Giáo dục giới tính và những nụ hôn
19/04/2011
Những lợi ích của sữa mẹ
19/04/2011
Giáo dục giới tính và những nụ hôn
19/04/2011
Những lợi ích của sữa mẹ
19/04/2011

Nóng sốt, ho, hen, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi v.v… đều là những bệnh thông thường cho người lớn lẫn trẻ em. Nhưng trẻ em lại không phải là người lớn thu nhỏ nên không thể máy móc dùng thuốc người lớn chia nhỏ liều để dùng cho trẻ em…

 

SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ EM THẾ NÀO LÀ AN TOÀN & HIỆU QUẢ?

Nóng sốt, ho, hen, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi v.v… đều là những bệnh thông thường cho người lớn lẫn trẻ em. Nhưng trẻ em lại không phải là người lớn thu nhỏ nên không thể máy móc dùng thuốc người lớn chia nhỏ liều để dùng cho trẻ em. Vì thế các bậc làm cha, mẹ cần có những hiểu biết cơ bản về dùng thuốc cho bé để khi cần thiết có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

TẬP CHO BÉ UỐNG THUỐC NHƯ THẾ NÀO?

Đây là điều quan trọng mà các bà mẹ cần quan tâm vì người mẹ thường là người chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong gia đình. Câu chuyện sau minh chứng điều trên:

Một đêm nọ, người mẹ đưa con trong tình trạng nóng sốt vào cấp cứu ở một bệnh viện. Bệnh nhi được lưu lại để theo dõi. Khi người mẹ cho bé uống thuốc, bé dãy dụa dữ dội cương quyết không chịu uống. Dỗ dành không xong, người mẹ đã bóp mũi cho bé nghẹt thở phải há miệng ra thế là viên thuốc giảm sốt được phóng vào miệng bé…

Chắc chắn kỷ niệm uống thuốc lạnh người trên sẽ ám ảnh bé dài lâu. Phản ứng sợ hãi khi uống, chích thuốc của bé là điều bình thường. Vì thế bậc làm cha mẹ khéo léo là tập dần từng bước để bé quen với việc uống thuốc, coi đó là điều tự nhiên khi đau ốm hoặc ngay cả khi không đau.

Tốt hơn hết vẫn là:

– Bình thường, tập cho bé quen uống thuốc bằng các loại thuốc bổ thông dụng có mùi vị thơm ngon để bé có ấn tượng uống thuốc không có gì là ghê gớm cả.

– Nếu uống thuốc đắng, nên pha trong nước đường hoặc nước trái cây thơm ngon để giảm bớt sự khó chịu của thuốc.

– Khi bé bệnh, đưa thuốc trị bệnh cho bé uống thản nhiên như mọi ngày vẫn cho bé uống thuốc bổ hoặc uống xi rô trái cây vậy.

– Trường hợp uống nhiều loại thuốc, cho uống nhiều lần mỗi lần một thứ thuốc tương đối khó, tốt hơn hết nên tán nhuyễn rồi trộn với nước trái cây (nên chọn những loại trái cây mà bé thường thích) và pha thêm tí nước đá để vị lạnh sẽ làm giảm khó chịu của thuốc. Cũng có thể tán nhuyễn rồi trộn với trái cây bé ưa thích để bé ăn.

Chích thuốc cho bé là điều cần hạn chế trừ khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

TỰ DÙNG THUỐC CHO BÉ ĐƯỢC KHÔNG?

Liều lượng thuốc cho mỗi ngày và thời gian dùng thuốc tùy thuộc tình trạng bệnh và cơ thể (còn gọi là tổng trạng) của bệnh nhi. Dùng thuốc trị bệnh là cả một nghệ thuật tùy thuộc kinh nghiệm lâm sàng của người thầy thuốc. Thế nhưng hiện nay trong xã hội đang diễn ra tình trạng tự ý dùng thuốc khá phổ biến, trong đó dùng liều mạnh dẫn đến nguy hại cho bé hoặc dùng không đúng liều, đúng thời gian gây “lờn thuốc” sẽ dẫn đến tình trạng tiền mất, tật mang.

Vì thế để tránh tình trạng đáng tiếc gây ra, sau đây là những điều người tự ý dùng thuốc cần nhớ:

– Những loại thuốc kháng sinh, nhất là kháng sinh thế hệ mới như Cephalosporin, Fluoroquinolon, các thuốc có chứa nội tiết tố nang thượng thận (gọi chung là thuốc corticoid) chỉ nên dùng khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ điều trị, không nên nghe “mới”, “hay” rồi tự ý mua dùng cho bé để rồi sau này mắc phải bệnh gọi là “bệnh do thuốc gây ra”.

– Chỉ nên dùng những loại thuốc thông thường đã quen thuộc từ lâu như Paracetamol, Dextromethorphan xi rô v.v…, nói chung là những thuốc phổ biến, được phép dùng không cần toa.

– Vì đa số mua thuốc lẻ nên thường chỉ là vài viên thuốc rời đựng trong bịch nylon hay bao giấy, không có hướng dẫn sử dụng thuốc nên cần hỏi kỹ người bán cách dùng thuốc, vì một số thuốc thông thường cùng tên nhưng khác công thức, sử dụng cho những lứa tuổi khác nhau nên cần hỏi kỹ để tránh nhầm lẫn.

CẨN CHỌN DẠNG THUỐC THÍCH HỢP CHO TRẺ EM

– Chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ em là điều cần thiết để hạn chế nhầm lẫn và giúp bé dễ uống thuốc. Trong trường hợp bất khả kháng mới dùng dạng thuốc người lớn rồi chia nhỏ cho trẻ em. Dạng thuốc thông dụng hiện nay dùng cho trẻ em là dạng thuốc nước (dung dịch, hỗn dịch) có thêm mùi thơm cùng với muỗng lường đi kèm để có thể dùng liều lượng thuốc một cách chính xác, thích hợp với độ tuổi và cân nặng của bé. Theo nhận định của Hội Dược sĩ bang Washington: “Khi được dùng đúng thì thuốc sẽ rút ngắn thời gian bệnh, đạt kết quả khả quan và tiết kiệm được tiền bạc” (Washington State Pharmacists Association 1997).

– Mùi vị và màu sắc cũng là yếu tố quan trọng để bé dễ tuân theo thời gian điều trị do trẻ thích mùi vị và màu sắc của thuốc.

Nếu thấy xuất hiện tác dụng phụ nặng hay sốt cao kéo dài hơn 3 ngày thì tốt nhất vẫn là đưa bé đi bác sĩ.

Tóm lại muốn dùng thuốc hiệu quả cho bé, các bậc cha mẹ cần chọn dạng thuốc thích hợp để giúp bé đỡ sợ thuốc, tuân theo chế độ điều trị và đồng thời giúp cha mẹ có thể cho con uống thuốc với liều chính xác để giảm thiểu thời gian điều trị bệnh. Vì thế thuốc đối với trẻ em là vấn đề mà các bậc cha mẹ nên dành thời gian quan tâm đến để bảo vệ sức khỏe cho bé.

DS. TRƯƠNG TÂT THỌ (Theo Sức Khoẻ & Đời Sống )

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý