Các lý thuyết Tâm bệnh lý tiêu biểu (1)
26/05/2011
Các lý thuyết tâm bệnh lý tiêu biểu (3)
26/05/2011
Các lý thuyết Tâm bệnh lý tiêu biểu (1)
26/05/2011
Các lý thuyết tâm bệnh lý tiêu biểu (3)
26/05/2011

Tâm bệnh lý là một lĩnh vực tâm lý ứng dụng các hệ thống trị liệu và lý thuyết tâm lý trong việc chẩn đoán và điều trị những triệu chứng rối loạn tâm thần – Dưới đây là một số lý thuyết tâm lý tiêu biểu đã có những ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực tâm bệnh lý.

 

 

 

LÝ THUYẾT CỦA CARL GUSTAV JUNG (1875-1961)


Carl Gustav Jung là người cùng thời với Freud, một nhà phân tâm học tại Zurich. Lúc đầu, Jung là môn đệ trung thành của chủ thuyết Freud (Freudianism) sau khi tiếp xúc với Freud tại Áo, vào năm 1907. Nhưng sau đó, ông từ chối hoàn toàn chủ thuyết của Freud, cho rằng đó là lý thuyết dục tính đã bị đồng hóa bởi dục tính cá nhân của Freud; và do đó, ông nỗ lực xây dựng một lý thuyết mới, gọi là “tâm lý trị liệu”.

Theo đánh giá của Calvin S. Hall và Gardner Lindzey, trong “Theories of Personality” (32), thì Jung luôn luôn sáng tạo trong cách phân tích tâm lý của mình. Với ông, cái tự ngã (ego) như là một tổng thể bao gồm các mặt của đời như: ý thức, vô thức, cảm thức, cá nhân, xã hội, nữ tính, nam tính, nhân tính, thú tính, tri giác, trực giác v.v…, tất cả tính chất đó được xem như là tác năng của một “trục nhân tính” (axis of the personality). Do đó, theo Jung, trong nam giới có chứa những nữ tính, trong nữ giới có chứa những nam tính. Tương tự như thế đối với những thú tính (animal nature) và nhân tính (personality) trong cùng một con người.

Và cũng từ đó, Jung phân tích bệnh lý qua các hội chứng như: dồn nén (repression), mặc cảm Ơdip (Oedipus Complex), giận dữ, tức tối (truculent), ức chế (inhibited), duy kỷ (egocentric), dễ xúc cảm (Emotivity) v.v… đều xuất sinh từ ý thức tự ngã, những ấn tượng, tri giác, ký ức, cảm xúc… đã qua và bị dồn nén vào vô thức tạo thành những xung năng (pulsion) gây nên trạng thái bất bình, bất an, bực tức, căng thẳng cho dòng chảy của tâm lý.

Mặc dù Jung phê bình Freud, như vừa đề cập ở trên, nhưng chúng ta thấy lý thuyết của Jung nhằm vào các hiện tượng tâm lý nhiều hơn là bản chất của tâm lý như ở tâm lý học Freud. Tuy nhiên, lý thuyết của cả Freud và Jung đều là những dấu ấn vàng son, đặc sắc trong lịch sử tâm lý học hiện đại.

Những khái niệm chính trong lý thuyết của ông :

1/ Năng lượng tâm thần (psychic energy): Jung còn gọi nó bằng cái tên là libido, nhưng trả nó về nguyên nghĩa latin của nó là “khát vọng, ham muốn”, và cho rằng libido trung tính, có thể chuyển hoá từ dạng dinh dưỡng sang dạng sinh dục… Điều này thật đơn giản: có khái niệm năng lượng (vật lí) gồm cơ năng, điện năng, quang năng… nhưng chúng ta không thể quy chúng về một loại cụ thể, chúng ta phải đưa ra một khái niệm nói chung là năng lượng. Khái niệm năng lượng tâm thần của Jung chính là bắt nguồn từ tiền đề vật lí này.

2/ Cấu trúc của tâm thần (psyche): toàn bộ hoạt động tâm lí của con người được gọi là tâm thần.
Tâm thần được kết cấu gồm: ý thức, vô thức cá nhân, vô thức tập thể.( còn gọi là vô thức xã hội )
Điểm khác biệt căn bản của Jung với Freud là ở chỗ ông không coi vô thức là một sản phẩm bị dồn nén của ý thức mà ngược lại, coi ý thức được bắt nguồn từ vô thức, và là bông hoa nhỏ giữa lòng một đại dương lớn, rất mong manh và dễ vỡ.
Vô thức gồm có vô thức cá nhân: Những gì không thích ứng với ý thức và bị dồn nén trở thành vô thức cá nhân (các phức cảm- complex).
Vô thức tập thể: Khái niệm căn bản và tranh cãi nhiều nhất của Jung. Vô thức tập thể là cái tâm thần chung của nhân loại mà chúng ta cùng chia sẽ, ở đó chúng ta không còn là con người cá nhân mà là một con người chung, duy nhất, cùng chia sẻ những số phận như nhau.
Vô thức tập thể được kết cấu từ những cổ mẫu (archetype)

3/ Cá nhân hóa (individuation): Quá trình tách con người  khỏi cái tâm thần tập thể chung và trở thành một cá nhân với đầy đủ năng lực, sự tự do của mình là hạt nhân trong phân tích tâm lý của Jung.
Mục tiêu của cá nhân hoá là sự tổng hợp nên cái self ( tự hữu) , mà biểu tượng lớn nhất của nó hình ảnh Chúa, cụ thể hơn là Jesus, hay Phật. Nói đơn giản, không cần Jesus, chúng ta vẫn có chúa ở trong mình.

Một số quan điểm của ông:

“Ý thức không tự xuất hiện, nó bắt nguồn từ những những lớp rất sâu không được biết đến. Ở thời thơ ấu, nó dần dần xuất hiện, và trong suốt cuộc đời nó dần dần tách khỏi cái bề sâu vô thức đó. Nó giống như một đứa trẻ đang sinh ra dần dần từ một chiếc tử cung nguyên thuỷ vô thức… Không chỉ bị ảnh hưởng mà nó còn tiếp tục xuất hiện từ vô thức dưới hình thức của vô vàn những ý tưởng tự phát, và những tia chớp của tư duy”
(The psychology ò eastern meditation, CW 11, par. 935)
“Freud không những đã cho ý thức bắt nguồn từ những dữ liệu cảm giác, mà còn cho rằng vô thức bắt nguồn từ ý thức… Tôi sẽ nói ngược lại: những gì xuất hiện đầu tiên rõ ràng là vô thức và ý thức thực sự bắt nguồn từ vô thức. Ở buổi đầu thời thơ ấu, chúng ta vô thức, những chức năng quan trọng nhất mang tính bản năng là vô thức, và ý thức không gì hơn ngoài là một sản phẩm của vô thức” (The Tavistock Lectures)

Tổng hợp theo ttvnol.com


Lý thuyết của Erich Fromm (1900-1980)

Erich Fromm, một nhà phân tâm học và xã hội học người Mỹ gốc Đức, sinh tại Frankfurt. Năm 1922, ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Heidenberg, đến năm 1933, ông sang Mỹ và dạy tại Đại học Chicago, ngành phân tâm học.

 

Sau khi nhận bằng tiến sĩ tại trường University of Heidelberg năm 1922, Fromm tham gia học tập ở lĩnh vực phân tâm học tại trường University of Munich, và tại Viện Phân tâm học Berlin (Berlin Psychoanalytic Institute). Ông bắt đầu thực hành phân tâm học với vai trò là một môn đồ của Sigmund Freud, nhưng sớm bất đồng với Freud, trong quan điểm của Freud về những bản năng vô thức và về việc sao lãng vai trò các nhân tố xã hội trong tâm lý học con người. Theo Fromm, một tính cách cá nhân là một sản phẩm của văn hoá cũng như của sinh học. Ông đã đạt được danh tiếng lừng lẫy với tư cách một nhà phân tâm học khi rời khỏi Đức Quốc Xã vào năm 1993 để đến Mỹ.  Ở đây, ông trở thành tâm điểm của cuộc xung đột với những nhóm phân tâm học theo trường phái Freud chính thống. Từ năm 1934 đến năm 1941, Fromm nằm trong bộ phận giảng dạy của trường Columbia University ở New York, và tại nơi đây quan điểm của Fromm trở thành một vấn đề gây tranh cãi với mức độ ngày càng tăng. Năm 1941, ông tham gia giảng dạy tại trường Bennington College ở Vermont, và vào năm 1951, ông được bổ nhiệm chức giáo sư phân tâm học tại trường National Autonomous University of Mexico ở thành phố Mexico City. Từ năm 1957 đến 1961, ông giữ chức vụ giáo sư tại trường Michigan State University, và trở về New York năm 1962 với vai trò giáo sư tâm thần học tại trường New York University.

Một số tác phẩm quan trọng của Erich Fromm:

  • Escape from Freedom (1941)
  • Man for Himself (1947)
  • Psychoanalysis and Religion (1950)
  • The Forgotten Language (1951)
  • The Sane Society (1955)
  • The Art of Loving (1956)
  • May Man Prevail (1961, viết cùng với D. T. Suzuki và R. De Martino)
  • Beyond the Chains of Illusion (1962)
  • The Revolution of Hope (1968)
  • The Crisis of Psychoanalysis (1970)

Quan điểm của Fromm có phần tương tự với Carl .G. Jung, cho rằng con người là một tổng thể bao gồm các đặc trưng của nhân tính (personality) và thú tính (animal nature), và chính điều đó là mâu thuẫn nội tại trong sự vận hành tâm lý của con người. Do đó, trong tính cách của hoặc là thú tính hoặc là nhân tính, con người nhất thiết cần phải có những nhu cầu nhất định. Tuy nhiên, cũng như George H. Mead, Fromm cho rằng sự phát triển của nhân tính là tùy thuộc vào những cống hiến của xã hội. Nhưng, với xã hội thì ý thức về sự tự do luôn luôn làm cho con người cảm nhận sự bất an trong tâm lý. Đây là nội dung mà Fromm trình bày trong tác phẩm “Thoát khỏi tự do” (Escape from Freedom), và phương pháp trị liệu của Fromm là tâm hóa chủ nghĩa nhân đạo.

Thực ra, như vừa trình bày, sự nỗ lực của Fromm dù thế nào đi nữa vẫn không giải quyết được cái mâu thuẫn nội tại mà Fromm đã đề ra. Vì lẽ, cả tính chất của nhân tính và thú tính là khát vọng, và con đường để đi đến sự thỏa mãn mọi khát vọng đó là sự rối loạn và mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội. Như thế, Fromm hoàn toàn bất lực trong việc đề ra một con đường khả dĩ đem lại hạnh phúc thật sự cho con người. Do đó, chủ thuyết của Fromm cũng sớm bị rơi vào tha hóa.

Tổng hợp theo forum.sachhay.com

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý