NGHĨ VỀ PHỤ NỮ và ƯƠC MƠ
02/03/2020
PHÒNG – CHỮA  BỆNH  BẰNG  XOA  BÓP
13/03/2020
NGHĨ VỀ PHỤ NỮ và ƯƠC MƠ
02/03/2020
PHÒNG – CHỮA  BỆNH  BẰNG  XOA  BÓP
13/03/2020

Dân gian có câu: “ Sinh nghề – tử nghiệp” khi muốn nói đến những vấn đề liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của những công việc, từ những tai nạn cho đến các bệnh phát sinh trong môi trường làm việc. Từ đó, người ta đưa ra danh mục những nghề nghiệp nguy hiểm, có nguy cơ cao và thậm chí có những nghề mà các công ty bảo hiểm nhân thọ từ chối ký hợp đồng bảo hiểm an sinh.

Nhưng bên cạnh những nguy cơ rõ ràng hay tai nạn mà chủ yếu là do sự liều lĩnh, bất cẩn, không áp dụng các nguyên tắc an toàn lao động gây ra, còn có những nguy cơ tiềm ẩn, phát sinh từ các hoạt động hàng ngày mà chủ yếu là các tình trạng mệt mỏi, tê bại, buồn ngủ…. Những biểu hiện này thì hầu như nghề gì cũng có thể có,từ những công việc có vẻ nhẹ nhàng như làm việc trong văn phòng cho đến các công việc lao động nặng nhọc.

Tuy nhiên, khác với các tai nạn có thể ập đến một cách bất ngờ, thì các tình trạng suy yếu về thể trạng như nhức đầu, sổ mũi, mỏi mắt, tê bại tay chân, nhức mỏi cổ gáy … đều là những tình trạng có thể cải thiện, phòng tránh nếu ta biết quan tâm đến chính khả năng của bản thân,có chế độ sinh hoạt dinh dưỡng, vận động thích hợp và am hiểu một số những kỹ thuật, phương pháp tập luyện qua các dụng cụ đơn giản của y học Đông phương.

Tình trạng tê mỏi chân tay –giãn tĩnh mạch chân

Có những công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ lâu như làm việc văn phòng, tài xế lái xe đường dài hay phải đứng thường xuyên như giáo viên … nói chung là ít vận động tay chân hay chỉ lập đi lập lại một số động tác sẽ khiến cho việc lưu thông khí huyết bị hạn chế, dẫn đến tình trạng tê mỏi tay chân hay nếu kéo dài trong nhiều năm làm việc thì có thể đưa đến tình trạng viêm giãn tĩnh mạch chân.

Về nguyên tắc, tĩnh mạch là một hệ thống mạch máu của hệ tuần hoàn. Tĩnh mạch sẽ mang máu thiếu ôxy từ cơ quan và mô về tim. Khi đến phổi nó được tái nạp ôxy ở phổi. Trong khi đó, dòng máu trở về tim có xu hướng bị động (yếu hơn dòng máu từ tim đi) và tùy thuộc mức co bóp của các cơ ở tay và chân.

Buổi sáng, một hay cả hai chân bạn cảm thấy bình thường. Tuy nhiên, vào giấc nghỉ trưa hoặc cuối ngày, bạn có cảm giác chân tê tê như kiến bò, kiến cắn, nặng chân, có trường hợp bị tê buốt, đau nhức nếu vẫn tiếp tục đứng, giảm đau hơn nếu nằm nghỉ và gác chân lên cao. Trường hợp suy tĩnh mạch nông thì trên hai bắp chân có nhiều “gân xanh” nổi lên. Đó là những tĩnh mạch nông ở chi dưới bị giãn, phồng lên chằng chịt thành những búi màu xanh nổi cộm dưới da.

Nếu chúng ta để cho đến khi đã có những triệu chứng đau nhức rõ ràng thì việc điều trị không đơn giản, phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau từ xoa bóp, ấn huyệt đến uống thuốc. Nhưng nếu chúng ta biết quan tâm đến đôi tay, đôi chân của mình, không muốn chúng phải “đình công” sau một thời gian dài làm việc, thì chỉ cần một số biện pháp thật đơn giản và nhẹ nhàng, chúng ta có thể giúp cho chúng không rơi vào tình trạng tê bại, sưng phồng.

Các biện pháp tập luyện đơn giản :

Đi bộ :

Mỗi ngày nên đi bộ ( buổi sáng hoặc buổi tối ) khoảng 30 phút – vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng, bạn nên kết hợp với việc hít – thở ( Hít bằng mũi – giữ hơi thở – thở ra bằng miệng thật nhẹ nhàng ) . Khi đi cần giữ đầu thẳng, mắt hướng về phía trước, không cúi xuống.

Thả lỏng vai, cánh tay gấp ở chỗ khuỷu làm thành một góc vuông, vung về phía trước và sau theo nhịp chân (không vận động tay sang hai bên). Hông và eo thẳng với chân, không chúi về phía trước hay ngả về phía sau. Nên bước những bước có độ dài vừa phải thích hợp, không bước quá dài gây áp lực cho phần đùi và đầu gối dẫn đến tình trạng đau, bàn chân tiếp đất trước ở phần gót. Đôi giày đi bộ rất quan trọng, phải vừa chân (không rộng, không chật – cho dù chỉ một chút), chất liệu nhẹ, đế bằng. Như vậy, bàn chân không chịu áp lực từ đôi giày và những bước chân mới có thể nhẹ nhàng, thoải mái.

Đứng lên – Ngồi xuống:

Buổi sáng ( hoặc buổi tối trước khi ngủ ) nếu không đủ thời gian hay không muốn tập các bài thể dục với nhiều động tác, bạn chỉ cần đứng thẳng, hai tay chống hông hay duổi thẳng ra phía trước,rồi ngồi xuống ( hít vào ) từ từ đứng lên ( thở ra nhẹ nhàng ) đứng yên rồi lại từ từ ngôi xuống. Bạn lập lại từ 5 – 10 động tác này là đủ.

Xoa bóp bắp chân và bàn chân:

Buổi tối trước khi đi ngủ ( hoặc sau khi đi bộ về ) bạn dùng một vài dụng cụ xoa bóp Đông Phương như Cây lăn 4 banh bằng gỗ hay cây lăn đồng để lăn trên bắp đùi, bắp chân ( hai dụng cụ này có tác động hiệu quả như nhau – cũng dùng để lăn trên lưng ). Đây là hai dụng cụ có nhiều công dụng trong các phương pháp phòng và trị bệnh Đông Phương, bạn nên có sẵn trong gia đình để sử dụng thường xuyên trong việc bảo vê sức khoẻ cho mình và cho những người thân trong gia đình.

Sau khi lăn bằng dụng cụ, bạn có thể xoa bóp hai bàn chân ( tự xoa bóp hay có người giúp ) hay ngâm chân vào nước ấm để dễ ngủ.

Bạn lưu ý, sau khi đi đâu về, khi chân còn nóng bạn không nên dùng nước lạnh để rửa chân, nếu không có nước ấm thì nên để chân nghỉ ngơi, hạ nhiệt đã rồi hãy rửa chân. Bạn có thể dùng một biện pháp vừa là tập luyện vừa kiểm tra sức khoẻ đôi chân của mình bằng cách đứng thằng, đưa hai tay ra để giữ thăng bằng, sau đó co một chân và đứng trên một chân ( chân nào cũng được) trong vòng 30-45 giây . Nếu bạn trên 45 tuổi mà có thể đứng yên trên một chân trong vòng 30 giây thì điều đó cho thấy bạn có một sức khoẻ bình thường ! Nếu có khó khăn trong việc đứn một chân thì đó là một dấu hiệu để bạn xem xét lại sức khoẻ của mình.

Lê Khanh  (Sưu tầm )

 

 

 

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý