Ấn huyệt chữa bệnh thông thường
09/12/2011
Phòng và chữa bệnh bằng xoa bóp
09/12/2011
Ấn huyệt chữa bệnh thông thường
09/12/2011
Phòng và chữa bệnh bằng xoa bóp
09/12/2011

Chúng ta đang thiếu ngủ trầm trọng, và điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của mỗi người. Hãy thử khám phá những sự thật về giấc ngủ để từ đó có những ứng xử đúng với nó.

 

Sự thật 1: Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể đầy lùi sự quá tải thông tin, xua tan những căng thẳng, mệt mỏi mà khổ chủ đã phải chịu đựng trong suốt quá trình nạp thông tin liên tục vào não bộ của mình.


Sự thật 2: Giai đoạn cuối của giấc ngủ được coi là giai đoạn quan trọng, làm tăng tới 20% sự tập trung khi chơi một môn thể thao, một nhạc cụ hay điều khiển xe hơi, đôi khi lại dễ bị phá đám ở những người có thói quen dậy sớm.

 

Sự thật 3: Giấc ngủ tiếp thêm sức mạnh cho các noron thần kinh tiếp nhận tri thức và ký ức, cho phép nãp bộ thực hiện và củng cố những dây thần kinh làm nhiệm vụ kết nối.

 

Sự thật 4: Thiếu ngủ trầm trọng có thể làm tụt đường huyết, ngăn cản sự hoạt động mạnh mẽ của insulin ở người mắc bệnh tiểu đường. Không những thế, thiếu ngủ còn là một tác nhân quan trọng gây nên bệnh béo phì và làm tăng cortisol –  hoocmon stress.

 

Sự thật 5: Ngủ 6 tiếng/đêm có vẻ đã là tốt, nhưng điều này vẫn không đủ để hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta cảm thấy thỏa mãn. Thiếu ngủ 2 tiếng/đêm/tuần sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

 

Sự thật 6: Mất ngủ không chỉ khiến bạn mất tập trung mà còn giảm đáng kể khả năng tư duy sáng tạo.

 

Với chừng ấy sự thật chắc bạn đã nhận ra rằng bộ não của chúng ta vẫn hoạt động rất tích cực trong khi chúng ta say giấc nồng. Lúc đó, giấc ngủ làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là tổ chức và sắp xếp những ký ức về thói quen, hoạt động và khả năng tiếp nhận tri thức trong suốt một ngày. Hơn thế, nó còn cung cấp cho bạn năng lượng để có được một tinh thần sảng khoái, khơi nguồn tư duy sáng tạo và khả năng tập trung phức tạp, khiến các cơ, xương đợc nghỉ ngơi, phục hồi. Nói cách khác, chúng ta nhận được sức mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần khi chúng ta ngủ những giấc dài trong đêm.


 

Giấc ngủ quan trọng đến thế nên việc bạn hy sinh nó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang vô tình tước đi sứ mệnh sống và làm việc của mình. Nhưng trớ trêu thay, cuộc sống hiện đại bận rộn đang đánh cắp thô bạo giấc ngủ của cả bạn và tôi. Quỹ thời gian trong một ngày của chúng ta vẫn bất di bất dịch trong cả ngàn năm nay, nhưng so với những bậc tiền nhân, chúng ta có quá nhiều việc để làm và đổi lại, chúng ta có quá ít thời gian dành cho việc ngủ.

Những chiếc bóng đèn thắp sáng trên trần nhà đã ăn mòn và làm xáo trộn chu trình của ngày và đêm. Nhưng cơ thể sinh học của chúng ta thì vẫn cần có sự phân định ngày và đêm rõ ràng. Sự ưu ái dành cho giấc ngủ không còn, chúng ta ngủ càng ngày càng ít để rồi những ngày tiếp theo chúng ta lại lãng phí thời gian ngủ bù hoặc để giải quyết những hậu quả nặng nề mà chứng thiếu ngủ mang lại.

 

Chẳng ai đo đếm được ngủ bao nhiêu thì tốt nhất cho mình bởi con người thường có những nhu cầu về giấc ngủ rất khác nhau. Theo cuộc khảo sát của National Sleep Foundation (Mỹ) thì hầu như người lớn ngủ ít hơn so với nhu cầu của bản thân mình. Trung bình, người lớn ngủ 7 tiếng một ngày. Trong đó, chỉ có 35% là ngủ 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng, 36% ngủ 6 tiếng hoặc ít hơn. Hầu hết chúng ta thường cho mình ngủ thoải mái vào những ngày nghỉ cuối tuần, nhưng đó là một sự chuyển đổi chỉ khiến cho đồng hồ sinh học bị rối loạn mà thôi.

 

Cái giá mà chúng ta phải trả cho sự gian lận với chính giấc ngủ của mình thật khó tin: suy giảm chức năng tiếp nhận tri thức, tâm trạng không ổn định, dễ cáu gắt, mệt mỏi, chậm chạp, nguy cơ tăng cân và làm tổn thương đến sức khỏe. Cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo trong một thời gian, nhưng không có gì có thể bù đắp nổi cho một giấc ngủ. Hãy nhớ lấy điều đó. Cơ thể của bạn cần nó và não của bạn cũng cần có nó.

Vì thế, chúng ta cần có một lượng thời gian thích hợp để ngủ vào mỗi đêm. Xác định nhu cầu ngủ cho bản thân là cách để lên dây cót cho một ngày mới hiệu quả. Ngủ đủ giấc sẽ thay đổi đáng kể tâm trạng và khả năng phân tích sắc bén và sáng tạo của bạn.

 

Chúng ta hãy tự lập cho mình một thói quen đi ngủ đúng giờ vào mỗi tối và thức dậy đúng giờ vào mỗi sáng mà không cần đến đồng hồ báo thức, kể cả vào những ngày nghỉ cuối tuần. Làm như vậy trong vòng 6 tuần liền, bạn sẽ tạo cho đồng hồ sinh học của mình một sự đồng bộ. Và bạn sẽ là người chiến thắng.

 

Theo Đồng Dao

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý