CAN THIỆP VÀ CHỮA LÀNH
16/11/2020
NHÌN LẠI DÒNG ĐỜI
22/12/2020
CAN THIỆP VÀ CHỮA LÀNH
16/11/2020
NHÌN LẠI DÒNG ĐỜI
22/12/2020

PGĐ BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương TS.BS Trần Thị Hồng Thu cho biết trẻ bị bạo lực sẽ đối diện nhiều nguy cơ trong đó dễ nhận thấy nhất là rối loạn hành vi ứng xử và trở thành người bạo lực về sau.

Mới đây, vụ chủ quan bánh xèo ở Bắc Ninh bị tố “tra tấn” nhân viên đã khiến không ít người phải rùng mình và vô cùng bất bình khi đọc. Được biết, một trong hai nạn nhân là nhân viên của quán có một bé 14 tuổi tên là Trương Quang D. Hiện bé D. đang điều trị ở Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong (Bắc Ninh) với nhiều vết thương nghi vấn do chủ quán đánh đập.

Theo lời kể của D., tháng 10 vừa qua, em bị chủ quán quát mắng thậm tệ và bị đánh đập nếu không vừa ý chủ. Ông chủ quán thường đánh em bằng tay, chân, không dùng hung khí. Còn cô chủ quán thì thường véo tai, tát vào mặt, đá vào người và dùng chày đập đá đánh vào đầu, lưng em mỗi khi bực tức hoặc thấy em không làm được việc. Có lần em bị chủ quán dùng cái cạo vảy cá đánh thẳng vào lưng nên đến giờ khắp lưng vẫn còn lỗ chỗ.

Theo nạn nhân, mới đây nhất chủ quán đã dùng dĩa nấu bánh xèo còn nóng nguyên đập thẳng vào cánh tay khiến D. bị phồng rộp, chảy máu dù van xin nhưng vẫn không được tha. Sau sự việc này D. tận dụng lúc 17h ngày 21/11 chủ quán đi đón con nên đã bỏ chạy ra ngoài.

Sau khi rời khỏi quán, D. không biết đường nhưng cứ đi theo phản xạ, khoảng 4 tiếng đồng hồ sau đó thì được hai công nhân đưa về nhà cho ăn uống, trình báo cảnh sát.

Hành vi bạo hành có thể để lại những hậu quả lâu dài về tâm lý và ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, ứng xử của trẻ

Có thể nói, ở đây, cho dù là vì nguyên nhân gì đi nữa thì rõ ràng có yếu tố bạo hành trẻ. Trao đổi về vấn đề trẻ bị bạo hành, chuyên gia tâm lý Lê Khanh, Giám đốc Phòng Tư vấn Tâm lý Gia đình và Trẻ em chia sẻ: Trẻ em là một trong những đối tượng yếu thế, không có khả năng phản kháng hay tự vệ nếu không được quan tâm, giáo dục. Vì thế nếu phải hứng chịu những hành vi bạo hành về thể chất và tinh thần thì có thể để lại những hậu quả lâu dài về tâm lý và ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, ứng xử của trẻ.

Trẻ bị bạo hành dễ rơi vào các trạng thái trầm cảm, lo lắng và suy giảm sức đề kháng, lòng tự trọng. Trẻ sẽ trở nên kém tự tin, dễ có những phản ứng tiêu cực và vi phạm những giá trị đạo đức. Trẻ cũng có thể học được từ các hành vi bạo hành và trở nên hung hăng, dễ nổi nóng, mất khả năng kiểm soát cảm xúc, để rồi lại tiếp tục có những hành vi bạo lực lên các trẻ nhỏ hơn mình hay trên các con vật mà trẻ bắt được.

Một khi bị bạo hành, trẻ dễ tổn thương tâm lý về cảm xúc và sự tự tin. Điều này sẽ làm trẻ mất đi khả năng về sáng tạo, tư duy tích cực mà có thể xuất hiện các hành vi tiêu cực, thậm chí là những rối loạn lo âu.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng gặp phải điều này. Mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào năng lực nội tại của trẻ và hoàn cảnh bị bạo hành, có kéo dài có thường xuyên hay không. Ngoài ra nếu trẻ bị những người thân yêu như bố mẹ bạo hành thì sẽ dễ bị tổn thương sâu sắc hơn về mặt tâm lý so với sự bạo hành của những người khác, ngoài xã hội.

Việc hình thành sự lệch lạc về nhân cách của trẻ thường xảy ra nếu trẻ bị bạo hành kéo dài, thường xuyên trong một bầu khí nặng nề. Khi đó, nhiều hành vi xấu xa và các lời nói gian dối sẽ dần dần ngấm vào đầu óc trẻ. Các yếu tố này sẽ tạo ra những phản ứng mang tính co cụm, tự vệ. Thậm chí có thể tạo ra các cơn “bùng nổ” khiến trẻ mất kiểm soát về cảm xúc hay không có lòng tự trọng, để có thể vi phạm các hành vi gây tổn thương cho người khác.

Cuối cùng, trẻ có thể trở nên độc ác và dối trá, sống hai mặt như một cách vừa để tự vệ, vừa để trả thù với bất cứ người nào, nhất là những người yếu thế hơn mình.

AFAMILY.VN

https://afamily.vn/vu-tra-tan-2-nhan-vien-o-bac-ninh-tre-bi-bao-hanh-co-the-gap-tro-ngai-trong-phat-trien-hanh-vi-ung-xu-20201124110856767.chn?fbclid=IwAR0fQa6MrdxRAvw7cE9xNN_7p7stBYmkQQ5AUUnG9CJPx8_M__PWUUZd3uw

 

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý