Trắc nghiệm “Bạn đã làm cha mẹ như thế nào?”
25/05/2011
Các lý thuyết Tâm bệnh lý tiêu biểu (1)
26/05/2011
Trắc nghiệm “Bạn đã làm cha mẹ như thế nào?”
25/05/2011
Các lý thuyết Tâm bệnh lý tiêu biểu (1)
26/05/2011

Rối nhiễu tâm lý trẻ em là những biểu hiện các tình trạng rối loạn về hành vi, giao tiếp, ngôn ngữ, sự tiếp nhận kiến thức…. do những tác động về mặt tâm lý trong quá trình sinh trưởng của trẻ em. Các rối nhiễu này cần được can thiệp bằng các liệu pháp trị liệu bằng tâm lý.

DANH MỤC

NHỮNG RỐI NHỄU TÂM LÝ TRẺ EM

 

Nhóm 1: Những khó khăn trong học tập

– Vụng đọc, vụng viết;

– Khả năng tập trung chú ý giảm hoặc kém;

– Chán học, không hứng thú trong học tập, không tuân thủ các nội quy học tập…;

– Kết quả học tập giảm sút bất thường

– Học kém, không hiểu, không nhớ bài học

 

Nhóm 2: Rối nhiễu ngôn ngữ

– Nói ngọng;

– nói lắp;

– Nói không rõ lời, nói khó khăn, thường hay nói thầm hoặc nói quá nhỏ;

– Chậm nói so với lứa tuổi;

– Nói ngược (đảo chủ ngữ);

 

Nhóm 3: Rối nhiễu vận động

– Chậm biết đi;

– Vận động khó khăn, vụng về ;

– Khả năng phối hợp Tay – chân – mắt kém

 

Nhóm 4: Rối nhiễu tâm thể

– Rối nhiễu giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ, hay thức giấc giữa đêm, ác mộng, ngủ nhiều, lạm dụng thuốc ngủ…

– Rối nhiễu bài tiết: đái dầm, ỉa đùn…

– Rối nhiễu tiêu hóa: chán ăn, ăn nhiều quá mức… Đi kèm với rối nhiễu tiêu hóa là các biểu hiện sút cân, tăng cân, béo phì…

– Những biểu hiện tự hủy hoại bản thân: tự làm tổn thương cơ thể, cấu véo da thịt…

– Những hành vi lặp đi lặp lại (tic): nháy mắt, lắc đầu, giật ngón tay, hay khịt mũi…

 

Nhóm 5: Rối nhiễu hành vi

– Rối loạn hiếu động kém chú ý

– Hiếu động quá mức, hay chạy nhảy la hét, quá nghịch, không có cảm giác nguy hiểm;

– Các biểu hiện không vâng lời, chống đối, ngoan cố, hay nói tục…;

– Hung tính, hay đánh bạn, không hoà nhập được trong môi trường học đường;

– Ăn cắp (tiền hoặc đồ vật), nói dối, bỏ nhà, trốn học, đánh bạc, thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường…;

Nhóm 6: Rối nhiễu Quan hệ ứng xử

– Một số dấu hiệu sớm của tự kỷ:

+ Thu mình, ngại tiếp xúc với những người xung quanh;

+ Thường chơi một mình, không đòi hỏi, không la hét khóc lóc, khiến nhiều người tưởng là con ngoan;

+ Không chịu nói hoặc chỉ nói được vài từ rời rạc khi đã đến tuổi biết nói;

+ Trước đây đã từng biết nói nhưng tự nhiên không nói nữa;

+ Nói quá nhiều nhưng không biết trả lời mà chỉ nhắc lại lời của người khác;

+ Hay nhắc lại lời trong các băng đĩa hoặc các chương trình quảng cáo;

– Hội chứng tự kỷ.

 

Nhóm 7: Rối nhiễu về giới tính

– Tự kích dục, thủ dâm;

– Ứng xử như người khác giới;

– Khó khăn trong ứng xử với người khác giới;

 

Nhóm 8: Lo hãi, trầm cảm

– Sợ trường học, sợ đám đông, sợ vật lạ, bóng tối, sợ độ cao, sợ nước, sợ đi xe

– Ám ảnh;

– Nhút nhát, không tự tin trong các hoạt động;

– Ức chế, không chịu vận động, thường có vẻ ngoài “hiền lành”, luôn luôn “nhường nhịn” bạn bè;

– Các biểu hiện suy nhược, uể oải kéo dài, hay giật mình, hay cáu kỉnh, suy giảm ý chí, nghị lực, biểu hiện lười biếng;

– Ức chế, ngại giao tiếp, dễ tự ái;

– Mưu toan tự sát;

– Mút tay, cắn móng tay, nhổ tóc, hay vê vạt áo, hay rửa tay, rửa mặt, nghịch phân;

– Các biểu hiện kiêu căng, kiêu ngạo, tự cao tự đại, hoang phí (phung phí của cải trong khi không cần thiết).

 

Nguồn : Theo tài liệu Trung Tâm NT ( TT. Nghiên cứu Tâm lý trẻ em )

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý