Chơi với trẻ như thế nào ?
16/12/2012
Trắc nghiệm khả năng giáo dục
24/12/2012
Chơi với trẻ như thế nào ?
16/12/2012
Trắc nghiệm khả năng giáo dục
24/12/2012

Cuộc đời Freud cũng mâu thuẫn như thuyết của ông. Ông sinh ngày 6/5/1856 tại Freiberg thuộc Đức, nay là Pribor thuộc Cộng hoà Séc. Bố ông là một người Do thái buôn vải nhưng không có nhiều vốn, chỉ sau 1860, khi gia đình rời về Viên, kinh tế gia đình mới khấm khá lên.

Vì truyền thống gia đình là không trọng tín ngưỡng nên ngay từ thời trẻ, Freud đã là một người vô thần nhiệt thành. Chỉ khi ở Đức dấy lên phong trào chống Do Thái, vào năm 1962 ông mới tuyên bố: “Ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục của tôi đều là Đức, tôi luôn coi mình là người Đức, chỉ có điều bây giờ ở Đức co phong trào bài Do Thái, tôi mới tự nhận mình là người Do Thái mà thôi”.

Ông học giỏi ngay từ nhỏ, rồi khi học đại học (Đại học Tổng hợp Viên 1873, đầu tiên học luật, sau học y), ông vẫn luôn là sinh viên giỏi. Từ môn y, ông đi sâu vào tâm linh, rồi sau mở được phòng mạch riêng về ngành này.

1886, ông lấy vợ. Ở phòng mạch của mình, ông cố gắng tìm hiểu bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân cũ với các giấc mơ của họ. Ông nghiên cứu ý nghĩa của nó, dùng phân tâm học để giải thích giấc mơ và hiểu bệnh thần kinh phân lập.

1900, ông công bố một trong các tác phẩm đầu tay: “Ý nghĩa của giấc mơ” và lấy đó làm khuôn mẫu để giải thích giấc mơ theo góc độ phân tâm học, rồi điều trị các chứng bệnh phân liệt.

Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, ông đã phát hiện rằng: những ham muốn và lo hãi tình dục có thể ảnh hưởng đến bệnh tình của bệnh nhân; thậm chỉ ông còn lập giả thiết rằng, việc lạm dụng tính dục trẻ em gây ra bệnh phân liệt.

Năm 1897, ông phải từ bỏ giả thiết này, đây cũng là thất bại của ông, nhưng ông cố gắng tìm ra cái mới. Ông lấy những người tiên phong là Montaigne, Rousseau, Goethe; nhưng Freud là người đi xa nhất trong việc kiểm nghiệm chính bản thân mình, vì ông làm việc một cách rất có hệ thống. Vật liệu cho sự phân tích này cũng chính là những thất bại của bản thân ông: Các giấc mơ, các bước tư duy mập mờ nhất của ông.

Tác phẩm đầu tay này cũng là một trong những cuốn quan trọng nhất, dù khi đó ông đã là một nhà thần kinh học nổi tiếng.

Năm năm sau, cuốn tiếp theo về phân tâm học: “Ba luận văn về lý thuyết tình dục” cũng là đề tài đã được ông theo đuổi từ lâu. Sách được tái bản nhiều lần, lần nào cũng có chỉnh lý. Ông giải thích các “sai lệch” không qua góc độ đạo đức học, mà đưa nó vào các thành phần của đời sống tình dục “bình thường”. Đó cũng là cái giá mà Freud trả cho dục năng (libido). Kể từ đó, ông không còn sao nhãng các đề tài tình dục nữa.

Cũng vào lúc này, Freud bắt đầu có các môn đồ. Họ tụ tập lại để thảo luận về các ý tưởng của Freud dựa trên những giải thích cho các tiểu thuyết, và những nghiên cứu các ca lâm sàng. Từ đấy, ông cũng đưa ra các nghiên cứu những ca lâm sàng trên chính bản thân ông. Năm trong số các trường hợp này – dĩ nhiên phải kể cả trường hợp Dora, hay “kết cục dang dở của một phân tích về hystery” – cho đến hôm nay vẫn được coi là mẫu mực và được thảo luận rất kỹ ở mọi viện nghiên cứu về phân tâm học. Ông nỗ lực ứng dụng phân tâm học như một ngành của tâm lý học đại cương. Cũng vậy, số môn đệ của ông lan ra toàn thế giới, đặc biệt là Anh, Mỹ Thuỵ Sỹ… và đã đến thời điểm phải tổ chức hội thảo và phát hành các tạp chí.

Nhưng ngay trước thế chiến II, nhiều đệ tử của Freud đã tách khỏi ông và lập trường phái riêng cho mình. Trong số đó, nổi tiềng nhất là vị bác sĩ ở Viên và cũng là người theo Phái chủ nghĩa xã hội Alfred Adler. Với “Tâm lý học cá thể” đầy lạc quan của mình, Adler chống lại ý nghĩa trung tâm của Freud về tình dục và tính hung bạo gắn với bản năng. Còn nhà tâm lý trị liệu học Zuyrich Carl Gustav Jung lại lấy khát vọng của con người để tiến tới sự hoà trộn với một cái “siêu bản ngã” làm tiêu điểm cho “Liệu pháp phân tích” của riêng ông. Freud không tiếc Adler, nhưng sự “đảo ngũ” của Jung vào năm 1912 là một tổn thất nặng nề, hết sức bi ai đối với ông, bởi vì Freud đã coi ông này là “Thái Tử”, người kế tục chính thức của mình. Cũng còn đặc biệt bởi vì khác với các môn đệ. Do Thái của ông ở thành Viên, Jung không phải là người Do Thái, nên Freud rất coi trọng ông này để khoa học tâm linh của ông không bi coi thường đến mức là một ngành khoa học Do Thái. Nhưng ông cũng khó hy vọng rằng, ngay trong lĩnh vực nan giải nhất của nghiên cứu tâm linh – nơi người ta có thể thảo luận không phải giữ ý về những vấn đề riêng tư nhất – mọi việc lại có thể tiến triển một cách hiền hoà!

Đời sống tình dục của con người là lĩnh vực mà ngay những chuyên gia giỏi nhất, thậm chí đôi khi chính Freud, cũng phải mò mẫn trong bóng tối. Kỳ vọng có sự nhất trí là không tưởng.

Mâu thuẫn giữa các nhà phân tâm học không chỉ là ở lý luận, mà cả trong thực tiễn trị liệu. Ngay từ đầu, với Freud, phân tâm học đã không chỉ là học thuyết tâm linh. Nó được sinh ra trong thực tiễn trị liệu, và nhận được chứng thực hay phản bác cho các vấn đề của lý thuyết ngay trong quá trình và kết quả của điều trị phân tâm.

Những đề tài về thực tiễn phân tích, chẳng hạn nghiên cứu kể từ ngày điều trị đầu tiên, xử lý giấc mơ khi phân tích, cho đến “tình yêu chuyển dịch” của người được phân tích tới người tích…, Hiện nay nếu không còn được tranh cãi nữa, thì mặc nhiên vẫn còn hết sức thời sự.

Sau thế chiến I, thậm chí, ông còn tiến hành phân tích con gái rượu của mình là Anna. Đó là một sự vi phạm thô thiển tới quy tắc cơ bản là không được phép phân tích bạn bè, nói chi người thân, vì qua đó không còn khoảng cách cần thiết phải có giữa người phân tích và người được phân tích. Trong hai luận văn: “Ở phía bên kia của nguyên tắc khoái cảm” (1920) và “Cái tôi và cái ấy” (1923), ông trình bày cấu trúc của tâm linh. Theo Freud, nó gồm 3 thẩm cấp:

  • “Cái ấy” là cái bể chứa bí mật, khó tiếp cận, gồm cái bẩm sinh cũng như cái bị chèn ép, hoàn toàn thoát khỏi ý thức con người và chỉ nhận biết gián tiếp qua giấc mơ, triệu chứng…
  • Trái lại, “cái tôi” mặc dầu cũng phần nào là không có ý thức, lại bao gồm sự tiếp xúc có lý trí với thế giới bên ngoài và gồm các cơ chế phản vệ để bảo vệ con người trước những kích thích có tính áp đảo. Không có “cái tôi” thì cũng không có sự tự kiểm soát, và không có văn minh.
  • Cuối cùng, cái thứ ba là “cái siêu tôi”, nó tương tự như tương tự như lương tâm, mặc dầu một phần của thẩm cấp này cũng là không có ý thức. Ở đây, chủ yếu xảy ra các xung đột nội tâm mà ngay cả những người khoẻ mạnh nhất cũng phải chịu đựng chúng.

Cho đến tuổi 60, Freud luôn khoẻ mạnh, nhưng vào năm 1923, ông phát bệnh ung thư vòm họng. Vì nghiện xì gà, ông phải trả giá là trong 16 năm tiếp theo, ông bị hơn 30 lần mổ xẻ đau đớn. Ông hầu như không còn nói được nữa, và phải cử con gái rượu là Anna đại diện cho ông ở các hội nghị hay các buổi lễ long trọng. Ở nhà, cô được bố gọi yêu là “Ananuensis”, nhưng ngoài đời đã là một bác sỹ phân tâm trẻ em nổi tiếng. Tuy ốm nặng nhưng ông không ngừng phân tích và viết những luận văn giàu ảnh hưởng tới hậu thế. Những luận văn nổi tiếng nhất trong số này là: “Tương lai của một ảo mộng” (1827) – bản tổng kết cuối cùng của ông về tôn giáo, và “Sự khó chịu trong văn hóa” (1930) – một bản tóm tắt xuất sắc về triết học chính trị của ông. Bản tiểu luận này về văn hoá mang dấu ấn của những năm tháng sôi động ở Đức, và mối đe doạ ngày càng tăng, trước hết ở đây, bởi hoạ Nazi.

Tháng 5/1938, năm năm sau khi Hítle lên cầm quyền, Freud phải thấy cảnh Viên, thành phố vừa được ông yêu lẫn ghét, bị bọn Đức Quốc xã chiếm đóng. Hítle trở lại Áo với tư cách kẻ chiến thắng, Áo bị đức sáp nhập sau khi dân Do Thái ở đây bị đàn áp tàn bạo, con gái ông cũng bị bọn Gestapo tra khảo. Freud cảm thấy mình già yếu, ông quyết định di cư sang Anh. Và chính ở đó, ở Luân Đôn ngày 23/9/1939, ông mãi mãi ra đi, hay nếu dùng ngôn từ của ông, “ông đã chết một cách tự do…”

Cái chết của ông cũng là một quyết định sáng suốt, dũng cảm như cuộc đời ông vậy, bởi vì phần nào ông kiểm soát được vận mệnh của chính mình. Khi biết chắc cái chết đã đến gần, ông đề nghị bác sỹ riêng của mình là Max Schur thảo luận vấn đề này với con gái ông là Anna, và nếu bà đồng ý thì tiêm cho ông lượng Moóc-phin đủ mạnh cho ông ra đi. Cái chết của Freud là một vụ tự sát bình thản có bác sỹ trợ giúp. Với cơ sở của phân tâm học, Sigmund Freud đã đặt lên hàng đầu hai tư tưởng: “Cái vạn năng” của “tính nhân quả”, và tính chất không tránh được của các xung đột.

Freud coi tâm linh con người là một thành phần của tự nhiên. Các quy tắc mà nó tuân theo rất khó lý giải. Nhiệm vụ chính của nghiên cứu về phân tâm là phải phát hiện ra chúng. Nói gọn là: Cuộc sống tâm linh cũng chịu sự chi phối của các quy luật nhân quả như tất cả hiện tượng tự nhiên khác.

Trong cái thế giới của Freud thì, tuy nhiên vẫn có những sự ngẫu nhiên, nhưng tất cả chúng đều là những hậu quả không được dự báo trước của các nguyên cớ giao thoa. Không có hệ quả nếu chẳng có nguyên nhân. Điều đó có nghĩa là tất cả các quá trình tâm linh như giấc mơ, rối loạn và các triệu chứng, dù như chúng có vẻ kỳ lạ và vô nghĩa thế nào chăng nữa, đều có nguyên nhân cả.

Đồng ý rằng, tất cả các mối liên hệ nhân quả này hoàn toàn chẳng có ảnh hưởng lơn như nhau. Để nói lời có cánh nổi tiếng mà có lẽ Freud chưa bao giờ thốt ra: Đôi khi điếu xì gà. Chúng đã phát hiện được một cái như là một bản đồ để giải mã cái mê cung này và nó có thể chỉ ra con đường để từ sự không thể hiểu được đến sự dễ hiểu. Khi đó thì công việc của nhà phân tâm học chẳng phải là cho cái vô nghĩa một ý nghĩa nào đó, bởi vì cái gì lúc đầu còn có vẻ như là vô nghĩa, sau này vẫn có nhiều ý nghĩa; nhưng trước hết phải dụ nó đi từ chỗ trốn của nó ra đã. Dù cho chẳng thể phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả trong cuộc sống tâm linh, thì nó vẫn phải ẩn mình ở đâu đó, và Freud dùng kết luận này làm một dẫn chứng – không phải duy nhất – cho tiêu đề của ông mà cho tới nay vẫn còn tranh cãi, của một vận động nội tâm là cái không biết, là cái mà con người xô đẩy những ý tưởng và ham muốn khó chịu và gây lo hãi này ra khỏi ý thức, và bằng cách này thử từ bỏ chúng. Từ chuyên môn của Freud dành cho điều đó là: “Verdranhung – sự chèn ép”.

Ông nhìn con người là một con vật ham muốn. Những bản năng ngang ngạnh nhất của nó là dục vọng và hung bạo sẽ làm tới mức tột cùng để chuyển cái đòi hỏi đang thôi thúc si mê đến tột đỉnh của chúng thành hiện thực, dĩ nhiên càng nhanh càng tốt. Nhưng, ngay từ những tháng đầu đời của đứa trẻ sơ sinh, cuộc đời đã cự tuyệt nhiều ham muốn của nó, hay ít nhất cũng bắt nó hạn chế chúng. Bố mẹ, cô bảo mẫu, anh chị em, rồi sau đó là thầy cô, đoàn thể hay những uy quyền khác sẽ lo cho việc thích nghi vào nền văn hóa. Bởi vậy mà cuộc sống con người trở thành một sự thoả hiệp liên tục. Nó bắt đứa trẻ phải chờ sữa mẹ, phải kiềm chế sự bực tức của mình lại, không được sờ bộ phận sinh dục, và nhiều điều khác. Đa phần giáo dục là trường học dạy cách khước từ và tự thoả mãn.

Theo cơ sở thứ hai của thuyết phân tâm của Freud thì tất cả những điều này nhất thiết phải kéo theo xung đột nội tâm. Với tư cách nghề nghiệp luôn bi quan, ông thấy cuộc sống nội tâm là một cuộc đâu tranh gần như liên tục, thậm chí thường đến mức kiệt sức. Điều hay nhất mà con người có thể hy vọng là một cuộc ngừng bắn giữa đòi hỏi của bản năng và sự cân đối kháng của văn hoá. Và cái đối kháng ở đưa trẻ mới lớn này phải chấp nhận – “nội tâm hoá” – đã tạo cho cái ham muốn cấp bách nhất của nó có cái vẻ dục năng, hay thậm chí cái vẻ trọng tội.

Trong biến thể đơn giản, tích cực của mặc cảm Ơ-đíp thì đứa con trai giết cha mình và ngủ với mẹ là những ham muốn hầu như không thể nào chấp nhận được. Bởi thế, đứa trẻ học cách đẩy những ham muốn như vậy càng xa mình cang tốt, phát vãng chúng ra khỏi ý thức, mà như Freud gọi là: “dồn nén” chúng. Theo quan niện của Freud thì hai quy tắc cơ bản này là có giá trị phổ biến.

Năm 1913, Freud viết: “Tuy phân tâm học lấy tâm linh cá nhân làm những cơ sở cảm xúc cho mối quan hệ của cá nhân với xã hội cũng không thể thoát khỏi nó được”. Nhưng ông còn muốn đi xa hơn trong tiểu luận về “mối quan tâm tới phân tâm”, trong các lĩnh vực nghiên cứu điển hình là triết, khoa học về ngôn ngữ, sinh học, lịch sử phát triển theo tâm lý học, lịch sử văn hoá, khoa học nghệ thuật, xã hội học và giáo dục học. Tuy vậy, “Tâm lý học số đông và phân tích bản ngã” (1921) trìng bày những quan điểm về các cơ sở tình dục của sự hình thành các nhóm, vẫn chỉ dừng lại ở mức một tiền đề lý thú, rất giá trị mà thôi. Vậy nên, một thế kỷ sau khi Freud đã phát triển các tư tưởng phân tâm mở đường đầu tiên của mình, thì ông vẫn bị tranh cãi như vậy – cả ở tư cách con người lẫn lý luận gia, và cũng sẽ mãi như vậy mất!

Những người giáo điều muốn Freud luôn luôn đúng. Nhưng ngày nay người ta thấy: không phải phân tâm học đã tự giải phóng khỏi Freud, mà là khỏi một bức tranh lệch lạc về “siêu nhân”. Cũng có người cho rằng, bức tranh con người của Freud không có hiệu lực tổng quát bởi vì nó chỉ đúng cho: a) giai cấp tiểu tư sản và b) cũng chỉ đúng cho thành Viên mà thôi. Nhưng dễ dàng phản bác kết luận này: Trong 40 năm thực tiễn phân tâm học vừa qua, cả người Mỹ, Người Anh, Pháp, Nga, Đức và Áo – Ki Tô hay Do Thái – nam hay nữ, đều đã ngồi trên cái ghế phân tích của Freud. Càn hiểu Freud hơn thì phát biểu của ta về ông càng phải chính xác hơn.

Cũng cần chú ý là có nguyên nhân chính trị chống lại tư tưởng của Freud: những người đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ cho rằng trong 3 tiểu luận cuối cùng về tình dục phụ nữ, ông đã coi thường chị em khi ông khẳng định “siêu tôi” của nữ nông cạn hơn nam, nghĩa là họ dễ nói dối hơn nam, chẳng những la ngạo mạn, mà còn là điên khùng. Nhưng ông đúng khi đề nghị phải có tự do hơn trong tình dục, và từ chối coi đồng tính luyến ái là phạm tội, hay mắc bệnh tâm thần.


Hôm nay hay ngày mai có thể kết luận gì về Freud?

Còn quá sớm để nói gì. Việc nghiên cứu não bộ đang đe doạ học thuyết Freud. Trong khi trước đây, người ta coi môi trường là quyết định tới cuộc sống tâm linh, thì nay lại có vẻ như tự nhiên quyết định – tức là di truyền.

Các nhà nghiên cứu não bộ đã phải cùng thảo luận để xem hai ngành khoa học rất tách biệt này có cái gì chung không? Cũng có thể Freud tương lai là nhà sinh lý tâm lý học, hay tâm lý – sinh lý học. Bản thân Freud , những ngày cuối đời, cũng hoàn toàn chẳng còn “talkinh cure”, tức là không thể không có sai sót. Trong cuốn sách cuối cùng còn bỏ dở là “Phác thảo Phân tâm”, ông viết một cách dứt khoát: “có lẽ tương lai có thể dạy chúng ta cách dùng những hoá chất đặc biệt để tác dụng trực tiếp vào dung lượng năng lượng (tâm linh) và sự phân bố của chúng trong bộ máy tâm linh, cũng có thể hình thành những khả năng bất ngờ khác cho cách trị liệu; nhưng tạm thời thì chúng ta chưa có cái gì tốt hơn kỹ thuật phân tâm. Bởi vậy dù cho có những hạn chế, chúng ta vẫn không được pháp khinh miệt nó”

Có lẽ, nếu còn sống, Freud cũng đã theo dõi tiến bộ của ngành dược lý học ở Mỹ với sự nghi ngờ, nhưng cũng với một mốu thiện cảm nhất định và cũng sẽ lên tiếng phản bác việc công kích một chiều bức tranh Con người và các học thuyết về sự phát triển tâm linh của ông.

Ngay từ năm 1943 đã hình thành 3 “trường phái” về Freud:

*) Phái Klein xung quanh nhà phân tâm Hungary Melanie Klein, tập trung vào giai đoạn trước Ơ-Đíp ở trẻ em,
*)Nhóm B là nhóm xung quanh đối thủ của Klein là Anna Freud giữa quan điểm bảo thủ, và
*) Nhóm những người “Độc lập” xây dựng “object relations theory” (lý thuyết về quan hệ đối tượng) và qua đó chống lại nhận định rằng, ảnh hưởng của bản năng lên đời sống tâm linh phân bổ không đều.

Những người chống Freud cũng như các học trò của ông đều lý tưởng hóc các hình mẫu của Freud. Với nhiều nhà khoa học, chúng ta thần dược cho những người nhiễu tâm và cả “các xã hội nhiễu tâm”. Dĩ nhiên, cuối cùng phải là sự vỡ mộng.

Có lẽ, dù học thuyết của ông đã thấm sâu vào máu thịt của chũng ta và đóng góp nhiều vào việc trang bị tâm linh cho con người hiện đại, nhưng chẳng bao giờ sẽ thật sự dễ hiểu, bởi vì Freud quá bi quan khi vẫn đề xoay quanh bản chất con người. Những xung đột làm cho cá nhân trở thành kẻ thù của gia đình, xã hội và thậm chí ngay cả bản ngã, là một thứ bệnh nan y. Để trốn khỏi thực tế khủng khiếp này, con người đi tìm sự lãng quên trong những giấc mơ ban ngày, trong ma tuý, sự đơn độc, tình ái hay thậm chí là trong hy vọng hão huyền thằng được cả cái chết.

Nhưng Freud, ngay từ khi còn trẻ đã tin rằng những tư tưởng của mình sẽ phá rối giấc ngủ của loài người, lại chẳng hề muốn nuôi dưỡng những ảo mộng lày một chút nào. Trong “Sự khó chịu trong văn hoá” ông đã viết: “Tôi chẳng hề có dũng cảm làm nhà tiên tri cho đồng loại và phải rạp mình trước lời trách cứ của họ rằng, tôi chẳng hề biết cách an ủi họ, vì thực ra tất cả bọn họ, kể từ những nhà cách mạng dũng mãnh nhất, đến những kẻ sùng đạo khép nép nhất, đều đòi hỏi ở tôi điều ấy”. Freud đã sống như vậy và ông cũng đã chết như vậy. Nhưng đối với đa số loài người thì một triết lý cuộc sống như vậy qúa ư là khó để có thể chấp nhận được.


 Tài liệu tham khảo

  1. Gay P.: Mehr als Theorie der seele, Der Spiegel, Nr, 53/1998, Hamburg 1998
  2. Freud S: Oeuvres complétes, Psychanalyse 1894 -1936, P. U. F, 1956.
  3. Mannoni O: Freud Par lui même, Editions du Seuil, Paris, Hamburg, 1971
  4. Nguyễn Khắc Viện: Tâm lý học trẻ em hiểu theo phân tâm học, NXB thế giới, Hà Nội, 1991.
  5. Freud S: Phân tâm học, NXB thế giới, Hà Nội, 2000
  6. Stafford – Clark D: Freud đã thực sự nói gì, NXB Thế giới, Hà Nội, 1998

Nguồn: Tạp chí Tâm lý học,

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý