Giúp trẻ biểu lộ cảm xúc
23/04/2011
Tuổi trẻ và Game Online
23/04/2011
Giúp trẻ biểu lộ cảm xúc
23/04/2011
Tuổi trẻ và Game Online
23/04/2011

Hiện nay, với xu thế bố mẹ cùng đi làm, và chính sách hạn chế sinh nở đã làm cho số gia đình có con một ngày càng nhiều. Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế không nhiều lắm cho gia đình và xã hội….

thì trẻ con một là vấn đề tạo ra không ít  khó khăn cho cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng và nhất là khi trưởng thành sau này.


MÔ HÌNH GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI

Một cuộc nghiên cứu trên 7000 thanh niên từ 15 -25 là con một tại Trung Quốc cho thấy: 60% cảm thấy cô đơn trong thời thơ ấu, 46% thích một gia đình có hai con, 58% thừa nhận sự cô đơn, ích kỷ và ương bướng là đặc điểm của mình và 66% bày tỏ sự thất vọng vì không có anh chị em để bày tỏ niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.

Bên cạnh những con số lạnh lùng nêu trên, về phương diện giáo dục và tâm lý thì việc chỉ có một người con duy nhất trong nhà thường đưa cha mẹ đến hai thái cực: Đặt lên vai đứa trẻ những trọng trách nặng nề trong việc thể hiện những ước vọng mà cha mẹ đã không thực hiện nổi thời trai trẻ. Hoặc xem đó là “ kho tàng” của mình, lúc nhỏ thì chiều chuộng, và khi trẻ lớn lên, có khi còn đi đến thái độ tôn thờ, nếu trẻ thành công trong việc học. Vì thế, trẻ con một thường rất dễ rơi vào tình trạng “ đòi gì được nấy”. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn trẻ đến tình trạng hư hỏng.

Thế nào là một trẻ hư ? Có phải đó là một trẻ lười biếng? Nói láo? Hay ăn cắp vặt ? không phải vậy! Đó chỉ là những hành vi hay sự sai lầm nhất thời do những tác động từ bên ngoài, đôi khi xuất phát từ những nhu cầu của trẻ. Còn một đứa trẻ hư theo đa số các nhà giáo dục và tâm lý là một kẻ chỉ biết có bản thân mình và luôn luôn đòi hỏi những ích lợi cá nhân, thiếu sự quan tâm đến người khác, và hầu như không bao giờ hài lòng với những người chung quanh mình. Trẻ chỉ nhìn thấy chính mình và các nhu cầu của mình và chỉ làm những gì mà trẻ muốn làm.

Không phải trẻ con một nào cũng trở thành những đứa trẻ hư hỏng, nhưng với những “yếu tố” của gia đình một con, thì những tính chất tạo thành sự “hư hỏng” của trẻ có nhiều thuận lợi để hình thành hơn là ở một gia đình có nhiều con. Không cần giải thích, nhưng rõ ràng, nếu trẻ có anh, chị hay em thì nó sẽ có người để mà bắt chước, so sánh, chia sẻ, tranh giành hay bảo vệ… nghĩa là trẻ phải biết quan tâm, “ nhìn” thấy ngoài bản thân ra, còn nhiều người khác cũng có được tình thương và sự chăm sóc của cha mẹ. Từ đó, trẻ sẽ có những động lực để hoàn thiện các năng lực và tìm cách xác định “ vị trí” của mình trong gia đình. Chính những nỗ lực muốn “ vượt qua” anh chị sẽ giúp trẻ ổn định về tâm lý, biết người – biết ta.


Trong trường hợp, cha mẹ là người biết cách chăm sóc và quan tâm đến con cái một cách chừng mực, thì điều đáng buồn vẫn có thể  xẩy ra cho  trẻ con một, đó là sự cô độc ! Trẻ có thể có nhiều bạn bè, có nhiều mối quan hệ, được hưởng nhiều thú vui…khi ra ngoài xã hội. Nhưng, trẻ vẫn luôn luôn phải đối diện với sự cô độc mỗi khi đêm về, những khi buồn chán.  Để tránh né hay chạy trốn sự cô độc ấy, trẻ dễ dàng rơi vào những vòng xoáy cuộc đời, hay gắn mình với thế giới ảo trong các trò chơi games trên máy vi tính hoặc vùi đầu vào sách vở, vào học hành…


XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH CÓ TÍNH NHÂN VĂN

Tất cả những điều đó, dù tốt hay xấu cũng chỉ là một thái độ không dám đối diện với sự trống trải dù cho có được lòng yêu thương của cha mẹ hay không.  Vì vậy, khi xây dựng gia đình, một số cha mẹ do chịu nhiều áp lực về kinh tế, về hoàn cảnh mà không dám có con trong những năm đầu rồi sau đó, chỉ dám sinh một con, và nếu đó là con trai thì hầu như đa số đều nghĩ đến chuyện dừng lại ! Có thể, điều đó sẽ tạo thuận lợi hơn trong cuộc sống khi mà sự nghiệp của cha mẹ còn dang dở, chưa có được những cơ sở vật chất để bảo đảm cho cuộc sống. Nhưng các bậc cha mẹ hãy cân nhắc trước giá phải trả bằng sự giàu có, sự thành đạt, để chỉ có một đứa con duy nhất. Thế rồi, khi bước vào lứa tuổi trung niên, lại mong muốn có thêm con, lúc đó sẽ phải đối diện với những nguy cơ sinh học vì có thể sinh con có nhiều khiếm khuyết về cơ thể hay tâm trí. Trong khi đó, đứa con duy nhất mà mình hết lòng yêu thương lại không đáp ứng được những mong muốn, kỳ vọng mà cha mẹ đã dành cho. Không những thế, đưá con lại phải nhận lãnh điều khó có thể vượt qua, là sự cô lập của chính mình. Lúc đó, thì tất cả những gì có được về tiền tài, danh vọng sẽ trở thành vô ích, vì không thể đem lại điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn : hạnh phúc của con.

Cv.Tl Lê Khanh

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý