Nhiều vị thuốc quý từ củ cải
19/04/2011
Kỹ thuật massage cho trẻ em
19/04/2011
Nhiều vị thuốc quý từ củ cải
19/04/2011
Kỹ thuật massage cho trẻ em
19/04/2011

Gừng có tên khoa học zingiber officianale rosc, ngoài việc dùng làm gia vị, mứt…, gừng còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.Cà rốt còn gọi là hồ la bặc, ăn sống hay chín đều được. Người La Mã từng phong cho cà rốt danh hiệu: “Nữ hoàng các loài rau”…


CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ TỪ GỪNG

Gừng có tên khoa học zingiber officianale rosc, ngoài việc dùng làm gia vị, mứt…, gừng còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Khi bị đau bụng (do lạnh), nôn ọe (nhất là nôn khan): lấy 10 gr gừng cộng với 4-6 gr cam thảo sắc với 300 ml nước còn 100 ml, nhấm từng ngụm (1 thìa canh/lần), chỉ sau vài chục phút là hết. Khi bị rối loạn tiêu hóa (do thức ăn lạ hay bị cảm lạnh…), bị nôn, mửa, có thể đi lỏng: dùng gừng khô 2-4gr, giã nhỏ, hòa trong 50 ml nước uống dần dần, sau vài chục phút sẽ đỡ. Ho: dùng vài lát gừng tươi chấm với một ít muối hoặc đường, ngậm, mút nước sẽ làm cho ấm họng, dịu cơn ho (có thể dùng dưới dạng mứt cũng được).

Gừng còn được dùng để “đánh cảm” rất hiệu quả:
Khi bị cảm cúm, nhất là cảm lạnh: Lấy một củ gừng già đập dập, chưng cách thủy với 50 ml rượu hay cồn (70 độ) chừng 10 – 15 phút, sau đó dùng một miếng gạc (hay khăn nhỏ) tẩm với rượu gừng miết dọc hai bên cột sống từ gáy đến thắt lưng, tiếp theo là miết theo xương bả vai (từ trong ra ngoài), làm liên tục chừng 5 – 10 phút. Tiếp tục làm phía trước ngực: từ hõm ức đến chấm thủy và dọc theo xương đòn gánh (từ trong ra ngoài) liên tục 5 – 10 phút. Sau đó dùng khăn ấm lau sạch. Có thể làm như vậy trong 3 ngày (mỗi ngày 1 lần). Sau khi “đánh cảm” nên ăn một bát cháo hành loãng và nóng.
Xin lưu ý:
không nên bắt gió hoặc cạo gió bằng thìa, đồng xu, miệng chén… vì sẽ gây tổn thương “tấu lý” (hiểu nôm na là tổn thương hàng rào bảo vệ cơ thể). Do đó dễ bị tái phát, gây viêm da, không có lợi cho cơ thể. “Đánh gió” bằng gừng như trên sẽ ít bị trúng gió trở lại và da không bị thương tổn.

Chấn thương:
Khi bị chấn thương không có vết trầy xước (như bong gân, va đập, té ngã, giãn dây chằng…): lấy một củ gừng già và 5-7 lá trầu già (vàng), giã nhuyễn đùm trong một miếng vải dịt vào vùng đau và băng lại, để chừng 2-3 giờ. Mỗi ngày một lần, liên tục trong 2-3 ngày. Cách làm này rất hiệu quả.


HAI LOẠI THỰC PHẨM CÓ ÍCH CHO TRẺ EM

CÀ RỐT

Cà rốt còn gọi là hồ la bặc, ăn sống hay chín đều được. Người La Mã từng phong cho cà rốt danh hiệu: “Nữ hoàng các loài rau” vì nó có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại rau khác.

Theo Đông Y cà rốt có vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, kích thích tiêu hóa, giúp cho người được nhẹ nhàng, khoan khoái.

Các nhà khoa học gi nhận: Cà rốt có tính bổ dưỡng, bổ sung các khoáng chất, làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố, tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng, kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại.

Cà rốt còn có tác dụng điều hòa hoạt động của ruột ( chống tiêu chảy đồng thời làm nhuận trường ở người táo bón) chống thối và hàn vết thương ở ruột, giúp lọc máu, lợi tiểu, trị ho, chống giun và giúp làm lành vết thương, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng.

Đối với trẻ nhỏ, có thể dùng như sau:

Cháo cà rốt :

Cà rốt 150g gọt vỏ, xắt lát mỏng hoặc xắt hạt lựu ( có thể mài nhuyễn ) Thịt heo nạc 100g, rửa sạch, băm nhỏ, ướp gia vị cho thấm. Gạo tẻ 50g nấu với cà rốt thành cháo nhừ, cho thịt nạc vào đảo đều, nấu đến khi cháo sôi là được. Cho trẻ ăn nóng ( để nguội âm ấm ) tốt nhất là điểm tâm sáng.

Món này có tác dụng bổ tỳ vị, hỗ trợ tiêu hóa , dùng cho trẻ gầy yếu, tiêu hóa kém, quánh gà, ho, tiêu chảy kéo dài.

BO BO

Hạt bo bo còn gọi là hạt ý dĩ, cườm gạo, hạt cườm, lấy từ cây Ý dĩ. Hạt ý dĩ có hình dạng như một gọit nước mắt long lanh, nên tiếng La Tinh gọi là Lachrymal-jobi ( giọt nước mắt của thần Jupiter ) Người Pháp gọi là Larmes de Job hay Herbes aux perle ( Lệ Thảo hay Ngọc Thảo)

Ý dĩ được xem là một vị thuốc, thực phẩm rất tốt cho sức khỏe trẻ em, người già, phụ nữ sau khi sinh. Người ta có thể dùng ý dĩ thay cơm.

Đối với trẻ nhỏ có thể dùng như sau:

Cháo ý dĩ : Hạt ý dĩ 5-60g, gạo tẻ 50g. Rử sạch cho vào nồi nấu sôi, khi Ý dĩ đã mềm thì mới cho gạo vào nấu nhừ thành cháo. Chia làm 2 phần cho trẻ ăn nóng lúc bụng đói.

Có thể phơi khô rồi xay thành bột. Món Cháo ý dĩ tốt cho trẻ bị tiêu chảy, biếng ăn, ngủ thường hay giật mình. Người nóng dễ bị ung nhọt. Trẻ đang bị tiêu chảy, hay khó ra mồ hôi thì không nên dùng

Theo Lương Y Đinh Công Bảy.

( Tổng thư ký hội Dược liệu TP.HCM)

 

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý