Phải bảo vệ Quyền Trẻ em
28/06/2012
Đường chưa vạch – Hươu đã chạy
04/07/2012
Phải bảo vệ Quyền Trẻ em
28/06/2012
Đường chưa vạch – Hươu đã chạy
04/07/2012

Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều quý giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người.Các giá trị sống vừa là sự biểu hiện của tư cách vừa là mục đích mà mỗi người cần đạt được.


CÁC GIÁ TRỊ CẦN CÓ TRONG GIA ĐÌNH


Giá trị sống trong gia đình được hình thành từ một bầu khí có sự thấu hiểutôn trọng lẫn nhau, trong đó mọi thành viên đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có giá trị, được tôn trọng và cảm giác an toàn.

 

Mỗi thành viên gia đình đều cần có:

          Sự thấu hiểu của người khác

          Sự tự tin vào giá trị bản thân

          Tình yêu thương lẫn nhau

          Khả năng tôn trọng người khác

          Có được sự an toàn thể chất và tinh thần

           

8 giá trị sống cốt lõi

Sự Giản dị : Có một nếp sống tự nhiên. Không phức tạp hóa các vấn đề.

Biết trân trọng những điều bình thường. Ý thức và chấp nhận vẻ đẹp và giá trị bên trong của con người.Biết sử dụng những nguồn lực một cách khôn ngoan và tiết kiệm.

Sự giản dị sẽ mang đến tình cảm gia đình và khả năng động viên, khuyến khích người khác.

 

Niềm Hạnh phúc : Những lời nói tốt đẹp, mang tính xây dựng sẽ góp phần tạo nên một bầu khí hạnh phúc.

Khi cảm thấy hài lòng với bản thân và hài lòng về những ưu điểm của con cái, hạnh phúc sẽ đến với gia đình.

Biết hình thành và theo đuổi những ước mơ của bản thân và giúp con cái có được điều đó.

Hạnh phúc là một điều đơn giản có sẵn xung quanh ta, miễn là ta biết chấp nhận và nắm bắt.

 

Tính Khiêm tốn: Khiêm tốn sẽ giúp ta nhẹ nhàng khi đối mặt với những thử thách.

Khiếm tốn cho phép ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trực mà không cần những bằng chứng thể hiện ra bên ngoài.

Người khiêm tốn là người luôn biết lắng nghe và chấp nhận những quan điểm đúng đắn của người khác.

Khiếm tốn sẽ giúp tâm trí cởi mở và biết nhìn nhận những điểm mạnh của bản thân và của người khác.

 

Lòng Khoan dung: Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt với quan điểm của mình.

Khoan dung là sự tôn trọng thông qua sự hiểu biết lẫn nhau.

Khoan dung là biết tôn trọng các giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích cực trong mọi tình huống.

Thông qua sự hiểu biết và cởi mở, người có lòng khoan dung sẽ thu hút người khác và tạo ra những mối quan hệ ngày một tốt đẹp hơn.

 

Tình Yêu thương : Trong con người tốt lành, bản chất tự nhiên là biết yêu thương.

Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành, bền vững.

Tình yêu là sự nhìn nhận con cái theo một chiều hướng tích cực hơn

Tình yêu là sự cho đi, trao tặng chứ không chỉ là sự mong đợi nhận lãnh.

Tình yêu là sự nồng nhiệt của một trái tim nóng và là sự sáng suốt một cái đầu lạnh.


 


Ý thức Trách nhiệm : Trách nhiệm là chấp nhận những đòi hỏi và thực hiện nhiệm vụ với khả năng tốt nhất của mình.

Trách nhiệm với gia đình là sẵn sàng đóng góp năng lực của mình vào các hoạt động chung.

Trách nhiệm không phải là sự ràng buộc, mà nó là điều kiện để đạt được những gì mong muốn.

Trách nhiệm là ý thức sử dụng toàn bộ nguồn lực của mình để tạo ra những thay đổi tích cực cho gia đình và cho xã hội.

 

Sự Trung thực: Trung thực có nghĩa là không mẫu thuẫn, thiếu nhất quán giữa suy nghĩ, lời nói & hành động.

Trung thực là khả năng nhận thức được những điều đúng đắn và phù hợp trong vai trò, hành vi và các mối quan hệ của một người.

Lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực.

Trung thực với bản thân và với con cái là chúng ta đã gieo được vào lòng con sự tin yêu và cũng xứng đáng nhận được sự tin yêu của con.

 

Tinh thầnTôn trọng : Trẻ em cũng là một Con Người có giá trị. Không “dán nhãn” hay áp đặt những khuyết điểm lên bản thân con.

Hãy tìm ra 5 phẩm chất tốt đẹp của con.

Sự tôn trọng sẽ tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con.

Cha mẹ cần tạo cho con lòng tôn trọng người lớn bằng việc tôn trọng những suy nghĩ và năng lực của con

 

Lê Khoa (ST)

 

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý