều đang cảm nhận; 3. Thừa nhận cảm xúc của trẻ ; 4. Chuyển tức giận thành công cụ để dạy; 5. Sử dụng xung đột để dạy kỹ năng giải quyết vấn đề :Luôn luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp.; 6. Đánh giá vấn đề chứ không phê phán cá nhân
    Sự phát triển cảm xúc trong giáo dục Montessori là giúp trẻ cảm nhận được đầy đủ cảm xúc tích cực khi công việc hoàn thành và kết quả đạt được mãn nguyện. Thông qua giáo cụ, trẻ học cách cân bằng cảm xúc một cách chủ động qua cảm nhận về sự trải nghiệm.
    Để MỜI GỌI cảm xúc nơi con, với  kinh nghiệm cá nhân thì tôi hay áp dụng những điều nhỏ nhoi sau:
    1. ĐI BỘ NÓI VỀ CẢM XÚC. Chúng tôi lựa không gian  tự nhiên để chào đón những cảm xúc nơi bé. Tạo cho bé cảm nhận những tôn trọng về sự tự do nơi bé. Bé sẽ thể hiện những vui buồn, thoải mái, lạ quen,…và bé sẽ có những cơ hội trải nghiệm các tình huống khi đi thực tế.
    2. CHUYỂN HÓA CẢM XÚC. Từ cảm xúc mang “màu tối” sang màu sắc tươi sáng. Ví dụ như sợ con chó, bé Ốc Nam sẽ la hét, hoảng sợ,.. đây là lúc có thể chia sẻ để con có thể cảm nhận sự an toàn hiện diện ngay bên con là mẹ hay người trợ giúp. Gọi tên cảm xúc đó ra sau khi nhận diện được cảm xúc trong bé. Tạo bé cảm giác an toàn, trấn an, giúp bé vượt qua sợ hãi; Tập dần dần điều này. Và từ sợ hãi, không dám đi qua đoạn đường có nhà nuôi chó ấy kèm la lớn- đến dám đi qua nhưng có hét- rồi đi qua mà không hét, chỉ rình để ý trong sự cảnh giác- và đi thong dong mà chẳng thèm để ý tới con chó đó. Nhưng những tiến bộ ấy còn tùy thuộc vào sự hiệu chỉnh khéo léo của  người mẹ đi cùng, biết  tin tưởng rằng con sẽ vượt qua nỗ sợ ấy, đừng vì con sợ hãi điều gì thì tìm cách né tất cả là không nên. Có kiên trì và có sự hiểu cảm xúc nơi con để chuyển hóa những cảm xúc ấy lên trong một màu sắc tươi đẹp hơn.
    3. THỰC HÀNH CÂN BẰNG HƠI THỞ. Khi trẻ không buồn, tức ở thời gian trung lập thì nên chủ động cùng trẻ tập hít thở. Mọi cơn giận, sự lo ấu, buồn chán,…nơi con rồi cũng như áng mây trôi, sẽ tan ra rất nhanh thôi. Nên mẹ hãy cùng con tạo sự bình tĩnh qua việc hít thở. Để đến khi cảm xúc tiêu cực tới mẹ không cần phải quá lo lắng hay “rối loạn” thay con mà chỉ ra cho con hít thở để bình tĩnh.
    4. KẾT NỐI CẢM XÚC. Bất kể khi nào có thể thì hãy kết nối cảm xúc cùng con. Cảm xúc truyền nhau có thể là mỉm cười – biểu lộ sự hài lòng đối với con từ xa. Có thể cùng buồn khi con thấy mất mát một điều gì. Có thể cùng ngạc nhiên với con khi thấy đồ chơi mới hay cái thứ con khoái. Có thể cùng con vượt lên những bế tắc trong bộc lộ cảm xúc,…
    5. TẠO MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH GIÀU CẢM XÚC. Cái này đòi hỏi rất lớn từ việc hợp tác giữa các thành viên trong gia đình trẻ. Không dễ dàng gì khi chính những ông bố bà mẹ là những người thiếu thốn cảm xúc đẹp đẽ, bị tổn thương, hoặc thiếu hụt về sự bồi đáp cảm xúc thường nhật,… Phần lớn, những gia đình có con rối loạn lại hay có những yếu tố chưa ổn về bầu khí gia đình. Xuất phát từ gia đình yêu thương trong sự hài hòa cả bố và mẹ sẽ đưa ra những điều khả quan lớn trong can thiệp. Không phải cha mẹ nào cũng nắm bắt được cảm xúc của trẻ. Một số cảm xúc rất dễ nhận dạng, nhưng một số khác thì không rõ ràng như vậy. Để nắm bắt được cảm xúc của trẻ cần phải nhìn vào ngôn ngữ cơ thể của các bé, lắng nghe xem trẻ có nhu cầu gì và cung cấp những hướng dẫn cụ thể hơn để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình. Đặt ra những giới hạn cho việc thể hiện cảm xúc không phù hợp. Không hùa theo trẻ trong những cảm xúc không phù hợp.
    6. TẠO HÌNH MẪU CHO TRẺ HỌC CẢM XÚC. Trẻ học về cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc phù hợp thông qua việc quan sát người khác – đặc biệt là cha mẹ, người chăm sóc và nhân viên trong trường. Chỉ cho trẻ cách bạn hiểu và quản lý cảm xúc sẽ giúp trẻ học hỏi từ chính ví dụ của bạn. Có thể làm mẫu trong việc nói chuyện về cảm xúc.
    7. SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ KÈM THEO SỰ “BÀNH TRƯỚNG” CẢM XÚC. Khi xuất hiện tình huống “sư phạm”, có thể dùng những biểu lộ cảm xúc mãnh liệt dành cho trẻ và thể hiện rõ nét trên khuôn mặt. Ví dụ như khi trẻ bị ngã, làm hư cái ô tô rất thích đang cầm, chúng ta quan sát nhận định tình hình về cảm xúc của trẻ xong là lập tức chấp nhận những cảm xúc ấy, gọi tên cảm xúc và bộc lộ cảm xúc ấy cùng trẻ với một nét mặt đầy sự buồn tiếc, gây chú ý của trẻ và để trẻ buông xả những cảm xúc ấy, hiểu cảm xúc ấy rồi mới trấn an trẻ. Ví dụ thì muôn vàn tùy sự thích nghi vận dụng ấy như thế nào cho phù hợp một cách uyển chuyển để trẻ có thể phát triển THÔNG MINH CẢM XÚC.
    Bảo Hân 04/ 2020
  • NHẬN BIẾT VỀ TỰ KỶ

    NHẬN BIẾT VỀ TỰ KỶ

    Hôm nay là ngày 2/4/2020 –  Ngày được thế giới chọn là  ngày Nhận Thức về Tự Kỷ . Với góc độ tâm lý, xin không nói lại những kiến thức về Tự Kỷ  – mà rất nhiều cá nhân, đơn vị, đoàn thế đã đề cập – đã nhắc lại trong ngày hôm nay.

    Chỉ bàn về hai chữ “Nhận Thức”  – là sự hiểu biết có ý thức về tự kỷ ! Tự kỷ là rối loạn phát triển, là khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ , hành vi…. Ai cũng biết ! Nhưng vẫn có 2 nhóm người chưa biết đúng  – nhóm thứ nhất là các ông bố, bà mẹ của trẻ tự kỷ . Tuy rằng  có nhiều phụ huynh còn giỏi hơn các nhà chuyên môn về việc nhận ra những vấn đề hay triệu chứng của con , nhưng có nhiều người vẫn chưa thể hay chưa muốn chấp nhận điều nhận biết đó với hai tâm thế : Một là cứ nhất quyết con mình là tự kỷ khi mới chỉ căn cứ vào một vài dấu hiệu nào đó dựa vào các thông tin trong sách vở và trên mạng ! Một là cứ nhất quyết con mình không phải tự kỷ, dù ở trẻ đã có gần đủ các yếu tố cần thiết về tình trạng này.

    Nhưng dù cho rằng biết hay chưa muốn biết, thì họ vẫn mơ hồ về hai điều : Liệu con mình có trở lại bình thường hay không ? và tương lai con mình như thế nào ?! Để rồi từ đó họ gần như “lao đầu vào một cuộc chiến mà không biết mình đang chống lại cái gì, bằng cách nào và với công cụ gì ! Có nhiều người quyết tâm sống chết với cái nhãn Tự kỷ – họ tự phong hay được phong là chiến binh tự kỷ , họ hô hào mọi người, họ hăm hở học tập, họ hăng hái dạy con hết phương pháp này đến kỹ thuật khác, họ hồ hởi nói lên sự tiến bộ của con hàng ngày, hàng tuần, tưởng chừng như cái đích “ thoát tự kỷ” và “hội nhập xã hội bình thường” đã gần lắm rồi.  Nhưng trên thực tế thì sao ? Câu trả lời xin để dành cho các phụ huynh tự ngẫm !

    Như vậy, phải chăng là trẻ không thể trở lại trạng thái bình thường sao ? Như vậy tương lai con tôi là dấu chấm hết khi đã là một trẻ tự kỷ hay sao ? Nếu nhìn trên bình diện cuộc sống thì có vẻ là như vậy, khi mà dù có can thiệp đến mức nào đi nữa, thì trẻ cũng chỉ có thể bình thường ở một vài phương diện, thậm chí là xuất sắc , nhưng vẫn còn nhiều lĩnh vực – nhất là lĩnh vực giao tiếp xã hội thì vẫn còn rất yếu kém. Thế nhưng, nếu ta nhìn rộng ra một chút – thì đâu phải chỉ có trẻ Tự kỷ là yếu kém trong ngôn ngữ, trong giao tiếp xã hội, mà có rất nhiều  đứa trẻ khác, kể cả các thanh thiếu niên và người lớn, cũng rất vụng về, lúng túng trong giao tiếp, rất dở về khoa ăn nói và rất dễ làm cho người khác khó chịu về cái tật “ nói thẳng – nói thật” hay “cố chấp” của mình – Bởi vậy, nếu lấy cái chuẩn là khả năng ngôn ngữ lưu loát – thì khối người sẽ được gọi là tự kỷ !  Thế mà, những người đó hầu như lại được người xung quanh chấp nhận, dù cũng khá  phiền lòng, nhất là khi họ là người thân của các đấng “gàn bát sách” này. Nhưng họ cũng có thể thông cảm được mà ! Thế nhưng, bố mẹ của trẻ tự kỷ và cả những người xung quanh thì lại không chấp nhận một đứa trẻ ăn nói dở hơi , không chịu học hành cho nghiêm túc. Họ phải rèn bằng mọi cách – và đối xử với lòng thương hại hoặc tệ hơn là bằng sự kỳ thị . Chính vì sự kỳ thị đó nên mới có ngày dành cho trẻ tự kỷ, chứ không có ngày dành cho trẻ dở hơi !

    Còn nói về tương lai cho trẻ tự kỷ, quả thật là trẻ tự kỷ và khi lớn hơn là người tự kỷ, rất khó mà có một cái gọi là tương lai sáng sủa như những người bình thường ! À, thế nhưng một đứa trẻ bình thường, học hành tử tế, liệu có được một tương lai sáng sủa hay không ? Ai dám nói chắc ? Thậm chí, có khi học giỏi, tốt nghiệp đại học ra đàng hoàng, cũng có dám nói là sẽ có nắm chắc tương lai sáng sủa trong bàn tay hay không?

    Tại sao phụ huynh lại quá lo lắng cho tương lai của đứa con tự kỷ khi mà ngay chính một đứa con bình thường, chúng ta vẫ chưa dám chắc là nó sẽ có một tương lai tốt đẹp ! Chính vì cái lo lắng cho một điều không thể lo lắng ấy, mà chúng ta đang ôm vào lòng  rất nhiều sự lo lắng và cũng làm cho đứa con tự kỷ đáng yêu của mình cũng lo lắng..lây và đau khổ thay, nó lại không thể hỏi hay nói ra được!

    Có một thực tế đáng buồn là bố mẹ các trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ, thường tỏ ra ngần ngại khi cho con can thiệp ở một cơ sở có các trẻ tự kỷ hay tăng động kém chú ý có mức độ nặng hơn . Họ cho rằng, con họ có thể bị lây nhiễm các hành vi phá phách, bất ổn của các trẻ này. Rõ ràng là trẻ ở mức nhẹ và nặng không thể học chung trong một nhóm, nhưng thực ra, việc phân chia mức độ nặng nhẹ, là để cho việc xây dựng mục tiêu can thiệp cho hợp lý, và để đảm bảo cho mỗi trẻ đều có được những biện pháp thích hợp, chứ không phải là e sợ  sự lây lan, bắt chước hành vi của nhau sẽ làm cho việc can thiệp khó khăn hơn, hay trẻ sẽ bị ..nặng hơn vì chuyện bắt chước đó. Đúng là trẻ có thể bị nặng hơn, căng thẳng hơn nhưng không phải vì bắt chước trẻ khác, mà là do trẻ  bị lây niễm cái bầu khí lo âu, căng thẳng, mệt mỏi của những người xung quanh, đặc biệt là với người mẹ trong gia đình và người với giáo viên trực tiếp can thiệp cho trẻ nếu họ thường xuyên dạy trẻ bằng sự thờ ơ, khó chịu, mệt mỏi và vô tâm!

    Vì thế nếu  trẻ bị thay đổi môi trường chăm sóc, thay đổi người giáo viên, người bảo mẫu đã gần gũi, đã chăm sóc và thiết lập được mối tương tác yêu thương, gắn bó với trẻ. Khi đó trẻ sẽ rất khó chịu, rất căng thẳng, dễ gây hấn, bùng nổ, hoặc trẻ cũng rất khó tiến bộ nếu cứ phải chịu đựng tình trạng lo âu, mệt mỏi, thiếu sự quan tâm của bố mẹ trong gia đình . Thế nhưng, đó có phải là đặc điểm của trẻ ViP không? Hãy thử xem như chúng ta, nếu phải xa cách người yêu, nếu phải thay đổi nơi cư trú, nếu cứ phải ở bên cạnh một người vô tâm, hay lo lắng, càu nhàu khó chịu, liệu chúng ta có sốc không ? Có lo lắng, có đau khổ không ? có bực mình dể nổi nóng không?  Chỉ khác chăng, là chúng ta nhận biết được điều đó, và cũng có thể nói ra được điều đó và tìm cách xử lý  – còn trẻ tự kỷ thì chưa thể, chưa biết bộc lộ, tỏ bầy và bé lo lắng, căng thẳng vì cái điều chưa biết tỏ bầy đó thôi.

    Nếu soi cho kỹ, xét cho cùng thì tình trạng rối loạn ngôn ngữ, hành vi, nhận thức và khó khăn trong giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ đúng là một vấn đề cần phải giải quyết, nhưng không thể chỉ giải quyết bằng các phương pháp “chất lượng cao” mà còn phải kèm theo đó là cách ứng xử phù hợp  – nhưng đó cũng là một tình trạng mà chúng ta phải chấp nhận, hay nói đúng hơn là biết cách ứng xử cho phù hợp.  Như vậy, có thể nói nhận biết về chứng tự kỷ không chỉ là biết về các triệu chứng, dấu hiệu mà phải là một thái độ chấp nhận và không kỳ thị về những hành vi không bình thường của trẻ tự kỷ – vì trong một chừng mực, đó là chuyện bình thường giống như phản ứng, thái độ của bất cứ đứa trẻ nào khi rơi vào các hoàn cảnh như thế.

    ! Chúng ta có thể chia sẻ, phổ biến cả trăm dấu hiệu về Tự kỷ để cho mọi người nhận biết, nhưng nếu chưa thuyết phục được chính các Phụ huynh, các nhà chuyên môn và các thành phần trong xã hội, qua sự trao đổi, chia sẻ, trình bầy để họ có thể xem các hành vi, các phản ứng, các cách ứng xử của trẻ tự kỷ là bình thường thì công việc truyền thông của chúng ta là vô ích. Hiểu về tự kỷ không có nghĩa là đeo lên người một logo, treo trên tường FB của mình một dấu hiệu màu xanh… mà chính là thái độ tôn trọng và chấp nhận các trẻ tự kỷ, các người có tình trạng tự kỷ, có được một chỗ đứng trong xã hội !

    Các chứng trầm cảm, rối nhiễu tâm lý, hay các bệnh tâm thể ở trẻ nếu được trị liệu tâm lý đúng cách sẽ bình phục với thời gian – Nhưng với chứng tự kỷ, nó không chỉ là một tình trạng rối nhiễu tâm lý hay một căn bệnh có thể chữa khỏi dù lâu hay nhanh. Nó cũng không phải là một khuyết tật không thể điều trị, không có thuốc chữa , mà Tự kỷ cần được xem là một phong cách, một tính chất và chỉ có thể cải thiện qua mối tương giao hai chiều với sự chấp nhận, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau.  Các phương pháp can thiệp về ngôn ngữ và hành vi là điều cần thiết nhưng chưa đủ, nếu chúng ta cứ tập trung vào việc điều chỉnh và uốn nắn các triệu chứng, mà không  tạo cho các em niềm vui được sống và hoạt động trong một môi trường phù hợp với sự thấu hiểu và yêu thương ngay với các biểu hiệu, hành vi mà ta gọi là bất thường. Đó mới là giá trị đích thực nếu chúng ta đã hiểu về Tự kỷ.

    Sài Gòn mùa Covid 19

     

  • HÃY XÔNG KHI BỊ CÚM CORONA

    HÃY XÔNG KHI BỊ CÚM CORONA

    Đây là bài chia sẻ của chị Nguyễn Hồng Phương (bên Đức, không có FB). Chị vừa bị nhiễm Vi-rút Corona, bộc phát và tự chữa khỏi sau 4 ngày sau đó.
    Cho đến thời điểm này, bệnh cúm lạ này vẫn chưa có thuốc chữa rõ ràng. Đây là câu chuyện tự chữa khỏi của chị Phương.
    Khi bộc phát:
    ⭐️Ngày thứ nhất: Chị ấy cảm thấy đau họng, ho khan (không đờm, không sổ mũi) và người rất mệt.
    ⭐Ngày thứ hai: Đầu chị rất đau như là búa bổ và hai mắt cũng đau. Toàn thân mệt lả, và cảm thấy khó thở như người thai nghén.
     Thế là chị ấy súc miệng bằng nước muối ấm suốt ngày và kèm thêm ăn tỏi sống, uống nhiều nước trà xanh ấm và nước Cam (mọi người có thể uống nước Chanh) để tăng lượng vitamin C. Bên cạnh đó, chị ấy cũng dùng thuốc nhỏ mắt để làm dịu cơn đau mắt. Chiều hôm đó, chị ấy đã gọi đường dây nóng và có người đến khám, thử bệnh cho chị tại nhà. Họ cho chị biết là chị đã bị nhiễm vi-rút Corona dạng nhẹ. Họ cho chị ấy thuốc uống giảm sốt Paracetamol (như là Tylenol ở Hoa Kỳ) và kêu chị cách ly tại nhà và hàng ngày họ sẽ cho người đến kiểm tra.
     Chiều tối hôm đó, chị ấy đã mở máy sưởi cho nhiệt độ trong phòng rất cao, nệm nóng của chị ấy cũng chỉnh lên 40 độ C (tức là 104 độ F bên Hoa Kỳ). Chị bắt đầu cảm thấy mình bị sốt, đầu nhức kinh khủng, mắt thì đau như muốn lồi ra. Chị uống thuốc giảm sốt và cố gắng chống cự. Chị quỳ gối, cầu nguyện xin ơn Trên chữa lành cho chị. Sau đó, chị gọi điện thoại cho mẹ chị ở Việt Nam. Mẹ chị khuyên chị thử trị theo cách dân gian. Đó là XÔNG.
    Chị nghe lời mẹ, cố gắng đứng dậy đi nấu thuốc xông, ra vườn sau cắt lá tắc bỏ vào và cho thêm vài giọt dầu xanh.
    Thật kỳ diệu mọi người ạ, sau khi xông, toàn thân chị toát ra mồ hôi, và cơn sốt tự nhiên cũng giảm dần.
    ⭐Ngày thứ 3: Chị ấy tiếp tục xông người, chị cảm thấy người nhẹ đi và không còn đau đầu nữa. Bác sĩ đến khám hôm đó đã ngạc nhiên vì sự bình phục nhanh chóng của chị ấy. Họ hỏi chị ấy ngoài uống thuốc của họ, chị có làm gì thêm không. Chị đã kể lại những điều chị ấy đã làm. Thế là họ nói họ sẽ chia sẻ lại cho bệnh nhân của họ.
    ⭐️ Đến ngày thứ 4 sau khi bộc phát, chị ấy hoàn toàn bình phục như người bình thường. Chị gọi điện thoại nói bác sĩ không cần cho người đến kiểm tra nữa.
    Bài chia sẻ hơi dài, mọi người làm ơn chịu khó đọc vì mình thấy những bài thuốc dân gian của người Việt Nam mình rất hay và hiệu quả, trong khi Tây Y chưa biết đến. Khi bị bệnh, mọi người nhớ là XÔNG HÀNG NGÀY cho đến khi khỏi hẳn nhé. À, chị ấy cũng chia sẻ là khi xông, hơi nước xông nóng sẽ vào tất cả các lổ miệng, mắt, mũi, nhất là cổ họng và chị cảm thấy nhẹ người hơn.
    (Lưu ý: Mọi người có thể xông bằng lá chanh, vỏ cam, quýt, cây sả, vỏ bưởi, lá bưởi,…Có lá gì trong nhà dùng lá đó (đừng dùng lá độc hại là được) và nhớ khi nhấc nồi nước xông xuống, hãy cho thêm vào vài giọt dầu xanh, và mọi người nhớ hãy uống thật nhiều nước ấm, càng nhiều càng tốt, và dùng thuốc hạ sốt Tylenol, (đừng dùng Ibuprofen, Advil, Aleve) rồi hãy xông, tránh trường hợp bị mất nước nhé).
    Lê Khanh
  • ĐỊNH MỆNH LÀ SỰ CHỌN LỰA !

    ĐỊNH MỆNH LÀ SỰ CHỌN LỰA !

    Có  một người mẹ bị ám ảnh và đau khổ  vì một lỗi lầm đã xảy ra trong quá khứ với một đứa con đã mất, cô ấy lo lắng vì không biết làm thế nào để có thể chuộc lại sai lầm. Trong lời góp ý, tớ đã cho cô ấy thấy rằng điều gì đã xẩy ra, sẽ không thể thay đổi, hay sửa chữa thì việc làm tốt nhất –là hãy quan tâm giúp cho đứa con thứ hai của mình trở nên tốt hơn trong hiện tại khi mình đã không làm được điều tốt đẹp cho đứa con trong quá khứ !  Đừng để những cảm xúc âm tính của mình ảnh hưởng đến tình cảm mẹ con, cũng như gây hại cho các mối quan hệ trong gia đình ngày hôm nay .

    Cũng thế, khi chúng ta đã giúp đỡ – hay vô tình làm hại một ai , thì cũng đừng mong chờ người mà mình giúp phải trả ơn và cũng đừng cho rằng mình sẽ bị báo oán bởi điều mình đã gây ra, để rồi đi cầu xin cúng bái để chuộc lỗi ! hay lại khóc lóc than thở do cái nghiệp đã gây ra , khiến cho cuộc sống của mình trở nên ..địa ngục !  Khi chúng ta mang ơn ai, cũng không cần phải tìm cách trả ơn người đó, mà cách tốt nhất là hãy giúp cho người khác cái điều mà chúng ta đã nhận được từ người ơn của mình!

    Khi nói đến Nghiệp –có tôn giáo đưa ra quan điểm đại loại như Tu thân là tích đức , làm phước để được phước! Còn  sự bất hạnh của mình trong hiện tại là do cái nghiệp mà mình đã gây ra ở tận..kiếp trước (không biết là đã gây ra cái gì và ở kiếp nào ) nên ráng chịu ! Nhưng lại phải cúng bái, đóng góp để mua ..phước cho kiếp sau ( cũng không biết có hưởng được không và cũng không biết kiếp sau mình sẽ là ai, ở đâu để được hưởng ) Nhưng vẫn cứ phài khấn bái, cúng kiếng và tốn…một đống tiền, mà lẽ ra với số tiền và công sức đó, chúng ta sẽ làm được những điều tốt đẹp ngay trong cuộc sống hiện tại mà chúng ta hoàn toàn có thể  quản lý được điều đó !

    Khi nhắc đến cái nghiệp và quan điểm tôn giáo, không có ý phê phán gì đến đức tin mà tín đồ của mỗi tôn giáo cần phải có , có khi đưa đến sự tranh luận, thậm chí chém giết nhau vì bảo vệ quan điểm đức tin của mình.  Tớ chỉ nghĩ rằng, tất cả tôn giáo đều muốn hướng con người đến những điều tốt đẹp nhất, sống phù hợp với cái Chân – Thiện – Mỹ , mà mỗi giáo chủ của mỗi tôn giáo có cách diễn đạt và truyền bá khác nhau.  Tín đồ của mỗi tôn giáo cũng có cách thực hành với các nghi lễ khác nhau.  Thượng Đế chỉ có một, còn Thiên Chúa hay Đức Phật hay Đấng Alla … hoặc ông Trời ..chỉ là những cái tên khác nhau mà con người đặt ra cùng với những giáo điều cũng do con người bày ra để ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau . Vì thế, không cần phải tin vào các nghi thức của bất cứ tôn giáo nào , nhưng cần phải có một Đức Tin của bất cứ  tôn giáo nào ! Bởi vì Đức tin sẽ luôn đem lại sự bình an và sự yêu thương con người và vĩnh cửu, còn các hình thức thờ phượng sẽ qua đi. Vì thế, dù theo tôn giáo nào thì cũng  cần phải sống tốt và biết quý trọng giá trị của con người, trong đó có cả bản thân chúng ta.  Điều quan trọng nhất là đừng lợi dụng tôn giáo hay lợi dụng các hình thức thờ phượng để gieo rắc những điều mê tín  và cũng đừng tìm cách bằng mọi thủ đoạn nham hiểm và tàn ác để triệt hạ đức tin của người khác.

    Giá trị bản thân ở đây bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần,   chúng ta phải biết quý trọng và bảo vệ sức khỏe thể chất và tâm thần của mình bằng một cuộc sống hài hòa với môi trường xung quanh, không quá cực đoan trong cách sống hay cách ăn uống, buộc phải ăn cái này, không được ăn cái kia, phải làm điều này, không được làm điều kia … Hãy cứ làm điều mình muốn nhưng phải chịu trách nhiệm việc mình làm ! Hãy cứ  ăn những cái mình thích, nhưng nếu có đau bụng thì ..ráng mà chịu không đổ thừa cho ai – Đừng cho rằng, điều gì tốt cho mình, đúng với mình thì cũng đúng với người khác ! Xin đừng  tàn phá thiên nhiên và tìm cách triệt hạ các loài vật khác chỉ vì ham muốn thống trị và thỏa mãn các lợi ích của bản thân.

    Chúng ta không nên có những tư tường cực đoan, không nên cho rằng các giá trị mà mình đang theo đuổi hay lý tưởng của mình là tốt nhất, hơn hẳn những giá trị hay lý tưởng của người khác.  Đừng tự cho Tri thức mà mình đang có là cao nhất, và coi thường những ai kém hơn mình. Nhân vô thập toàn mà – vì thế đừng đòi hỏi sự toàn vẹn, chúng ta có thể mắc phải sai lầm, thiếu sót  miễn là biết nhận ra và tìm cách sửa chữa,  Chúng ta có thể không nói thật, miễn là sự  dối trá đó không làm hại cho người khác, không phục vụ cho những toan tính ích kỷ để bảo vệ quyền lợi, danh vọng cho bản thân!

    Hiện nay, một đại dịch đang lan tràn khắp thế giới, mà có thể đó là do lỗi lầm của con người trong cách đối xử với thiên nhiên, và chúng ta đang phải trả một cái giá quá đắt!  Đây là một cơ hội tốt đep nếu chúng ta biết rút ra những bài học cho chính mình và sửa chữa lại cách sống, cách nghĩ và cách làm . Điều nguy hiểm nhất chính là sự lợi dụng điều này để đưa ra những âm mưu đen tối, củng cố quyền lực hay mưu cầu quyền lợi.

    Ghi ra đây những suy nghĩ không phải là để dạy ai, hay ám chỉ điều gì mà chỉ muốn chính mình có được sự suy nghĩ tích cực hơn để cho cuộc sống mình được an yên trước những giông bão của cuộc đời.

    Lê Khanh  – mùa virus Wuhan 2020