Kiểm soát cảm xúc
29/07/2015
Thần tượng và Tình cảm tuổi mới lớn
11/09/2015
Kiểm soát cảm xúc
29/07/2015
Thần tượng và Tình cảm tuổi mới lớn
11/09/2015

Khi trẻ lên sáu , bé luôn luôn cho rằng mình nghĩ đúng. Trẻ rất khó  nhận ra tính hợp lý của các quan điểm khác với mình. Trẻ sáu tuổi không thể bình tĩnh chấp nhận việc chỉ trích hoặc đổ lỗi. Thay vào đó, trẻ sẽ cãi lại và thậm chí nói dối để tránh lỗi.

Trẻ cũng rất ghét thua cuộc và sẵn sàng chơi ăn gian hoặc thay đổi luật để thắng bằng được cuộc chơi.

Trong các sinh hoạt hằng ngày, trẻ thường dễ ăn và có xu hướng đòi ăn nhiều hơn mức tiếp nhận. Bữa trưa luôn được trẻ ưa thích và trẻ cũng thích nhấm nháp một thứ gì đó trước khi ngủ. Sẽ có ít trẻ sáu tuổi chịu ngủ trưa, nhưng chúng sẽ lên giường sớm. Sáu tuổi cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày. Trẻ sẽ thích một khoảng thời gian êm dịu trước khi ngủ để được nghe kể một câu chuyện hay nói về các hoạt động của trẻ trong ngày.

Tắm là điều đa số trẻ sáu tuổi cảm thấy phiền toái, đặc biệt là con trai. Trẻ phải được nhắc nhở thường xuyên về việc tắm táp cho kỹ, đánh răng đúng bữa và rửa tay trước khi ăn. Trẻ thường không gọn gàng với quần áo của mình và vứt bừa quần áo giày dép khắp nơi. Sẽ là một ý hay nếu bạn sắp xếp một vài giỏ quần áo để trẻ tập thói quen đặt quần áo đúng chỗ thay vì vứt xuống đất.

Phát triển tính cách

Sáu tuổi luôn nghĩ mình đúng. Trẻ rất khó  nhận ra tính hợp lý của các quan điểm khác với mình. Trẻ sáu tuổi không thể bình tĩnh chấp nhận việc chỉ trích hoặc đổ lỗi. Thay vào đó, trẻ sẽ cãi lại và thậm chí nói dối để tránh lỗi. Trẻ cũng rất ghét thua cuộc và sẵn sàng chơi ăn gian hoặc thay đổi luật để thắng bằng được cuộc chơi..

Giai đoạn khó khăn này có thể là một cơ hội để giáo dục, nếu cách ứng xử của bậc làm cha mẹ với hành vi của trẻ là nghiêm khắc nhưng dịu dàng và hòa nhã. Đừng khuyến khích trẻ sáu tuổi vào những cuộc chơi mang tính cạnh tranh. Thay vào đó, hãy chọn cho trẻ những trò chơi và hoạt động không mang tính cạnh tranh trong năm này. Hãy nói thẳng và thật về những hậu quả tai hại của sự dối trá và ăn gian. Đừng để trẻ lạm dụng; hãy có kỷ luật dành cho sự dối trá và giải thích rõ rằng ăn gian sẽ làm hỏng cuộc chơi.

Sáu tuổi cần được khuyến khích và khen ngợi. Trẻ cần được dạy rằng sai lầm hay thất bại là điều bình thường, và làm thế nào để trở thành một người thua quân tử. Chúng đừng tạo  áp lực trong việc đòi hỏi điểm tốt hay so sánh trẻ với các trẻ ngoan khác, vì nó sẽ tạo căng thẳng cho trẻ và hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi này. Hãy chú ý tới trẻ thật nhiều, và hãy giúp trẻ cảm thấy hài lòng về bản thân mình ở độ tuổi lên sáu.

Tinh Thần Kỷ luật

Trẻ sáu tuổi đang ở trong  giai đoạn thích  phản kháng và chống đối những lời giáo huấn của cha mẹ. Trẻ có thể giả bộ như không nghe thấy bạn hoặc câu giờ trước khi làm theo. Nếu bạn không nghiêm khắc theo sát, trẻ sẽ lợi dụng sự thiếu sâu sát của bạn và bỏ qua các lời giáo huấn. Giai đoạn này qua khá mau, và là một biểu hiện của sự phát triển nội tâm của trẻ. Đừng hoảng hốt. Hãy sử dụng các biện pháp hiệu quả mỗi khi giáo huấn, ví dụ gọi trẻ lại gần bạn, nhìn vào mắt trẻ, ra chỉ thị và theo dõi để đảm bảo rằng trẻ làm theo chỉ thị đó.

Bạn có thể thấy được dấu hiệu căng thẳng ở đứa trẻ qua các hành vi như : Lấy tay vân vê tóc, dẫm chân, gãi hay chọc vào chỗ đau là dấu hiệu phổ biến, cùng với sự bực bội và hay khóc nhè. Hãy giúp trẻ đối diện với căng thẳng bằng cách trao đổi tìm hiểu cảm nhận của trẻ và nói về những nỗi sợ hãi của trẻ. Những hoạt động thể chất giúp giảm căng thẳng một cách tích cực; không nên dỗ trẻ bằng bánh kẹo hay đồ chơi, vì chỉ được một vài lần .

.Cuối cùng, đừng bắt trẻ sáu tuổi phải đưa ra những lựa chọn mà trẻ chưa sẵn sàng. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn với những quy định rõ ràng và những hoạt động được vạch sẵn. Hãy giữ những lựa chọn mà trẻ phải quyết định ở mức đơn giản: Ví dụ yêu cầu trẻ chọn giữa áo màu đỏ hay áo màu xanh. Đừng bắt trẻ chịu trách nhiệm tự chọn toàn bộ quần áo nào trẻ sẽ mặc tới trường vào buổi sáng.


Kỹ năng trẻ cần biết để bắt đầu vào lớp Một

– Biết Lắng nghe giáo viên và giơ tay khi muốn nói
– Xếp hàng và đi cùng với nhóm mà không nói chuyện hoặc chọc phá người khác
– Ngồi làm việc riêng mà không chọc phá các trẻ khác
– Biết kiểm điểm đồ dùng cá nhân và báo với cha mẹ khi thiếu hoặc mất (bút, tẩy v.v…)
– Biết lắng nghe người hướng dẫn và làm theo
– Trao đổi được với giáo viên và các bạn cùng lớp về các hoạt động và sự kiện hàng ngày
– Nhận biết ( con số và số lượng ) và viết số tới 20
– Nhận biết và viết bảng chữ cái
– Nhận biết và sắp xếp được các hình khối và hình lắp ghép
– Viết được đầy đủ họ tên
– Kể lại được câu chuyện ngắn mình đã nghe.

Những kỹ năng trẻ cần học trong giai đoạn ở  lớp Một

Các kỹ năng này ngoài thầy cô và gia đình, trẻ có thể tiếp thu tại các buổi rèn kỹ năng.
– Kỹ năng thảo luận ở trong lớp, bao gồm hỏi và trả lời các câu hỏi.
– Kỹ năng Làm việc với một nhóm nhỏ để giải quyết một vấn đề và làm chung “dự án” với trẻ khác.
– Biết nhận dạng và hiểu nghĩa một số từ hay gặp
– Biết đọc những từ quen thuộc hoặc từ lặp đi lặp lại hàng ngày
– Cùng đọc to theo thầy cô giáo, đọc cùng với nhóm, hoặc đọc một mình những cuốn giáo khoa dành riêng cho lớp Một
– Nhận biết ý chính và các chi tiết của một câu chuyện khi được nghe kể
– Nhận biết được các phần của một cuốn sách, bao gồm tựa đề, tác giả, hình minh họa, mục lục…
– Nhận dạng và sử dụng được những quy luật bỏ dấu, viết hoa
– Thực hành viết tay, viết được các từ đôi, từ ghép với khoảng cách giữa chúng
– Nhận dạng, nói và viết số đến 100
– Đếm được tới 100 bằng một, năm hay mười đơn vị
– Nhớ được cộng trừ trong khoảng 10 và có thể thực hiện cộng trừ bằng tay và bằng thước có vạch số tới 20
– Sử dụng tư duy và các toán tử để giải các bài toán đơn giản
– Nhận dạng, đếm và sắp xếp các đối tượng trên giấy
– Biết thế nào là lớn hơn, nhỏ hơn và bằng với các đối tượng tượng trưng (trên giấy), thay vì với các đối tượng thực.
– Biết dùng giản đồ Venn và hình vẽ để phân loại và biểu diễn thông tin
– Cộng và trừ với tiền xu và nhận biết làm thế nào để các đồng xu giá trị khác nhau lại cộng ra được cùng một tổng.
– Nói được giờ tới đơn vị nửa giờ (1h, 1h rưỡi, 2h v.v…)
– Biết đo bằng thước và đo bằng gáo
– Nhận diện được thế nào là châu lục, quốc gia, bang và thành phố trên bản đồ và có thể tạo được bản đồ đơn giản đường phố quanh nhà mình
– Biết được một số truyền thống và cuộc sống hàng ngày của bản thân và gia đình mình, và biết một ít văn hóa cũng như lịch sử.
– Biết về vòng đời và những nhu cầu cơ bản của cây cối và động vật
– Biết về những người giúp đỡ cộng đồng và nghề nghiệp người ta thường làm.
– Biết về thông tin dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
– Biết tại sao pháp luật và quy định lại củng cố sự công bằng, công minh và trách nhiệm.

Phụ huynh hãy quan tâm để giúp con em mình bước qua giai đoạn đầy thách thức nhưng cũng nhiêu thú vị này.

Mẹ Cún

( sưu tầm )

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý