Thắc mắc về giấc ngủ và giao tiếp ở trẻ em
25/12/2013
10 cách dạy con về Giá Trị Sống
30/12/2013
Thắc mắc về giấc ngủ và giao tiếp ở trẻ em
25/12/2013
10 cách dạy con về Giá Trị Sống
30/12/2013

Trong hoat động chăm sóc giáo dục trẻ, đôi khi các bậc cha mẹ gặp phải những tình huống hay thái độ phản ứng của trẻ, và không biết phải ứng xử như thế nào ? dưới đây là một số thắc mắc tiêu biểu cho các vấn đề đó.

1.Tôi rất sợ khi mỗi lần đánh cháu, vì cháu là con gái năm nay cháu mới 6 tuổi. cháu không tập trung bảo cháu học song lại quên ngay, trong lúc học hay lúc ăn…..Cháu chỉ nghĩ tới đi chơi ai cho đi đâu là cháu theo, cháu không phân biệt được đâu là ngày hôm qua hay ngày hôm nay , nhiều khi phải quát mắng cháu mà cháu cũng không nghe. Kính mong chuyên gia tư vấn giúp tôi.Xin chân thành cảm ơn (vu tien nam)


Chào bạn- Tình trạng kém tập trung và ham chơi có thể là dấu hiệu của chứng hiếu động kém tập trung ( ADHD) vì vậy nếu có điều kiện bạn nên đưa cháu đến khám tại một cơ sở về tâm lý ( trung tâm tư vấn hay khoa tâm lý trong bệnh viện nhi ). Ở nhà, bạn nên đặt ra một lịch hoạt động, ghi lại các hoạt động từ sáng đến tối ( như : buổi sáng : thức dậy – vệ sinh – ăn sáng – đi học. Buổi chiều: đi học về – thay quần áo – tắm – học bài – vui chơi – ăn chiều .v.v.v ) khi đến hoạt động nào, bạn đề nghị cháu đánh dấu vào, như vậy dần dần cháu sẽ nhớ mỗi ngày làm gì và gia tăng khả năng tập trung hơn. Còn học bài, bạn có thể dùng nhiều cách : Cho cháu xem hình minh họa, vừa xem hình vừa đọc ra thành tiếng… ( học đa giác quan ) và chia nhỏ giờ học ra, cứ 15 phút cho trẻ nghỉ khoản 2 phút, ôn lại và chơi một trò chơi tập trung, để cháu cảm nhận là buổi học bài không có gì nặng nề, trẻ vui vẻ sẽ dễ nhớ hơn. Bạn không nên quát mắng vì đây là tình trạng khó khăn của tâm trí trẻ, cần kiên trì động viên và giúp trẻ biết tập trung hơn.

Chúc bạn thành công.


2.Bé gái của tôi 5 tuổi rưỡi, đang học lớp mẫu giáo lớn. Ở nhà cháu khá hoạt ngôn, hay kể cho mẹ nghe chuyện ở lớp, chuyện bạn bè. Cháu cũng rất thích múa, hát, nhưng chỉ múa hát cho mẹ xem, nếu có người khác, kể cả ông bà, cháu thường ngại ngùng và không dám “thể hiện” nữa. Mấy hôm trước, con đi học về và kể với tôi rằng “cô giáo bảo con vào đội múa nhưng con không vào”. Tôi hỏi con vì sao thì cháu nói “con xấu hổ lắm, con không muốn ai nhìn con đâu”. Tôi đã cố gắng thuyết phục, động viên nhưng cháu nhất định không tham gia đội múa. Cũng đã vài lần tôi đưa con tham gia các hoạt động khác như lớp chơi mà học tiếng Anh, lớp múa và kỹ năng sống nhưng cháu đều không dám ở lại lớp một mình, đòi phải có mẹ ở cạnh. Chồng tôi hay đi làm về muộn nên con hầu như hay ở cùng mẹ. Tôi không biết có phải vì lý do này mà cháu quá bám mẹ và nhút nhát trước các hoạt động tập thể như vậy không? Tôi nên làm thế nào để con mạnh dạn tự tin hơn. (Bích Trâm)


Chào bạn

Đây có thể là tính cách không thích giao tiếp, bộc lộ bản thân của mẫu người hướng nội, chị không nên ép cháu vì nó đi ngược lại bản tính. Điều quan trọng là trẻ học tốt, vui vẻ thoải mái là được. Tuy nhiên, rõ ràng là bé khá bám mẹ nên chị cũng nên để trẻ tự “xoay sở” trong những hoạt động tại nhà như tự làm vệ sinh cá nhân, ăn uống ..chị cũng đừng quá chăm sóc bé vì ở độ tuổi này, trẻ thường thích được tự ý làm một số hoạt động, có thể trẻ làm chưa tốt, còn vụng về nhưng chị cứ để mặc bé để trẻ có kinh nghiệm, ngoài ra chị nên cho cháu có sự chọn lựa và tự quyết định trong những việc như : chọn quần áo mặc đi chơi, chọn địa điểm đi chơi, chọn món ăn, thức uống ( Chọn 1 trong 2 thứ ) … và khi trẻ đã chọn thì không thay đổi quyết định nữa. Chị giúp bé gia tăng khả năng tự tin bằng cách “nhờ” cháu một số việc trong nhà vừa tầm với sức cháu, khi cháu làm được chị nên cám ơn cháu … Chỉ khi nào trẻ tự tin trong các hoạt động tại nhà thì trẻ mới có thể tự tin khi ra ngoài tập thể.

Chúc bé mạnh dạn hơn.



3.Bé trai nhà tôi 14 tháng tuổi. Theo mọi người xung quanh nhận xét thì cháu khá nhanh nhẹn, chỉ gì là biết ngay. Cháu chưa biết nói, nhưng mọi người xung quanh nói gì cháu đều hiểu. Từ lúc mới sinh đến nay, cháu có vẻ ngủ không ngon giấc, ngày ngủ giấc ngắn, đêm hay dậy quấy khóc. Thời gian gần đây, cháu hay va vào cắn hoặc đưa tay lên tát vào mặt bà hay mẹ, hoặc cắn ti mẹ thật đau lúc bú. Có lúc cáu, tôi tát vào miệng cháu và nói “hư” thì con dỗi. Ban đầu, tôi nghĩ cháu hay cắn người do ngứa lợi, mọc răng (cháu đã có 8 răng) nhưng gần đây, thấy hành động hay cắn và đánh người (thường chỉ bà và mẹ) của cháu có vẻ tăng lên, nên tôi hơi lo lắng. Như vậy có phải là bình thường không? Tôi nên ứng xử như thế nào với con mỗi lần cháu làm vậy? (Hòa)


Chào bạn

Tình trạng bé ngủ không ngon giấc và hay cắn, đánh người khác cho thấy bé có một số hạn chế về thần kinh, trước mắt bạn nên giúp bé ngủ ngon hơn bằng việc cho cháu tắm nước ấm, rồi xoa bóp lưng và bàn chân một cách nhẹ nhàng khi lên giường ngủ, đừng cho bé ăn hay bú sữa nhiều trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên tát hay đánh cháu, vì trẻ không hiểu và sẽ bắt chước lại chính các “hành vi bạo lực” của bạn, để phản ứng với người khác. Ngoài ra, bạn bắt đầu nên cho cháu chơi với những người khác ngoài bà và mẹ để mở rộng phạm vi giao tiếp, trẻ sẽ thoải mái hơn về tâm lý. Bạn cũng nên cho bé chơi các trò chơi vận động nhẹ nhàng phù hợp với độ tuổi để biết kiểm soát các hoạt động của mình. Chúc bé sớm ổn định.

Cv.Tl Lê Khanh

GĐ.CM Trung tâm Rồng Việt Vũng Tàu.

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý