Quan sát Phát Hiện và Can thiệp cho trẻ đặc biệt
02/10/2016
Phát Triển Tài năng cho con
15/10/2016
Quan sát Phát Hiện và Can thiệp cho trẻ đặc biệt
02/10/2016
Phát Triển Tài năng cho con
15/10/2016

Trong quá trình can thiệp và giáo dục cho các trẻ đặc biêt, đối với những em đã có thể đạt đến khả năng tham gia học tập tại các trường bình thường trong chương trình hòa nhập, thì vẫn còn có một số trở ngại về hành vi tương tác xã hội gây khó khăn cho các em. Do đó, cha mẹ và giáo viên cần quan tâm đến việc hướng dẫn những kỹ năng xã hội cho trẻ.

trevui-9

Với các trẻ khó kiểm soát cảm xúc , phụ huynh cần lưu ý giúp trẻ phát triển các kỹ năng để tạo được các mối quan hệ tốt với môi trường xung quanh – Đây là những kỹ năng xã hội cần thiết trong ba lãnh vực là :  lĩnh vực đàm thoại – Tương tác và cảm xúc.

 LĨNH VỰC ĐÀM THOẠI

Trẻ đặc biệt thường kém trong việc phát biểu (lúc nhỏ thường có tình trạng chậm nói) vì thể ngoài việc khuyến khích trẻ đọc sách, báo và khích lệ trẻ phát biểu nhiều trong phạm vi gia đình với các biện pháp như:

  • Hỏi thăm trẻ về các việc trẻ làm khi đi học ( không phê phán chỉ đưa ra nhận định)
  • Khi trao đổi nên giới thiệu với trẻ cách dùng từ chính xác và phong phú hơn
  • Khi trẻ nói, cần chú ý và không cắt ngang mà khuyến khích trẻ nói cho hết ý.

Chúng ta nên giúp trẻ phát triển các kỹ năng sau :

  1. Diễn tả thái độ tích cực: Nhiều trẻ không nhận thức được âm điệu, đặc điểm mặt, và cử điệu, Vì thế khi trò chuyện với trẻ, ta cũng nên diễn tả  một cách sinh động bằng ánh mắt, nụ cười, các cử chỉ của bàn tay và có thể cả các vật dụng để minh họa. Trẻ sẽ dần dần bắt chước để thể hiện điều đó.
  2. Nhìn vào mắt. Khuyến khích trẻ nhìn người nói và tập trung vào lời nói của họ. Ðối với trẻ nhỏ, dạy trò chơi ‘rađa’ để giúp trẻ tập trung như chiếu tia ‘rađa’ vào đôi mắt của người nói (nhưng với người ngoài thì nên nói trẻ nhìn vào trán).
  3. Tỏ ra thích thú. Khi trò chuyện với trẻ ta luôn bầy tỏ các xúc ( qua việc chuyển động các cơ trên mặt và ánh mắt) Khuyến khích trẻ cũng nên làm như thế vì các em thường gặp khó khăn khi cần phải tỏ ra thích thú với người khác. Giúp trẻ hiểu cách nhìn buồn chán diễn tả ‘Con không thích bạn’ hay ‘Con không muốn nghe những gì bạn nói.’
  4. Bắt đầu đàm thoại. Trẻ tăng động thiếu tập trung thường cảm thấy khó khăn trong việc gặp gỡ người khác. Chúng có thể không biết cách mở đầu đàm thoại. Vì thể ta khuyến khích trẻ tập nói những câu như : Cháu chào bác ( chú / cô/ dì …) bác có khỏe không ? – Chào bác, trông bác hôm nay vui quá ? Chào bác, cháu giúp gì được cho bác ? .v.v.v

Trong việc đàm thoại, nhắc nhở trẻ khi trao đổi với người khác ( người trong gia đình cũng như người lạ ) không nên nói trống không mà cần phải có chủ từ :

Ví dụ : Người khác hỏi : Cháu ăn cơm chưa – Không nên đáp : rồi !  Nên nói : Dạ rồi, hay cháu ăn rồi – Tốt nhất : Dạ, cám ơn, cháu ăn rồi !

Tuy nhiên, chúng ta cũng không khuyến khích trẻ nói hay trả lời với một câu nói dài dòng nhiều từ ngữ thừa, không đi vào trọng tâm của câu chuyện.

 LĨNH VỰC TƯƠNG TÁC :

Trong việc xây dựng quan hệ hay trao đổi với người khác, ngoài ngôn ngữ thì hành vi cũng là điều mà trẻ cần được hướng dẫn với các kỹ năng :

  1. Tôn trọng biên giới thể chất. Trẻ thường vô tình đứng quá xa ( trên 1 m ) hay quá gần (dưới 50cm) khi tiếp xúc với người khác . Chúng ta nên dạy trẻ tôn trọng khu vực an toàn cá nhân của người khác ( Có bán kính tùy dân tộc nhưng phần lớn là trong phạm vi 50 cm). Dạy trẻ ở đâu là gần quá và cách đứng bên cạnh người khác mà không chạm đến họ. Để giúp trẻ biết ước lượng, ta có thể dạy trẻ co tay sau đó đưa cánh tay ra cho đến khi chạm nhẹ vào cùi chỏ người đối diện là đủ để dừng lại, không tiến sát hơn nữa.
  2. Nhận ra cử điệu. Dạy trẻ nhận ra nhóm bạn nào có nhiều cử điệu cởi mở hơn để dễ vào hoạt động trong nhóm. Học phân biệt nhóm nào cởi mở và nhóm nào khép kín (thành viên đứng gần nhau cách khép kín). Nhóm cởi mở hơn sẽ tăng sự thành công trong vấn đề tiếp xúc.
  3. Ðương đầu với sự từ chối. Dạy những cách hiểu và đương đầu với sự từ chối. Diễn tập là một cách tốt nhất để luyện tập. Đây là điều khó khăn như ta có thể tập cho trẻ bằng cách chính mình hãy bầy tỏ sự từ chối một cách rõ ràng : Ta có thể Kết hợp việc lắc đầu với lời nói: Không, không được … bố/mẹ không muốn / không thích như vậy…
  4. Chấp nhận sự bất đồng ý kiến. Giúp trẻ biết cách đương đầu với sự bất đồng ý kiến và thỏa hiệp qua cách nói : Điều anh ( bạn/em – hay cô/chú …) nói có thể đúng nhưng tôi ( em, cháu..) nghĩ có phần khác hơn …

 LĨNH VỰC CẢM XÚC

Việc nhận biết và quản lý cảm xúc là một hoạt động khó khăn với trẻ đặc biệt, do đó chúng ta cần giúp trẻ biết thực hiện các bài tập về cảm xúc một cách thường xuyên . Các bài tập này được chia làm 3 cấp độ :

  1. Nhận diện cảm xúc : Khi trẻ có thái độ hay biểu hiện vui buồn giận dữ, lo lắng .vv. chúng ta nên nói ra cho trẻ biết đó là cảm xúc gì .
  2. Chấp nhận cảm xúc : Hãy để trẻ tự nhiên bộc lộ, không ngăn cấm hay chế nhạo những cách biểu hiện cảm xúc của trẻ.
  3. Quản lý cảm xúc : Sau khi đã bộc lộ, ta nên hướng trẻ đến một hoạt động nào đó để trẻ có thể tự chủ được ( Đây là những biện pháp tập luyện thường xuyên )

Cảm xúc của trẻ thường không ổn định và có những biểu hiện khác nhau. Triệu chứng tăng động thiếu tập trung có thể thay đổi hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Trẻ có thể có ‘ngày tốt’ khi trẻ  làm nhiều hơn những trẻ khác, và ‘ngày xấu’ khi coi như trẻ không làm gì cả . Nên giữ bình tĩnh hết sức để có thể giúp trẻ qua những giai đoạn khó khăn. Khi trẻ có ngày xấu, cố tự nhắc đây chỉ là một trong những ngày xấu và sẽ không luôn luôn như vậy. Dùng kỹ năng quản lý sự căng thẳng trong những lúc này.

Tập thể dục thường xuyên có thể là một trị liệu thêm rất tốt đối với trẻ em (hay người lớn) có tình trạng này  Tập thể dục giúp giải phóng năng lượng, tập trung, và ích lợi trong việc phát triển thể chất cũng như sức khỏe. Nên làm những động tác thể dục vui để trẻ muốn làm.

Cuối cùng, giữ sự vui tính và tha thứ. Bạn và trẻ sẽ phải vượt qua nhiều trở ngại và chắc chắn sẽ có những lúc rất bực bội và nhiều thử thách. Hãy chấp nhận cả điều tốt lẫn điều xấu. Tập trung vào mục tiêu dài hạn cho trẻ, cho bạn, và cho gia đình. Đừng lo lắng nhiều về những chuyện nhỏ.

 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI GIA ĐÌNH :

  • Treo bảng luật lệ, gồm những hành vi được và không được chấp nhận trong nhà.
  • Mỗi lần chỉ nói một nhiệm vụ hay một mệnh lệnh. Đưa ra những hướng dẫn, lựa chọn, và chương trình đơn giản.
  • Chia nhiệm vụ thành những phần nhỏ. Ðiều này rất quan trọng để tránh trẻ phản ứng ‘Con không thể làm được. Thêm vào đó, chúng ta có thể thay đổi bài vở với những bài dễ hơn hoặc cho trẻ nghỉ giữa chừng nhiều lần với những bài khó hơn. Ở nhà, trước khi bắt đầu làm bài, giúp trẻ chia mỗi bài ra nhiều phần nhỏ có thể làm được..
  • Tăng sự tập trung đối với những hướng dẫn bằng cách yêu cầu trẻ nhìn vào mắt bạn và lập lại những hướng dẫn của bạn. Viết ra những hướng dẫn và cho trẻ khoanh tròn hay gạch dưới những chữ quan trọng hoặc lập lại bằng lời nói..
  • Dùng dàn bài, dạy trẻ cách làm dàn bài, và dạy cách gạch dưới. Mặc dù áp dụng kỹ năng này không phải là dễ, sau khi học và dùng được, những kỹ năng này giúp rất nhiều vì chúng kết cấu và tạo hình dạng những gì đang học.
  • Viết nguyên câu và viết trên chỗ hẹp là việc khó đối với các em. Nếu có thể làm được, cho trẻ trình bày bằng lời hoặc viết mà không cần phải theo nguyên văn.
  • Cho trẻ dùng nhiều cách để trình bày ( Có thể bằng cách viết, nói hay vẽ ra).
  • Nên có chưong trình nhất định và rõ ràng cho trẻ. Treo chương trình trên bảng hay trên bàn học của trẻ.
  • Hỏi trẻ những gì sẽ giúp cho các em học bài mới cách tốt nhất. Nhiều lúc, chính trẻ có thể cho bạn biết. Nên ngồi xuống với trẻ và hỏi một cách đơn giản.
  • Khuyến khích trẻ đọc lớn tiếng. Ðiều này sẽ giúp trẻ giữ sự tập trung vào bài.

MÔI TRƯỜNG CÓ TỔ CHỨC

Trẻ thiếu tập trung cần sự tổ chức phối hợp. Trẻ cần môi trường có tổ chức ở bên ngoài vì chúng thiếu sự tổ chức ở bên trong tâm trí của mình. Phụ huynh cần làm danh sách những việc chính trong ngày ( Như một thời khóa biểu ) .

Các nguyên tắc :

  • Nhắc trẻ nhiều lần. Cho trẻ biết trước những gì sẽ xảy ra. Trẻ cần sự lập lại nhiều lần.
  • Trẻ cần hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn và đơn giản. Trẻ cần những giới hạn về thời gian và không gian.
  • Bạn nên sắp xếp việc học phù hợp với giờ tốt nhất trong ngày. Có những môn học tốt hơn đối với trẻ ở giờ này hơn giờ khác trong ngày.
  • Mộn học khó hay môn học trẻ không thích nên dạy khi trẻ tập trung nhất
  • Thay đổi giờ làm bài /học bài. Tùy theo sự tập trung của trẻ.
  • Một số phụ huynh thấy giờ tốt nhất là ngay sau khi đi học về. Một số phụ huynh khác thấy trẻ cần nghỉ ngơi hoặc đi chơi sau khi đi học về. Một số phụ huynh khác nữa thấy trẻ làm tốt nhất khi công việc được chia ra nhiều phần nhỏ và tách ra với thời gian nghỉ ở giữa.

  Cv.Tl Lê Khanh

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý