Giúp trẻ tập trung trong việc học
02/06/2012Nhịp điêu sinh học trong giấc ngủ trẻ thơ
05/06/2012Tiếng Việt có nhiều từ đôi, ghép bởi hai yếu tố rất thú vị, như “ Giàu có” Đã giàu thì phải có, có nhà lầu xe hơi, có tiền trong ngân hàng, và có nhiều thứ mà người khác không có… và “nghèo khổ” đã nghèo thì sẽ khổ! Điều này không sai mặc dù nó cũng chỉ mang tính tương đối, vì không phải là giàu thì cái gì cũng có, và đã nghèo thì phải khổ!
Có nhiều cặp vợ chồng khi còn trong cảnh bần hàn thì: “Râu tôm nấu với ruột bầu — chồng chan vợ húp gật ₫ầu khen ngon”. Điều quan trọng của câu ca dao này là ở cái gật đầu, là sự đồng thuận của hai người, chứ còn râu tôm với ruột bầu là những thứ mà người ta thường vứt đi thì nấu canh làm sao ngon cho nổi! Thế nhưng, có thể sau một thời gian tần tảo làm ăn, trở nên giàu có, lại không giữ được sự đồng thuận trong tình nghĩa vợ chồng nữa, mạnh ông, ông đi kiếm những thú vui “ngoài luồng”! mạnh bà, bà đi tìm những lạc thú trong các cuộc đỏ đen!
Ta thường nói “Tiền bạc là một tên đầy tớ tốt nhưng là một ông chủ xấu”. Nếu để đồng tiền chi phối chúng ta, hay nếu ta coi đồng tiền to như cái bánh xe bò, thì hẳn là sẽ có ngày bị nó cán dẹp lép! Nhưng nếu biết cách sử dụng đúng chỗ, đúng mục đích, thì chúng ta sẽ có sự hỗ trợ hiệu quả trên bước đường đời.
Nói cách khác, đồng tiền là một trong những phương tiện hữu ích Nhưng nó cũng là một thứ ma lực phá hoại hạnh phúc hay niềm tin của những người thân quen, nếu bạn dùng nó vào trong việc mua chuộc con cái trong gia đình hay dùng nó để tìm kiếm những hư danh nhằm thỏa mãn nhu cầu của dục vọng, thì chắc chắn bạn sẽ đem lại cho con em mình một cái nhìn lệch lạc về giá trị của đồng tiền.
Có rất nhiều người, do hồi trẻ có một cuộc sống cơ hàn, khó khăn nên khi kiếm được tiền, lại coi nó như một sức mạnh vạn năng với suy nghĩ mà họ xem là chân lý: Điều gì không thể mua bằng tiền, thì có thể mua bằng nhiều tiền hơn. Thực tế, trong xã hội hiện nay, hầu hết mọi thứ đều có thể giải quyết bằng tiền. Nhưng đồng tiền có thể mua được địa vị, chứ không mua được sự kính trọng; có thể mua được ngôi nhà chứ không mua được một mái ấm; có thể mua ₫ược sách vở nhưng không mua được kiến thức; có thể mua được thân xác chứ không thể mua được sự yêu thương, và có thể mua được một đứa trẻ nhưng không mua được nụ cười của trẻ thơ!
Tiền bạc tuy có một sức mạnh đáng kể, nhưng nó chỉ có thể phát huy tác dụng nếu chúng ta có thể làm chủ được nó, biết cách sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, các bạn cũng nên biết, tiền không chỉ là: “Đồng tiền là Tiên, là Phật, là sức bật tuổi trẻ, là sức khỏe tuôi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý..!” Mà nó còn là sự bạc tình, bạc nghĩa, làm cho anh em, cha mẹ, con cái chia lìa nhau, vợ chồng phản bội nhau, bạn bè lợi dụng nhau…Đó là một con dao mà không phải ai cũng biết cách sử dụng. Đó là điều bạn cần giúp con mình nhận ra.
Một buổi nói chuyện về kỹ năng làm cha mẹ của CLB. Cha Mẹ Tuyệt Vời
Dạy con về sự yêu quý bản thân
Trong quá trình phát triển của trẻ, giai đoạn từ 2-3 tuổi, trẻ chưa phân biệt được cái gì là của mình và cái gì là của người khác. Vì vậy, hễ cái gì mà trẻ nắm trong tay, chúng đều xem là của mình. Ngoài ra, trẻ thường chỉ biết đòi hỏi và đón nhận chứ chưa biết trao cho những vật gì mà nó có trong tay. Nhiều người gọi là tính ích kỷ, và cho đó là một thói xấu, cần phải sửa đổi.
Thực ra, đó là tính “ái kỷ” nghĩa là yêu mến và đòi hỏi sự thỏa mãn cho bản thân, đây là một nhu cầu về tâm lý chứ không phải là một thói xấu. Khi lớn hơn, trẻ dần dần biết phân biệt được mình và người khác, nhận biết cái áo của mình, cái túi xách của mẹ, đôi giày của bố… thì trẻ sẽ biết trả lại những cái không phải của nó Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ do sự chiều chuộng của bố mẹ, ông bà khi chúng đòi cái gì cũng có thể đáp ứng, kể cả những điều khá phi lý với lý luận là nó còn bé, biết gì … Trẻ được chiều chuộng không chỉ bằng vật phẩm, mà còn bằng cả những ứng xử, khiến trẻ không thoát khỏi giai đoạn “ái kỷ”, và không có khả năng phân biệt ₫iều gì được quyền làm, điều gì có thể và điều gì không được phép.
Cứ như vậy, trẻ dần dần chỉ còn biết những ích lợi cho bản thân, chỉ muốn người khác nghe lời mình mà không cần quan tâm đến nhu cầu của người khác, mặc dù đã phân biệt được đúng sai. Đây mới chính là thái độ ích kỷ, chỉ biết tạo ra và đòi hỏi những thuận lợi cho mình, mà không cần biết có thể gây thiệt hại, tổn thương cho người khác.
Chúng ta cần phân biệt giữa sự quý trọng giá trị của bản thân, sự bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho chính mình với việc đòi hỏi người khác phải chấp nhận những nhu cầu của mình, hay buộc họ phải có kính trọng mình, dựa trên địa vị xã hội hoặc dựa vào chính tình cảm của những người thân để có những yêu sách đôi khi thái quá của mình.
Có nhiều người tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa thật sự trưởng thành về nhân cách. Họ vẫn còn những thái độ ứng xử như một đứa trẻ, nhân danh sự yêu thương, quý mến của người thân, bạn bè để lạm dụng như tự ý sử dụng đồ đạc, tự tiện ra vào những chỗ riêng tư của người khác. Họ thường “tự nhiên” quá trớn và cho đó mới là niềm vui, là sự quý mến mà người khác phải dành cho mình.
Yêu quý bản thân là một thái độ giao tiếp đúng đắn, không bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội làm bại hoại phẩm giá của mình, nhưng không có nghĩa là chỉ biết có mỗi mình. Vì chúng ta không thể có hạnh phúc khi chỉ biết thu nhận và hưởng thụ, nó chỉ đến với người biết chia sẻ và đóng góp những khả năng của mình để tạo ra niềm vui cho những người xung quanh.
Hạnh phúc không do tiền bạc đem lại
Khi bước chân vào một ngôi nhà, nếu là người nhạy cảm, hẳn bạn sẽ nhận ra một bầu khí lạnh lẽo hay nồng ấm, một không gian gò bó hay thoáng đãng. Điều ₫ó không phải là do các trang thiết bị đắt tiền, sang trọng hay một gian nhà rộng rãi, tiện nghi đem lại, mà đó chính là sinh khí hay phong cách của gia đình đó, do chính thái độ sống của những thành viên trong gia đình đem lại một cách tự nhiên, không khiêm cưỡng hay bề ngoài.
Một bầu khí trang nghiêm, thanh tịnh không thể nào có được ở ngôi chợ, ngược lại một bầu khí xô bồ, bức bối không thể nào tìm thấy trong ngôi thánh đường hay một ngôi chùa. Chính những cách ứng xử, lời nói thốt ra giữa những con người trong các không gian ₫ó đã tạo nên nét đặc trưng cho từng không gian khác nhau.
Cũng thế, trong một gia đình, bầu không khí ấm áp hay lạnh lẽo, thân mật hay giả tạo đều do những thành viên trong gia đình đem lại qua cách quan hệ, ứng xử với nhau giữa các thành viên. Cha mẹ là người chủ động đem lại niềm vui cho gia đình mình.
Có nhiều người cho rằng, khi bước ra ngoài xã hội, chúng ta ₫ã phải “₫óng kịch” với chiếc mặt nạ “vui vẻ, lịch sự, tế nhị” trong các mối quan hệ ứng xử với khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên. Vì thế, khi quay về nhà, ta có quyền “xả stress” bằng sự nhăn nhó, đòi hỏi và “tự nhiên” qua y phục mát mẻ và ngôn từ bừa bãi. Chúng ta có thể làm như thế, nếu chúng ta muốn biến mái ấm gia đình của mình thành một cái tổ nhím, trong đó mạnh ai nấy xù ra những cái gai nhọn hoắt của sự ích kỷ và lười biếng, của tính tự tôn về những khả năng của mình. Và nếu bạn gặp phải thái độ xa cách, câm nín của người thân trong một bầu khí lạnh lẽo thì cũng đừng ngạc nhiên vì đó là do bạn tạo ra!
Còn khi trở về gia đình, bạn đã vất lại nơi làm việc tất cả những buồn phiền, căng thẳng và bề bộn của công việc, bạn đã để lại ở ngoài đường những khó chịu của nạn kẹt xe, của khói bụi…Để sau khi tắm táp sạch sẽ, sẽ vui vẻ, chia sẻ việc nhà với vợ con, nói vài câu khôi hài hay khuyến khích với ₫ứa con đang bí xị vì áp lực học tập… thì điều đó sẽ đóng góp rất nhiều vào việc tạo nên một bầu khí vui tươi, nồng ấm trong gia đình. Bạn sẽ là người được hưởng lợi đầu tiên, thay cho những điều mà bạn phải “đóng kịch” ngoài xã hội.
Sống thật sự với con người của mình, không có nghĩa là bạn có toàn quyền bộc lộ tất cả sự lười biếng hay cẩu thả, hoặc thái độ ích kỷ, gia trưởng của mình vì thực ra, đó chỉ là những thói xấu của bạn. Bạn vẫn có quyền sống thực với sự vui vẻ, với thái độ quan tâm đến những người xung quanh, tham gia các việc lặt vặt trong gia ₫ình, vì những điều đó cũng là một phần tất yếu của bạn. Vậy tại sao bạn không dùng nó để cùng với những người thân yêu tạo nên một bầu khí hạnh phúc cho con cái và cho chính mình ?
Những điều không thể mua
Hiện nay, nhiều nhà giáo dục, nhà xã hội, nhà tâm lý và cả các phụ huynh thường cho rằng giới trẻ bây giờ thiếu kỹ năng sống. Có cầu thì ắt có cung, nhiều lớp học, nhiều trung tâm dạy Kỹ năng sống được mở ra, nhiều bộ giáo trình được soạn thảo để dạy nhau, và để người lớn dạy trẻ em những kiến thức về kỹ năng sống.
Nhưng kỹ năng sống không phải là những bài học lý thuyết mà điều cơ bản nhất của nó là làm sao giúp cho con người tin vào chính mình, hay nói cách khác, làm sao giúp trẻ tự tin, vì chỉ khi nào trẻ có khả năng tin vào chính mình thì trẻ mới có thể vận dụng các kỹ năng sống khác như biết đặt mục tiêu phấn đấu, biết xác định giá trị, có khả năng giao tiếp, ra quyết định và giải quyết vấn ₫ề… Điều này tùy vào cách tác động giúp trẻ nhận ra và thực hành chứ không phải sự giảng dạy qua lý thuyết về kỹ năng sống.
Làm thế nào để trẻ có khả năng tự tin? Trước hết, muốn trẻ tin vào bản thân thì chúng ta phải có lòng tin vào trẻ, đó là một điều hết sức đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được khi chúng ta sống trong một xã hội thiếu lòng tin!
Thứ hai, cần có niềm tự hào về con mình và giúp trẻ nhận ra điều đó. Có thể con bạn không học giỏi bằng con nhà hàng xóm, không mạnh mẽ bằng con của một người bạn, và cũng không giỏi giao tiếp bằng đứa bạn trong lớp. Nhưng chúng ta vẫn có thể tự hào về con vì đó là con của mình, vì cháu biết giúp bố mẹ nhặt rau, quét nhà, biết chào hỏi người lớn một cách lễ phép… và bạn cũng không cần phải ₫em con mình ra so sánh với đứa trẻ khác. Hãy luôn tự hào vì những gì cháu đã làm ₫ược, đó là sự khích lệ khiến trẻ ngày càng tự tin hơn.
Chúng ta cũng nên giao cho trẻ một số trách nhiệm trong gia đình, không phải là buộc trẻ vất vả nhưng điều đó sẽ giúp trẻ có ý thức là mình cũng là một thành viên trong gia đình. Không nên la mắng, mạt sát bản thân trẻ vì những lỗi lầm, mà cần nhắc nhở, khiển trách chính lỗi lầm đó vào chính lúc đó, để yêu cầu chúng không nên làm như thế nữa. Chúng ta cần phân biệt giữa hành vi sai trái và bản thân đứa trẻ, khi chúng ta phê phán trẻ bằng những câu tệ hại như: “mày là đứa bỏ đi, trên đời không có ai tệ hại như mày” là chúng ta đã dán cho trẻ những cái nhãn và nhiều khả năng, chúng sẽ trở thành người đúng như cái nhãn mà chúng ta đã dán cho chúng. Một điều quan trọng nữa giúp trẻ có lòng tự tin là cần phải biết lắng nghe . Chúng ta thường dễ dàng tuôn ra hàng giờ những câu giảng giải mang tính áp đặt lên trẻ, con phải thế này, con phải thế kia, con không được làm điều này, không được làm điều nọ… mà không để cho trẻ có cơ hội trình bầy, nói lên những điều muốn nói. Cứ như vậy, làm sao giúp trẻ phát triển được sự tự tin.
Nói cách khác, kỹ năng sống được hình thành từ việc tôn trọng, tin tưởng trẻ và biết cách khuyến khích trẻ phát triển cái Tôi một cách lành mạnh, phát triển những khả năng tiềm tàng của trẻ, chứ không phải là nhồi vào đầu trẻ các bài học về kỹ năng sống, giống như toán lý hóa. Vì kỹ năng sống không phải là một lý thuyết, mà đó là một phong cách, nó chỉ đến với những trẻ dược sống và phát triển trong sự tôn trọng, chấp nhận và yêu thương trong tập thể và trong chính gia đình mình!
Lòng biết ơn và sự độ lượng
Một trong những thái độ sống bị phê phán nhiều nhất ₫ó là tính cách: “Ăn cháo đá bát – Qua cầu rút ván – Được cá quên nơm …” mà kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam đã nêu ra để minh họa cho một tính cách khá phổ biến trong xã hội hiện nay, đó là sự quên ơn!
Tại sao? Do tính tự cao trong mỗi con người, nhất là khi mình có một năng lực hay quyền lực nào đó thì sẽ cho là tôi có thể làm mọi thứ, không cần sự giúp đỡ của ai hay thậm chí còn cho rằng đó là sự khôn ngoan biết lợi dụng kẻ khác của mình.
Trong nhà thì các con có thể suy nghĩ là việc mua sắm trang bị các tiện nghi vật chất của bố mẹ dành cho mình là một điều dĩ nhiên phải có, đâu cần có lời cám ơn! Thậm chí khi đạt được một kết quả nào đó như thi đậu, được bằng khen..thì phải được tưởng thưởng bằng một hiện vật có giá trị cao và đó là trách nhiệm của bố mẹ! Để rồi khi bước ra ngoài xã hội, thì trẻ lại nhìn mọi thuận lợi đến với mình như một sự tình cờ hay may mắn! Tình cờ gặp được một người chỉ giúp mình đường đi, tình cờ ngồi cạnh một người bạn giỏi toán và ₫ược hướng dẫn giải bài tập ngon lành, như thế đâu cần phải cám ơn ai!
Cuối cùng, đỉnh cao của sự vô ơn chính là những đòi hỏi bất tận của những ₫ứa “con cưng”. Có cái áo đẹp thì phải có đôi giày hợp mốt, có cái máy tính thì lại đòi cái điện thoại di động … Sau đó là những đòi hỏi của cá nhân với cộng đồng chung quanh mình.
“Đừng đòi hỏi đất nước đã làm gì cho mình, mà hãy tự hỏi mình ₫ã đóng góp gì cho đất nước” Câu nói nổi tiếng của tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy cho thấy con người phải sống với sự biết ơn và độ lượng mới có thể giúp cho xã hội phát triển. Những người vô ơn giống như kẻ sống trên hoang đảo. Đó là một người cô đơn, một người tự xây bức tường thành cao và kiên cố vây quanh mình, vô cảm trước bất cứ mối tương quan nào. Ngoài ra, họ cũng lạ lẫm với chính mình nữa, vì họ đã từ chối sự biết đến người khác.
Còn người biết ơn là người mở rộng vòng tay. Một người luôn tôn trọng người khác và quý trọng những tương quan. Thực sự lòng biết ơn là một nhịp cầu để người đến với người, qua nhịp cầu đó trẻ có thể đến với anh, chị chúng và ngược lại. Lòng biết ơn làm nảy sinh một bầu khí yêu thương, một tinh thần chung sức với nhiều cảm thông và sẵn sàng chia sẻ trong gia đình. Có thể nói một gia đình có văn hóa là nơi mà mọi người biết nói lời cám ơn và xin lỗi. Một xã hội văn minh là nơi mà mọi người biết xin lỗi từ những chuyện nhỏ nhặt mà mình đã gây ra cho người khác và biết cám ơn nhau từ những điều hết sức bình thường trong các mối quan hệ ứng xử.
Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta hãy dạy trẻ nói tiếng cám ơn và xin lỗi. Cách dạy hiệu quả nhất, ₫ó là chính chúng ta hãy biết nói lời cám ơn và xin lỗi ₫ối với trẻ về những gì mà trẻ ₫ã làm cho mình và những sai lầm hay thiếu sót mà ta ₫ã gây ra cho trẻ.
Giúp trẻ biết thể hiện lòng biết ơn là tạo cho con cơ hội thiết lập được mối quan hệ lâu bền với những người có tấm lòng bao dung. Chính những mối quan hệ đó sẽ giúp cho cuộc đời của con chúng ta tốt đẹp hơn.
Cv.Tl Lê Khanh