Những triệu chứng của tình trạng tự kỷ
29/10/2013
Dạy con trai nên người
04/11/2013
Những triệu chứng của tình trạng tự kỷ
29/10/2013
Dạy con trai nên người
04/11/2013

Người ta thường nói, ta có thể nói dối qua lời nói nhưng không thể nói dối bằng cử chỉ, vì thế ngôn ngữ qua các hành vi của cơ thể là một phản ánh khá chính xác cho trạng thái tâm lý của con người.

 


Đứng im và tránh giao tiếp mắt :

Chúng ta biết rằng để đảm bảo cho sự sinh tồn, bộ não có những phản ứng tinh tế trước hiểm nguy hoặc sự đe dọa. Những phản ứng này được thể hiện dưới 3 hình thức : đứng im, chạy trốn và đấu tranh hay kháng cự.

Khi trẻ em bị ngược đãi thường có hành vi đứng im và tránh giao tiếp bằng mắt như thể điều đó giúp chúng không bị họ nhìn thấy. Bằng cách này, giống như chúng đang lẩn trốn vậy – đây là 1 công cụ để sinh tồn đối với những đứa trẻ tội nghiệp này. Nhắm mắt cũng là hành vi bộc lộ rất rõ sự khiếp sợ, hoài nghi và bất đồng ý kiến.

Theo phản ứng của tiềm thức, người ta ngả người về phía sau để tránh xa nhau khi họ bất đồng ý kiến hoặc cảm thấy khó chịu với nhau. Ngược lại, ta có thể phản ứng bằng một cuộc tranh luận hay đấu khẩu một cách gay gắt để biểu lộ sự chống đối. . Một cuộc tranh luận gay gắt về bản chất chính là 1 cuộc “ đấu tranh “ ( theo nghĩa không sử dụng bạo động ) . Không cần dùng đến chân tay thì người ta vẫn có thể bộc lộ sự hung hăng qua thế đứng, đôi mắt, cái ưỡn ngực hoặc xâm phạm không gian riêng của người khác .

 

Sờ cổ và mặt để giảm lo lắng:

Hành vi sờ cổ xuất hiện khi 1 người có cảm giác khó chịu , ngờ vực hoặc bất an. Còn sờ má hoặc mặt là 1 cách để xoa dịu khi người nào đó có cảm giác bồn chồn tức giận hoặc lo lắng .

Thở ra đồng thời phồng má lên là 1 cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng và xoa dịu . Hãy lưu ý là người ta rất thường thực hiện hành vi này sau khi vừa “thoát nạn”. Hành vi lấy tay che hõm cổ giúp làm dịu cảm giác bất an , khó chịu , sợ hãi hoặc lo lắng ở 1 thời điểm nào đó . Hành vi mâm mê vòng cổ cũng thường được thực hiện nhằm mục đích tương tự .

Hành vi xoa trán thường là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy 1 người đang vật lộn với vấn đề nào đó hoặc đang trải qua cảm giác từ hơi khó chịu đến rất khó chịu . Những cử chỉ vuốt ve này giúp chúng ta giữ được bình tĩnh khi gặp rắc rối. Đàn ông thích sờ vào mặt, còn phụ nữ thích sờ vào cổ , quần áo, đồ trang sức, cánh tay và tóc

Nếu người ở trạng thái căng thẳng là kẻ nghiện thuốc lá, họ sẽ hút thuốc nhiều hơn; nếu người đó nhai kẹo cao su, họ sẽ nhai nhanh hơn. Tất cả những hành vi xoa dịu này đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của bộ não: bộ não yêu cầu cơ thể thực hiện điều gì đó để kích thích các đầu dây thần kinh, giải phóng các chất làm dịu thần kinh; vì thế bộ não có thể được xoa dịu .

Khi nói đến các hành vi xoa dịu, mọi người đều có những sở thích riêng. Một số người lựa chọn việc nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, ăn nhiều hơn, liếm môi, xoa cằm, vuốt mặt, mân mê các đồ vật (bút , son môi hoặc đồng hồ) , kéo tóc hoặc gãi cánh tay. Đôi khi các hành vi xoa dịu còn được thể hiện tinh vi hơn, như vuốt vạt áo hay chỉnh lại cà vạt. Có vẻ anh ta chỉ đơn giản là làm đỏm nhưng trên thực tế, anh ta đang làm dịu sự căng thẳng của mình bằng cách đưa cánh tay vắt ngang người và giúp bàn tay có việc gì đó để làm. Đàn ông chỉnh lại cà vạt khi có cảm giác bất an hoặc khó chịu. Hành vi này giúp che vùng hõm cổ .

Sờ hoặc vuốt mặt là phản ứng xoa dịu thường thấy ở con người để đối phó với tình trạng căng thẳng. Tất cả các động tác như xoa trán, sờ hoặc xoa, liếm môi, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kéo hoặc xoa dái tai, vuốt mặt hoặc râu và mân mê tóc được dùng để tự xoa dịu khi đối mặt với tình huống căng thẳng. Có người xoa dịu bằng cách phồng má lên rồi từ từ thở ra. Do có vô số đầu dây thần kinh nên khuôn mặt trở thành khu vực lí tưởng để xoa dịu .

 

Xoa dịu bằng âm thanh

Huýt sáo để tự xoa dịu khi đang đi trong 1 khu vực lạ hoặc đi trong bóng tối, hay đi trên 1 con đường vắng. Để cố gắng xoa dịu khi căng thẳng, có người còn nói chuyên 1 mình hoặc nói rất nhanh khi bồn chồn . Hay kết hợp sự xoa dịu thính giác và xúc giác như gõ nhẹ bút chì hoặc gõ gõ các ngón tay . Người ta cũng có thể ngáp quá nhiều khi ở trong tình trạng căng thẳng. Khi căng thẳng hoặc lo lắng, người ta sẽ “chà” lòng bàn tay lên đùi để tự xoa dịu. Động tác này thường bị khuất dưới gầm bàn, nhưng lại là 1 dấu hiệu rất chính xác cho thấy người nào đó đang khó chịu hoặc lo lắng .

 

Động tác thông khí :

Trong động tác này, đàn ông thường đặt những ngón tay của mình ở giữa cổ áo và cổ rồi kéo cổ áo ra xa phần da . Đây là phản ứng trước sự căng thẳng và là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy người này không vui với những điều mình đang nghĩ đến hoặc trải qua trong cuộc sống. Phụ nữ có thể thực hiện hành vi phi ngôn từ này tinh tế hơn chỉ bằng cách nới vạt áo hoặc hất tóc phía sau lưng lên không khí để giúp cổ được thông khí.

 

Động tác của hai chân:

Đôi bàn chân nhún nhảy là tín hiệu cho thấy 1 người vô cùng tự tin. Tuy nhiên , việc lắc lư bàn chân và đôi chân có thể chỉ đơn giản biểu lộ sự mất kiên nhẫn. Chúng ta có xu hương xoay người về phía những điều mình thích hay dễ chịu. Và quay đi để khỏi nhìn thấy những điều mình không thích hoặc khó chịu. Khi một người xoay bàn chân sang phía khác thì đó thường là 1 tín hiệu rút lui, cho thấy họ mong muốn thoát khỏi nơi mình đang ngồi. Động tác bàn tay ôm đầu gối và chuyển trọng tâm xuống bàn chân là 1 dấu hiệu thể hiện ý định cho thấy 1 người muốn đứng dậy và đi khỏi.

Khi 1 người nói chuyện với bạn mà bàn chân họ lại hướng sang phía khác thì đây là 1 dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy họ muốn đi nơi khác . Hãy quan sát những người có lời lẽ không thân mật và đang ở trong tư thế này , bởi đây là 1 hình thức thể hiện sự xa lánh .

Khi đang có tâm trạng vui vẻ và phấn khởi, chúng ta đi như bước trên không khí . Trọng lực dường như không phải là rào cản đối với những người đang có tâm trạng vui vẻ. Chúng ta hay làm những động tác như nhảy lên nhảy xuống trên mu tròn của bàn chân hoặc bước đi với bước chân hơi nhún nhảy. Khi các ngón chân hướng lên trên thì tín hiệu này thường có nghĩa là người đó đang có tâm trạng vui vẻ, đang suy nghĩ hoặc nghe thấy điều gì đó lạc quan .


Những động tác chiếm hữu không gian:

Hầu hết các động vật có vú và con người đều có biểu hiện chiếm hữu không gian khi có căng thẳng hoặc lo lắng, khi đang bị đe dọa hay ngược lại, đang đe dọa những con vật khác với hai chân giang rộng ra. Cảnh sát và binh lính sử dụng những hành vi này vì họ đã quen với việc chỉ huy người khác. Đôi khi họ sẽ cố ganh đua với nhau và lúc đó sự việc trở nên khôi hài khi mỗi người đều cố choãi chân rộng hơn đồng nghiệp của mình với 1 ý nghĩ trong tiềm thức là phải nỗ lực chiếm nhiều không gian hơn .

Khi người ta nhận thấy mình đangg rơi vào những tình huống đối đầu, chân và bàn chân họ sẽ choãi rộng ra. Họ thực hiện hành vi này không chỉ để giữ thăng bằng tốt hơn mà còn để khẳng định mình chiếm nhiều không gian hơn . Khi 2 người kết thúc cuộc gặp trong tình trạng bất đồng ý kiến, bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy họ bắt chéo chân đến mức bị mất thăng bằng.

Nếu quan sát thấy 2 bàn chân của 1 người chuyển từ tư thế đặt cạnh nhau sang tư thế mở rộng ra 2 bên, bạn có thể thật sự tin rằng người này đang ngày càng trở nên buồn bực . Tư thế “làm chủ không gian” này rõ ràng truyền tải thông điệp: “Có điều gì đó không ổn và tôi sẵn sàng giải quyết nó” người đó có thể nổi cơn thịnh nộ .

Người ta ngả người về phía nhau khi cảm thấy vô cùng thoải mái và có sự nhất trí cao độ. Hành vi bắt chước này xuất hiện khi chúng ta còn bé. Ngả người về phía sau là 1 biểu hiện khẳng định không gian riêng

 

Tầm quan trọng của không gian :

Người càng có ưu thế về địa vị, kinh tế thì càng đòi hỏi không gian rộng hơn. Những người có xu hướng chiếm nhiều không gian (lãnh thổ ) hơn trong các hoạt động hàng ngày thường tự tin hơn , bạo dạn hơn và dĩ nhiên là có nhiều khả năng hơn trong việc đạt đến địa vị cao hơn .

Tất cả chúng ta rất có ý thức bảo vệ không gian riêng của mình, bất kể nó rộng hay hẹp. Chúng ta không thích người khác đứng quá gần mình.

Khi ai đó đang đứng cạnh 1 kẻ đáng ghét hoặc 1 người mà mình không thích , thân trên của anh ta sẽ xoay ra xa kẻ đó. Chúng ta thường bắt chéo chân khi cảm thấy thoải mái . Nếu 1 người mà ta không thích đột ngột xuất hiện thì ta sẽ buông chân. Khi bạn bắt chéo 1 chân trước mặt người khác trong lúc đang đứng, trạng thái thăng bằng của bạn bị giảm đáng kể . Nếu có 1 mối đe dọa thực sự , bạn không thể đứng yên dễ dàng cũng không thể bỏ chạy bởi trong tư thế đó, bạn chỉ giữ thăng bằng trên1 chân. Do đó, não cho phép chúng ta thực hiện hành vi này chỉ khi chúng ta cảm thấy thoải mái hoặc tự tin. Giả sử một phụ nữ đang đứng trong thang máy, một chân bắt chéo lên chân kia. Nếu có người lạ bước vào thang máy, cô ta sẽ buông chân ngay lập tức và đứng bằng cả 2 chân thật vững vàng trên sàn . Với tín hiệu này, não đang truyền đi thông điệp :” không thể phó thác cho sự may rủi ; có thể cô phải đối mặt với 1 mối đe dọa tiềm ẩn hoặc 1 vấn đề rắc rối ngay bây giờ , vì thế hãy đặt 2 bàn chân thật vững trên sàn .”

Nếu 2 người đang nói chuyện với nhau và cả 2 đều bắt chéo chân, thì đây là 1 tín hiệu cho thấy họ rất thoải mái khi giao tiếp với nhau .”


 

Động tác của hai tay :

Khi 1 người đột ngột khoanh tay trong lúc đang nói chuyện thì có thể đó là tín hiệu cho thấy anh ta cảm thấy khó chịu.

Động tác hơi nhún vai báo hiệu sự thiếu quả quyết hoặc bất an. Vai nhô lên về phía tai tạo nên hình ảnh “ rùa rụt cổ “ : nó gửi đi thông điệp về sự yếu đuối , bất an và những cảm xúc tiêu cực . Động tác này gợi ta nhớ đến hình ảnh các vận động viên bại trận trên đường trở về phòng thay quần áo .

Khi vui vẻ , chúng ta không hạn chế các cử động của cánh tay ; thực ra chúng ta có xu hướng tự nhiên là chống lại trọng lực và đưa cánh tay lên cao quá đầu. Khi 1 người thực sự tràn trề sinh lực và hạnh phúc, cánh tay của họ sẽ thực hiện động tác chống lại trọng lực . Các hành vi chống lại trọng lực có liên quan đến những cảm xúc tích cực . Khi 1 người cảm thấy thoải mái, tự tin, anh ta sẽ vung vẩy cánh tay 1 cách dứt khoát, chẳng hạn trong lúc đang bước đi. Chính những người có cảm giác bất an thường kiềm chế cánh tay của mình theo tiềm thức, dường như họ không thể chống lại sức nặng của trọng lực .

Sự hạn chế các cử động của cánh tay hay còn gọi là sự bất động của cánh tay, đặc biệt khi điều này xuất hiện ở trẻ em , đôi khi có thể ẩn chứa những thông điệp đáng sợ hơn. Khi nghiên cứu những dấu hiệu cho thấy sự ngược đãi trẻ em, người ta thấy rằng: Những đứa trẻ này sẽ hạn chế các cử động của cánh tay khi có mặt những người cha, người mẹ ngược đãi chúng hoặc những kẻ nguy hiểm khác. Điều này giúp bản năng sinh tồn trở nên hoàn thiện bởi tất cả các loài động vật, đặc biệt là thú ăn thịt, thường chú ý đến những mục tiêu chuyển động. Theo bản năng, đứa trẻ bị ngược đãi biết rằng nó càng cử động thì càng có khả năng bị chú ý và sẽ có nguy cơ trở thành mục tiêu của kẻ ngược đãi . Thần kinh đứa trẻ sẽ tự điều chỉnh để đảm bảo rằng 2 cánh tay của nó không thu hút sự chú ý .

Hành vi chắp tay sau lưng có nghĩa là “đừng đến gần tôi”, đôi khi nó còn được gọi là “tư thế vương giả” . Bạn sẽ thấy những người trong hoàng gia sử dụng hành vi này để giữ khoảng cách với mọi người .

Những người tự tin hoặc có địa vị cao sẽ dùng 2 cánh tay để chiếm nhiều không gian hơn những người kém tự tin hoặc có địa vị thấp . VD 1 người đàn ông đầy quyền lực có thể đặt cánh tay quanh thành ghế để mọi người biết rằng đây là lãnh địa của anh ta ; hoặc trong lần hẹn hò đầu tiên , anh ta có thể tự tin quàng 1 cánh tay qua vai 1 phụ nữ như thể cô ấy thuộc về mình . Hai tay chống nạnh là hành vi xâm chiếm không gian được sử dụng để khẳng định vị thế và tạo ra 1 hình ảnh quyền uy , hoặc để thông báo rằng giữa mọi người đang có “ vấn đề “.

Động tác đan 2 bàn tay sau đầu là dấu hiệu thể hiện sự thoải mái và quyền lực. Thông thường, những người có địa vị cao trong cuộc họp sẽ có tư thế “che đầu” như vậy.

Cánh tay dang rộng và đặt lên thành ghế như muốn nói với cả thế giới rằng bạn đang cảm thấy tự tin và thoải mái. Các đầu ngón tay choãi rộng và chống lên mặt bàn là 1 động tác khẳng định không gian quan trọng . Nó thể hiện sự tự tin và quyền uy của 1 người . Việc đan các ngón tay vào nhau là 1 dấu hiệu rất chính xác thể hiện sự căng thẳng tột độ .

Chúng ta đưa tay về phía những vật mình thực sự thích và giữ khoảng cách với những vật mình không thích. Nếu đưa cho ai đó 1 miếng tã bẩn để vứt đi , bạn sẽ thấy phản ứng xảy ra ngay tức khắc là người đó dùng rất ít ngón tay để cầm nó và giữ cho cánh tay xa cơ thể . Chẳng ai dạy ta làm điều đó. Nhưng tất cả chúng ta đều làm được bởi não đã hạn chế sự tiếp xúc với các đồ vật gây khó chịu, mất vệ sinh hoặc nguy hiểm đối với chúng ta.

Ở khắp nơi trên thế giới, người ta thường phô trương sự giàu có bằng việc đeo những đồ vật hoặc trang sức quý giá trên cánh tay . Nam giới sẽ đeo những chiếc đồng hồ đắt tiền để thể hiện địa vị kinh tế xã hội hoặc mức độ giàu có của mình .

Khi đến gần 1 người lạ trong lần gặp đầu tiên, bạn hãy thử thể hiện thái độ nồng nhiệt bằng cách thả lỏng 2 cánh tay, tốt nhất là để lộ thân trên và thậm chí là lòng bàn tay sao cho người đó có thể nhìn thấy rõ . Đây là 1 cách hiệu quả giúp bạn gửi đến họ thông điệp sau: “xin chào , tôi là người vô hại”. Nó giúp các bạn nói chuyện với nhau dễ dàng hơn.

Khi nói chuyện trực tiếp với người nào đó, hãy luôn bảo đảm rằng họ nhìn thấy đôi tay của bạn , nếu không họ sẽ nghi ngờ bạn. Và nếu bạn đã từng nói chuyện với ai đó mà người này để tay dưới gầm bàn thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy cuộc nói chuyện không được thoải mái

Khi giao tiếp với người khác , chúng ta luôn muốn nhìn thấy đôi tay của họ , bởi bộ não xem đôi tay như 1 phần không thể thiếu của quá trình giao tiếp . Khi người khác không nhìn thấy tay bạn hoặc bạn ít bộc lộ cảm xúc qua đôi tay thì điều này sẽ làm giảm giá trị và tính chân thực của các thông tin được trao đổi qua lại. Chỉ tay vào người khác là 1 trong những cử chỉ xúc phạm nhất mà con người thực hiện. Cử chỉ này mang ý nghĩa tiêu cực trên khắp thế giới .

Hành vi cắn móng tay được cho là dấu hiệu của sự bất an hoặc căng thẳng. Siết chặt bàn tay là 1 cách phổ biến để thể hiện rằng chúng ta đang căng thẳng hay lo lắng. Thò ngón tay cái ra ngoài túi áo là động tác thường dược thấy ở những người có địa vị cao. Nó thể hiện rằng họ rất tự tin .

Động tác chắp tay hình tháp chuông: thể hiện sự tự tin cao độ , cho thấy bạn tin tưởng vào suy nghĩ và quan điểm của mình. Nó giúp người khác biết chính xác cảm nhận của bạn về việc gì đó và sự tâm huyết của bạn đối với quan điểm của mình. Những người có địa vị cao thường sử dụng động tác này như 1 phần trong chuỗi hành vi thường ngày vì họ tin tưởng vào bản thân và địa vị của họ. Phụ nữ thường chắp tay dưới gầm bàn hoặc để tay ở vị trí rất thấp , điều này làm giảm sự tự tin vốn có của họ .

Khi 1 người giơ ngón tay cái lên thì đó là dấu hiệu cho thấy họ đang đề cao bản thân hoặc tin tưởng vào những suy nghĩ hay hoàn cảnh hiện tại của mình. khi 1 người ( thường là nam giới ) đút ngón tay cái vào túi quần và để lộ các ngón còn lại ở 2 bên hông thì điều này có thể chứng tỏ họ có cảm giác tự ti Đôi khi nam giới, từ trong vô thức, sẽ móc ngón tay cái vào bên trong cạp quần ( từ cả 2 bên khóa kéo) vè kéo quần lên hoặc thậm chí còn để ngón cái ở vị trí đó , vì các ngón tay đung đưa là cách để họ khẳng định giới tính. Động tác khẳng định giới tính là động tác rất hiệu quả trong việc thể hiện ưu thế của bản thân.

 

Tác dụng của sự vuốt ve:

Chúng ta cảm thấy buồn lòng khi bị khước từ sự đụng chạm. Khi đưa tay ra để chạm vào người khác mà không được đáp lại, chúng ta sẽ cảm thấy bị hắt hủi và thất vọng. Sự đụng chạm rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Người ta cho rằng sức khỏe , tâm trạng , sự phát triển trí tuệ và thậm chí tuổi thọ bị ảnh hưởng bởi số lần chúng ta chạm vào người khác và tần suất của sự đụng chạm tích cực. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần vuốt ve 1 chú chó cũng khiến nhịp tim của 1 người giảm xuống và cử chỉ này có tác dụng như 1 liều thuốc giảm đau . Có lẽ điều này đúng bởi các con vật nuôi thường mang đến cho chúng ta tình yêu thương vô điều kiện đến mức chúng ta không bao giờ phải lo lắng về việc đáp lại.

Chải chuốt cho bản thân là điều bình thường, nhưng bạn hãy tránh thực hiện hành vi này khi người khác đang nói chuyện với bạn vì đây là 1 dấu hiệu cho thấy sự thiếu tôn trọng người khác .

Trong 1 mối quan hệ, tần suất thực hiện các hành vi chải chuốt giữa những người yêu nhau chính là cơ sở đáng tin cậy cho thấy sự hòa hợp và mức độ thân mật giữa họ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người nói dối có xu hướng ít làm các điệu bộ hơn, ít thực hiện các hành vi đụng chạm hơn và ít cử động tay chân hơn so với những người trung thực . Bởi vì khi đối mặt với mối đe dọa ( trong trường hợp này là việc nói dối bị phát hiện ) , chúng ta ít di chuyển hơn hoặc đứng im nhằm tránh thu hút sự chú ý . Hành vi này thường rất dễ nhận ra trong cuộc trò chuyện , bởi cánh tay của 1 người có khuynh hướng bị kìm giữ và không cử động khi họ nói dối nhưng lại rất linh động khi họ nói thật.

 

Việc thả lỏng cơ mặt:

Những cảm xúc hạnh phúc mà chúng ta thật sự trải qua và không thể kìm nén sẽ được phản ánh qua khuôn mặt và vùng cổ . Khi ta có những cảm xúc tích cực , các nếp nhăn trên trán sẽ giãn ra , các cơ quanh miệng được nới lỏng, đôi môi trở nên đầy đặn ( chứ không mím chặt ) và đôi mắt mở to vì các cơ xung quanh được thư giãn . Khi ta thật sự thoải mái thì các cơ trên khuôn mặt sẽ giãn ra và đầu ta nghiêng sang 1 bên, để lộ vùng dễ bị tổn thương nhất – cổ .Và đây là hành vi mà ta gần như không thể bắt chước được khi cảm thấy khó chịu, căng thẳng, ngờ vực hoặc bị đe dọa.

 

Thông tin từ ánh mắt :

Nếu ta thích những thứ mình nhìn thấy, đồng tử của ta sẽ giãn ra ; còn nếu ta không thích, đồng tử sẽ co lại . Nhắm mắt hoặc lấy tay che mắt là 1 cách hiệu quả để chuyển tải thông điệp :” tôi không thích những gì mình vừa nghe , thấy hoặc biết .”

Hành vi chạm tay lên mắt thật nhanh trong 1 cuộc nói chuyện có thể là manh mối tiết lộ cho bạn biết rằng người nào đó có nhận định tiêu cực về vấn đề đang được thảo luận .

Nhắm mắt tạm thời khi nghe 1 thông tin nào đó hoặc nhắm mắt 1 lúc lâu là dấu hiệu thể hiện những cảm xúc tiêu cực hoặc thái độ không hài lòng .

Khi người nào đó nhắm mắt thật chặt thì có nghĩa là họ đang cố gắng chối bỏ hoàn toàn 1 tin xấu hoặc sự kiện không hay nào đó. Hành vi nhướng mày lên: dấu hiệu chắc chắn cho thấy người đó đang có những cảm xúc tích cực. Khi chúng ta cảm thấy hài lòng , đôi mắt ta như giãn và chỉ hơi căng ra 1 chút .

Hành vi mở mắt sáng rực có thể xuất hiện khi chúng ta cảm thấy phấn khích khi nhìn thấy ai đó hay khi lòng ta đầy ắp những cảm xúc tốt đẹp mà ta không thể kìm nén được. Khi chúng ta nhìn thẳng vào mắt người khác thì điều đó có nghĩa là chúng ta thích họ , tò mò về họ hoặc muốn đe dọa họ .

Khi trò chuyện với bạn bè , ta thường xuyên nhìn đi chỗ khác vì cảm thấy thoải mái khi làm như vậy ; lúc đó não nhận thấy không có mối đe dọa nào từ người này. Vì vậy , đừng đánh giá 1 người nào đó đang lừa dối, thiếu quan tâm hoặc bực dọc chỉ vì họ nhìn đi chỗ khác . Khi nhìn đi chỗ khác, ta sẽ hình dung rõ hơn 1 ý nghĩ nào đó , điều đó khiến ta tthể hiện hành vi này.

Trong nhiều nền văn hóa, người ta được dạy là phải nhìn xuống đất hoặc nhìn đi chỗ khác khi có sự hiện diện của cấp trên hoặc người có quyền thế . Trẻ con cũng thường được dạy phải nhìn xuống 1 cách nhún nhường khi bị cha mẹ hoặc người lớn phạt . Trong những tình huống gây lúng túng , người nghe có thể nhìn đi chố khác vì phép lịch sự đòi hỏi như vậy . Vì thế, bạn đừng kết luận rằng hành vi nhìn chằm chằm và hướng xuống là dấu hiệu của sự lừa dối .

Trong tất cả những nền văn hóa nơi mà hành vi nói trên được nghiên cứu, giới khoa học thừa nhận rằng những người có địa vị cao thường thoải mái hơn khi thực hiện hành vi nhìn chằm chằm. Về cơ bản , họ có quyền nhìn bất cứ chỗ nào mình muốn . Tuy nhiên , những người có địa vị thấp lại bị hạn chế hơn về phạm vi nhìn cũng như thời điểm nhìn. Sự khiêm nhường khiến người ta phải cúi đầu trước sự hiện diện của những thành viên thuộc hoàng gia, chẳng hạn trong nhà thờ . Như 1 qui luật phổ biến, những người có địa vị cao thường không nhìn những người có địa vị thấp , trong khi đó những người có địa vị thấp thường nhìn chằm chằm vào người có địa vị cao từ xa .

Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng trong 1 cuộc phỏng vấn , họ rất ghét những ứng cử viên nào cứ đảo mắt khắp phòng “ như thể mình là chủ ở đây vậy “ . Bởi việc đảo mắt nhìn khắp nơi sẽ khiến 1 người trông thờ ơ hoặc trịch thượng , và hành vi này luôn để lại ấn tượng xấu .

Chúng ta chớp mắt nhiều hơn khi bị kích động, khi cảm thấy khó chịu, căng thẳng hoặc lo lắng; và ta sẽ chớp mắt bình thường khi cảm thấy thoải mái . Chúng ta lườm người khác khi ta nghi ngờ hoặc không vững tin vào họ .

 

Ngôn ngữ của đôi môi :

Khi ai đó mím môi thì nguyên nhân thường là do căng thẳng hoặc lo lắng. Hãy chú ý rằng đôi môi đầy đặn thường là dấu hiệu cho thấy người nào đó cảm thấy hài lòng. Khi mím môi thật chặt và 2 khóe miệng bị kéo xuống thì điều này có nghãi là các cảm xúc và lòng tự tin của 1 người đang giảm sút trong khi sự căng thẳng và lo lắng lại tăng lên .

Chúng ta bĩu môi hoặc chẩu môi khi không đồng ý với điều gì đó hay người nào đó , hoặc khi ta đang nghĩ đến 1 giải pháp khả thi .

Cái nhếch mép thoáng qua thể hiện thái độ thiếu tôn trọng hoặc khinh miệt . Nó gửi đi thông điệp :”tôi không quan tâm đến anh hay suy nghĩ của anh.”

Liếm môi là hành vi xoa dịu, nó giúp bạn bớt căng thẳng và trấn tĩnh lại . Bạn có thể thấy nó trong lớp học ngay trước giờ kiểm tra. Người ta thè lưỡi khi bị bắt quả tang đang làm 1 việc mà mình không nên làm , khi làm việc gì đó rất kém hoặc khi thoát nạn . Hành vi này chỉ xuất hiện thoáng qua.

Hành vi nhăn trán là dấu hiệu giúp bạn dễ dàng kết luận người nào đó đang khó chịu hoặc lo lắng . Bạn hầu như không nhìn thấy hành vi này khi người ta hạnh phúc và thỏa mãn. Chúng ta chun mũi lại để thể hiện thái độ không thích hoặc ghê tởm .

Câu tục ngữ “hãy ngước cằm lên” là lời khuyên dành cho những người đang trong tâm trạng buồn nản hay đang gặp những chuyện không may . Câu tục ngữ phổ biến này phản ánh chính xác phản ứng của não rìa trước nghịch cảnh. 1 người hướng cằm xuống bị xem là thiếu tự tin và đang có những cảm xúc tiêu cực , trong khi 1 người ngước cằm lên được đánh giá là đang có tâm trạng tích cực.


NGỌC KHUÊ

( Tham khảo : Ngôn ngữ cơ thể của Allan và Barbara Pease)

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý